TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 29 (có đáp án 2023): Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 29.

1 6,333 15/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

Nhận biết

Câu 1. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, trên lĩnh vực nông nghiệp thực dân Pháp đã áp dụng chính sách

A. cướp đoạt ruộng đất.

B. nhổ lúa trồng cây công nghiệp.

C. thu tô nặng.     

D. lập đồn điền.

Đáp án: A

Giải thích:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp thực dân Pháp đã đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất (SGK – Trang 138).

Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, trên lĩnh vực công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành

A. sản xuất xi măng và gạch ngói.

B. khai thác than và kim loại.

C. chế biến gỗ và xay xát gạo.

D. khai thác điện, nước.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành khai thác than và kim loại.

Câu 3. Trong lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng khai thác ngành

A. công nghiệp nặng.

B. công nghiệp nhẹ.

C. khai thác mỏ.

D. luyện kim và cơ khí.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng khai thác ngành khai thác mỏ (than và các loại kim loại).

Câu 4. Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia thành

A. hai bậc: Tiểu học và Trung học.

B. hai bậc: Ấu học và Tiểu học.

C. ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.

D. ba bậc: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

Đáp án: C

Giải thích:

Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia thành ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học (SGK – Trang 139).

Câu 5. Mục đích của Pháp trong việc mở trường học là

A. phát triển nền giáo dục Việt Nam.

B. khai sáng văn minh cho Việt Nam.

C. đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.

D. đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao.

Đáp án: C

Giải thích:

Mục đích của Pháp trong việc mở trường học là đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp (SGK – Trang 139).

Câu 6. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời của giai cấp

A. công nhân.                          

B. tư sản.             

C. tiểu tư sản.                

D. nông dân.

Đáp án: A

Giải thích:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân

Câu 7. Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với lực lượng xã hội nào?

A. Thợ thủ công.  

B. Nông dân.       

C. Tiểu thương.             

D. Tiểu tư sản.

Đáp án: B

Giải thích:

Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với giai cấp nông dân.

Câu 8. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tư bản Pháp ở Việt Nam tập trung đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào?

A. Nông nghiệp.  

B. Giao thông vận tải.    

C. Thương nghiệp.         

D. Công nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tư bản Pháp ở Việt Nam tập trung đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp.

Thông hiểu

Câu 9. Chính sách thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất là

A. “Chia để trị”.

B. “Dùng người Pháp trị người Việt”.

C. “Đồng hoá” dân tộc Việt Nam.

D. vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.

Đáp án: A

Giải thích:

Ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất Pháp đã chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ chính trị khác nhau để dễ bề cai trị.

Câu 10. Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương khi

A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.         

B. thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.

C. cơ bản hoàn thành quá trình bình định Việt Nam.

D. cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

Đáp án: C

Giải thích:

Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương khi cơ bản hoàn thành quá trình bình định Việt Nam.

Câu 11. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam chủ yếu là do

A. nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.

B. muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.

C. thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng yêu cầu.

D. muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam chủ yếu là do muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.

Câu 12. Mục đích chính của thực dân Pháp khi chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải – cơ sở hạ tầng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) là

A. đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam.

B. phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của tư bản Pháp.

C. thúc đẩy sự phát triển sản xuất công nghiệp của tư bản Pháp.

D. phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và mục đích quân sự.

Đáp án: D

Giải thích:

Mục đích chính của thực dân Pháp khi chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải – cơ sở hạ tầng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) là phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và mục đích quân sự.

Câu 13. Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới đã xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, đó là

A. địa chủ, công nhân, nông dân.

B. tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

C. tư sản, tiểu tư sản, trí thức phong kiến.

D. công nhân, tư sản, nông dân.

Đáp án: B

Giải thích:

Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới đã xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, đó là tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

Câu 14. “Vậy thì bây giờ muốn tìm ngoại viện không gì bằng sang Nhật là hơn cả". Đó là câu nói của

A. Tôn Thất Thuyết.

B. Nguyễn Hàm.

C. Phan Châu Trinh.      

D. Nguyễn Trường Tộ.

Đáp án: B

Giải thích:

“Vậy thì bây giờ muốn tìm ngoại viện không gì bằng sang Nhật là hơn cả". Đó là câu nói của Nguyễn Hàm (SGK – Trang 142).

Vận dụng

Câu 15. Âm mưu thâm độc nhất của Pháp trong việc thành lập Liên bang Đông Dương là

A. chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo.

B. tăng cường ách áp bức, kìm kẹp làm giàu cho tư bản Pháp.

C. xoá tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới.

D. từng bước xây dựng và hoàn thiện bộ máy hành chính.

Đáp án: C

Giải thích:

Âm mưu thâm độc nhất của Pháp trong việc thành lập Liên bang Đông Dương là thành lập Liên bang Đông Dương, biến nơi đây thành 1 bộ phận của nước Pháp.

Câu 16. Nội dung nào không phản ánh đúng chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam trên lĩnh vực chính trị?

A. Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau.

B. Pháp chi phối bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.

C. Lập Liên bang Đông Dương, do viên Toàn quyền người Pháp đứng đầu.

D. Đứng đầu cơ quan hành chính cấp tỉnh là quan lại người Việt.

Đáp án: D

Giải thích:

- Đứng đầu cơ quan cấp tính ở Việt Nam (đầu thế kỉ XX) là các viên quan người Pháp.

Câu 17. Giai cấp công nhân Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với công nhân các nước tư bản phương Tây, ngoại trừ việc

A. được tổ chức chặt chẽ, có kỉ luật nghiêm minh.

B. có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để.

C. đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất.

D. ra đời trước giai cấp tư sản; phải chịu ba tầng áp bức.

Đáp án: D

Giải thích:

Giai cấp công nhân Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với công nhân các nước tư bản phương Tây, ngoại trừ việc ra đời trước giai cấp tư sản; phải chịu ba tầng áp bức (đế quốc,phong kiến, tư sản).

Câu 18. Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX là

A. củng cố chế độ phong kiến Việt Nam, không lệ thuộc Pháp.

B. đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

C. học tập Nhật Bản, đẩy mạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

D. yêu cầu triều đình phong kiến thực hiện cải cách duy tân đất nước.

Đáp án: C

Giải thích:

Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX là học tập Nhật Bản, đẩy mạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Câu 19. Nội dung nào không phản ánh đúng những tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tới nền kinh tế Việt Nam?

A. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp và lệ thuộc vào Pháp.

B. Kinh tế phát triển thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các vùng, miền.

C. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế cho quan hệ sản xuất phong kiến.

D. Xuất hiện một số đô thị và khu công nghiệp hoạt động sầm uất.

Đáp án: C

Giải thích:

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam và tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.

Câu 20. Những năm đầu thế kỉ XX, đời sống kinh tế và xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc là do

A. tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

B. thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bình định nước Việt Nam.

C. tác động từ cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

D. sự xuất hiện và xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Đáp án: C

Câu 21: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?

A. 1895 - 1918

B. 1896 - 1914

C. 1897 - 1914

D. 1898 - 1918

Đáp án: C

Giải thích: Sau khi cơ bản hoàn thành quá trình bình định về quân sự. từ năm 1897 đến 1914 thực dân Pháp đã bắt tay vào khai thác Việt Nam với quy mô lớn- chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Câu 22: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) được thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong bối cảnh như thế nào?

A. Căn bản hoàn thành công cuộc bình định quân sự.

B. Pháp đang gặp khó khăn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Các phong trào đấu tranh chống Pháp giành nhiều thắng lợi.

D. Pháp thiệt hại nặng nề sau chiến tranh Pháp - Phổ.

Đáp án: A

Giải thích: Từ năm 1897-1914, thực dân Pháp đã bắt tay vào cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn ở Việt Nam sau khi đã căn bản hoàn thành công cuộc bình định quân sự (Cũng có nghĩa sau khi đàn áp xong phong trào Cần Vương).

Câu 23: Ai là người đứng đầu Liên bang Đông Dương?

A. Toàn quyền người Pháp

B. Khâm sứ người Pháp

C. Thống sứ người Pháp

D. Thống đốc người Pháp

Đáp án: A

Giải thích: Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm Việt Nam, Campuchia và Lào, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp.

Câu 24: Theo sự phân chia của người Pháp, xứ Bắc Kì theo chế độ cai trị nào?

A. Nửa bảo hộ

B. Bảo hộ

C. Thuộc địa

D. Tự trị

Đáp án: A

Giải thích:

Việt Nam bị chia làm 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau:

- Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ

- Trung Kì theo chế độ bảo hộ

- Nam Kì theo chế độ thuộc địa

Câu 25: Thực dân Pháp đã sử dụng biện pháp gì để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam?

A. Đánh thuế cao vào hàng nước ngoài nhập vào Việt Nam

B. Đặt ra nhiều thứ thuế mới cho nhân dân Việt Nam

C. Thành lập ngân hàng Đông Dương

D. Phát hành tiền giấy bạc và cho vay lãi

Đáp án: A

Giải thích: Để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế. Trong khi đó, hàng hóa các nước khác bị đánh thuế rất cao, có mặt hàng tới 120%. Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu xuất sang Pháp.

Câu 26: Phương thức bóc lột chính của các chủ đất mới trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là gì?

A. Phát canh thu tô

B. Bóc lột giá trị thặng dư

C. Chiếm nô

D. Rào đất cướp ruộng

Đáp án: A

Giải thích: Giới chủ đất mới vẫn áp dựng phương pháp bóc lột nông dân theo lối phát canh thư tô như địa chủ Việt Nam.

Câu 27: Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

A. Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự

B. Bóc lột để làm giàu cho chính quốc

C. Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp

D. Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Đáp án: D

Giải thích:

Thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương nhằm mục tiêu bù đắp những thiệt hại của Pháp trong quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự; bóc lột thuộc địa để làm giàu cho chính quốc, đồng thời cũng để khuếch trương công lao khai hóa của thực dân Pháp ở thuộc địa

=> Đáp án D: là mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương. Khi thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ nhất chưa diễn ra.

Câu 28: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông?

A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.

B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.

C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.

D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.

Đáp án: C

Giải thích: Cho đến trước khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cơ sở hạ tầng ở Đông Dương còn rất lạc hậu, không thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc khai thác. Do đó để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân (quân sự), Pháp đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông.

Câu 29: Vì sao thực dân Pháp lại mở rộng hệ thống giáo dục ở Việt Nam?

A. Phục vụ nhu cầu học tập của con em quan chức và đào tạo công chức bản xứ

B. Giúp Việt Nam khai hóa văn minh

C. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân Việt Nam

D. Tạo ra lực lượng lao động lớn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại

Đáp án: A

Giải thích: Do nhu cầu học tập của con em các quan chức thực dân và cũng để tạo ra một lớp người bản xứ phục vụ công việc cai trị, chính quyền Pháp ở Đông Dương bắt đầu mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế

Câu 30: Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa

B. Kinh tế phong kiến

C. Kinh tế nông nghiệp thuần túy

D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân

Đáp án: D

Giải thích: Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã du nhập không hoàn toàn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (tiếp tục duy trì phương thức sản xuất phong kiến, hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng) làm cho tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự thay đổi từ nền kinh tế phong kiến sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân.

1 6,333 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: