TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3 (có đáp án 2022) - Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3.

1 2977 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới

Nhận biết

Câu 1. Từ những năm 60 của thế kĩ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất đầu tiên ở

A. Mĩ.

B. Đức.

C. Anh.

D. Pháp.

Đáp án: C

Giải thích:

Từ những năm 60 của thế kĩ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất đầu tiên ở Anh (SGK – Trang 18).

Câu 2. Ở Anh, ngành đầu tiên được sử dụng máy móc trong sản xuất là

A. ngành dệt.

B. khai mỏ.

C. giao thông vận tải.

D. đóng tàu.

Đáp án: A

Giải thích:

Từ những năm 60 của thế kĩ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất đầu tiên ở Anh, trước hết là ngành dệt (SGK – Trang 18).

Câu 3. Ai là người phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni?

A. Gien-ni.

B. Giêm-oát.

C. Giêm Ha-gri-vơ.

D. Ét-mơn Các-rai.

Đáp án: C

Giải thích:

Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy, gọi là máy Gien-ni (SGK – trang 18).

Câu 4. Từ năm 1760 đến năm 1840, ở Anh đã diễn ra quá trình chuyển biến từ

A. một nước công nghiệp trở thành một nước nng nghiệp phát triển.

B. một nền sản xuất vừa và nhỏ sang nền sản xuất lớn.

C. sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.

D. một nước nông nghiệp sang một nước công – nông nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích:

Từ năm 1760 đến năm 1840, ở Anh đã diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc (SGK – trang 20).

Câu 5. Năm 1784 đã ghi dấu ấn trong cuộc cách mạng công nghiệp Anh với sự kiện

A. Giêm-oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước.

B. Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

C. Ét-mơn Các-rai chế tạo ra máy dệt đầu tiên ở Anh.

D. Cuộc cách mạng công nghiệp hoàn thành ở Anh.

Đáp án: A

Giải thích:

Năm 1784, Giêm-oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước (SGK – Trang 19).

Câu 6. Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ

A. cuối những năm 50 của thế kỉ XVIII.

B. đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII.

C. đầu những năm 70 của thế kỉ XVII.

D. cuối những năm 60 của thế kỉ XVIII.

Đáp án: B

Giải thích:

Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII (SGK – Trang 18).

Câu 7. Ý nào không đúng khi nói về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp tới các nước tư bản?

A. Sản xuất phát triển, của cải ngày càng dồi dào.

B. Nhiều thành phố mọc lên.

C. Xuất hiện nhiều khu công nghiệp.

D. Lao động trong ngành dịch vụ tăng.

Đáp án: A

Giải thích:

Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản: nhiều khu công nghiệp lớn, nhiều thành phố mọc lên, sản xuất phát triển, của cải ngày càng dồi dào (SGK – Trang 22).

Câu 8. Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là

A. nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.

B. nước công nghiệp hiện đại.

C. nước đi tiên phong trong công nghiệp.

D. công xưởng của thế giới.

Đáp án: D

Giải thích:

Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là công xưởng của thế giới SGK – Trang 20.

Thông hiểu

Câu 9. Giai cấp tư sản Anh đã tích luỹ được một lượng tư bản khổng lồ để đầu tư phát triển công nghiệp nhờ

A. kinh doanh trong nước, buôn bán với các nước láng giềng.

B. đầu tư phát triển khoa học – kĩ thuật.

C. kinh doanh trong nước, buôn bán, nô lệ, khai thác thuộc địa.

D. thu được lợi nhuận sau cách mạng tư sản.

Đáp án: C

Giải thích:

Giai cấp tư sản Anh sau khi lên nắm quyền nhờ những hoạt động kinh doanh trong nước, xâm chiếm và khai thác, thu lợi từ các thuộc địa.

Câu 10. Sau cách mạng tư sản, nước Anh đã hội đủ những tiền đề để tiến hành cách mạng công nghiệp là

A. vốn, công nhân làm thuê và thuộc địa.

B. tư bản, nhân công và sự phát triển kĩ thuật.

C. tư bản, công nhân và thị trường.

D. tư bản, công nhân, nô lệ và thị trường.

Đáp án: B

Giải thích:

Sau cách mạng tư sản, ở Anh đã có đủ sự tích luỹ về tư bản, nguồn nhân công dồi dào và đã có nền kĩ thuật phát triển.

Câu 11. Yếu tố cơ bản thúc đẩy nước Anh đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp là

A. Anh muốn trở thành công xưởng của thế giới.

B. cần ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất.

C. máy móc sử dụng trong sản xuất trước đây đã lạc hậu.

D. yêu cầu, đòi hỏi cải tiến kĩ thuật (trong ngành dệt).

Đáp án: D

Giải thích:

Lúc bấy giờ, hàng dệt của Anh bán chạy làm cho nghề dệt rất phát đạt. Tuy nhiên, có sự mất cân đối giữa khâu kéo sợ và dệt vải, để khắc phục tình trang “đói sợi” yêu cầu phải có sự cải tiến về kĩ thuật.

Câu 12. Nội dung quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp ở Anh là gì?

A. Chuyển nền sản xuất thủ công sang tự động hóa.

B. Phát minh và sử dụng máy móc.

C. Cải tiến kĩ thuật sản xuất trong nông nghiệp.

D. Thực hiện công nghiệp hoá trong toàn bộ nền kinh tế.

Đáp án: B

Giải thích:

Cách mạng công nghiệp Anh đã chuyển từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.

Câu 13. Cách mạng công nghiệp ở Anh được bắt đầu từ trong công nghiệp nhẹ vì

A. Anh chưa có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp nặng.

B. đầu tư không nhiều, thu hồi vốn nhanh và kiếm được nhiều lãi.

C. thị trường đang rất cần những sản phẩm từ công nghiệp nhẹ.

D. các ngành công nghiệp nhẹ có thể phát triển ở các nước thuộc địa.

Đáp án: B

Giải thích:

Các ngành công nghiệp nhẹ không cần đầu tư nhiều vốn, dễ dàng thu hồi vốn nhanh và kiếm được nhiều lãi do nguồn nguyên liệu và quy trình sản xuất đơn giản.

Câu 14. Hệ quả xã hội của cuộc cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là gì?

A. Giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.

B. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản.

C. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu.

D. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông.

Đáp án: B

Giải thích:

Về mặt xã hội, hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

Câu 15. Ý nào không đúng khi giải thích lí do các nước tư bản phương Tây nhòm ngó vùng Đông Nam Á?

A. Kinh tế phát triển.

B. Đất rộng, người đông.

C. Tài nguyên phong phú.

D. Có vị trí chiến lược quan trọng.

Đáp án: A

Giải thích:

Thời kì này các nước Đông Nam Á đang trong thời kì phong kiến đang lâm vào tình trạng khủng hoảng về mọi mặt.

Câu 16. Máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải ở Anh đầu thế kỉ XIX vì

A. Đường sắt đầu tiên được xây dựng ở Anh.

B. Nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá.

C. Anh là nước khởi đầu cách mạng công nghiệp.

D. Anh tiến hành công nghiệp hoá quá trình sản xuất.

Đáp án: B

Giải thích:

Nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu đến nhà máy và đưa hàng hoá đi các nơi ngày một tăng. Từ đó, máy móc được sử dụng trong giao thông vận tải (SGK – Trang 19).

Vận dụng

Câu 17. Vì sao nói cuộc đấu tranh thống nhất ở I-ta-li-a, Đức và cuộc cải cách nông nô ở Nga đều là những cuộc cách mạng tư sản?

A. Tạo điều kiện cho cách mạng công nghiệp phát triển ở các nước này.

B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

C. Cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo.

D. Động lực chính của cách mạng là quần chúng nhân dân.

Đáp án: B

Giải thích:

Cuộc đấu tranh thống nhất ở I-ta-li-a, Đức và cuộc cải cách nông nô ở Nga đều mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Câu 18. Nguyên nhân nào không đúng khi giải thích lí do các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa?

A. Nhu cầu về nguồn tài nguyên và nhân công ngày càng tăng.

B. Muốn đưa các thành tựu khoa học – kĩ thuật tới các nước.

C. Sự phát triển mạnh của cách mạng công nghiệp.

D. Muốn mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm thừa ở trong nước.

Đáp án: B

Giải thích:

Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa xuất phát từ nhu cầu nguồn tài nguyên, nhân công và thị trường tiêu thụ phục vụ cho sự phát triển mạnh của công nghiệp.

Câu 19. Mặc dù cách mạng công nghiệp ở Pháp bắt đầu muộn (từ những năm 1830) nhưng lại phát triển nhanh vì

A. được tiếp thu những thành tựu kĩ thuật của Anh.

B. phát minh ra nhiều robot tự động.

C. Chính sách hiệu quả của nhà nước Pháp.

D. Pháp có nền sản xuất tương đối phát triển.

Đáp án: A

Giải thích:

Mặc dù cách mạng công nghiệp ở Pháp bắt đầu muộn (từ những năm 1830) nhưng lại phát triển nhanh vì được tiếp thu những thành tựu kĩ thuật của Anh.

Câu 20. Sau khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, vì

A. Anh là nước đi đầu trong cách mạng công nghiệp.

B. cách mạng công nghiệp đã làm cho nước Anh có của cải dồi dào.

C. Anh đã sản xuất ra được nhiều các loại máy móc.

D. từ một nước nông nghiệp, Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.

Đáp án: D

Giải thích:

Từ một nước nông nghiệp, sau khi tiến hành cách mạng công nghiệp với nhiều máy móc, tạo ra nguồn của cải dồi dào đã giúp Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. Từ đó, nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.

Câu 21: Cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX có tác động như thế nào đến xã hội châu Âu?

A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản.

B. Thúc đẩy những chuyển biển trong nông nghiệp và giao thông.

C. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản công nghiệp.

D. Góp phần giải phóng nông dân, góp phần bổ sung lao động cho thành thị.

Đáp án: C

Giải thích:

Cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+ Tư sản công nghiệp: nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản không ngừng tăng lên.

Câu 22: Sự phát triển của máy móc và đường sắt đã kéo theo sự lớn mạnh của ngành sản xuất nào?

A. Sản xuất gang, thép, than đá

B. Sản xuất dầu mỏ

C. Dệt vải

D. Thuộc da

Đáp án: A

Giải thích: Máy móc và đường sắt phát triển đòi hỏi sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng như luyện kim (gang, thép), khai thác than đá…

Câu 23: Phát minh nào sau đây giúp cho các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện?

A. máy kéo sợi bằng sức nước.

B. máy dệt chạy bằng sức nước.

C. máy hơi nước.

D. máy kéo sợi Gien-ni.

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1784, Giêm Oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước. Phát minh này đã giúp cho các nhà máy trước hết là các nhà máy dệt của Anh có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện mà không cần phải đặt gần những khúc sông chảy xiết và ngừng hoạt động vào mùa đông.

Câu 24: Vì sao đầu thế kỉ XIX máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải ở Anh?

A. Do nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, khách hàng tăng nhanh.

B. Do đường sắt đầu tiên được khánh thành ở Anh.

C. Do Anh là nước khởi đầu cách mạng công nghiệp.

D. Do Anh công nghiệp hóa việc sản xuất.

Đáp án: A

Giải thích: Ở Anh, do nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa và khách hàng tăng nhanh nên đến đầu thế kỉ XIX, máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải.

Câu 25: Tác động quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX đến sự phát triển của Anh là

A. Nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội

B. Giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

C. Dẫn tới sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản

D. Đưa Anh trở thành công xưởng của thế giới

Đáp án: D

Giải thích: Cách mạng công nghiệp đã giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, biến nước Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển - công xưởng của thế giới

Câu 26: Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ở châu Á là

A. Sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công lớn

B. Chế độ phong kiến châu Á lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng

C. Châu Á đông dân và giàu tài nguyên thiên nhiên

D. Châu Á có vị trí địa – chính trị quan trọng

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ở châu Á là sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đặt ra nhu cầu xâm chiếm thuộc địa để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và tăng cường nguồn nhân công rẻ mạt cũng như khai thác những tài nguyên quan trọng phục vụ cho sự phát triển của các nước này.

Câu 27: Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là

A. Quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc

B. Quá trình hình thành của hai giai cấp tư sản và công nhân

C. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu

D. Quá trình hình thành nền tảng kinh tế chính của xã hội tư bản: công nghiệp và thương nghiệp

Đáp án: A

Giải thích: Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Sức lạo động của con người dần được thay thế bằng sức lao động của máy móc

Câu 28: Đâu không phải là lý do khiến cách mạng công nghiêp Anh lại bắt đầu từ công nghiệp nhẹ?

A. Là ngành truyền thống, phát triển mạnh ở Anh

B. Lượng vốn đầu tư không quá lớn, thu hồi nhanh

C. Thị trường tiêu thụ rộng

D. Nước Anh không có nguồn than đá để phát triển công nghiệp nặng

Đáp án: D

Giải thích: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ (dệt, len dạ) vì đây là ngành truyền thống và phát triển mạnh ở Anh; thu hồi vốn nhanh, sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng.

Câu 29: Sự phát triển mạnh của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX có tác động như thế nào đến Việt Nam?

A. Thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam phát triển

B. Thúc đẩy Việt Nam tiến hành cải cách theo con đường tư bản chủ nghĩa

C. Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây

D. Thúc đẩy hoạt động trao đổi buôn bán của châu Âu với Việt Nam

Đáp án: C

Giải thích:

Sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công lớn. Từ đó thúc đẩy các nước phương Tây đẩy mạnh quá

trình xâm chiếm thuộc địa trên khắp thế giới. Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, nhân công đông, giá rẻ, chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng khủng hoảng => Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây

Câu 30: Sự phát triển mạnh của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX có tác động như thế nào đến Việt Nam?

A. Thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam phát triển

B. Thúc đẩy Việt Nam tiến hành cải cách theo con đường tư bản chủ nghĩa

C. Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây

D. Thúc đẩy hoạt động trao đổi buôn bán của châu Âu với Việt Nam

Đáp án: C

Giải thích: Sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công lớn. Từ đó thúc đẩy các nước phương Tây đẩy mạnh quá trình xâm chiếm thuộc địa trên khắp thế giới. Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, nhân công đông, giá rẻ, chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng khủng hoảng => Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây

1 2977 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: