TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 26 (có đáp án 2023): Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 26.

1 4,180 15/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Nhận biết

Câu 1. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam sau khi

A. đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai.

B. hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt ký kết.

C. đánh chiếm kinh thành Huế.

D. đánh chiếm Đà Nẵng.

Đáp án: B

Giải thích:

Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam sau khi hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt ký kế (SGK – Trang 125).

Câu 2. Phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu nhận được sự ủng hộ của

A. nhân dân và các quan lại chủ chiến các địa phương.

B. các quan lại trong triều đình.

C. vua Khải Định.

D. toàn bộ hoàng tộc nhà Nguyễn.

Đáp án: A

Giải thích:

Phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đứng đầu nhận được sự ủng hộ của nhân dân và các quan lại chủ chiến các địa phương (SGK – Trang 125).

Câu 3. Đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở

A. tòa Khâm sứ và Đại nội.

B. đồn Mang Cá và Hoàng Thành.

C. sơn phòng Tân Sở.

D. tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

Đáp án: D

Giải thích:

Đêm mùng 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá (SGK – Trang 125).

Câu 4. Sau thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã

A. đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị).

B. đưa vua Hàm Nghi chạy ra căn cứ Hương Khê .

C. tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng.

D. lánh sang Trung Quốc tìm kiếm sự giúp đỡ.

Đáp án: A

Giải thích:

Sau thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) (SGK – Trang 124).

Câu 5. Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của

A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.

B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.

D. Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Dịch.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

Câu 6. Phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược ở Việt Nam kéo dài từ 1885 đến năm 1896, được gọi là

A. phong trào Đông Du.

B. khởi nghĩa nông dân Yên Thế.

C. phong trào Cần Vương.     

D. phong trào Duy Tân.

Đáp án: C

Giải thích:

Phong trào yêu nước chống xâm lược sôi nổi kéo dài từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào Cần Vương (SGK – Trang 126).

Câu 7. Sau khi bị Pháp bắt, vua Hàm Nghi bị đi đày ở

A. Tuy-ni-di.       

B. An-giê-ri.

C. Mê-hi-cô.

D. Nam Phi.

Đáp án: B

Giải thích:

Sau khi bị Pháp bắt, vua Hàm Nghi bị đi đày ở An-giê-ri (SGK – Trang 127).

Câu 8. Những hoạt động của phái chủ chiến trong triều đỉnh Huế nhẳm

A. thiết lập một triều đại mới tiến bộ.

B. giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.

C. đưa Tôn Thất Thuyết lên ngôi.

D. đưa Ưng Lịch lên ngôi.

Đáp án: B

Giải thích:

Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.

Thông hiểu

Câu 9. Trước hành động ngày càng quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp đã

A. mua chuộc Tôn Thất Thuyết.

B. tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.

C. giảng hòa với phái chủ chiến.

D. tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại phái chủ chiến.

Đáp án: B

Giải thích:

Trước hành động ngày càng quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp lo sợ, tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến (SGK – Trang 125).

Câu 10. Ý nào không phải nguyên nhân khiến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến thất bại?

A. Phái chủ chiến chưa chuẩn bị kỹ.

B. Pháp có quân đội đông, tinh nhuệ.

C. Pháp nhận được sự ủng hộ của toàn bộ triều đình Huế.

D. Pháp có ưu thế về hoả lực.

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyên nhân khiến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến thất bại vì phái chủ chiến chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, Pháp lại có ưu thế về quân đội và vũ khí.

Câu 11. Nội dung cơ bản của Chiếu cần vương là kêu gọi

A. nhân dân thực hiện lệnh bãi binh của triều đình.

B. văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

C.  văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa trong triều đình.

D. văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đáp án: B

Giải thích:

Chiếu Cần Vương văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước (SGK – Trang 126).

Câu 12. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương là

A. văn thân, sĩ phu yêu nước.

B. những võ quan triều đình.

C. nông dân.

D. địa chủ các địa phương.

Đáp án: A

Giải thích:

Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương là các văn thân, sĩ phu yêu nước.

Câu 13. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?

A. Làm tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực quân Pháp.

B. Góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp.

C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

D. Góp phần làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

Đáp án: D

Giải thích:

- Quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam đã hoàn thành sau khi kí kết với thực dân Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).

Câu 14. Ý nào sau đây không chứng minh cho  luận điểm khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

A. Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất.

B. Trình độ tổ chức tiến bộ nhất.

C. Thời gian diễn ra dài nhất.

D. Lãnh đạo tiên tiến nhất.

Đáp án: D

Giải thích:

Người lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) là Phan Đình Phùng ông cũng là tầng lớp văn thân, sĩ phu giống như những người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa khác.

Câu 15. Người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là

A. Cao Thắng.

B. Phan Đình Phùng.

C. Nguyễn Thiện Thuật.

D. Nguyễn Tri Phương.

Đáp án: B

Giải thích:

Người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng (SGK – Trang 129).

Câu 16. Vai trò của Cao Thắng trong khởi nghĩa Hương Khê là

A. đứng đầu, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.

B. xây dựng căn cứ ở vùng đồng bằng.

C. chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ ở vùng núi.

D. người đại diện ngoại giao cho nghĩa quân.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong khởi nghĩa Hương Khê, Cao Thắng đã chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ ở vùng núi.

Vận dụng

Câu 17. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là

A. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887).

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892).

C. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913).

D. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896).

Đáp án: D

Giải thích:

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê vì đây là cuộc khởi nghĩa có thời gian dài nhất, nghĩa quân tổ chức quy củ và khiến quân Pháp phải rất khó khăn mới có thể dập tắt.

Câu 18. Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX mang bản chất là phong trào yêu nước

A. của tầng lớp nông dân.

B. theo khuynh hướng vô sản.

C. theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

D. đứng trên lập trường phong kiến.

Đáp án: D

Giải thích:

Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX mang bản chất là phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến vì phong trào do các văn thân sĩ phu – sản phẩm của chế độ phong kiến lãnh đạo, đấu tranh với mục tiêu thiết lập lại nhà nước phong kiến độc lập.

Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là

A. thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất.

B. triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp.

C. nhân dân không ủng hộ triều đình kháng chiến.

D. thực dân Pháp đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam.

Đáp án: A

Giải thích:

Phong trào Cần Vương thất bại do thiếu một giai cấp tiên tiến thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn.

Câu 20. Cho các nhận định sau:

1. Chiếu Cần vương đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước của nhân dân Việt Nam, tạo thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài hơn 10 năm.

2. Sau khi vua Hàm Nghi bị giặc bắt, phong trào Cần vương cũng nhanh chóng tan rã.

3. Phong trào Cần vương mặc dù gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại, nhưng không có đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

4. Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.

Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?

A. 1 nhận định.              

B. 2 nhận định.              

C. 3 nhận định.              

D. 4 nhận định.

Đáp án: B

Giải thích:

Các nhận định đúng là nhận định số 1 và 4

Câu 21: Ai là người đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế?

A. Phan Thanh Giản

B. Vua Hàm Nghi

C. Tôn Thất Thuyết

D. Nguyễn Văn Tường

Đáp án: C

Giải thích: Mặc dù triều đình Huế đã đầu hàng nhưng phe chủ chiến trong triều đình đứng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn nuôi hy vọng khôi phục chủ quyền khi có thời cơ đến.

Câu 22: Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương

B. Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến

C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế

D. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi

Đáp án: B

Giải thích: Sau khi biết được âm mưu muốn tiêu diệt phe chủ chiến của thực dân Pháp, đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến bất ngờ mở cuộc phản công ở kinh thành Huế tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

Câu 23: Sau thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã có chủ trương gì?

A. Đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) tiếp tục đấu tranh

B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng

C. Bổ sung lực lượng quân sự

D. Đưa vua Hàm Nghi đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)

Đáp án: A

Giải thích: Sau cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết đã xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi các văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước

Câu 24: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do ai lãnh đạo?

A. Cao Điền và Tống Duy Tân

B. Tống Duy Tân và Cao Thắng

C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám

D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Đáp án: D

Giải thích: Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Câu 25: Đâu là nhiệm vụ chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê trong giai đoạn 1885-1888?

A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp

B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu

C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu

D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp

Đáp án: B

Giải thích: Từ năm 1885 đến năm 1888, nhiệm vụ chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê là tập trung thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân. Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện và xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đặc biệt ông đã chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.

Câu 26: Phong trào Cần vương chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

B. Khởi nghĩa Ba Đình.

C. Khởi nghĩa Hương Khê.

D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

Đáp án: C

Giải thích: Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất, kéo dài lâu nhất trong phong trào Cần Vương. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần Vương

Câu 27: Mục đích chính của Tôn Thất Thuyết khi thay vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương là gì?

A. Tố cáo tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh

B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước

C. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp

D. Khẳng định nền độc lập của Việt Nam

Đáp án: B

Giải thích: Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

Câu 28: Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần Vương trong giai đoạn 1885-1888 là

A. diễn ra trên khắp cả nước, đặt dưới dự chỉ huy của triều đình kháng chiến

B. quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao

C. vắng bóng vai trò của triều đình, chỉ xuất hiện vai trò của văn thân, sĩ phu

D. diễn ra lẻ tẻ, thiếu sự thống nhất

Đáp án: A

Giải thích:

Phong trào Cần Vương diễn ra qua 2 giai đoạn với đặc điểm cơ bản sau:

- Giai đoạn 1885-1888: phong trào diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì. Thời kì này phong trào vẫn còn đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của 1 triều đình phong kiến đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết

- Giai đoạn 1888-1896: vua Hàm Nghi bị bắt (11-1888) nhưng phong trào vẫn được duy trì và dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn trong giai đoạn 1888-1896

Câu 29: Nhân tố nào là chất xúc tác thổi bùng lên một phong trào yêu nước rộng lớn cuối thế kỉ XIX?

A. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa

B. Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình Huế

C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương

D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

Đáp án: C

Giải thích: Kể từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với Pháp và tay sai đã xuất hiện và phát triển gay gắt. Các phong trào đấu tranh chống Pháp liên tiếp diễn ra. Mặc dù triều đình đã đầu hàng nhưng nhân dân vẫn kháng chiến nhưng ở mức độ lẻ tẻ, quy mô địa phương. Chiến Cần Vương ban ra chính là chất xúc tác để các văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh tạo thành một phong trào yêu nước rộng lớn cuối thế kỉ XIX

Câu 30: Đâu không phải luận điểm chứng minh khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

A. Thời gian diễn ra dài nhất

B. Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất

C. Trình độ tổ chức tiến bộ nhất

D. Lãnh đạo tiên tiến nhất

Đáp án: D

Giải thích:

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:

- Thời gian diễn ra dài nhất trong 10 năm (1885-1895)

- Địa bàn hoạt động rộng lớn: khắp 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

- Trình độ tổ chức tiến bộ nhất

+ Có hẳn 1 giai đoạn 3 năm chuẩn bị lực lượng

+ Nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân. Mỗi thứ quân có từ 100 đến 500 người, phân bố trên địa bàn 4 tỉnh. Họ được trang bị súng trường theo kiểu Pháp tự chế tạo…

Đáp án D: lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê cũng giống như các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương đều là các văn thân, sĩ phu yêu nước

1 4,180 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: