TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 10 (có đáp án 2022) - Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 10.

1 768 28/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX

Nhận biết

Câu 1. Mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc thực dân Anh đã

A. khuất phục triều đình Mãn Thanh.

B. cấu kết với các đế quốc khác để xâu xé Trung Quốc.

C. tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện.

D. tiến hành chiến tranh với nước đế quốc Âu, Mĩ, Nhật Bản.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong những năm 1840 – 1842, thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện (SGK – Trang 58).

Câu 2. Vùng nào của Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Nhật?

A. Bắc Kinh.

B. Đông Bắc Trung Quốc.

C. Hồng Kông.

D. Thượng Hải.

Đáp án: B

Giải thích:

Nhật chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc (SGK – Trang 59).

Câu 3. Vùng châu thổ sông Dương Tử của Trung Quốc bị nước nào chiếm đóng?

A. Nước Đức.

B. Nước Pháp.

C. Nước Anh.

D. Nước Nga.

Đáp án: C

Giải thích:

 Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử (SGK – Trang 59).

Câu 4. Vùng Vân Nam của Trung Quốc bị nước nào chiếm đóng?

A. Nước Đức.

B. Nước Pháp.

C. Nước Anh.

D. Nước Nhật.

Đáp án: B

Giải thích:

Pháp thôn tín vùng Vân Nam (SGK – Trang 59).

Câu 5. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc do ai khởi xướng?

A. Từ Hy Thái Hậu.

B. Vua Quang Tự.

C. Khang Hữu Vi - Lương Khải Siêu.

D. Tôn Trung Sơn.

Đáp án: C

Giải thích:

 Cuộc vận động Duy tân (1898) do hai nhà nho yêu nước – Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu chủ trương (SGK – Trang 60).

Câu 6. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn nổ ra ở vùng nào của Trung Quốc?

A. Sơn Đông.

B. Sơn Tây.

C. Nam Kinh.

D. Bắc Kinh.

Đáp án: A

Giải thích:

 Phong trào Nghĩa Hòa đoàn nổ ra ở Sơn Đông (Trung Quốc).

Câu 7. Học thuyết Tam dân do ai khởi xướng?

A. Khang Hữu Vi.

B. Lương Khải Siêu.

C. Tôn Trung Sơn.

D. Tưởng Giới Thạch.

Đáp án: C

Giải thích:

 Học thuyết Tam dân do Tôn Trung Sơn khởi xướng.

Câu 8. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn có nội dung là

A. "Đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền".

B. "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc".

C. "Dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do”.

D. "Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình".

Đáp án: B

Giải thích:

 Học thuyết Tam dân có nội dung là "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc" (SGK – Trang 61).

Thông hiểu

Câu 9. Sự kiện mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc là

A. thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện 1840 – 1842.

B. cuộc chiến tranh Trung – Nhật 1894 – 1895.

C. các nước Âu, Mĩ, Nhật Bản họp bàn về việc xâu xé Trung Quốc.

D. liên quan Anh, Nhật, Mĩ, Đức, Nga, Pháp tiến vào Bắc Kinh.

Đáp án: A

Giải thích:

 Trong những năm 1840 – 1842, thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc (SGK – Trang 58).

Câu 10. Mục đích của cuộc vận động Duy Tân (1898) ở Trung Quốc là

A. thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ tư bản chủ nghĩa.

B. thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến.

C. mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ ở Trung Quốc.

D. phục hồi triều đình phong kiến Mãn Thanh.

Đáp án: B

Giải thích:

 Mục đích của cuộc vận động Duy Tân (1898) ở Trung Quốc là thay thế chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu bằng chế độ quân chủ lập hiến.

Câu 11. Nội dung nào không phải ý nghĩa của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc (1898)?

A. Làm lung lay trật tự, nền tảng chế độ phong kiến Trung Quốc.

B. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc.

C. Mâu thuẫn giữa các thế lực trong triều đình Mãn Thanh phát triển gay gắt.

D. Mở đường cho Trung Quốc đi lên xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.

Đáp án: D

Giải thích:

Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc (1898) tuy thất bại nhưng đã khiến những mâu thuẫn trong triều đình phong kiến phát triển gay gắt, làm lung lay trật tự, nền tảng chế độ phong kiến Trung Quốc và tạo điều kiện cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc.

Câu 12. Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa đoàn ở Trung Quốc là chống

A. triều đình phong kiến Mãn Thanh.

B. sự xâm lược của các nước đế quốc.

C. Từ Hi Thái Hậu vì ra lệnh bắt vua Quang Tự.

D. các thế lực phong kiến cát cứ ở Trung Quốc.

Đáp án: B

Giải thích:

 Phong trào Nghĩa Hòa đoàn ở Trung Quốc là một phong trào nông dân chống đế quốc (SGK – Trang 60).

Câu 13. Khi liên quân tám nước tấn công Bắc Kinh, triều đình phong kiến Mãn Thanh có thái độ như thế nào?

A. Phối hợp với nghĩa quân Nghĩa Hòa đoàn chống lại.

B. Kêu gọi nhân dân cả nước ủng hộ Nghĩa Hòa đoàn.

C. Cấu kết với các nước đế quốc để đàn áp phong trào.

D. Phát động cuộc kháng chiến chống xâm lược trong cả nước.

Đáp án: C

Giải thích:

 Nghĩa Hoà đoàn thất bại do sự câu kết của triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc (SGK – Trang 60).

Câu 14. Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp

A. tư sản.

B. vô sản.

C. nông nhân.

D. phong kiến.

Đáp án: A

Giải thích:

 Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của giai cấp tư sản.

Câu 15. Cương lĩnh của Trung Quốc Đồng minh hội là gì?

A. Đánh đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh, giành ruộng đất cho dân cày.

B. Chống lại sự thống trị của các nước đế quốc, giành độc lập.

C. Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.

D. Đánh đổ chế độ phong kiến thối nát và các nước đế quốc xâm lược.

Đáp án: C

Giải thích:

 Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập nhằm đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất (SGK – Trang 61).

Câu 16. Cách mạng Tân Hợi (1911) đã

A. đưa nhân dân lao động Trung Quốc lên nắm chính quyền.

B. lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.

C. chấp dứt ách cai trị của thực dân phương Tây ở Trung Quốc.

D. lật đổ chế độ phong kiến, đưa Trung Quốc phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: B

Giải thích:

Cách mạng Tân Hợi (1911) đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.

Vận dụng

Câu 17. Điểm cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để là

A. không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.

B. chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiên.

C. không lật đổ được chế độ phong kiến chuyên chế.

D. không thực hiện quyền bình đẳng nam – nữ.

Đáp án: A

Giải thích:

Điểm cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để là cuộc cách mạng này chưa nêu ra vấn đề chống đế quốc và không tích cực chống phong kiến. Cách mạng mới lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến và giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Câu 18. Sự kiện nào chứng tỏ cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc chấm dứt?

A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.

B. Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống, trao quyền cho Viên Thế Khải.

C. Khởi nghĩa ở Vũ Xương bị thất bại.

D. Triều đình Mãn Thanh cấu kết với đế quốc đàn áp cách mạng.

Đáp án: B

Giải thích:

 Với sự kiện Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống, trao quyền cho Viên Thế Khải cách mạng coi như đã kết thúc.

Câu 19.Trung Quốc bị nhiều nước đế quốc cuồng xâu xé, xâm lược vì

A. triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh.

B. Trung Quốc rộng lớn, một nước đế quốc khó có thể xâm lược.

C. phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh.

D. triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp.

Đáp án: B

Giải thích:

 Trung Quốc một quốc gia rộng lớn, đông dân nên một nước đế quốc khó có thể xâm lược và cai trị được vì vậy các nước đã chia nhau xâu xé Trung Quốc.

Câu 20. Đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là

A. Vua Quang Tự.

B. Khang Hữu Vi.

C. Lương Khải Siêu.

D. Tôn Trung Sơn.

Đáp án: D

Giải thích:

 Đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn (SGK – Trang 61).

Câu 21: Sự kiện nào là mốc mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Trung Quốc?

A. Cuộc chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh

B. Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông

C. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Nam Kinh

D. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Tân Sửu

Đáp án: A

Giải thích: Trong những năm 1840-1842, thực dân Anh tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc của chủ nghĩa thực dân phương Tây

Câu 22: Phong trào Nghĩa Hoà đoàn ở Trung Quốc là phong trào đấu tranh của lực lượng nào?

A. giai cấp tư sản.

B. giai cấp nông dân.

C. giai cấp công nhân.

D. giai cấp tiểu tư sản.

Đáp án: B

Giải thích: Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, một phong trào nông dân chống đế quốc bùng nổ ở miền Bắc Trung Quốc, đó là phong trào Nghĩa Hòa đoàn.

Câu 23: Sự kiện nào đánh dấu cách mạng Tân Hợi trên thực tế đã kết thúc?

A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.

B. Tôn Trung Sơn từ chức Đại tổng thống, Viên Thế Khải lên thay.

C. Khởi nghĩa Vũ Xương bị thất bại.

D. Triều đình Mãn Thanh câu kết với đế quốc đàn áp cách mạng.

Đáp án: B

Giải thích: Ngày 29-12-1911, một chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời. Tuy nhiên, những người lãnh đạo không kiên quyết lại vội vã thương lượng, đưa Viêm Thế Khải – vốn là một đại thần của nhà Thanh lên thay Tôn Trung Sơn (2-1912) làm Tổng thống. Cách mạng coi như chấm dứt.

Câu 24: Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai?

A. Lương Khải Siêu

B. Khang Hữu Vi

C. Hồng Tú Toàn

D. Tôn Trung Sơn

Đáp án: D

Giải thích: Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn

Câu 25: Nội dung cơ bản của học thuyết Tam dân là

A. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc

B. Dân tộc độc lập, dân chủ, tự do, dân sinh hạnh phúc

C. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do

D. Dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc

Đáp án: A

Giải thích: Tôn Trung Sơn đã đề ra Học thuyết Tam dân với nội dung cơ bản: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc

Câu 26: Trước sự xâm lược của thực dân phương Tây, triều đình Mãn Thanh có phản ứng như thế nào?

A. Kiên quyết đấu tranh chống đế quốc đến cùng

B. Thỏa hiệp với đế quốc để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân

C. Vừa đánh vừa đàm phán để từng bước gạt bỏ ảnh hưởng của thực dân phương Tây

D. Kêu gọi sự giúp đỡ của các nước chư hầu chống lại thực dân phương Tây

Đáp án: B

Giải thích: Trước sự xâm lược của thực dân phương Tây, triều đình Mãn Thanh đã tìm cách thỏa hiệp với các nước đế quốc, lần lượt kí các hiệp ước bất bình đẳng để bảo vệ quyền lợi của dòng họ, tập trung lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc

Câu 27: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thất bại của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là

A. Không dựa vào lực lượng nhân dân

B. Chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt

C. Những người lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm

D. Sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu do Từ Hi Thái hậu đứng đầu

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thất bại của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là do sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu đứng đầu là Từ Hi Thái hậu. Thời kì này toàn bộ quyền lực đều nằm trong tay Từ Hi thái hậu, vua Quang Tự chỉ là bù nhìn. Bản thân Từ Hi và phe cánh của bà kịch liệt phản đối cải cách do sợ bị đụng chạm đến quyền lợi.

Câu 28: Sự kiện nào đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ?

A. Khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Xương (10-10-1911)

B. Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (2-1912)

C. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh (29-12-1911)

D. Sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt của triều đình Mãn Thanh (9-5-1911)

Đáp án: D

Giải thích: Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc. Sự kiện này đã gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản, châm ngòi cho một cuộc cách mạng – Cách mạng Tân Hợi (1911)

Câu 29: Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập không nhằm mục tiêu nào sau đây?

A. Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa

B. Thành lập Dân quốc

C. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất

D. Đánh đổ đế quốc, khôi phục Trung Hoa

Đáp án: D

Giải thích: Tháng 8- 1905, Tôn Trung Sơn và những người đồng chí của mình đã thành lập Trung Quốc Đồng minh hội nhằm đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất

Câu 30: Đâu không phải là hạn chế của cách mạng Tân Hợi (1911)?

A. Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc.

B. Không tích cực chống phong kiến đến cùng.

C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Không lật đổ được chế độ phong kiến.

Đáp án: D

Giải thích:

Hạn chế của cách mạng Tân hợi (1911):

+ Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc.

+ Không tích cực chống phong kiến đến cùng.

+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

=> cách mạng Tân hợi (1911) là cuộc cách mạng tư sản không triệt để

 

 

1 768 28/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: