TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 (có đáp án 2022) - Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6.

1 2,551 28/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Nhận biết

Câu 1. Vào cuối thế kỉ XIX, nước Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, bị các nước nào vượt qua?

A. Nước Pháp, Mỹ.

B. Nước Mĩ, Đức.

C. Nước Mĩ, Nga.

D. Nước Mỹ, Pháp, Đức.

Đáp án: B

Giải thích:

Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Anh phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức (SGK – Trang 39).

Câu 2. Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về

A. công nghiệp.

B. nông nghiệp.

C. xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

D. đầu tư cho các thuộc địa.

Đáp án: C

Giải thích:

Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa (SGK – Trang 39).

Câu 3. Đầu thế kỉ XX, chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền Anh là

A. đẩy mạnh phát triển đất nước.

B. đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

C. cải tổ lại bộ máy chính quyền.

D. nâng cao chất lượng sống của nhân dân.

Đáp án: B

Giải thích:

Đầu thế kỉ XX, chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền Anh là đẩy mạnh xâm lược thuộc địa (SGK – Trang 40).

Câu 4. Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.

D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Đáp án: A

Giải thích:

Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Câu 5. Sau khi bị tụt xuống thứ tư (sau Mĩ , Đức, Anh) về công nghiệp, để tiếp tục phát triển, Pháp đã

A. đầu tư vào các thuộc địa truyền thống và thu lãi.

B. đầu tư khai thác các thuộc địa để sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt.

C. phát triển một số ngành mới, đầu tư ra nước ngoài với hình thức cho vay lấy lãi.

D. thành lập các công ty độc quyền lũng đoạn thị trường trong và ngoài nước.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuối thế kỉ XIX công nghiệp Pháp tụt xuống vị trí thứ tư. Trước tình hình đó, Pháp đã đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới như: điện khí, hoá chất… và đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức cho vay và thu lãi.

Câu 6. Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là

A. chủ nghĩa đế quốc thực dân.

B. chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

C. chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

D. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.

Đáp án: C

Giải thích:

Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” (SGK – Trang 40).

Câu 7. Chủ nghĩa đế quốc Đức được mệnh danh là

A. chủ nghĩa đế quốc thực dân.

B. chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.

C. chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

D. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.

Đáp án: D

Giải thích:

Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến” (SGK – Trang 41).

Câu 8. Hai Đảng thay nhau cầm quyền ở Mĩ là

A. Đàn Cộng hoà và Đảng Bảo thủ.

B. Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.

C. Đảng Tự do và Đảng Cộng hoà.

D. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.

Đáp án: B

Giải thích:

Chế độ chính trị Mĩ đề cao vai trò Tổng thống do hai đảng – Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ, thay nhau cầm quyền (SGK – Trang 42).

Thông hiểu

Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nền nước Mỹ, Đức là

A. sự phát triển vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.

B. giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa.

C. Anh chỉ chú trọng đầu tư tư bán ra bên ngoài để thu lãi cao.

D. công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, thiết bị trở nên lạc hậu.

Đáp án: D

Giải thích:

Anh là nước đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp, nền công nghiệp Anh phát triển sớm hơn các nước khác, vì thế đến cuối thế kỉ XIX các loại máy móc, thiết bị trở nên lạc hậu. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nền nước Mỹ, Đức.

Câu 10. Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?

A. Quá trình tập trung tư bản ở Anh diễn ra mạnh mẽ trong ngành ngân hàng.

B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa thông qua hình thức cho vay lãi cao.

C. Đế quốc Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.

D. Chủ nghĩa đế quốc Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.

Đáp án: C

Giải thích:

Chủ nghĩa đế quốc Anh đã xâm chiếm và bóc lột nhiều thuộc địa, hệ thống thuộc địa của Anh bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới.

Câu 11. Một trong những nguyên nhân khiến công nghiệp nước Pháp cuối thế kỉ XIX phát triển chậm lại là

A. Pháp không có thuộc địa, thị trường tiêu thụ hàng hóa.

B. ảnh hưởng từ thất bại sau chiến tranh Pháp – Phổ.

C. hệ thống thuộc địa ngày càng thu hẹp, sức mua nhân dân giảm sút.

D. hệ thống máy móc lạc hậu (do Pháp đi đầu trong cách mạng công nghiệp).

Đáp án: B

Giải thích:

- Một trong những nguyên nhân khiến công nghiệp nước Pháp cuối thế kỉ XIX phát triển chậm lại là ảnh hưởng từ thất bại sau chiến tranh Pháp – Phổ (sau chiến tranh Pháp – Phổ, Pháp phải bồi thường 5 tỉ Phơ-răng tiền chiến phí và hai vùng đất giàu tài nguyên nhất là An-dát và Lo-ren cho Đức).

Câu 12. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Pháp từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động.

B. tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.

C. đẩy mạnh xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư trực tiếp tại thuộc địa.

D. tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.

Đáp án: B

Giải thích:

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Pháp từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.

Câu 13. Vì sao Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?

A. Pháp tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.

B. Pháp đẩy mạnh xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư trực tiếp tại thuộc địa.

C. Pháp thu được lợi nhuận từ việc xuất khẩu tư bản hình thức cho vay lãi.

D. Pháp có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.

Đáp án: C

Giải thích:

Pháp chủ yếu đầu tư ra nước ngoài, cho các nước vay để thu lãi, phần lớn đầu tư ra nước ngoài cho Nga, Thổ Nhĩ Kì, các nước Cận Đông, Trung Âu, Mĩ La-tinh vay.

Câu 14. Sau Hiệp ước Véc-xai (1871), Đức có thêm điều kiện thuận lợi nào từ bên ngoài để xây dựng và mở rộng kinh doanh?

A. Được các nước Anh, Pháp, Mĩ cho vay vốn.

B. Chiếm được 5 tỉ Phơ-răng và hai vùng An-dát, Lo-ren của Pháp.

C. Có thêm vùng nguyên liệu ở miền Tây Nam.

D. Được Anh, Pháp nhượng bộ một số thuộc địa.

Đáp án: B

Giải thích:

Sau Hiệp ước Véc-xai (1871), Đức nhận được 5 tỉ Phơ-răng tiền bồi thường chiến phí và hai vùng An-dát, Lo-ren của Pháp.

Câu 15. Tầng lớp nào nắm lấy quyền thống trị ở Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX?

A. Quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.

B. Công nhân và nông dân.

C. Tư sản công nghiệp và tư bản tài chính.

D. Tư sản độc quyền và tư sản công nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích:

Cuối thế kỉ XIX, mặc dù có Hiến pháp và Quốc hội nhưng Đức vẫn là một nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền (SGK – Trang 41).

Câu 16. Chuyển biến nào là quan trọng nhất trong đời sống kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

A. Kinh tế công nghiệp phát triển.

B. Tăng cường quá trình xâm lược các thuộc địa.

C. Sự hình thành các công ty độc quyền.

D. Sự phát triển không đều và thuộc địa không đều nhau.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở các nước tư bản hình thành các tổ chức độc quyền. Đây là chuyển biến trong trong nhất trong đời sống kinh tế của các nước này.

Vận dụng

Câu 17. Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?

A. Năng lực sản xuất của công nhân Anh rất thấp.

B. Đầu tư vào thuộc địa ít vốn, thu lãi nhanh.

C. Công nhân ở thuộc địa có trình độ cao hơn.

D. Đầu tư vào thuộc địa để giúp các nước đó phát triển.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi đầu tư vào các thuộc địa, mục tiêu của các nước chính quốc là khai thác, bóc lột vì vậy chỉ cần đầu tư với số vốn ít và dựa vào nguồn nguyên liệu phong phú, nhân công dồi dào từ các thuộc địa nên có thể thu lãi nhanh.

Câu 18. Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp có gì khác so với Anh?

A. Pháp cho vay lãi để thu lợi nhuận, Anh đầu tư trực tiếp ở thuộc địa.

B. Anh cho vay lãi để thu lợi nhuận, Pháp đầu tư trực tiếp ở thuộc địa.

C. Pháp không đầu tư tư bản ra nước ngoài; Anh tích cực đầu tư ra bên ngoài.

D. Anh không đầu tư tư bản ra nước ngoài; Pháp tích cực đầu tư ra bên ngoài.

Đáp án: A

Giải thích:

Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp là cho nước ngoài vay rồi thu lãi còn Anh chú trọng rót tiền đầu tư cho các thuộc địa để khái thác, bóc lột thu lợi nhuận nhanh.

Câu 19. Ý nào không phải là lí do giúp công nghiệp Mĩ phát triển vượt bậc?

A. Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.

B. Thị trường trong nước mở rộng, lợi dụng nguồn vốn của châu Âu.

C. Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

D. Mỹ có lượng thuộc địa lớn nhất thế giới, thực hiện khai thác bóc lột.

Đáp án: D

Giải thích:

- Công nghiệp Mĩ phát triển vượt bậc vì có nguồn tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào. Mĩ có thị trường trong nước mở rộng, lợi dụng nguồn vốn của châu Âu và biết áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

- Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Anh là nước có hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới.

Câu 20. Mâu thuẫn sâu sắc nhất giữa các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ) là

A. hệ thống thị trường và thuộc địa không đều nhau.

B. sự phát triển kinh tế không đều nhau.

C. sự tụt hậu của nền công nghiệp của các đế quốc “già”.

D. sự vươn lên vượt bậc của nền công nghiệp các đế quốc “trẻ”.

Đáp án: A

Giải thích:

Do các nước để quốc già (Anh, Pháp) phát triển sớm có trong tay thị trường và hệ thống thuộc địa rộng lớn, các nước đế quốc trẻ như Đức, Mĩ phát triển sau khi đó thị trường và thuộc địa không còn nhiều nên đã nảy sinh mẫu thuẫn. Chính mâu thuẫn này đã dẫn đến cuộc chiến tranh chia lại thị trường và thuộc địa.

Câu 21: Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước

A. Quân chủ lập hiến

B. Quân chủ chuyên chế

C. Cộng hòa tổng thống

D. Cộng hòa liên bang

Đáp án: A

Giải thích: Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

Câu 22: Nước nào được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?

A. Anh

B. Pháp

C. Đức

D. Mĩ

Đáp án: B

Giải thích: Pháp được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì các Pháp xuất khẩu tư bản ra nước ngoài phần lớn dưới hình thức cho vay lãi nặng

Câu 23: Nhân tố nào đã khiến cho nhịp độ phát triển của nền kinh tế Pháp chậm lại từ cuối thế kỉ XIX?

A. Hậu quả của chiến tranh Pháp- Phổ.

B. Pháp chỉ lo đầu tư khai thác thuộc địa.

C. Pháp tập trung cho vay lấy lãi.

D. Kinh tế Pháp phát triển không đều.

Đáp án: A

Giải thích: Do hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ (1870-1871), nhịp độ phát triển công nghiệp Pháp chậm lại. Công nghiệp Pháp từ hàng thứ 2 thế giới đến cuối thế kỉ XIX tụt xuống hàng thứ 4

Câu 24: Đến cuối thế kỉ XIX, nền công nghiệp Pháp đứng sau những nước nào?

A. Đức, Nga, Mỹ.

B. Mỹ, Đức, Anh.

C. Mỹ, Nga, Trung Quốc.

D. Nga, Pháp, Hà Lan.

Đáp án: B

Giải thích: Từ cuối thế kỉ XIX, nền công nghiệp Pháp đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Đức, Anh

Câu 25: Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc Đức là

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân

B. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt

C. Chủ nghĩa đế quốc xâm lược

D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến

Đáp án: D

Giải thích: Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản vẫn giữ vai trò quan trọng. Đường lối đối ngoại của Đức là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thỏa mãn nhu cầu của giới cầm quyền. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.

Câu 26: Chế độ chính trị của Mĩ do hai đảng cầm quyền là

A. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.

B. Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.

C. Đảng Cộng hoà và Đảng Tự do.

D. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.

Đáp án: B

Giải thích: Chế độ chính trị của Mĩ đề cao vai trò tổng thống do hai đảng – Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, thay nhay cầm quyền thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.

Câu 27: Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, vị trí kinh tế của Mĩ trong nền kinh tế thế giới có sự thay đổi như thế nào?

A. Vươn lên đứng thứ 2 thế giới

B. Vươn lên đứng thứ 1 thế giới

C. Đứng hàng thứ 3 thế giới

D. Đứng hàng thứ 4 thế giới

Đáp án: B

Giải thích: Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, kinh tế Mĩ có sự phát triển nhanh chóng. Từ vị trí thứ 4 Mĩ đã vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp

Câu 28: Nguyên nhân chính nào dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

A. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa hơn là đổi mới, phát triển công nghiệp trong nước

B. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các khai mỏ.

C. Anh chú trọng phát triển nông nghiệp để đảm bảo lương thực cho người dân D. Sự vươn lên, cạnh tranh mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu. Giai cấp tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc đại hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước

Câu 29: Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?

A. Tạo điều kiện cho nền kinh tế chính quốc phát triển

B. Đầu tư vào thuộc địa cần ít vốn, thu lãi nhanh

C. Thuộc địa có nguồn nhân lực dồi dào

D. Mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu

Đáp án: B

Giải thích: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa vì vốn đầu tư vào thuộc địa ít mà thu lãi nhanh. Tuy nhiên, chính điều này lại là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu vị thế của Anh đối với các nước đế quốc khác.

Câu 30: Vì sao đế quốc Anh được gọi là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?

A. Nước Anh là đế quốc cho vay lãi nhiều nhất thế giới.

B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa.

C. Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.

D. Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.

Đáp án: C

Giải thích: Đế quốc Anh được gọi là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới với khoảng 33 triệu km2 với 400 triệu dân, chiếm ¼ diện tích và dân số thế giới, gấp 3 lần thuộc địa của Pháp và 12 lần thuộc địa của Đức.

 

1 2,551 28/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: