TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 18 (có đáp án 2023): Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 18.

1 447 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Nhận biết

Câu 1. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), nước Mĩ đã

A. áp dụng “Chính sách mới”.                     

B. áp dụng “Chính sách kinh tế mới” (NEP).

C. áp dụng “Kế hoạch Mácsan”.                           

D. áp dụng chính sách “Láng giềng thân thiện”.

Đáp án: A

Giải thích:

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), nước Mĩ đã áp dụng “Chính sách mới”.

Câu 2. Đầu thế kỉ XX, Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất nào?

A. Điện, y tế, gang,  thép.

B. Ô tô, dầu lửa, thép.

C. Công nghiệp vũ trụ.

D. Công nghiệp điện hạt nhân.

Đáp án: B

Giải thích:

 Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép (SGK – Trang 93).

Câu 3. Trong những năm 1923-1929, Mỹ nắm trong tay

A. 40% trữ lượng vàng của thế giới.   

B. 50% trữ lượng vàng của thế giới.   

C. 60% trữ lượng vàng của thế giới.

D. 70% trữ lượng vàng của thế giới.

Đáp án: C

Giải thích:

 Trong những năm 1923-1929, Mỹ nắm trong tay 60% trữ lượng vàng của thế giới (SGK – Trang 93).

Câu 4. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ (năm 1929 – 1933) bắt đầu từ lĩnh vực

A. nông nghiệp.

B. tài chính.

C. công nghiệp.

D. dịch vụ.

Đáp án: B

Giải thích:

 Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ bắt đầu từ lĩnh vực tài chính (SGK – Trang 94).

Câu 5. Tháng 5/1921 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Mĩ công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

B. Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện chính sách mới.

C. Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập.

D. Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ.

Đáp án: C

Giải thích:

Tháng 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập.

Câu 6. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ đạt đến đỉnh cao nhất vào

A. Năm 1930.

B. Năm 1931.

C. Năm 1932.

D. Năm 1933.

Đáp án: C

Giải thích:

 Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ lên đến đỉnh điểm vào năm 1932.

Câu 7. Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Chính phủ Mỹ đã

A. tiến hành chiến tranh mở rộng thị trường.

B. thực hiện Chính sách mới.

C. thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP).

D. gây ảnh hưởng của mình với các nước Mĩ La-tinh.

Đáp án: B

Giải thích:

 Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, khi Ru-dơ-ven đắc cử Tổng thống vào năm 1932 đã thực hiện Chính sách mới.

Câu 8. Tổng thống Mĩ thực hiện Chính sách mới để giải quyết khủng hoảng là

A. Ru-dơ-ven.

B. Ai-xen-hao.

C. Tơ-ru- man.

D. Ken-nơ-đi.

Đáp án: A

Giải thích:

 Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, khi Ru-dơ-ven đắc cử Tổng thống vào năm 1932 đã thực hiện Chính sách mới.

Thông hiểu

Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế của Mĩ

A. bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

B. vẫn giữ được mức bình thường như trước chiến tranh.

C. bị khủng hoảng trầm trọng.

D. đạt mức tăng trưởng cao.

Đáp án: D

Giải thích:

 Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo ra cho Mĩ những cơ hội để phát triển kinh tế nên sau chiến tranh nền kinh tế của Mĩ đạt mức tăng trưởng cao.

Câu 10. Nội dung nào không phải biện pháp của giai cấp tư sản Mĩ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở những thập niên đầu thế kỉ XX?

A. Cải tiến kỹ thuật.

B. Sản xuất dây chuyền.

C. Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.

D. Sử dụng hệ thống robot, máy tự động.

Đáp án: D

Giải thích:

 Giai cấp tư sản Mĩ đã ra sức cải tiến kĩ thuật, sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân (SGK – Trang 93). Việc sử dụng hệ thống robot, máy tự động vào sản xuất diễn ra từ những thập niên cuối của thế kỉ XX cho đến nay.

Câu 11. Trong những năm 1929 – 1939, trước tình trạng thất nghiệp, phá sản và nghèo đói nhân dân lao động Mĩ đã

A. phát động phong trào “phá kho thóc giải quyết nạn đói”.

B. biểu tình, tuần hành, “đi bộ vì đói”.

C. thực hiện phong trào “hũ gạo cứu đói”

D. tiến hành cuộc chiến tranh bánh mì.

Đáp án: B

Giải thích:

 Trong những năm 1929 – 1939, trước tình trạng thất nghiệp, phá sản và nghèo đói nhân dân lao động Mĩ đã biểu tình, tuần hành, “đi bộ vì đói” (SGK – Trang 94).

Câu 12. Lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ là

A. Đảng Cộng sản Mĩ.   

B. Đảng Dân chủ Mỹ.

C. Đảng Cộng hòa Mỹ.  

D. Tổ chức Công đoàn Mĩ.

Đáp án: A

Giải thích:

Đáp án đúng là: A

 Tháng 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập và trở thành một lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ.

Câu 13. Ý nào không phải biểu hiện cho sự khủng hoảng của nền kinh tế Mĩ trong những năm 1929 – 1933?

A. Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản.

B. Năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm 2 lần so với năm 1929.

C. Nước Mĩ bị Nhật Bản và Tây Âu cạnh tranh vị trí siêu cường thế giới.

D. Nạn thất nghiệp và nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mĩ.

Đáp án: C

Giải thích:

 Cuộc khủng hoảng đã khiến hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản. Năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm 2 lần so với năm 1929. Nạn thất nghiệp và nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mĩ (SGK – Trang 94).

Câu 14. Các đạo luật giữ vai trò giải quyết khủng hoảng kinh tế của Mĩ là đạo luật về

A. ngân hàng, tài chính và thương mại.

B. tài chính, nông nghiệp và thương nghiệp.

C. phục hưng công nghiệp và nông nghiệp.

D. phục hưng công nghiệp và nông nghiệp, ngân hàng.

Đáp án: D

Giải thích:

 Chính phủ Ru-dơ-ven đã ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp và nông nghiệp, ngân hàng để phục hồi nền kinh tế (SGK – Trang 95).

Câu 15. Ý nào không phải nội dung chủ yếu của Chính sách mới của Mỹ?

A. Thực hiện các biện pháp giải quyết thất nghiệp.

B. Phục hồi sự phát triển của nền kinh tế tài chính.

C. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ lại các ngành kinh tế và ổn định xã hội.

D. Tăng cường đàn áp và bóc lột thuộc địa để thu lợi nhuận.

Đáp án: D

Giải thích:

 Chính sách kinh tế mới bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế tài chính, kiểm soát chặt chẽ lại các ngành kinh tế và ổn định xã hội (SGK – Trang 95).

Câu 16. Ý nào không phải ý nghĩa của Chính sách mới ở Mĩ?

A. Giúp Mĩ trở thành siêu cường kinh tế thứ 2 thế giới (sau Liên Xô).

B. Cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ.

C. Giải quyết phần nào khó khăn của người lao động.

D. Duy trì chế độ dân chủ tư sản ở Mĩ.

Đáp án: A

Giải thích:

 Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào khó khăn của người lao động và góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản ở Mĩ (SGK – Trang 95).

Vận dụng

Câu 17. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Mỹ thu nhiều lợi nhuận nhờ bán vũ khí, áp dụng thành tựu kĩ thuật vào sản xuất.

B. đất nước không bị chiến tranh tàn phá, tình hình xã hội ổn định.

C. có chính sách cải cách kinh tế - xã hội hợp lý.

D. tăng cường lao động và bóc lột sức lao động của công dân.

Đáp án: A

Giải thích:

 Lợi dụng chiến tranh Mĩ đã buôn bán vũ khí cho hai bên tham chiến để thu lợi nhuận, Mĩ cũng áp dụng những thành tựu kĩ thuật vào trong sản xuất.

Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu khiến phong trào công nhân phát triển trong khắp các bang của nước Mĩ vào những năm 20 của thể kỉ XX là

A. Đảng công nhân cộng sản chủ nghĩa Mĩ thành lập đã thúc đẩy phong trào.

B. Đảng Cộng sản Mỹ ra đời đã thúc đẩy phong trào.

C. ảnh hưởng từ cuộc Cách mạng tháng Mười Nga.

D. giai cấp công nhân bị bóc lột, chịu tình trạng thất nghiệp và bất công.

Đáp án: A

Giải thích:

 Tháng 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập và trở thành một lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ khiến phong trào phát triển trong khắp các bang của nước Mĩ vào những năm 20 của thể kỉ XX.

Câu 19. Nước Mĩ đạt tới thời kì phồn vinh về kinh tế trong những năm (1924 - 1929) nhờ

A. sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tập đoàn tư bản.

B. thu lợi nhuận trong chiến tranh.

C. "chủ nghĩa tự do" trong phát triển kinh tế.

D. nhận được bồi thường sau chiến tranh.

Đáp án: C

Giải thích:

 Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ trong những năm 1924 – 1929 là nhờ sự tự do trong phát triển kinh tế, vì vậy giai cấp tư sản đã ra sức cải tiến kĩ thuật, sản xuất dây chuyền…

Câu 20. Trong Chính sách mới, vai trò quan trọng nhất nắm giữ mọi vấn đề của nước Mĩ là

A. Đảng Cộng hoà.

B. Đảng Cộng sản.

C. Nhà nước.

D. Nhân dân lao động.

Đáp án: C

Giải thích:

 Chính sách mới của Mĩ đặt ra những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước trong mọi lĩnh vực.

Câu 21: Cuộc khủng hoàng kinh tế ở nước Mĩ (1929-1933) bắt đầu từ lĩnh vực nào?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp

C. Tài chính- ngân hàng

D. Thương mại- dịch vụ

Đáp án: C

Giải thích: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Ngày 29-10-1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Niu Oóc. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%.

Câu 22: Chính sách mà nước Mĩ thực hiện trong những năm 1929-1933 để thoát khỏi khủng hoảng có tên là

A. Chính sách mới

B. Chính sách kinh tế mới

C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước

D. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng thuộc địa

Đáp án: A

Giải thích: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hôi, được gọi chung là Chính sách mới

Câu 23: Người đề xướng thực hiện Chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là

A. H. Huvơ

B. H.Truman

C. Aixenhao

D. Ph. Rudơven

Đáp án: D

Giải thích: Người đề xướng thực hiện Chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc kinh tế là tổng thống Ph. Rudơven

Câu 24: Tháng 5-1921 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trong phong trào công nhân Mĩ?

A. Công đoàn Mĩ được thành lập

B. Phong trào đấu tranh của công nhân Mĩ dâng cao

C. Đảng công nhân xã hội dân chủ Mĩ được thành lập

D. Đảng cộng sản Mĩ được thành lập

Đáp án: D

Giải thích: Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.

Câu 25: Đâu không phải là đạo luật nằm trong Chính sách mới của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven?

A. Đạo luật về ngân hàng

B. Đạo luật phục hưng công nghiệp

C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp

D. Đạo luật phát triển du lịch - dịch vụ

Đáp án: D

Giải thích:

Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Ru-dơ-ven đã đề ra chính sách mới với các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Trong các đạo luật đó, đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất.

=> Đáp án D: Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven không có đạo luật phát triển du lịch – dịch vụ.

Câu 26: Kết quả lớn nhất mà Chính sách mới mang lại cho Mĩ trong những năm 1932-1939 là

A. Khôi phục nền sản xuất đạt mức trước khủng hoảng

B. Xoa dịu những mâu thuẫn xã hội ở Mĩ

C. Đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, duy trì chế độ dân chủ tư sản

D. Nâng cao vị thế của Mĩ trên trường quốc tế

Đáp án: C

Giải thích: Chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven thực hiện ở Mĩ trong những năm 1932-1939 đã khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp => đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, duy trì chế độ dân chủ tư sản - đây chính là thành quả lớn nhất của chính sách mới.

Câu 27: Sự phát triển phồn vinh của nền kinh tế Mĩ trong những năm 1919-1929 không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Thu lợi từ chiến tranh thế giới thứ nhất

B. Cải tiến kĩ thuật sản xuất

C. Thu hút được lao động có trình độ cao

D. Sự bóc lột từ hệ thống thuộc địa rộng lớn

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển phồn vinh của kinh tế Mĩ trong những năm 1919-1929:

- Nước Mĩ tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất không những không bị tàn phá mà còn thu được nguồn lợi khổng lồ từ cuộc chiến tranh do buôn bán vũ khí và tiền bồi thường chiến phí. Ngoài ra, trong chiến tranh Mĩ cũng thu hút được số lượng lớn các nhà khoa học phục vụ cho việc hiện đại hóa nền sản xuất

- Giai cấp tư sản Mĩ dùng nhiều biện pháp nhằm cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường năng suất lao động và bóc lột công nhân.

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 28: Bản chất của chính sách mới do Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện trong những năm 1932-1939 là

A. Hạn chế vai trò của ngân hàng, thay vào đó là các ngành công nghiệp trọng điểm

B. Sự can thiệp tích cực của nhà nước vào các vấn đề kinh tế- xã hội

C. Sự nhượng bộ của giai cấp tư sản đối với người lao động

D. Khôi phục lại sự cân đối giữa cung và cầu

Đáp án: B

Giải thích: Bản chất của chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở nước Mĩ trong những năm 1932-1939 là tăng cường sự can thiệp tích cực của nhà nước vào nền kinh tế, dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị, xã hội

Câu 29: Điểm khác biệt cơ bản của tình hình kinh tế nước Mĩ so với các nước tư bản châu Âu trong giai đoạn 1918-1923 là

A. Kinh tế Mĩ bước vào thời kì phát triển phồn vinh

B. Kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng

C. Kinh tế Mĩ tập trung phát triển công nghiệp ô tô

D. Kinh tế Mĩ tập trung phát triển công nghiệp vũ trụ

Đáp án: A

Giải thích: Trong giai đoạn 1918-1923, trong khi nền kinh tế Mĩ bước vào thời kì phát triển phồn vinh trở thành trung tâm kinh tế- tài chính hàng đầu thế giới thì các nước tư bản châu Âu lại đang lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 30: Thời gian đương nhiệm của Tổng thống Ru-dơ-ven có điểm gì đặc biệt so với các tổng thống Hoa Kì tiền nhiệm?

A. Đảm nhiệm vai trò tổng thống trong 3 nhiệm kì

B. Đảm nhiệm vai trò tổng thống trong 4 nhiệm kì

C. Đảm nhiệm vai trò tổng thống trong 5 nhiệm kì

D. Đảm nhiệm vai trò tổng thống trong 6 nhiệm kì

Đáp án: B

Giải thích: Cho đến hiện nay, Ru-dơ-ven là người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp (1932-1945).

1 447 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: