TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 15 (có đáp án 2023): Cách mạng tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 15.
Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)
Nhận biết
Câu 1. Đầu thế kỉ XX, đứng đầu Nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga là
A. Nga hoàng Ni-cô-lai I.
B. Nga hoàng Ni-cô-lai II.
C. Nga hoàng Ni-cô-lai III.
D. Nga hoàng đại đế.
Đáp án: B
Giải thích:
Câu 2. Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng
A. mất hết các thuộc địa.
B. thu được nhiều lợi nhuận.
C. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
D. bị các nước đế quốc thôn tính.
Đáp án: C
Giải thích:
Câu 3. Trong tiến trình của cách mạng Nga (năm 1917): “Phải lật đổ chính phủ Nga hoàng để tổ chức nước Cộng hòa dân chủ Nga, thực hiện ngày làm 8 giờ và trao toàn bộ ruộng đất cho nông dân”. Đó là lời kêu gọi của
A. Ban chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát.
B. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga.
C. Quốc tế thứ nhất.
D. Quốc tế thứ hai.
Đáp án: A
Giải thích:
Câu 4. Hình thức đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 là chuyền từ tổng bãi công chính trị sang
A. bất bạo động, bất hợp tác.
B. cải cách ôn hòa.
C. khởi nghĩa vũ trang.
D. đấu tranh nghị trường.
Đáp án: C
Giải thích:
Câu 5. Sau cách mạng tháng Hai 1917, các Xô viết được thành lập đại diện cho
A. công nhân, binh lính, tư sản.
B. công nhân, nông dân, binh lính.
C. công nhân, nông dân, phụ nữ.
D. nông dân, binh lính, tiểu tư sản.
Đáp án: B
Giải thích:
Câu 6. Trong tiến trình của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), đêm 25/10, quân khởi nghĩa đã
A. giành thắng lợi trên phạm vi cả nước.
B. chiếm được Cung điện Mùa Đông.
C. giành thắng lợi ở Xtaligrat.
D. giành chiến thắng tại Lê-nin-grat.
Đáp án: B
Giải thích:
Câu 7. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai thông qua những sắc lệnh nào?
A. Sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh tiền lương
B. Sắc lệnh ruộng đất và sắc lệnh binh dịch.
C. Sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất.
D. Sắc lệnh xóa bỏ những đẳng cấp trong xã hội.
Đáp án: C
Giải thích:
Câu 8. Để rút khỏi chiến tranh, Nga đã kĩ với quốc gia nào bản Hòa ước Brét-li-tốp (3/1918)?
A. Anh.
B. Đức
C. Pháp.
D. Mĩ.
Đáp án: B
Giải thích:
Thông hiểu
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không đúng khi mô tả về xã hội nước Nga những năm đầu thế kỉ XX?
A. Chế độ phong kiến bước vào giai đoạn phát triển cao.
B. Nga vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế.
C. Phong trào đấu tranh lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng trong cả nước.
D. Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc.
Đáp án: A
Giải thích:
- Những năm đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội
+ Về chính trị: nga vẫn là nước quân chủ chuyên chế, việc Nga hoàng tham gia vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho đất nước
+ Kinh tế suy sụp; phương thức canh tác nông nghiệp lạc hậu; các yếu tố của kinh tế tư bản chủ nghĩa bị kìm hãm
+ Về xã hội: Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc.
Câu 10. Mở đầu cuộc Cách mạng tháng Hai ở Nga là cuộc khởi nghĩa của 9 vạn nữ công nhân tại thành phố nào?
A. Lê-nin-grat.
B. Pê-tơ-rô-grat.
C. Mmats-xcơ-va.
D. Xta-lin-grat.
Đáp án: B
Giải thích:
Câu 11. Nhiệm vụ chính mà cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết là
A. đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
B. lật đổ nền thống trị của giai cấp tư sản.
C. giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng.
Đáp án: D
Giải thích:
Câu 12. Kết quả lớn nhất của cách mạng tháng Hai năm 1917 là
A. chiếm các công sở, bắt các tướng tá Nga hoàng.
B. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
C. Chính quyền Xô viết được thành lập.
D. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập.
Đáp án: B
Giải thích:
Câu 13. Hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau Cách mạng tháng Hai là
A. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết của giai cấp vô sản.
B. Chính phủ Cộng hòa của giai cấp tư sản và Chính phủ công nông của giai cấp vô sản.
C. Chính phủ lập hiến của giai cấp tư sản và Chính phủ chuyên chế của Nga hoàng.
D. Chính phủ dân chủ tư sản và nhà nước dân chủ nhân dân của giai cấp vô sản.
Đáp án: A
Giải thích:
Câu 14. Trong tiến trình của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông (đêm 25/10/1917) của quân khởi nghĩa đã khiến cho Chính phủ lâm thời tư sản
A. được hình thành.
B. sụp đổ hoàn toàn.
C. phải thông qua sắc lệnh hòa bình.
D. bước đầu lâm vào tình trạng khủng hoảng.
Đáp án: C
Giải thích:
Câu 15. Khó khăn lớn nhất của nước Nga Xô viết từ năm 1918 - 1920 là
A. nền kinh tế bị kiệt quệ.
B. chính quyền cách mạng còn non trẻ.
C. tình trạng thù trong, giặc ngoài.
D. nạn đói diễn ra ở nhiều nơi.
Đáp án: C
Giải thích:
Câu 16. Để huy động toàn bộ nguồn lực của đất nước vào cuộc chiến chống thù trong, giặc ngoài, năm 1919, chính phủ Nga Xô viết đã thông qua chính sách nào?
A. Cộng sản thời chiến.
B. Quốc hữu hóa toàn bộ các xí nghiệp của tư bản.
C. Lấy ruộng đất của địa chủ giao cho nông dân.
D. Chính sách kinh tế mới (NEP).
Đáp án: A
Giải thích:
Câu 17. Điểm nổi bật nhất của tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai là
A. hai chính quyền song song tồn tại.
B. Chính phủ lâm thời lên nắm quyền.
C. Chính phủ tư sản lâm thời lên nắm chính quyền
D. quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh.
Đáp án: A
Giải thích:
Vận dụng
Câu 17. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 là
A. cách mạng tư sản.
B. cách mạng vô sản.
C. chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Đáp án: D
Giải thích:
Câu 18. Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết là gì?
A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
C. Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
D. Xây dựng chính quyền mới và đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
Đáp án: A
Giải thích:
Câu 19. Nội dung nào không phải ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga 1917?
A. Thay đổi vận mệnh đất nước và số phận của nhân dân Nga.
B. Mở ra con đường giải phóng mới cho các dân tộc bị áp bức.
C. Để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào công nhân quốc tế.
D. Lật đổ chế độ Nga hoàng, đưa nhân dân lao động Nga làm chủ đất nước.
Đáp án: D
Giải thích:
Câu 20. "Giống như Mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười Nga chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất,..". Câu nói đó của
A. Lê-nin.
B. Hồ Chí Minh.
C. Xta-lin.
D. Mao Trạch Đông.
Đáp án: B
Giải thích:
Câu 21: Đến trước cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga vẫn là một nước
A. Quân chủ lập hiến
B. Quân chủ chuyên chế
C. Cộng hòa tổng thống
D. Cộng hòa đại nghị
Đáp án: B
Giải thích: Đến trước cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II
Câu 22: Sự kiện nào là mốc mở đầu cho Cách mạng tháng Hai năm 1917?
A. Cuộc bãi công của công nhân nổ ra khắp thành phố
B. Hơn 66 nghìn binh lính đã đứng về phía cách mạng
C. Cuộc biểu tình của 90 nghìn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grat
D. Nga hoàng Ni-cô-lai II tuyên bố thoái vị
Đáp án: C
Giải thích: Tháng 2-1917 (theo lịch Nga) một cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ ở Nga. Sự kiện mở đầu là cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grat ngày 23-2 (lịch Nga).
Câu 23: Sau Cách mạng tháng Hai (1917), ở Nga đã xuất hiện hiện tượng gì đặc biệt?
A. Chính quyền phong kiến và tư sản cùng tồn tại
B. Chính phủ tư sản và công nhân cùng tồn tại
C. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính cùng tồn tại
D. Chính quyền công nhân và nông dân cùng tồn tại
Đáp án: C
Giải thích: Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai thắng lợi Tuy nhiên một tình hình chính trị chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga. Đó là tính trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.
Câu 24: Chính phủ tư sản lâm thời sau khi thành lập đã có thái độ như thế nào về cuộc chiến tranh đế quốc của nước Nga?
A. Rút nước Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc
B. Tiếp tục theo đuổi chiến tranh đế quốc
C. Thờ ơ với vấn đề chiến tranh đế quốc
D. Phản đối của cuộc chiến tranh đế quốc
Đáp án: B
Giải thích: Sau khi được thành lập, chính phủ tư sản lâm thời vẫn tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc bất chấp sự phản đối của quần chúng
Câu 25: Ngày 25-10-1917, ở Nga đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trọng đại?
A. Lê -nin bí mật rời từ Phần Lan về Pê-tơ-rô-grat, trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
B. Cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ
C. Khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grat giành thắng lợi
D. Cách mạng tháng Mười thành công trên cả nước
Đáp án: C
Giải thích: Cuộc khởi nghĩa bắt đầu đêm ngày 25-10- 1917. Các đơn vị cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được các vị trí then chốt ở Thủ đô. Đêm ngày 25-10, quân khởi nghĩa chiếm được Cung điện Mùa đông. Toàn bộ chính phủ tư sản lâm thời bị bắt (trừ Kê-ren-xki). Khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grat giành thắng lợi
Câu 26: Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo giai cấp vô sản Nga trong hai cuộc cách mạng tháng Hai và tháng Mười ở Nga năm 1917?
A. Đảng Bôn-sê-vích
B. Đảng Men-sê-vích
C. Đảng cộng sản Nga
D. Đảng công nhân xã hội Nga
Đáp án: A
Giải thích: Lực lượng chính trị lãnh đạo giai cấp vô sản Nga trong hai cuộc cách mạng tháng Hai và tháng Mười ở Nga năm 1917 là đảng Bôn-sê-vích.
Câu 27: Yếu tố nào đã khiến tình trạng khủng hoảng kinh tế - chính trị ở Nga đầu thế kỉ XX trở nên trầm trọng?
A. Chính sách thống trị phản động của Nga hoàng
B. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân dâng cao
C. Nước Nga tham gia cuộc chiến tranh đế quốc và liên tiếp thất bại
D. Nạn đói liên tiếp xảy ra ở Nga
Đáp án: C
Giải thích: Năm 1914, nước Nga tham gia cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước: kinh tế suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi…Quân đội liên tiếp thua trận đã khiến cho tình trạng khủng hoảng thêm trầm trọng. Phong trào phản đối chiến tranh dâng cao, trong khi chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ ra bất lực và không thẻ tiếp tục thống trị được nữa
Câu 28: Nước Nga phải tiến hành liên tiếp hai cuộc cách mạng năm 1917 không xuất phát từ lý do nào sau đây?
A. Chế độ Nga hoàng chưa được lật đổ.
B. Sau cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song tồn tại.
C. Chính quyền chưa nằm trong tay nhân dân lao động.
D. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản tiếp tục tham gia chiến tranh.
Đáp án: A
Giải thích:
Trước cách mạng, Nga là nơi tập trung cao độ của những mâu thuẫn xã hội, bao gồm:
1- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
2- Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản
3- Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga với đế quốc Nga
4- Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các đế quốc khác
Cuộc cách mạng tháng Hai nổ ra mới chỉ lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng, giải quyết được mâu thuẫn đầu tiến. Do đó đòi hỏi phải có một của cách mạng nữa để tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ “hòa bình- ruộng đất- bánh mì” cho nhân dân.
=> Loại trừ đáp án: A
Câu 29: Đâu không phải mâu thuẫn tồn tại trong lòng đế quốc Nga đầu thế kỉ XX?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
B. Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản
C. Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các dân tộc thuộc địa
D. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản
Đáp án: D
Giải thích:
Đầu thế kỉ XX, nước Nga là nơi tập trung cao độ những mâu thuẫn
- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
- Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản
- Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga
- Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các đế quốc khác
Câu 30: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
A. Lật đổ nền thống trị của phong kiến, tư sản, đưa người lao động lên nắm chính quyền
B. Giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga
C. Tạo ra sự đối lập giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa với hệ thống xã hội chủ nghĩa
D. Chỉ ra cho giai cấp công nhân, dân tộc thuộc địa con đường đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản
Đáp án: C
Giải thích:
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga 1917:
- Đối với nước Nga:
+ Lật đổ được phong kiến, tư sản. đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.
+ Mở ra một trang mới trong lịch sử Nga. Một chế độ mới được thiết lập mà không còn người bóc lột người ở đó- chế độ xã hội chủ nghĩa
+ Giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, mang lại cho họ quyền tự quyết
- Đối với thế giới:
+ Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản, làm cho nó không còn là hệ thống hoàn chỉnh. Sự ra đời của nhà nước XHCN đầu tiên đã tạo ra sự đối lập giữa 1 chế độ xã hội với 1 hệ thống xã hội
- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.
=> Loại trừ đáp án: C
Trắc nghiệm Bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
Trắc nghiệm Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Trắc nghiệm Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Trắc nghiệm Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Trắc nghiệm Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)
Xem thêm tài liệu để học tốt môn Lịch Sử 8 hay khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án