TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 21 (có đáp án 2023): Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Trắc nghiệm Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 21.

1 692 15/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Nhận biết

Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 dẫn đến sự hình thành hai khối đối lập nhau là

A. Anh, Pháp, Nhật và Đức, I-ta-li-a, Áo.

B. Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật.

C. Anh, Mỹ, Hung và Đức, Nhật, Pháp.

D. Anh, Pháp, Hung và Đức, I-ta-li-a, Nhật.

Đáp án: B

Giải thích:

 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 dẫn đến sự hình thành hai khối đối lập nhau là Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật.

Câu 2. Quốc gia tuyên chiến với Đức khi Đức đánh Ba Lan là

A. Anh và Pháp.

B. Anh, Pháp và Mĩ.

C. Liên Xô, Anh, và Mĩ.

D Anh, Pháp, Ba Lan.

Đáp án: A

Giải thích:

 Ngày 1/9/1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan, ngay sau đó Anh, Pháp tuyên chiến với Đức (SGK – Trang 104).

Câu 3. Tháng 9/1940 quân đội I-ta-li-a tấn công

A. An-giê-ri.

B. Ai Cập.

C. Tuy-ni-di.

D. Nam Phi.

Đáp án: B

Giải thích:

 Tháng 9/1940 quân đội I-ta-li-a tấn công Ai Cập (SGK – Trang 105).

Câu 4. Trận Trân Châu Cảng (12/1941) mở đầu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương giữa

A. Nhật Bản với Mỹ.                      

B. Nhật Bản với Pháp.

C. Nhật Bản với Anh.                       

D. Nhật Bản với Mỹ - Anh - Pháp.

Đáp án: A

Giải thích:

 Ngày 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng.

Câu 5. Kết cục của trận Trân hâu Cảng là

A. hạm đội Anh bị thiệt hại nặng nề nhất.    

B. hạm đội Pháp bị thiệt hại nặng nề nhất.

C. hạm đội Nhật bị thiệt hại nặng nề nhất.   

D hạm đội Mĩ bị thiệt hại nặng nề nhất.

Đáp án: D

Giải thích:

 Trước cuộc tấn công của Nhật Bản hạm đội Mĩ đã bị thiệt hại nặng nề nhất.

Câu 6. Khỉ chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Nhật tiến hành việc đánh chiếm khu vực

A. Tây Thái Bình Dương.                 

B. Đông Nam Á.

C. Tây Nam Á.                                 

D. Bắc Á.

Đáp án: B

Giải thích:

 Khỉ chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Nhật tiến hành việc đánh chiếm khu vực Đông Nam Á (SGK – Trang 105).

Câu 7. Tháng 5/1945, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu với sự thất bại hoàn toàn của

A. Mĩ, Anh.

B. Đức, I-ta-li-a.

C. Pháp. Đức.

D. Mĩ, Liên Xô.

Đáp án: B

Giải thích:

 Chiến tranh kết thúc ở châu Âu với sự thất bại hoàn toàn của Đức và I-ta-li-a (SGK – Trang 107).

Câu 8. Tháng 1/1942, mặt trận Đồng minh thành lập nhằm

A. chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở châu Âu.

B. trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mỹ.

C. đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

D. liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô.

Đáp án: C

Giải thích:

 Tháng 1/1942, mặt trận Đồng minh thành lập nhằm đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít (SGK – Trang 105).

Thông hiểu

Câu 9. Ý nào không phải nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai

A. mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa.

B. tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

C. chính sách thỏa hiệp của Anh, Mỹ đối với phát xít.

D. sự liên minh của Anh, Mỹ đối với Liên Xô.

Đáp án: D

Giải thích:

Những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai là:

+ Mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa.

+ Tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

+ Chính sách thỏa hiệp của Anh, Mỹ đối với phát xít.

+ Sự liên minh của Anh, Mỹ đối với Liên Xô.

Câu 10. Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu?

A. Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện.

B. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

C. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.

D. Liên Xô đánh bại đạo quân chủ lực của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.

Đáp án: A

Giải thích:

Tháng 5/1945, Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu.

Câu 11. Sự kiện đánh dấu sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. phát xít Đức tấn công Tiệp Khắc (3/1939).

B. phát xít Đức tấn công Ba Lan (1/9 /1939).

C. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức (2/9/1939).

D. phát xít Đức tấn công Liên Xô (22/6/1941).

Đáp án: B

Giải thích:

 Ngày 1/9/1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan đây là sự kiện khiến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Câu 12. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là

A. Anh, Pháp, Mĩ.                                      

B. Anh, Trung Quốc, Liên Xô.

C. Anh, Pháp, Trung Quốc.                                  

D. Liên Xô, Mĩ, Anh.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 13. Từ ngày 6/6/1944, quân đội Đức Quốc xã phải chiến đấu cùng một lúc trên hai mặt trận là

A. phía tây chống Liên Xô, phía đông chống Anh - Mĩ.

B. phía đông chống Liên Xô, phía tây chống Anh - Pháp

C. phía đông chống các nước Đông Âu, phía tây chống các nước Anh - Mĩ.

D. phía đông chống Liên Xô, phía tây chống Anh - Mĩ.

Đáp án: B

Giải thích:

 Ngày 6/6/1944 liên quân Mĩ - Anh đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp, từ đây nước Đức phải đối phó trên 2 mặt trận phía đông chống Liên Xô, phía tây chống Anh - Mĩ.

Câu 14. Trong tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến thắng tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh là

A. trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát (2/2/1943).

B. chiến thắng liên quân Anh – Mĩ đô hộ vào Bắc Pháp (6/6/1944).

C. chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong chiến dịch công phá Béc-lin (9/5/1945)

D. Mỹ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản (ngày 6 và 9/8/1945 ).

Đáp án: A

Giải thích:

 Trong tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến thắng tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh là trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát (2/2/1943) (SGK – Trang 107).

Câu 15. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin đã buộc

A. phát xít Đức ký văn kiện đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

B. quân Đồng minh vượt sông Ranh vào nước Đức.

C. Hít-le tự tử dưới hầm chỉ huy.

D. hội nghị Pốt-xđam khai mạc.

Đáp án: A

Giải thích:

 Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin đã buộc phát xít Đức ký văn kiện đầu hàng Đồng minh không điều kiện (SGK – Trang 107).

Câu 16. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự kiện

A. Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, hủy diệt thành phố Hi-rô-si-ma.

B. Hồng quân Liên Xô đánh bại một triệu quân Quan Đông của Nhật.

C. quả bom nguyên tử thứ hai của Mĩ thả xuống phá hủy thành phố Na-ga-sa-ki.

D. Nhật Bản chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Đáp án: D

Giải thích:

 Ngày 15/8/1945, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (SGK – Trang 108).

Vận dụng

Câu 17. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát (2/2/1943) làm xoay chuyển tình thế của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai vì

A. với chiến thắng này phát xít Đức đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

B. với chiến thắng này phe Đồng minh đã tiêu diệt được phát xít Đức.

C. chiến thắng này đã giúp phe Đồng minh tiêu diệt được quân phiệt Nhật.

D. với chiến thắng này phe Đồng minh liên tiếp phản công trên các mặt trận.

Đáp án: D

Giải thích:

Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát (2/2/1943) làm xoay chuyển tình thế của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai vì với chiến thắng này phe Đồng minh liên tiếp phản công trên các mặt trận (SGK – Trang 107).

Câu 18. Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9/1939), các nước đế quốc Anh, Pháp, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm

A. đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.                      

B. chuẩn bị cho việc thành lập phe Đồng minh.

C. ngăn chặn Đức tấn công Ba Lan.                       

D. khuyến khích Nhật gây chiến tranh ở châu Á.

Đáp án: A

Giải thích:

Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9/1939), các nước đế quốc Anh, Pháp, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.

Câu 19. Quốc gia không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá và ngược lại thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh là

A. Liên Xô.

B. Anh.

C. Mĩ.                                              

D. Pháp

Đáp án: C

Giải thích:

 Do chiến tranh chỉ nổ ra ở mặt trận châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương nên Mĩ không bị chiến tranh tàn phá mà còn thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí chiến tranh.

Câu 20. Nội dung nào không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?

A. Sau hai cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới mới được thiết lập.

B. Chiến tranh kết thúc dẫn đến sự thay đổi căn bản tình hình thế giới.

C. Chiến tranh để lại những tổn thất nặng nề về sức người và sức của.

D. Sau khi chiến tranh kết thúc, trật tự thế giới “đa cực” được hình thành.

Đáp án: D

Giải thích:

- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oa sinh tơn được hình thành

- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trật tự thế giới hai cực I-an-ta được hình thành

Câu 21: Khối Anh- Pháp- Mĩ và khối phát xít Đức- Italia- Nhật Bản mâu thuẫn với nhau về vấn đề gì?

A. Thị trường và thuộc địa

B. Nhân công, nguồn nguyên liệu

C. Ý thức hệ

D. Trình độ phát triển không đồng đều

Đáp án: A

Giải thích: Khối Anh- Pháp- Mĩ và khối phát xít Đức- Italia- Nhật Bản mâu thuẫn gay gắt với nhau về vấn đề thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt

Câu 22: Nhân tố nào đã đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và dẫn tới chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở nhiều nước?

A. Sự ra đời và lên nắm quyền của các lực lượng phát xít ở một số nước

B. Hệ thống hòa ước Véc-xai- Oasinhtơn

C. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933

D. Chính sách dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ

Đáp án: C

Giải thích: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm cho những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc thêm sâu sắc, dẫn tới việc liên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Italia, Đức và Nhật Bản với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới

Câu 23: Trong thời gian đầu của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), phát xít Đức đã thực hiện chiến thuật gì?

A. đánh bền bỉ, lâu dài

B. bao vây, đánh tỉa bộ phận

C. vừa đánh vừa đàm phán

D. chiến thuật chớp nhoáng, đánh nhanh thắng nhanh

Đáp án: D

Giải thích: Trong giai đoạn đầu, bằng chiến thuật chớp nhoáng, tận dụng ưu thế về trang bị kĩ thuật và yếu tố bất ngờ, phát xít Đức đã nhanh chóng thôn tính hầu hết các nước châu Âu

Câu 24: Sự kiện nào đã tạo ra bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ hai, đánh dấu phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận?

A. Chiến thắng Mát-xcơ-va

B. Chiến thắng Xta-lin-grát

C. Chiến thắng Cuốc-xcơ

D. Phát xít Italia bị tiêu diệt

Đáp án: B

Giải thích: Ở mặt trận Xô- Đức, trận phản công tại Xta-lin-grát (từ tháng 11-1942 đến tháng 2-1943) của quân đội Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới. Trong trận đánh này, Hồng quân Liên Xô đã tấn công, bao vây, chia cắt để tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức. Từ đây, phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận

Câu 25: Đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào trong chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mặt trận Đồng minh chống phát xít

B. Mặt trận liên minh chống phát xít

C. Liên hiệp Đồng minh chống phát xít

D. Mặt trận dân chủ chống phát xít

Đáp án: A

Giải thích: Tháng 1-1942, Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập nhằm đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít

Câu 26: Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã buộc phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện?

A. Chiến dịch công phá Béclin

B. Chiến thắng Xtalingrat

C. Chiến dịch Cuốc-xơ

D. Chiến dịch Bê-lô-rút-xia

Đáp án: A

Giải thích: Sau thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin, đêm mồng 8 rạng sáng 9-5-1945 phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng đồng minh không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu với sự thất bại hoàn toàn của phát xít Italia và Đức

Câu 27: Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện đã tác động như thế nào đến cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Á- Thái Bình Dương

B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận

C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc

D. Tạo ra bước ngoặt chiến tranh

Đáp án: B

Giải thích: Ngày 15-8-1945, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện => Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận.

Câu 28: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại của lực lượng nào?

A. Chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản

B. Các nước tư bản dân chủ Anh, Pháp, Mĩ

C. Phe Đồng minh chống phát xít

D. Chủ nghĩa dân chủ Đức và Nhật Bản

Đáp án: A

Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản

Câu 29: Vì sao các nước Anh, Pháp, Mĩ lại thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng bộ lực lượng phát xít?

A. Sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít

B. Lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô

C. Đẩy chiến tranh về phía Liên Xô, đảm bảo lợi ích của nước mình.

D. Cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít

Đáp án: C

Giải thích: Các chính phủ Anh, Pháp, Mĩ đều có chung một mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng bộ các lực lượng phát xít nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô

Câu 30: Sự kiện nào đánh dấu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ?

A. Nhật tấn công hạm đội Mĩ tại Trân Châu Cảng, Mĩ tuyên chiến với Nhật.

B. Mĩ, Anh tuyên chiến với Nhật Bản ngày 8/12/1941.

C. Mĩ tuyên chiến với Đức và Italia ngày 11/12/1941.

D. Đức và Italia tuyên chiến với Mĩ ngày 11/12/1941.

Đáp án: A

Giải thích: Ngày 7/12/1941, quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng – căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Hạm đội Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Sự kiện này đã buộc Mĩ phải từ bỏ chính sách trung lập, tuyên chiến với Nhật Bản. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ

1 692 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: