TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8 (có đáp án 2022) - Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8.

1 863 28/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX

Nhận biết

Câu 1. Từ nửa sau thế kỉ XVIII ở Anh đã tiến hành cuộc cách mạng gì?

A. Cách mạng tư sản.

B. Cách mạng công nghiệp.

C. Cách mạng về khoa học – công nghệ.

D. Cách mạng văn học nghệ thuật.

Đáp án: B

Giải thích:

Từ nửa sau thế kỉ XVIII ở Anh đã tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp (SGK – Trang 51).

Câu 2. Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép Tôn-xtôi là

A. Chiến tranh và hoà bình.

B. Những cuộc phiêu lưu của Tom Xoay-ơ.

C. Những người khốn khổ.

D. Những người I-nô-xăng đi du lịch.

Đáp án: A

Giải thích:

Chiến tranh và hoà bình là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép Tôn-xtôi.

Câu 3. Vở balê “Hồ thiên nga” của tác giả

A. Bét-tô-ven.

B. Sô-panh.

C. Trai-cốp-xki.

D. Mô-da.

Đáp án: C

Giải thích:

Vở balê “Hồ thiên nga” của tác giả Trai-cốp-xki.

Câu 4. Nhà bác học Đác-uyn (Anh) đã tìm ra

A. lí thuyết về vạn vật hấp dẫn.

B. định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.

C. thuyết tiến hóa và di truyền.

D. bí mật của sự phát triển của thực vật.

Đáp án: C

Giải thích:

Nhà bác học Đác-uyn (Anh) đã nêu lên thuyết tiến hoá và di truyền (SGK – Trang 53).

Câu 5. Nhà bác học Niu-tơn (Anh) đã tìm ra.

A.lí thuyết về vạn vật hấp dẫn.

B. định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.

C. thuyết tiến hoá và di truyền.

D. bí mật của sự phát triển của thực vật.

Đáp án: A

Giải thích:

Nhà bác học Niu-tơn (Anh) đã tìm ra lí thuyết về vạn vật hấp dẫn (SGK – Trang 52).

Câu 6. Đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực phê phán trong các thế kỉ XVIII – XIX là

A. Ban-dắc, Đích-ken, Lép Tôn-xtôi.

B. Vôn-te, Mông-te-xki-ơ, Rút-xô.

C. Mô-da, Bét-tô-ven, Sô-panh, Trai-cốp-xki.

D. Đa-vít, Đơ-la-croa, Cuốc-bê.

Đáp án: A

Giải thích:

Chủ nghĩa hiện thực phê phán xuất hiện và trở thành trào lưu văn học tiến bộ, tiêu biểu là các nhà văn Ban-dắc ở Pháp, Đích-ken ở Anh, Lép Tôn-xtôi ở Nga.

Câu 7. Các đại diện xuất sắc trong lĩnh vực kinh tế chính trị học ở Anh là

A. Phoi-ơ-bách, Hê-ghen.

B. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen.

C. Xmit và Ri-các-đô.

D. Mác và Ăng-ghen.

Đáp án: A

Giải thích:

Ở Anh, chính trị kinh tế học tư bản ra đời với c ác đại diện xuất sắc như Xmit và Ri-các-đô (SGK – Trang 53).

Câu 8. Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là

A. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Crôm-oen.

B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ và Ô-oen.

C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.

D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.

Đáp án: D

Giải thích:

Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp) và Ô-oen (Anh) (SGK – Trang 53).

Thông hiểu

Câu 9. Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đánh dấu thời kì

A. hình thành của chế độ phong kiến.

B. thắng thế của chủ nghĩa xã hội.

C. phát triển của chế độ phong kiến.

D. thắng thế của chủ nghĩa tư bản.

Đáp án: D

Giải thích:

Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đánh dấu thời kì thắng thế của chủ nghĩa tư bản với sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản và sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực.

Câu 10. Tư tưởng “Triết học Ánh sáng” thế kỉ XVII – XVIII các tác dụng gì?

A. Kìm hãm Cách mạng Pháp phát triển.

B. Dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789 thắng lợi.

C. Kêu gọi mọi người đấu tranh bằng vũ lực.

D. Hạn chế ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.

Đáp án: B

Giải thích:

Tư tưởng “Triết học Ánh sáng” thế kỉ XVII – XVIII là tiền đề tư tưởng dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789 thắng lợi.

Câu 11. Để chiến thắng hoàn toàn chế độ phong kiến, giai cấp tư sản cần phải làm gì?

A. Củng cố quyền lực của tầng lớp quý tộc mới.

B. Tiến hành cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

C. Tiến hành cách mạng cải tiến kỹ thuật sản xuất.

D. Quan tâm đến quyền lợi của giai cấp vô sản.

Đáp án: C

Giải thích:

Để chiến thắng hoàn toàn chế độ phong kiến, giai cấp tư sản cần cải tiến kỹ thuật sản xuất nâng cao năng xuất lao động đưa xã hội phát triển hơn thời kì phong kiến.

Câu 12. Thành tựu quan trọng nhất trong nền nông nghiệp đầu thế kỉ XIX là gì?

A. Sử dụng phân hóa học, cơ giới hóa sản xuất.

B. Áp dụng những tiến bộ công nghệ vào sản xuất.

C. Sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.

D. Nghiên cứu để lai tạo các giống cây trồng mới.

Đáp án: A

Giải thích:

Thành tựu quan trọng nhất trong nền nông nghiệp đầu thế kỉ XIX là sử dụng phân hóa học, cơ giới hóa sản xuất (áp dụng máy móc) giúp tăng hiệu quả làm đất và năng suất cây trồng (SGK – Trang 52).

Câu 13. Phát minh nào không phải là thành tựu khoa học – kĩ thuật ở cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX?

A. Bản đồ gen người.                                 

B. Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

C. Máy hơi nước.                              

D. Tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước.

Đáp án: A

Giải thích:

Bản đồ gen người là thành tựu trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ (từ cuối thế kỉ XIX đến nay).

Câu 14. Thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực quân sự cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là

A. nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, chiến hạm, thủy lôi...

B. chế tạo được máy bay siêu âm.

C. chế tạo thành công bom nguyên tử.

D. phát minh ra hệ thống tên lửa đạn đạo.

Đáp án: A

Giải thích:

Thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực quân sự cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, chiến hạm, thủy lôi... (SGK – Trang 52).

Câu 15. Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, trong lĩnh vực nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương thức canh tác, ngoại trừ việc

A. sử dụng phân bón hóa học.

B. cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.

C. sử dụng máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập,...

D. điện khí hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích:

- Tiến bộ trong lĩnh vực nông nghiệp cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX được thể hiện ở việc:

+ Sử dụng phân bón hóa học.

+ Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.

+ Sử dụng máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập,...

Câu 16. Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên là

A. giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh.

B. khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật.

C. đặt cơ sở cho những nghiên cứu sau này, thúc đẩy sản xuất và kĩ thuật phát triển.

D. tấn công mạnh mẽ vào những giáo lý của thần học.

Đáp án: C

Giải thích:

Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên là đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này, thúc đẩy sản xuất và kĩ thuật phát triển.

Vận dụng

Câu 17. Tác dụng của văn học tiến bộ trong cuộc đấu tranh về quyền sống và hạnh phúc của nhân dân là

A. vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, đấu tranh cho tự do hạnh phúc và chính nghĩa.

B. dùng văn học làm vũ khí chống bọn cầm quyền.

C. ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân.

D. cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.

Đáp án: A

Giải thích:

Tác dụng của văn học tiến bộ trong cuộc đấu tranh về quyền sống và hạnh phúc của nhân dân là vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, đấu tranh cho tự do hạnh phúc và chính nghĩa.

Câu 18. Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là chưa

A. đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.

B. đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân.

C. thấy được bản chất của giai cấp tư sản.

D. vạch ra con đường đúng để thủ tiêu việc bóc lột, xây dựng xã hội mới.

Đáp án: A

Giải thích:

Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân nên chưa tranh thủ được lực lượng cũng như chưa nhìn thầy được khả năng lãnh đạo của giai cấp này.

Câu 19. “Tấm gương phản chiếu cách mạng Nga” là đánh giá của Lê-nin về các tác phẩm của ai?

A. Lép Tôn-xtôi.

B. Vích-to Huy-gô.

C. Trai-cốp-xki.

D. Gô-gôn.

Đáp án: A

Giải thích:

Lê-nin đã đánh giá các tác phẩm của Lép Tôn-xtôi như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga” vì đã phản ánh hiện thực cách mạng.

Câu 20. Trong thời cận đại, quốc gia nào ở phương Đông đã xuất hiện nhiều nhà văn hoá lớn?

A. Hy Lạp.

B. Trung Quốc.

C. La Mã.

D. Pháp.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong thời cận đại, quốc gia ở phương Đông xuất hiện nhiều nhà văn hoá lớn là Trung Quốc với nhiều tác giả nổi tiếng.

Câu 21: Năm 1807, nước Mĩ đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực kĩ thuật?

A. Sáng tạo ra đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

B. Đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.

C. Phát minh ra máy điện tín.

D. Chế tạo được loại xe lửa có nhiều toa.

Đáp án: B

Giải thích: Năm 1807, một kĩ sư người Mĩ là Phơn-tơn đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.

Câu 22: Nhà khoa học nào sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và dấu chấm vào giữa thế kỉ XIX?

A. Xti-phe-xơn.

B. Phơn-tơn.

C. Đác-uyn.

D. Moóc-xơ.

Đáp án: D

Giải thích: Giữa thế kỉ XIX, một người Mĩ là Moóc – xơ sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và chấm.

Câu 23: Nhà bác học Puôc-kin-giơ (Séc) là đã khám phá ra bí mật gì của sinh vật

A. thuyết vạn vật hấp dẫn

B. định luật bảo toàn vật chất và năng lượng

C. sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật

D. thuyết tiến hoá và di truyền

Lời giải

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1837, nhà bác học Puôc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật sự sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng, đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.

Câu 24: Nhà khoa học nào đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn

A. Niu- tơn

B. Lô-mô-nô-xốp

C. Men-đê-lê-ép

D. Rơn-ghen

Đáp án: A

Giải thích: Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học đã được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn.

Câu 25: Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước?

A. Sắt thép, máy móc và động cơ hơi nước được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực

B. Nhờ có sắt thép, máy móc đã chế tạo đc nhiều vật liệu mới

C. Động cơ hơi nước quyết định sự phát triển của một quốc gia

D. Hoạt động sản xuất của thế giới chuyển từ thủ công sang sử dụng máy móc

Đáp án: A

Giải thích:

Sở dĩ nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước, vì sắt, máy móc và động cơ hơi nước được sử dụng phổ biến ở trong tất cả các ngành sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, quân sự…Cụ thể:

Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh, sau đó là Pháp, Đức, Mĩ, … tạo nên một cuộc cách mạng trong sản xuất, chuyển từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc, đưa nền kinh tế các nước phát triển nhanh chóng.

Máy hơi nước được phát minh đã thúc đẩy sự phát triển ngành giao thông vận tải đường thủy và đường sắt ra đời.

Câu 26: Nhà tư tưởng nào sau đây không phải là đại diện của chủ nghĩa xã hội không tưởng?

A. Xanh-xi-mông

B. Phu-ri-ê

C. Ô-oen

D. Vôn- te

Đáp án: D

Giải thích: Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh- xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh). Họ nêu tư tưởng về xây dựng một xã hội mới, không co chế độ tư hữu, không có bóc lột, nhân dân làm chủ mọi phương tiện sản xuất, Tuy nhiên kế hoạch của họ sẽ không thể thực hiện được khi xã hội tư bản không bị xóa bỏ.

Câu 27: Đâu không phải là thành tựu khoa học xã hội trong thế kỉ XVIII-XIX?

A. Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biến chứng ra đời đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen

B. Ở Anh, kinh tế chính trị học ra đời với các đại biểu xuất sắc Xmít và Ri-các-đô

C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn với tên tuổi của Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh)

D. Học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học do Ăngghen đề xướng

Đáp án: D

Giải thích:

Những thành tựu khoa học xã hội trong thế kỉ XVIII-XIX là

- Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biến chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen

- Ở Anh, kinh tế chính trị học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc Xmít và Ri-các-đô

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh)

- Học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời do Mác và Ăng-ghen đề xướng

Câu 28: Đâu không phải là ý nghĩa của các phát minh khoa học tự nhiên đối với đời sống xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII-XIX?

A. Tấn công vào các giáo lý thần học

B. Giải thích rõ quy luật vận động của thế giới

C. Thúc đẩy sự phát triển của khoa học xã hội và văn học nghệ thuật

D. Vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản

Đáp án: D

Giải thích: Các phát minh khoa học tự nhiên đã chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật; chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lý thần học cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loài; đồng thời thúc đẩy sự phát triển của khoa học xã hội và văn học nghệ thuật

Câu 29: Nguyên nhân chính dẫn đến sự nở rộ của các trào lưu tư tưởng tiến bộ trong thế kỉ XVIII-XIX là

A. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế- xã hội

B. Phong trào đấu tranh của công nhân phát triển

C. Cuộc đấu tranh giữa quan hệ sản xuất phong kiến và tư bản chủ nghĩa

D. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển

Đáp án: A

Giải thích: Cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp thành công ở nhiều nước trên thế giới đã đánh dấu sự xác lập của chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế- xã hội, một hệ thống bao trùm thế giới. Những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản chính là mảnh đất màu mỡ để các nhà tư tưởng cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về bản chất của nó. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự nở rộ của các trào lưu tư tưởng tiến bộ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

Câu 30: Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học không được hình thành trên cơ sở tư tưởng nào sau đây?

A. Trào lưu triết học cổ điển Đức

B. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh

C. Lý luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng

D. Trào lưu triết học ánh sáng Pháp

Đáp án: D

Giải thích: Nguồn gốc lý luận trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học là trào lưu triết học cổ điển Đức, học thuyết kinh tế chính trị học cổ điển Anh và lý luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng.

1 863 28/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: