TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 31 (có đáp án 2023): Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 31.

1 804 15/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Nhận biết

Câu 1. Từ năm 1897 đến năm 1914 là khoảng thời gian thực dân Pháp tiến hành

A. chính sách bình định Việt Nam.            

B. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.

C. chiến tranh xâm lược Việt Nam.             

D. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.

Đáp án: B

Giải thích:

Từ năm 1897 đến năm 1914 là khoảng thời gian thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.

Câu 2. Ở Việt Nam, giai cấp nào ra đời do tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

A. Nông dân.                 

B. Công nhân.                         

C. Tư sản.            

D. Tiểu tư sản.

Đáp án: B

Giải thích:

Ở Việt Nam, giai cấp công nhân ra đời do tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

Câu 3. Người được cử làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng để chỉ huy việc chống giặc trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là

A. Tôn Thất Thuyết.      

B. Hoàng Diệu.

C. Phan Thanh Giản.     

D. Nguyễn Tri Phương.

Đáp án: D

Giải thích:

Người được cử làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng để chỉ huy việc chống giặc trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là Nguyễn Tri Phương.

Câu 4. Sau khi triều Huế kí Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt, người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình vẫn hy vọng khôi phục chủ quyền và chờ thời cơ tới là

A. vua Hàm Nghi.

B. Nguyễn Văn Tường.

C. vua Duy Tân.  

D. Tôn Thất Thuyết.

Đáp án: D

Giải thích:

Đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế sau hai Hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884) là Tôn Thất Thuyết.

Câu 5. Hoạt động yêu nước, cách mạng nào dưới đây không phải do Phan Bội Châu khởi xướng?

A. Thành lập Hội Duy tân (1904).

B. Tổ chức phong trào Đông du (1905 – 1908).

C. Tổ chức phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908).

D. Thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912).

Đáp án: C

Giải thích:

- Tổ chức phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) không phải là hoạt động do Phan Bội Châu khởi xướng.

Câu 6. Đối tượng chính của nạn bắt lính ở Việt Nam đưa sang Pháp trong thời gian Pháp tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. nông dân.                  

B. thợ thủ công.                       

C. công nhân.                

D. bình dân thành thị.

Đáp án: A

Giải thích:

Đối tượng chính của nạn bắt lính ở Việt Nam đưa sang Pháp trong thời gian Pháp tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất là nông dân.

Câu 7. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không thuộc phong trào Cần vương?

A. Hùng Lĩnh.      

B. Hương Khê.

C. Yên Thế.

D. Bãi Sậy.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương.

Câu 8. Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở tình trạng

A. được củng cố vững chắc và phát triển hưng thịnh.

B. phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang phát triển.

C. hình thành và phát triển mô hình nhà nước phong kiến.

D. khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

Đáp án: D

Giải thích:

Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

Câu 9. Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược vào năm 1858, Việt Nam vẫn là một

A. quốc gia trong liên bang Đông Dương thuộc Pháp.

B. nước thuộc địa của Anh.

C. quốc gia độc lập, có chủ quyền.    

D. nước quân chủ lập hiến.

Đáp án: C

Giải thích:

Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược vào năm 1858, Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập, có chủ quyền dưới vương triều Nguyễn.

Thông hiểu

Câu 10. Năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây nhằm mục đích

A. nhờ thực dân Pháp giúp đỡ để khai hóa văn minh cho đồng bào.

B. nhờ sự giúp đỡ của các nước phương Tây để giành độc lập.

C. liên lạc với những người Việt Nam ở nước ngoài để đấu tranh cứu nước.

D. tìm hiểu các nước phương Tây làm cách mạng như thế nào, rồi trở về giúp đồng bào.

Đáp án: D

Giải thích:

Năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây nhằm mục đích tìm hiểu các nước phương Tây làm cách mạng như thế nào, rồi trở về giúp đồng bào.

Câu 11. Người có vai trò quan trọng trong hai trận phục kích giết hai sĩ quan chỉ huy Pháp là Gác-ni-e và Ri-vi-e tại Cầu Giấy trong hai lần Pháp tấn công Bắc Kỳ là

A. Lưu Vĩnh Phúc.

B. Phan Bá Vành.

C. Hoàng Diệu.    

D. Nguyễn Tri Phương.

Đáp án: A

Giải thích:

Người có vai trò quan trọng trong hai trận phục kích giết hai sĩ quan chỉ huy Pháp là Gác-ni-e và Ri-vi-e tại Cầu Giấy trong hai lần Pháp tấn công Bắc Kỳ là Lưu Vĩnh Phúc cùng đội quân cờ đen.  

Câu 12. Quyền “bảo hộ” của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì được triều đình Huế chính thức thừa nhận qua hiệp ước

A. Giáp Tuất (1874).

B. Hác-măng (1883).

C. Nhâm Tuất (1862).

D. Thiên Tân (1884).

Đáp án: B

Giải thích:

Quyền “bảo hộ” của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì được triều đình Huế chính thức thừa nhận qua hiệp ước Hác-măng (1883) (SGK – Trang 123).

Câu 13. Trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất là khởi nghĩa

A. Hùng Lĩnh.

B. Hương Khê.

C. Ba Đình.

D. Bãi Sậy.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất là khởi nghĩa Hương Khê trên địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Câu 14. Trong các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần Vương, cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất là khởi nghĩa

A. Hùng Lĩnh.      

B. Hương Khê.

C. Ba Đình.

D. Bãi Sậy.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần Vương, cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất là khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896).

Câu 15. Vị tướng tài trên lĩnh vực vừa chế tạo vũ khí, vừa tham gia khởi nghĩa Hương Khê là

A. Phan Đình Phùng.     

B. Đinh Công Tráng.

C. Cao Thắng.     

D. Nguyễn Thiện Thuật.

Đáp án: C

Giải thích:

Vị tướng tài trên lĩnh vực vừa chế tạo vũ khí, vừa tham gia khởi nghĩa Hương Khê là Cao Thắng (SGK – Trang 129).      

Câu 16. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là cuộc khởi nghĩa

A. Hương Khê.

B. Yên Thế.

C. của Cao Bá Quát.       --

D. của Phan Bá Vành.

Đáp án: B

Giải thích:

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913).

Vận dụng

Câu 17. Một trong những hạn chế của các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX là

A. tinh thần chiến đấu của các nghĩa quân chưa quyết liệt.

B. chưa nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của quần chúng nhân dân.

C. diễn ra lẻ tẻ, chưa tạo thành một phong trào chung trong cả nước.

D. mang tính tự phát, thiếu sự phối hợp chiến đấu với quân đội triều đình.

Đáp án: C

Giải thích:

Một trong những hạn chế của các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX là diễn ra lẻ tẻ, chưa tạo thành một phong trào chung trong cả nước.

Câu 18. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đã
A. tạo điều kiện bên trong cho sự hình thành của khuynh hướng cứu nước mới.
B. thúc đẩy phong trào công nhân Việt Nam chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.
C. khiến các sĩ phu phong kiến thay đổi nhận thức, chuyển hẳn sang lập trường vô sản.
D. thúc đẩy sự phát triển của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.

Đáp án: A

Giải thích:

Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đã tạo điều kiện bên trong cho sự hình thành của khuynh hướng cứu nước mới – khuynh hướng dân chủ tư sản

Câu 19. Nội dung nào không phản ánh đúng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam trong những năm 1858 – 1884?

A. Diễn ra sôi nổi, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

B. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp.

C. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.

D. Nhân dân kiên quyết chống Pháp đến cùng, không chịu sự chi phối của triều đình.

Đáp án: B

Giải thích:

Cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra đầu tiên ở Đà Nẵng (thuộc Trung Kì), sau đó là ở khu vực Nam Kì và Bắc Kì.

Câu 20. Sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là do tác động từ

A. chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

B. chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

C. cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án: A

Giải thích:

Sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là do tác động từ chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Câu 21: Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược vào năm 1858, Việt Nam vẫn là

A. một quốc gia độc lập, có chủ quyền

B. một vùng tự trị của Trung Hoa

C. một quốc gia tự do

D. một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa

Đáp án: A

Giải thích: Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là môt quốc gia độc lập, có chủ quyền

Câu 22: Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong tình trạng như thế nào?

A. hình thành và hoàn thiện mô hình bước đầu.

B. đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.

C. được củng cố vững chắc và phát triển hưng thịnh.

D. một lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa đang hình trong lòng xã hội phong kiến.

Đáp án: B

Giải thích:

Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng và suy yếu nghiêm trọng. Biểu hiện là:

- Nông nghiệp: sa sút.

- Công thương nghiệp: đình đốn.

- Khởi nghĩa nông dân chống triều đình: nổ ra ở khắp nơi

Câu 23: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương là

A. Khởi nghĩa Ba Đình

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy

C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh

D. Khởi nghĩa Hương Khê

Đáp án: D

Giải thích:

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương vì- Thời gian diễn ra dài nhất trong 10 năm (1885-1895)

- Địa bàn hoạt động rộng lớn: khắp 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

- Trình độ tổ chức tiến bộ nhất

+ Có hẳn 1 giai đoạn 3 năm chuẩn bị lực lượng

+ Nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân. Mỗi thứ quân có từ 100 đến 500 người, phân bố trên địa bàn 4 tỉnh. Họ được trang bị súng trường theo kiểu Pháp tự chế tạo

Câu 24: Nhân tố nào dẫn đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ

C. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình bình định Việt Nam

D. Tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam

Đáp án: A

Giải thích: Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự, thực dân Pháp đã triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập đã dẫn tới những chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX

Câu 25: Đâu không phải lý do khiến thực dân Pháp xúc tiến xâm lược Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX?

A. Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thị trường của tư bản Pháp

B. Do chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng

C. Ưu thế của Pháp ở Việt Nam khi giành thắng lợi ở chiến tranh Canada

D. Do sự giàu có về tài nguyên của Việt Nam

Đáp án: C

Giải thích:

- Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, nhân công ngày càng tăng trong khi những nguồn lực trong nước đã dần cạn kiệt.

- Trong khi đó Việt Nam là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công giá rẻ, chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng khủng hoảng

- Từ khi thất thế ở Canada và Ấn Độ, Pháp càng muốn có một thuộc địa ở Viễn Đông mà trước hết là Việt Nam

=> Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu lịch sử, nhưng nước Việt Nam rơi vào tay Pháp không phải là tất yếu.

Câu 26: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại xuất phát từ nguyên nhân khách quan nào?

A. Cuộc kháng chiến diễn ra thiếu sự chuẩn bị chu đáo

B. Không tập hợp đoàn kết được đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh

C. So sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Việt Nam

D. Thiếu sự đoàn kết quốc tế

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là do so sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Viêt Nam. Thực dân Pháp mang theo sức mạnh của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quân đội thiện chiến. Trong khi đó, Việt Nam vẫn là một nước phong kiến lạc hậu nên trong quá trình kháng chiến tất yếu sẽ gặp phải những khó khăn.

Câu 27: Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, tính chất xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào?

A. Là một nước phụ thuộc vào thực dân Pháp

B. Là một nước thuộc địa

C. Là một nước thuộc địa nửa phong kiến

D. Là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến

Đáp án: C

Giải thích: Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Mọi vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Việt Nam đều do Pháp nắm. Triều đình Huế vẫn còn tồn tại nhưng chỉ là bù nhìn.

Câu 28: Sự thất bại của phong trào nào ở cuối thế kỉ XIX chứng tỏ độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến?

A. Phong trào Cần Vương

B. Phong trào nông dân Yên Thế

C. Cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc thiểu số

D. Khởi nghĩa Thái Nguyên

Đáp án: A

Giải thích: Phong trào Cần Vương là phong trảo yêu nước chống Pháp tiêu biểu đứng trên lập trường phong kiến, hướng tới xây dựng một nhà nước với vua hiền, tôi giỏi. Tuy nhiên sự thất bại của phong trào đã chứng tỏ sự bất lực của ngọn cờ phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc - độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến

Câu 29: Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. Khởi nghĩa Hương Khê

B. Khởi nghĩa Yên Thế

C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà

D. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên

Đáp án: B

Giải thích: Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa vũ trang kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX từ năm 1884 đến năm 1913.

Câu 30: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản

B. Diễn ra theo 2 phương pháp: bạo động và cải cách

C. Đều bị thực dân Pháp đàn áp

D. Do tầng lớp tư sản, tiểu tư sản lãnh đạo

Đáp án: D

Giải thích:

Đặc điểm phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX:

- Về chủ trương, đường lối: Giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ theo hướng dân chủ tư sản (Quân chủ lập hiến hay Dân chủ cộng hòa).

- Về lãnh đạo: văn thân, sĩ phu tiến bộ

- Về biện pháp đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang, duy tân cải cách với nhiều hình thức: đưa học sinh du học, truyền bá tư tưởng mới, kết hợp xây dựng lực lượng trong nước với sự giúp đỡ của bên ngoài

- Về thành phần tham gia: Đông đảo, gồm nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.

- Về kết quả: thất bại

1 804 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: