TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 24 (có đáp án 2023): Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 24.

1 7,592 15/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

Nhận biết

Câu 1. Khi tấn công Đà Nẵng (1858), thực dân Pháp thực hiện kế hoạch

A. “đánh nhanh thắng nhanh”.

B. chiếm Đà Nẵng, kéo quân vào Gia Định.

C. buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.

D. chiếm Đà Nẵng không chế cả miền Trung.

Đáp án: A

Giải thích:

 Tại Đà Nẵng, Pháp thực hiện kế hoạch“đánh nhanh thắng nhanh”, chiếm xong Đà Năng sẽ kéo thẳng ra Huế nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng (SGK – Trang 115).

Câu 2. Người chỉ huy quân dân Việt Nam anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng là

A. Hoàng Diệu.   

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Nguyễn Trung Trực.  

D. Trương Định.

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyễn Tri Phương đã chỉ huy quân dân ta chống trả cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng (SGK – Trang 115).

Câu 3. Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng quân Pháp đã kéo tới

A. thành Gia Định.

B. kinh thành Huế.

C. thành Thăng Long.    

D. Bình Định.

Đáp án: A

Giải thích:

Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng quân Pháp đã kéo tới thành Gia Định (SGK – Trang 115).     

Câu 4. Người bị ép phải nộp thành không điều kiện vào ngày 20/6/1867 khi quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long là

A. Nguyễn Tri Phương.  

B. Nguyễn Trường Tộ.

C. Phan Thanh Giản.     

D. Trương Định.

Đáp án: C

Giải thích:

 Ngày 20/6/1867 khi quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long đã ép Phan Thanh Giản nộp thành, nhân đó Pháp chiếm các tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn.

Câu 5. Trước các hoạt động xâm lược của Pháp ở Đông Nam Kì, ngày 5//6/1862, triều đình nhà Nguyễn đã

A. kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. phát động kháng chiến trong cả nước.

C. cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Pháp.

D. chính thức đầu hàng thực dân Pháp.

Đáp án: A

Giải thích:

Trước các hoạt động xâm lược của Pháp ở Đông Nam Kì, ngày 5//6/1862, triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu 6. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở

A. ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn.

B. ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

C. ba tỉnh miền Đông Nam Kì với đảo Phú Quốc.

D. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì với đảo Côn Đảo.

Đáp án: B

Giải thích:

 Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn (SGK – Trang 116).

Câu 7. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, ba cửa biển triều đình Huế đồng ý mở cho Pháp vào buôn bán là

A. Đà Nẵng, Thuận An, Quy Nhơn.

B. Đà Nẵng, Thuận An, Quảng Yên.

C. Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên.

D. Đà Nẵng, Ba Lạt, Cửa Việt.

Đáp án: C

Giải thích:

 Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, ba cửa biển triều đình Huế đồng ý mở cho Pháp vào buôn bán là Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên (SGK – Trang 116).

Câu 8. Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái là

A. Nguyễn Tri Phương.  

B. Trương Quyền.

C. Nguyễn Trung Trực.  

D. Trương Định.

Đáp án: D

Giải thích:

 Trương Định được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp.

Thông hiểu

Câu 9. Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam là

A. nhu cầu về thị trường và thuộc địa.

B. chính sách cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn.

C. chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế.

D. nhà Nguyễn thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

Đáp án: A

Giải thích:

 Từ giữa thế kỉ XIX, cũng như các nước phương Tây nói chung, Pháp đang rất cần thị trường và thuộc địa, nhu cầu này thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam.

Câu 10. Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình vì Việt Nam

A. có vị trí chiến lược ở khu vực Nam Á.

B. có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên và thị trường rộng lớn.

C. giàu tài nguyên khoáng sản, nhất là kim cương.

D. chế độ quân chủ lập hiến đã suy yếu.

Đáp án: B

Giải thích:

Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình vì Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên và nhân công dồi dào và thị trường rộng lớn.

Câu 11. Nửa đầu thế kỉ XIX, Việt Nam vẫn là một quốc gia

A. thuộc địa, nửa phong kiến.

B. phong kiến, nửa thuộc địa.

C. độc lập, có chủ quyền.

D. độc lập, nằm trong liên bang Đông Dương thuộc Pháp.

Đáp án: C

Giải thích:

Nửa đầu thế kỉ XIX, Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

Câu 12. Ý nào không phải lí do mà Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nước ta?

A. Đà Nẵng gần kinh đô Huế - đầu não của Việt Nam.

B. Đà Nẵng có cảng nước sâu thuận tiện cho việc tấn công.

C. Chiếm Đà Nẵng để uy hiếp triều đình Huế.

D. Đà Nẵng là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích:

 Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nước ta vì Đà Nẵng gần kinh đô Huế, chiếm được Đà Nẵng sẽ uy hiếp được triều đình Huế. Đà Nẵng lại có cảng nước sâu thuận tiện cho việc tấn công.

Câu 13. Kết quả của cuộc tấn công Đà Nẵng của Pháp là

A. Pháp chiếm được Đà Nẵng.

B. Thực dân Pháp phải rút quân về nước.

C. Pháp bị giam chân tại Sơn Trà trong 5 tháng.

D. Triều đình và Pháp giảng hoà.

Đáp án: C

Giải thích:

 Sau 5 tháng xâm lược Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà và phải chuyển hướng tấn công Gia Định.

Câu 14. Sau Hiệp ước Nhâm Tuất triều đình nhà Nguyễn đã

A. tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kỳ.

B. lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến chông Pháp xâm lược.

C. kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng.

D. phối hợp với các nghĩa quân ở Nam Kì để chống Pháp.

Đáp án: A

Giải thích:

 Sau Hiệp ước Nhâm Tuất triều đình đã tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kỳ (SGK – Trang 117).

Câu 15. Tháng 6/1867, quân Pháp không tốn một viên đạn đã chiếm ba tỉnh

A. Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang.

B. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

C. Vĩnh Long, Hà Tiên, Cần Thơ.

D. Vĩnh Long, Mỹ Tho, Hà Tiên.

Đáp án: B

Giải thích:

Tháng 6/1867, quân Pháp không tốn một viên đạn đã chiếm ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (SGK – Trang 118).

Câu 16. Những nhà yêu nước dùng thơ văn để chiến đấu chống giặc là

A. Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị.

B. Nguyễn Đình Chiểu, Trương Quyền, Phan Văn Trị.

C. Nguyễn Đình Chiểu, Phần Tôn, Phần Liêm

D. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.

Đáp án: A

Giải thích:

 Những nhà yêu nước dùng thơ văn để chiến đấu chống giặc là Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị (SGK – Trang 118).

Vận dụng

Câu 17. Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mời hết người Nam đánh Tây” là của

A. Trương Định.  

B. Trương Quyền.

C. Nguyễn Trung Trực.  

D. Nguyễn Tri Phương.

Đáp án: C

Giải thích:

 Nguyễn Trung Trực khi bị giặc bắt đem ra chém, ông đã nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mời hết người Nam đánh Tây” (SGK – Trang 119).

Câu 18. Thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây vì

A. lực lượng của ta bố phòng mỏng.

B. ta chủ quan, nghĩ địch không đánh.

C. lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắn, bị giết.

D. thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.

Đáp án: D

Giải thích:

 Thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây vì thái độ do dự và nhu nhược không kiên quyết kháng chiến của triều đình Huế.

Câu 19. Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống lại

A. thực dân Pháp xâm lược và phong kiến đầu hàng.

B. thực dân Pháp xâm lược.

C. sự đàn áp của quân lính triều đình.

D. sự nhu nhược, yếu hèn của vua quan nhà Nguyễn.

Đáp án: A

Giải thích:

Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bao hàm hai nhiệm vụ vừa chống thực dân Pháp xâm lược vừa chống phong kiến đầu hàng.

Câu 20. Nội dung nào trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) đã vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam?

A. Nhà Nguyễn phải giải tán các toán nghĩa binh chống Pháp ở Nam Kì.

B. Bồi thường cho Pháp khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.

C. Nhà Nguyễn nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

D. Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.

Đáp án: C

Giải thích:

- Điều khoản: nhà Nguyễn nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn đã vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam.

Câu 21: Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng

B. Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất

C. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam

D. Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai

Đáp án: C

Giải thích: Sáng ngày 1-9-1858, sau khi đưa thư buộc quân triều đình nộp thành nhưng không đợi trả lời, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nổ súng và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 22: Đứng trước cơ hội phản công vào giữa năm 1860, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?

A. Xây dựng đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.

B. Tập trung lực lượng phản công quân Pháp.

C. Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

D. Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

Đáp án: A

Giải thích: Tháng 7 – 1860, phần lớn quân Pháp đều bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc. Số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1000 tên, phải dàn mỏng trên 1 phòng tuyến dài hơn 10km.Tuy nhiên, triều đình nhà Nguyễn vẫn đóng ở đại đồn Chí Hòa mới xây dựng trong tư thế “thủ hiểm”.

Câu 23: Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858 là gì?

A. Bảo vệ đạo Gia Tô trước sự khủng bố của nhà Nguyễn

B. Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp

C. Triều đình Nguyễn “bế quan tỏa cảng” với người Pháp

D. Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam

Đáp án: A

Giải thích: Lo sợ trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây, ngoài việc thực hiện chính sách đóng cửa nhà Nguyễn còn cấm đạo, giết đạo, tàn sát đạo vì cho rằng các giáo sĩ đang lấy danh nghĩa truyền đạo để ngấm ngầm thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc mà còn là cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam.

Câu 24: Sau khi tiêu diệt được đại đồn Chí Hòa, thực dân Pháp đã có hành động gì tiếp theo?

A. Tăng cường chiếm giữ thành Gia Định.

B. Chiếm luôn bán đảo Sơn Trà.

C. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến còn lại ở Gia Định.

D. Nhanh chóng chiếm tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

Đáp án: D

Giải thích: Đêm 23 rạng sáng ngày 24 -2-1861, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hòa. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hỏa lực của Pháp, Đại đồn Chí Hòa thất thủ. Thừa thắng, quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

Câu 25: Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp bản hiệp ước

A. Giáp Tuất.

B. Nhâm Tuất.

C. Hác-măng.

D. Pa-tơ-nốt.

Đáp án: B

Giải thích: Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi.

Câu 26: “Bao giờ người Tây nhỏ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của nhân vật lịch sử nào?

A. Nguyễn Trung Trực.

B. Nguyễn Hữu Huân.

C. Phan Tôn.

D. Phan Liêm.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyễn Trung Trực trước kháng chiến ở miền Đông, sau sang miền Tây lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Khi bị giặc bắt đem ra chém, ông đã khảng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

Câu 27: Ai đã được nhân dân tôn làm Bình Tây Đại nguyên soái trong cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì chống Pháp?

A. Nguyễn Hữu Huân.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Trương Định.

D. Tôn Thất Thuyết.

Đáp án: C

Giải thích: Một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Kì chống Pháp là cuộc khởi nghĩa của Trương Định. Ông được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái. Trương Định không những không hạ vũ khí theo lệnh của triều đình mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ.

Câu 28: Năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng trước tiên không xuất phát từ lí do nào sau đây?

A. Gần Huế, dễ dàng thực hiện ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh”

B. Có giáo dân và gián điệp hoạt động mạnh

C. Có cảng nước sâu, tàu chiến dễ ra vào

D. Cắt đứt đường tiếp tế lương thực cho triều đình

Đáp án: D

Giải thích: Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng. Hơn nữa Đà Nẵng chỉ cách Huế khoảng 100 km, phù hợp với ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. Tại đây có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và một số gián điệp đội lốt thầy tu đã dọn đường cho cuộc chiến tranh của quân Pháp…=> Pháp quyết định chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam

 

Câu 29: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng đã tác động như thế nào đến kế hoạch xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?

A. Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp

B. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta

C. Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp

D. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta

Đáp án: A

Giải thích: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. Pháp bị gian chân ở bán đảo Sơn Trà. Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

Câu 40: Đâu không phải lý do trong năm 1859 thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định?

A. Cắt đứt được con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn

B. Làm bàn đạp tấn công sang Campuchia, làm chủ vùng lưu vực sông Mê Công

C. Tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.

D. Phong trào kháng chiến của nhân dân ở Gia Định yếu hơn so với Đà Nẵng

Đáp án: A

1 7,592 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: