TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 23 (có đáp án 2023): Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 23.

1 474 15/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Nhận biết

Câu 1. Cuộc tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát gắn liền với cuộc cách mạng nào ở Nga?

A. Cải cách nông nô.    

B.  Cách mạng tháng Hai.

C. Đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.

D. Chiến đấu chống phát xít Đức.

Đáp án: B

Giải thích:

 Cuộc tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Hai.

Câu 2. Sự kiện nào không thuộc thời kì lịch sử thế giới hiện đại?

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Cách mạng tư sản Anh.

C. Cách mạng tháng Mười Nga.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án: B

Giải thích:

 Cách mạng tư sản Anh diễn ra vào thế kỉ XVII nên thuộc phần lịch sử thế giới cận đại.

Câu 3. Từ năm 1925 đến năm 1941, Liên Xô bước vào thời kỳ

A. xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết.

B. xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. xây dựng hệ thống chính trị - Nhà nước mới.

D. đấu tranh Chống phát xít Đức xâm lược.

Đáp án: B

Giải thích:

 Từ năm 1925 đến năm 1941, Liên Xô bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

Câu 4. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bùng nổ đầu tiên ở nước

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mĩ.

Đáp án: D

Giải thích:

 Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bùng nổ đầu tiên ở nước Mĩ vào tháng 10/1929.

Câu 5. Ba lò lửa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai xuất hiện ở

A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Anh, Pháp, Đức.

C. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.     

D. Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a.

Đáp án: C

Giải thích:

 Ba lò lửa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai xuất hiện ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

Câu 6. Phong trào Ngũ tứ năm 1919 diễn ra ở

A. Ấn Độ.

B. Trung Quốc.

C. Nhật Bản.

D. Việt Nam.

Đáp án: B

Giải thích:

Phong trào Ngũ tứ vào ngày 4/5/1919 diễn ra ở Trung Quốc.

Câu 7. Tổ chức quốc tế nào ra đời trong khoảng thời gian 1918 - 1923, khi mà cao trào cách mạng ở châu Âu bùng nổ?

A. Quốc tế thứ nhất.      

B. Quốc tế thứ hai.

C. Liên hiệp quốc.

D. Quốc tế thứ ba (Quốc tế cộng sản).

Đáp án: D

Giải thích:

Quốc tế cộng sản ra đời năm 1919.

Câu 8. Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra đầu tiên ở mặt trận

A. Xô - Đức.        

B. Tây Âu.

C. châu Á - Thái Bình Dương. 

D. Bắc Phi.

Đáp án: B

Giải thích:

 Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra đầu tiên ở mặt trận Tây Âu khi Đức tấn công Ba Lan (1/9/1939), hai ngày sau Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.

Thông hiểu

Câu 9. Trong cao trào cách mạng 1918 – 1923, một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đã hình thành, đó là

A. Liên hợp quốc.                                      

B. Quốc tế Cộng sản.

C. Hội Quốc liên.                                        

D. Hội Liên hiệp Lao động Quốc tế.

Đáp án: B

Giải thích:

 Trong cao trào cách mạng 1918 – 1923, một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đã hình thành, đó là Quốc tế Cộng sản.

Câu 10. Những thành tựu khoa học – kĩ thuật của nhân loại ở nửa đầu thế kỉ XX có nhiều tác động tích cực, ngoại trừ việc

A. nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

B. tạo tiền đề cho sự phát triển của văn hóa ở giai đoạn sau.

C. đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin.

D. mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người.

Đáp án: C

Giải thích:

Những thành tựu khoa học – kĩ thuật của nhân loại ở nửa đầu thế kỉ XX có nhiều tác động tích cực, ngoại trừ việc đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin (đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại).

Câu 11. Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là

A. trật tự hai cực I-an-ta.                   

B. hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.

C. trật tự Viên.                                           

D. trật tự thế giới “đa cực, nhiều trung tâm”.

Đáp án: A

Giải thích:

Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.

Câu 12. Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1924 - 1929 là

A. khủng hoảng kinh tế kéo theo khủng hoảng chính trị.

B. kinh tế phát triển, chính trị ổn định.

C. kinh tế chậm phát triển, chính trị - xã hội hỗn loạn.

D. khủng hoảng kinh tế làm cho mâu thuẫn xã hội gay gắt.

Đáp án: B

Giải thích:

 Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1924 - 1929 là kinh tế phát triển, chính trị ổn định.

Câu 13. Trong những năm 1918 - 1939, nước nào ở châu Á trở thành thuộc địa lớn nhất của thực dân Anh?

A. Trung Quốc.

B. In-đô-nê-xi-a.

C. Thái Lan.

D. Ấn Độ.

Đáp án: D

Giải thích:

 Ấn Độ là thuộc địa lớn nhất của thực dân Anh.

Câu 14. Tổ chức quốc tế đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới trong những năm 20 – 30 của thế kỉ XX là

A. Quốc tế cộng sản.

B. Mặt trận nhân dân chống phát xít.

C. Quốc tế thứ hai.

D. các Đảng Cộng sản.

Đáp án: A

Giải thích:

 Tổ chức quốc tế đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới trong những năm 20 – 30 của thế kỉ XX là Quốc tế cộng sản (Quốc tế thứ ba).

Câu 15. Thắng lợi nào đã đưa chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở một nước?

A. Cách mạng Pháp (cuối thế kỉ XVIII).

B. Cách mạng Nga 1905 – 1907.

C. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

D. Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917.

Đáp án: C

Giải thích:

 Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã đưa chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở một nước (SGK – Trang 113).

Câu 16. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đến hoà bình thế giới là

A. đào sâu khoảng cách giữa các nước tư bản.

B. chủ nghĩa phát xít ra đời, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới.

C. tàn phá nặng nề nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

D. phong trào đấu tranh của quần chúng dâng cao.

Đáp án: B

Giải thích:

 Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 đã dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.

Vận dụng

Câu 17. Phong trào Ngũ tứ đã khắc phục được hạn chế nào của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911?

A. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

B. Đặt cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản.

C. Tính chất chống đế quốc rất cao và triệt để.

D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Đáp án: C

Giải thích:

 Phong trào Ngũ tứ đề cao vấn đề chống đế quốc, điều mà Cách mạng Tân Hợi năm 1911 không làm được.

Câu 18. Ý nào dưới đây không chứng minh cho nhận định: “Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại”?

A. Dẫn tới sự ra đời của một trật tự thế giới mới – trật tự hai cực I-an-ta.

B. Sử dụng các loại vũ khí huỷ diệt, 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật.

C. Thiệt hại vật chất bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.

D. Lôi kéo hầu hết các châu lục, các quốc gia trên thế giới vào vòng khói lửa.

Đáp án: A

Giải thích:

 Sự ra đời của trật tự hai cực Ianta không phải là biểu hiện cho sự tàn khốc của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 19. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

B. chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

C. sự chỉ đạo chung của Quốc tế vô sản.

D. sự suy yếu của các nước thực dân, đế quốc.

Đáp án: B

Giải thích:

- Chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, sự suy yếu của các nước thực dân, đế quốc…. là nguyên nhân khách quan

Câu 20. Có thể khẳng định Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 còn mang tính chất của cách mạng giải phóng dân tộc vì đã

A. giải phóng cho các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị.

B. giải quyết vấn đề thị trường dân tộc.

C. đánh đuổi ngoại xâm.

D. giải phóng cho giai cấp nông dân.

Đáp án: A

Giải thích:

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã giải phóng cho các dân tộc bị đế quốc Nga áp bức thống trị trước đây vì thế cuộc cách mạng này 1917 còn mang tính chất của cách mạng giải phóng dân tộc.

Câu 21: Thắng lợi nào đã đưa chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết trở thành hiện thực?

A. Công xã Pari

B. Cách mạng Nga 1905-1907

C. Cách mạng tháng Hai 1917

D. Cách mạng tháng Mười Nga 1917

Đáp án: D

Giải thích: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã lật đổ được nền thống trị của tư sản, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm chủ vận mệnh của mình, đánh dấu chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết trở thành hiện thực

Câu 22: Tổ chức quốc tế đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới trong những năm 20-30 của thế kỉ XX là

A. Đảng Cộng sản

B. Quốc tế cộng sản

C. Mặt trận nhân dân chống phát xít

D. Quốc tế thứ hai

Đáp án: B

Giải thích: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước dâng cao, nhiều đảng cộng sản ra đời, trên cơ sở đó Quốc tế cộng sản được thành lập có sứ mệnh lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới đi theo con đường cách mạng tháng Mười- con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa trong những năm 20-30 của thế kỉ XX

Câu 23: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã để lại hậu quả gì đối với nền hòa bình thế giới?

A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản

B. Phong trào đấu tranh của quần chúng dâng cao

C. Đào sâu khoảng cách giữa các nước tư bản

D. Chủ nghĩa phát xít ra đời, nguy cơ chiến tranh thế giới đến gần

Đáp án: D

Giải thích: Trong những năm 1929-1933, các nước tư bản lâm vào một cuộc khủng hoảng nặng nề. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng là dẫn tới sự ra đời và lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản với mưu đồ gây chiến tranh chia lại thị trường thế giới

Câu 24: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp vô sản ở các nước châu Á có đặc điểm gì?

A. Dần trưởng thành, tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng

B. Giành quyền lãnh đạo tuyệt đối phong trào cách mạng

C. Lãnh đạo cách mạng giành được thắng lợi ở nhiều nước

D. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới

Đáp án: A

Giải thích: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất là cùng với sự phát triển của phong trào dân chủ tư sản, giai cấp vô sản ở nhiều nước dần trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.

Câu 25: Nội dung nào sau đây không phản ánh ý nghĩa của những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm 20-30 của thế kỉ XX?

A. Đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp XHCN

B. Tạo tiềm lực để Liên Xô bước vào cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít

C. Tạo ra sự đối lập giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa với hệ thống xã hội chủ nghĩa

D. Làm thất bại âm mưu bao vây, cô lập Liên Xô của các nước đế quốc

Đáp án: A

Giải thích:

Những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm 20-30 của thế kỉ XX đã:

- Đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp Xã hội chủ nghĩa.

- Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân Xô Viết.

- Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội

- Tạo ra tiềm lực vững chắc để Liên Xô có thể đứng vững trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít

- Làm thất bại âm mưu bao vây, cô lập Liên Xô của các nước đế quốc

=> Đáp án C: đến trước chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất tồn tại giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động như thế nào đến con đường đấu tranh của các dân tộc thuộc địa trên thế giới?

A. Khẳng định độc lập dân tộc chỉ có thể gắn với chủ nghĩa xã hội

B. Mở ra cho các dân tộc thuộc địa con đường đấu tranh mới

C. Giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối đấu tranh ở các nước thuộc địa

D. Đưa giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị, nắm quyền lãnh đạo cách mạng ở thuộc địa

Đáp án: B

Giải thích: Cách mạng tháng Mười Nga 1917 không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra cho các dân tộc thuộc địa con đường mới đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc- con đường cách mạng vô sản

Câu 27: Tại sao có thể khẳng định Cách mạng tháng Mười Nga 1917 còn mang tính chất của cách mạng giải phóng dân tộc?

A. Cách mạng đã giải quyết vấn đề thị trường dân tộc

B. Cách mạng đã đánh đuổi giặc ngoại xâm

C. Cách mạng đã giải phóng cho các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị

D. Cách mạng đã giải phóng cho giai cấp nông dân

Đáp án: C

Giải thích: Trước khi cách mạng tháng Mười nổ ra, nước Nga là nhà tù của các dân tộc. Hơn 50% dân tộc không phải Nga phải sống dưới ách thống trị của Nga hoàng. Tuy nhiên cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành công đã giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, mang lại cho họ quyền tự quyết có thể liên hiệp hoặc phân lập với nước Nga Xô viết

Câu 28: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga năm 1917.

B. Sự chỉ đạo của quốc tế cộng sản

C. Có sự liên minh giữa giai cấp vô sản và giai cấp nông dân.

D. Chính sách tăng cường khai thác và bóc lột thuộc địa của chủ nghĩa thực dân

Đáp án: D

Giải thích: Để bù đắp thiệt hại của chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thực dân đã tăng cường tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa. Điều này đã khiến cho mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân phát triển gay gắt. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự bùng nổ của phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 29: Ý nào sau đây không chứng minh cho nhận định: Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại?

A. Lôi kéo hầu hết các châu lục, các quốc gia trên thế giới vào vòng khói lửa

B. Sử dụng các loại vũ khí hủy diệt, giết người hàng loạt khiến khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương

C. Thiệt hại về vật chất bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại

D. Dẫn tới sự ra đời của một trật tự thế giới mới- trật tự hai cực Ianta

Đáp án: D

Giải thích:

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại do:

- Nó lôi kéo hầu hết các châu lục, các quốc gia trên thế giới vào vòng khói lửa

- Các nước tham chiến đã sử dụng những vũ khí hiện đại có tính hủy diệt khiến cho khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương

- Thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại

Câu 30: Đối với nước Nga, cách mạng tháng Mười Nga 1917 là một cuộc cách mạng

A. Dân chủ tư sản kiểu cũ

B. Dân chủ tư sản kiểu mới

C. Vô sản

D. Giải phóng dân tộc

Đáp án: C

Giải thích: Đối với nước Nga, cách mạng tháng Mười Nga 1917 là một cuộc cách mạng vô sản vì nó đã lật đổ nền thống trị của phong kiến, tư sản, đưa nhân dân lên nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình

1 474 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: