TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 25 (có đáp án 2023): Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 25.

1 4,523 15/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

Nhận biết

Câu 1. Năm 1873, để tiến quân ra Bắc, thực dân Pháp lấy cớ

A. nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Nhâm Tuất..

B. triều đình cầu cứu nhà Thanh.

C. giải quyết vụ Đuy-puy.

D. nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất.

Đáp án: C

Giải thích:

 Từ cuối năm 1872, Pháp cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội. Tiếp đó, lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, hơn 200 quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Bắc (SGK – Trang 120).

Câu 2. Tổng đốc thành Hà Nội vào năm 1873 là

A. Hoàng Diệu.

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Tôn Thất Thuyết.

D. Phan Thanh Giản.

Đáp án: B

Giải thích:

 Tổng đốc thành Hà Nội vào năm 1873 là Nguyễn Tri Phương, ông đã lãnh đạo 7000 quân triều đình chiến đấu chống lại quân Pháp.

Câu 3. Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.                                     

B. Hiệp ước Giáp Tuất.

C. Hiệp ước Hác-măng.                              

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Đáp án: B

Giải thích:

Với Hiệp ước Giáp Tuất (1874), nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.

Câu 4. Người trấn thủ thành Hà Nội khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai là

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Hoàng Diệu.

C. Tôn Thất Thuyết.

D. Phan Thanh Giản.

Đáp án: B

Giải thích:

 Người trấn thủ thành Hà Nội khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai là Hoàng Diệu.

Câu 5. Kết quả của cuộc đổ bộ lên Hà Nội lần hai của thực dân Pháp là

A. Hoàng Diệu nộp khí giới trao thành cho giặc.

B. thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tuẫn tiết.

C. Pháp thất bại, buộc phải rút về Nam Kì.

D. Pháp kí với nhà Nguyễn hiệp ước Giáp Tuất.

Đáp án: B

Giải thích:

 Khi Pháp đổ bộ lên Hà Nội lần thứ hai quân ta đã anh dũng chống trả nhưng chỉ cầm cự được một thời gian ngắn, thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tuẫn tiết (SGK  - Trang 122).

Câu 6. Năm 1882, trước sự thất thủ của thành Hà Nội triều đình Huế đã

A. cho quân tiếp viện.

B. đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân

C. cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.

D. xin đầu hàng Pháp.

Đáp án: C

Giải thích:

 Trước sự thất thủ của thành Hà Nội triều đình Huế đã cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp (SGK – Trang 122).

Câu 7. Hiệp ước Quý Mùi (Hiệp ước Hác-măng) quy định triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất

A. Bắc Kỳ.

B. Trung Kì.

C. Ba tỉnh Thanh-Nghệ -Tĩnh.

D. Nam Kì.

Đáp án: C

Giải thích:

 Hiệp ước Quý Mùi (Hiệp ước Hác-măng) quy định triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì (SGK – Trang 123).

Câu 8. Người đứng đầu phái kháng chiến trong triều đình Huế là

A. Nguyễn Thiện Thuật.

B. Tạ Hiện.

C. Tôn Thất Thuyết.

D. Nguyễn Quang Bích.

Đáp án: C

Giải thích:

 Người cầm đầu phái kháng chiến trong triều đình Huế là Tôn Thất Thuyết (SGK – Trang 124).

Thông hiểu

Câu 9. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu

A. các vua nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.

B. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.

C. thực dân Pháp thiết lập xong bộ máy cai trị ở Việt Nam.

D. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích:

Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.

Câu 10. Ý nào không phải là những chính sách Pháp tiến hành sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì?

A. Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.

B. Đẩy mạnh bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

C. Xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới.

D. Phân chia đất đai cho nông dân cày cấy và nộp tô thuế chó chính quyền Pháp.

Đáp án: D

Giải thích:

Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì Pháp đã xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới; đẩy mạnh bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân; xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới (SGK – Trang 119).

Câu 11. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại chủ yếu là do

A. thực dân Pháp được sự giúp đỡ của nhiều nước tư bản.

B. triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến.

C. nhân dân không đoàn kết với triều đình nhà Nguyễn.

D. triều đình nhà Nguyễn không đứng lên kháng chiến.

Đáp án: B

Giải thích:

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại chủ yếu là do triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến.

Câu 12. Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 của nhân dân Bắc Kì là trận

A. bao vây quân địch ở thành Hà Nội.

B. đánh địch ở Thanh Hóa.

C. phục kích quân Pháp Cầu Giấy (Hà Nội).

D. tiêu diệt đội quân của Pháp ở Bắc Giang.

Đáp án: C

Giải thích:

 Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kỳ là trận phục kích của quân ta và quân Cờ Đen ở Cầu Giấy (Hà Nội) đã hạ được Gác-ni-ê và nhiều sĩ quan thực dân.

Câu 13. Ý nghĩa là chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất là

A. quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc.

B. quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ.

C. quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kì.

D. nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận.

Đáp án: A

Giải thích:

 Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc (SGK – Trang 121).

Câu 14. Cuối năm 1873, thực dân Pháp buộc phải tìm cách thương lượng với triều đình Huế vì

A. Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.

B. Pháp bị chặn đánh ở Thanh Hóa.

C. Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất.

D. Pháp bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai.

Đáp án: C

Giải thích:

 Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất Pháp đã tìm cách thương lượng với triều đình Huế và đi đến kí kết Hiệp ước Giáp Tuất 1874.

Câu 15. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?

A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.

C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.

D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.

Đáp án: C

Giải thích:

 Lấy cớ triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh.

Câu 16. Pháp đã lợi dụng cơ hội nào để đưa quân tấn công cửa Thuận An?

A. Sự suy yếu của triều đình Huế.

B. Lực lượng quân Pháp đã lấy lại tinh thần chiến đấu.

C. Pháp được tăng viện binh.

D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.

Đáp án: D

Giải thích:

 Nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục thực dân Pháp đem quân tấn công vào Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế (SGK – Trang 123).

Vận dụng

Câu 17. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam trong những năm 1873 – 1884?

A. Tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu.

B. Đời sống của các tầng lớp nhân dân cơ cực.

C. Các ngành kinh tế nông, công, thương nghiệp sa sút.

D. Chế độ phong kiến đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.

Đáp án: D

Giải thích:

Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu trên tất cả các lĩnh vực

Câu 18. “Dập dìu trống đánh cờ Xiêu/ Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”. Đó là khẩu lệnh của cuộc khởi nghĩa của

A. Nguyễn Mậu Kiến ở Thái Bình.

B. Phạm Văn Nghị ở Nam Định.

C. Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ - Tĩnh.

D. Hoàng Tá Viêm - Lưu Vĩnh Phúc ở trận Cầu Giấy - Hà Nội.

Đáp án: C

Giải thích:

 “Dập dìu trống đánh cờ Xiêu/ Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”. Đó là khẩu lệnh của cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ - Tĩnh (SGK – Trang 121).

Câu 19. Từ những năm 80 của thế kỉ XIX, thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam là do

A. triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874).

B. nhà Nguyễn tiếp tục giao thiệp với chính quyền Mãn Thanh.

C. nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công ngày càng cấp thiết.

D. triều đình Huế kiên quyết lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống xâm lược.

Đáp án: C

Giải thích:

Từ những năm 80 của thế kỉ XIX, thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam là do nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công ngày càng cấp thiết.

Câu 20. Hiệp ước đánh dấu mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập là

A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).

B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874).

C. Quy ước Thiên Tân (1884).

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).

Đáp án: D

Giải thích:

 Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) đánh dấu mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 21: Trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?

A. Tích cực xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ.

B. Tiếp tục thi hành chính đối nội, đối ngoại lỗi thời.

C. Chuẩn bị kĩ lưỡng hơn về mọi mặt để kháng Pháp.

D. Kêu gọi nhân dân đoàn kết kháng chiến chống Pháp.

Đáp án: B

Giải thích:

Từ những hành động của Pháp sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì (trước khi tiến hành đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất), triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời. Cụ thể là:

- Đối nội: đàn áp, tăng thuế

- Đối ngoại: thương lượng với Pháp.

Câu 22: Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất là gì?

A. để giải quyết vụ Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.

B. giải quyết vụ các giáo sĩ bị tấn công ở Hà Nội.

C. mượn đường để tấn công Trung Quốc.

D. giúp đỡ triều đình Huế chống lại quân Thanh.

Đáp án: A

Giải thích: Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, hơn 200 quân Pháp do Gacniê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.

Câu 23: Ai đã lãnh đạo quân đội triều đình chống lại cuộc tấn công của quân Pháp vào thành Hà Nội lần thứ nhất?

A. Phan Thanh Giản

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Hoàng Tá Viêm.

D. Lưu Vĩnh Phúc.

Đáp án: B

Giải thích: Khi quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản giặc nhưng thất bại.

Câu 24: Hiệp ước nào đánh dấu triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Giáp Tuất.

C. Hiệp ước Hác măng.

D. Hiệp ước Patơnốt.

Đáp án: B

Giải thích: Ngày 15-3-1874, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất. Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

Câu 25: Thực dân Pháp đã lợi dụng cơ hội gì để mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế trong năm 1883?

A. Triều Nguyễn nhượng bộ ngày càng nhiều quân Pháp.

B. Nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi ở trận Cầu Giấy.

C. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng.

D. Vua Tự Đức mất, triều đình lục đục tìm người kế vị.

Đáp án: D

Giải thích: Cuối tháng 7-1883, nhân cơ hội vua Tự Đức mới qua đời, nội bộ triều đình đang lục đục, chủ nghĩa tư bản Pháp trên đà phát triển, thực dân Pháp quyết định đem quân tấn công của biển Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế.

Câu 26: Hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam từ một quốc gia độc lập biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

C. Hiệp ước Giáp Tuất.

D. Hiệp ước Liên minh.

Đáp án: B

Giải thích:

Quá trình đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn diễn tiến như sau:

Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) => Hiệp ước Giáp Tuất (1874) => Hiệp ước Hácmăng (1883) => Hiệp ước Patơnốt (1884).

Với Hiệp ước Patơnốt đã đánh dấu Việt Nam không còn là một nước phong kiến độc lập mà đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Triều đình mặc dù có quyền cai quản Trung Kì nhưng chỉ là bề ngoài, thực tế tất cả các chính sách: kinh tế, chính trị, đối ngoại, quân sự,…phải thông qua Pháp.

Câu 27: Vị tướng chỉ huy quân Pháp tấn công ra Bắc Kì lần thứ hai (1883) là ai?

A. Gácniê

B. Bôlaéc

C. Rivie

D. Rơve

Đáp án: C

Giải thích: Để chuẩn bị cho cuộc đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1883), thực dân Pháp ở Sài Gòn đã phái đại tá Rivie làm chỉ huy đưa quân ra Bắc.

Câu 28: Khu vực nào thuộc quyền cai quản của triều đình Nguyễn theo hiệp ước Hác-măng (1883)?

A. Bắc Kì

B. Trung Kì

C. Nam Kì

D. Thuận Quảng

Đáp án: B

Giải thích: Triều đình Huế chỉ được cai quản khu vực Trung Kì (từ Quảng Bình đến Khánh Hòa), nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế

Câu 29: Nội dung nào không phải hành động của thực dân Pháp nhằm củng cố nền thống trị ở Nam Kì trong giai đoạn 1867-1873?

A. Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.

B. Hoàn thành xâm lược Campuchia và Lào.

C. Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu.

D. Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

Đáp án: A

Giải thích:

Những hành động của Pháp sau năm 1867 và trước khi tiến hành tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất bao gồm:

- Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.

- Đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

- Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai.

- Xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới.

Đáp án B: Thời điểm này Pháp vẫn chưa hoàn thành xâm lược Campuchia và Lào.

Câu 30: Tại sao trong trận chiến ở thành Hà Nội (năm 1873), quân triều đình dù đông nhưng vẫn bị quân Pháp đánh bại?

A. Nhân dân không ủng hộ cuộc kháng chiến.

B. Nhà Nguyễn không còn tướng tài.

C. Quân triều đình vũ khí thô sơ, tổ chức kém.

D. Không có sự ủng hộ của quý tộc nhà Nguyễn.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, quân triều đình dù đông vẫn không đánh thắng được Pháp do:

- Sự chênh lệch lực lượng lớn giữa quân triều đình với quân Pháp là: 7.000 quân triều đình và hơn 200 quân Pháp.

- Tuy nhiên, quân triều đình được trang bị vũ khí thô sơ, tổ chức kém, chiến đấu đơn lẻ và không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Trong khi quân đội Pháp là đội quân mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.

1 4,523 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: