TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 1 (có đáp án 2022) - Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 1.

1 1052 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Nhận biết

Câu 1. Nền sản xuất TBCN ra đời với sự hình thành của hai giai cấp mới nào?

A. Địa chủ và nông dân.

B. Địa chủ và vô sản.

C. Tư sản và nông dân.

D. Tư sản và vô sản.

Đáp án: D

Giải thích:

Nền sản xuất TBCN có sự hình thành hai giai cấp mới: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản (SGK – Trang 3).

Câu 2. Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIV, vùng đất Nê-đéc-lan bị lệ thuộc vào vương quốc

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Tây Ban Nha.

Đáp án: D

Giải thích:

Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIV, vùng đất Nê-đéc-lan bị lệ thuộc vào vương quốc Tây Ban Nha.

Câu 3. Giai cấp công nhân làm thuê ở Nê-đéc-lan xuất thân chủ yếu từ các thành phần nào?

A. Giai cấp tư sản bị phá sản.

B. Nng dân bị cướp đoạt ruộng đất.

C. Thợ thủ công và nông dân bị phá sản.

D. Tầng lớp tiểu tư sản bị thất nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích:

Những người thợ thủ công bị phá sản và những người nông dân bị cướp ruộng đất ở Nê-đéc-lan đã đến các thành phố, khu công nghiệp làm việc và trở thành những người công nhân làm thuê.

Câu 4. Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nào nổi tiếng nhất ở Anh?

A. Sản xuất thủ công nghiệp.

B. Sản xuất nông nghiệp.

C. Sản xuất len dạ.

D. Sản xuất và chế biến thuỷ tinh.

Đáp án: C

Giải thích:

Ngành sản xuất len dạ rất nổi tiếng ở Anh với sự ra đời của nhiều công trình thủ công, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Câu 5. Cuộc nội chiến ở Anh diễn ra giữa các thế lực nào?

A. Vua Sác-lơ I với quý tộc mới.

B. Vua Sác-lơ I với Quốc hội.

C. Quý tộc mới với tư sản.

D. Tư sản với địa chủ phong kiến.

Đáp án: B

Giải thích:

Cuộc nội chiến ở Anh diễn ra giữa Vua Sác-lơ I với Quốc hội (SGK – Trang 5).

Câu 6. Từ đầu thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa của mình ở

A. Bắc Mĩ.

B. Trung Mĩ.

C. Nam Mĩ.

D. Ấn Độ.

Đáp án: A

Giải thích:

Từ đầu thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ (SGK – Trang 7).

Câu 7. Sự kiện mở đầu trong cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là

A. Sự kiện “chè Bô-xtơn”.

B. Hội nghị lục địa tại Phi-la-đen-phi-a.

C. “Tuyên ngôn Độc lập” được tuyển bố.

D. Trận đánh tại Xa-ra-tô-ga.

Đáp án: A

Giải thích:

 Tháng 12/1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công 3 tàu chở chè của Anh và ném các thùng chè xuống biển để phản đối chế độ thuế của thựa dân Anh. Đây là sự kiện mở đầu trong cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

Câu 8. Theo Hiếp pháp 1787, Mĩ là nước theo thể chế

A. quân chủ chuyên chế.

B. quân chủ lập hiến.

C. cộng hoà liên bang.

D. dân chủ cộng hoà.

Đáp án: C

Giải thích:

 Theo Hiếp pháp 1787, Mĩ là nước theo thể chế cộng hoà liên bang (SGK – Trang 9).

Thông hiểu

Câu 9. Khi nền sản xuất mới TBCN ra đời trong lòng xã hội phong kiến đã nảy sinh mâu thuẫn giữa

A. giai cấp tư sản và nông dân.

B. chế độ phong kiến với giai cấp tư sản.

C. chế độ phong kiến với nông dân và thợ thủ công.

D. chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi nền sản xuất mới TBCN ra đời, mặc dù có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị, luôn bị giai cấp phong kiến chèn ép, kìm hãm nên giai cấp tư sản mâu thuẫn gay gắt với chế độ phong kiến. Nhân dân lao động bị bóc lột dưới chế độ phong kiến nên cũng mâu thuẫn sâu sắc.

Câu 10. Đặc điểm nổi bật nhất của Nê-đéc-lan trước khi bùng nổ cách mạng tư sản là gì?

A. Nền kinh tế phong kiến phát triển mạnh, khống chế toàn bộ hoạt động trong xã hội.

B. Nền kinh tế TBCN phát triển mạnh, không bị chế độ phong kiến kìm hãm.

C. Kinh tế TBCN phát triển mạnh nhất ở Tây Âu với nhiều thành phố và hải cảng lớn.

D. Nền kinh tế TBCN phát triển mạnh, nhất là trong nông nghiệp và thủ công nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích:

Trước khi bùng nổ cách mạng tư sản, vùng đất Nê-đéc-lan có nền kinh tế TBCN phát triển nhất ở Tây Âu (SGK – Trang 4).

Câu 11. Cuối thế kỉ XVII, quan hệ sản xuất TBCN phát triển mạnh ở Anh thể hiện ở điểm nào?

A. Sự xuất hiện của các đồn điền, trang trại.

B. Sự xuất hiện của các trung tâm công nghiệp.

C. Sự phát triển của các công trường thủ công và ngoại thương.

D. Máy móc được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy.

Đáp án: C

Giải thích:

Tại Anh nền kinh tế TBCN rất phát triển với sự ra đời của các công trường thủ công như luyện kim, dệt len dạ… phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu ra bên ngoài.

Câu 12. Trước cách mạng tư sản (thế kỉ XVII), mâu thuẫn mới nảy sinh ở Anh là mâu thuẫn giữa

A. nông dân, thợ thủ công với quý tộc địa chủ.

B. quý tộc mới, giai cấp tư sản với chế độ quân chủ.

C. Nông dân, công nhân với quý tộc mới.

D. Tư sản, nông dân với quý tộc địa chủ.

Đáp án: B

Giải thích:

Bên cạnh mâu thuẫn cũ giữa nông dân với địa chủ quý tộc, ở Anh xuất hiện thêm những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế (SGK – Trang 5).

Câu 13. Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối TBCN, trở thành tầng lớp nào?

A. Tư bản công nghiệp.

B. Tư bản nông nghiệp.

C. Địa chủ mới.

D. Quý tộc mới.

Đáp án: D

Giải thích:

Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối TBCN, trở thành những tầng lớp quý tộc mới (SGK – Trang 5).

Câu 14. Mục đích xâm chiếm các thuộc địa ở Bắc Mĩ của thực dân Anh là gì?

A. Hành động “trả đũa” sau sự kiện “chè Bô-xtơn”.

B. Mở rộng thêm diện tích lãnh thổ của vương quốc Anh.

C. Truyền bá Anh giáo nhằm mở rộng số lượng giáo dân trong khu vực này.

D. Biến Bắc Mĩ thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá của Anh.

Đáp án: D

Giải thích:

Vùng đất Bắc Mĩ là vùng đất phì nhiêu, giàu tài nguyên, đông dân cư nên mục đích thực dân Anh xâm chiếm Bắc Mĩ là Biến khu vực này thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá của chính quốc.

Câu 15. Đặc điểm kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trong nửa đầu thế kỉ XVIII là

A. kinh tế đồn điền phát triển mạnh mẽ ở cả hai miền Nam – Bắc.

B. miền Nam phát triển kinh tế nông nghiệp, miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp.

C. miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công thương nghiệp.

D. miền Nam và miền Bắc đều phát triển kinh tế đồn điền và công thương nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích:

Ở miền Bắc: công trường thủ công phát triển nhiều ngành nghề như rượu, thủy tinh, luyện kim, đóng tàu, dệt... Ở miền Nam: Kinh tế đồn điền phát triển, sản xuất hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu như ngô, bông, mía, thuốc lá...

Câu 16. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công của cuộc Cách mạng tư sản Anh là do

A. được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh.

B. có sự hỗ trợ của tầng lớp quý tộc mới.

C. sự lớn mạnh của giai cấp tư sản Anh.

D. sự liên minh giữa tư sản và quý tộc mới.

Đáp án: A

Giải thích:

Cuộc Cách mạng tư sản Anh có động lực chính là sự tham gia của quần chúng nhân dân, quyết định đến sự phát triển của cuộc cách mạng.

Vận dụng

Câu 17. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan được gọi là “phong trào phá tượng Thánh” vì họ

A. phá toàn bộ các tượng thánh được dựng ở Nê-đéc-lan.

B. phá tất cả các nhà thờ Thiên Chúa giáo.

C. phá nhà thờ Thiên Chúa giáo, lùng bắt giám mục.

D. đập phá những gia đình đi theo Thiên Chúa giáo.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan được gọi là “phong trào phá tượng Thánh” vì họ phá nhà thờ Thiên Chúa giáo, lùng bắt giám mục.

Câu 18. Sự kiện nào chứng tỏ cuộc Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao?

A. Năm 1648, quân đội của Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại.

B. Năm 1649, Sác-lơ I bị xử tử.

C. Năm 1658, quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chế độ quân chủ.

D. Năm 1689, tư sản và quý tộc mới đưa Vin-hem O-ran-giơ lên ngôi vua.

Đáp án: B

Giải thích:

Với sự kiện vua Sác-lơ I bị xử tử, cuộc cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ chế độ phong kiến lạc hậu, cổ hủ.

Câu 19. Các Mác viết: “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu TBCN đối với chế độ phong kiến”. Đó là ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản nào?

A. Cách mạng tư sản Hà Lan.

B. Cách mạng tư sản Anh.

C. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.

D. Cách mạng tư sản Pháp.

Đáp án: B

Giải thích:

Về ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, C. Mác viết: “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu TBCN đối với chế độ phong kiến” SGK – Trang 6.

Câu 20. Cách mạng tư sản Anh mang tính chất là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì

A. chỉ đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.

B. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

C. sau cách mạng Anh trở thành nước cộng hoà.

D. ruộng đất được giao về tay nhân dân lao động.

Đáp án: A

Giải thích:

Cuộc cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng không triệt để vì thành quả của cuộc cách mạng lại rơi vào tay tư sản và quý tộc mới và họ lại tiếp tục bóc lột nhân dân.

Câu 21: Cuộc cách mạng nào được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới

A. Cách mạng tư sản Pháp.

B. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

C. Cách mạng tư sản Anh.

D. Cách mạng Hà Lan.

Đáp án: D

Giải thích: Cuộc cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới

Câu 22: Yếu tố nào đã thúc đẩy năng suất lao động ở Anh trong thế kỉ XVII tăng nhanh?

A. Sự lãnh đạo sáng suốt của nhà vua với nhiều chính sách hợp lí.

B. Các phát minh mới về kĩ thuật và hình thức tổ chức lao động hợp lí.

C. Quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản.

D. Cuộc cách mạng tử sản ở Anh diễn ra sớm và thành công.

Đáp án: B

Giải thích: Những phát minh mới về kĩ thuật, các hình thức tổ chức lao động hợp lý làm cho năng suất lao động tăng nhanh

Câu 23: Nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển và thành công của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?

A. sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.

B. sự giúp đỡ của các quốc gia lân cận.

C. vai trò to lớn của nhà vua và tư sản.

D. sự lãnh đạo thống nhất của Quốc hội.

Đáp án: A

Giải thích: Cách mạng tư sản Anh thành công chủ yếu vì được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh. Tuy nhiên khi cách mạng thành công thì quyền lợi của nhân dân lao động lại không được đáp ứng

Câu 24: Sự kiện nào đã mở đường cho các nước châu Âu xâm chiếm châu Mĩ?

A. Các quốc gia ở châu Mĩ suy yếu.

B. Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.

C. Sau khi cuộc cách mạng tư sản Bắc Mĩ thành công.

D. Sau khi Hiệp ước Véc-xai được kí kết.

Đáp án: B

Giải thích: Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, nhiều nước châu Âu lần lượt chiếm và chia nhau châu lục mới này làm thuộc địa

Câu 25: Trước sự phát triển của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ, thực dân Anh đã có hành động gì?

A. tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển của công, thương nghiệp.

B. đầu tư phát triển công, thương nghiệp thuộc địa để thu lợi nhuận.

C. mở thêm nhiều hải cảng để thúc đẩy giao lưu, trao đổi hàng hóa.

D. đẩy mạnh khai hoang về phía Tây để mở rộng sản xuất.

Đáp án: A

Giải thích: Kinh tế ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ sớm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, cạnh tranh với hàng hóa Anh. Do đó, thực dân Anh đã tìm mọi cách để ngăn cản sự phát triển của công, thương nghiệp nơi đây như cướp đoạt tài nguyên, thực hiện chế độ thuế khóa nặng nề, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước…

Câu 26: Sự kiện nào đánh dấu thực dân Anh đã thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ?

A. Hiến pháp năm 1787 được ban hành.

B. Hiệp ước Véc – xai năm 1783 được kí kết.

C. Quân dân giành thắng lợi ở trận Xa-ra-tô-ga.

D. Tuyên ngôn Độc lập năm 1775 được công bố.

Đáp án: B

Giải thích: Theo Hiệp ước Véc-xai năm 1783, Anh thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa Bắc Mĩ.

Câu 27: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nê- đéc- lan thế kỉ XVI là

A. Nền kinh tế phong kiến phát triển mạnh, chi phối mọi hoạt động trong xã hội

B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh và không bị yếu tố nào cản trở

C. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất Tây Âu nhưng lại bị triều đình Tây Ban Nha kìm hãm

D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp

Đáp án: C

Giải thích: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nê- đéc- lan thế kỉ XVI là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất Tây Âu, song sự thống trị của vương quốc Tây Ban Nha đã ngăn cản sự phát triển này

Câu 28: Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là

A. Lật đổ sự thống trị của vương triều Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa phát triển.

B. Xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến, lật đổ ách thống trị của vương triều Tây Ban Nha

C. Lật đổ ngôi vua chuyên chế Hà Lan, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

D.Đánh bại phe phái của quý tộc mới, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản

Đáp án: A

Giải thích: Trước cách mạng, Nê- đéc- lan là vùng có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất Tây Âu, song sự thống trị của vương quốc Tây Ban Nha đã ngăn cản sự phát triển này. Do đó nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho cuộc cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là lật đổ nền thống trị của vương triều Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa phát triển

Câu 29: Nội dung nào sau đây không thuộc biểu hiện phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh thế kỉ XVII?

A. Công trường thủ công ra đời và phát triển mạnh

B. Những trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính lớn được hình thành

C. Hiện tượng rào đất cướp ruộng trong nông nghiệp

D. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài được đẩy mạnh

Đáp án: D

Giải thích:

Đến thế kỉ XVII, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Anh:

- Nhiều công trường thủ công ra đời phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

- Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành tiêu biểu là Luân Đôn

- Hiện tượng rào đất cướp ruộng trong nông nghiệp

Câu 30: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nông dân Anh phải ra thành thị làm thuê hay di cư sang nước ngoài?

A. Họ bị mất ruộng đất

B. Họ bị địa chủ bóc lột tàn nhẫn.

C. Họ muốn tìm cuộc sống no đủ hơn.

D. Họ dần bị tư sản hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Những quý tôc chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản. Họ đuổi tá điền, biến ruộng đất thành đồng cỏ nuôi cừu. Những người nông dân bị mất ruộng đất phải kéo ra thành thị làm thuê hoặc di cư sang nước ngoài

 
Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

1 1052 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: