Tập trình bày các nội dung chính đã thực hiện ở câu 12

Trả lời Câu 13 trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách Ngữ văn 10.

1 424 06/11/2022


Giải Soạn văn 10 - Chân trời sáng tạo: Ôn tập học kì 2 trang 114

Câu 13 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tập trình bày các nội dung chính đã thực hiện ở câu 12.

Trả lời:

Kính thưa thầy/cô và các bạn, em tên là…Sau đây em xin đại diện cho nhóm A trình bày bài nói về giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nắng mới của Lưu Trọng Lư.

Giữa bản nhạc trầm bổng của phong trào Thơ mới Lưu Trọng Lư như "một nốt trầm xao xuyên", vang lên rất nhẹ, rất êm nhưng lắng động và lan tỏa trong lòng người. Ông để lại rất nhiều bài thơ khiến cho con tim độc giả bồi hồi xao xuyến, trong đó Nắng mới là bài thơ tiêu biểu. Ta bắt gặp ở đây một tâm hồn đằm thắm, mỏng manh và một nỗi buồn sâu lắng khiến ai đọc qua dù chỉ một lần cùng không thể nào quên.

Toàn bài thơ là đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của mình. Ở khổ thơ đầu tiên là nỗi nhớ, hồi ức về “ngày không”. Hồi ức ấy được đánh thức thông qua “nắng mới” và “tiếng gà trưa xao xác”. Những âm thanh, hình ảnh đó khiến cho lòng “rượi buồn” và “chập chờn sống lại ngày không”. Một nỗi buồn man mác, thiết tha vang lên. Từ "nắng mới" trong tựa lại đề một lần nữa được chọn để mở đầu bài thơ như một sợi dây liên khúc, một nhịp cầu nối về quá khứ xa xưa. Các hình ảnh buồn liên tiếp cùng hai từ láy gợi âm nhiều hơn gợi tả "xao xác", "não nùng" khiến câu thơ chợt chùng hẳn xuống, nặng trĩu nỗi buồn.

Mạch thơ liên tục, trải dài sang khổ hai, từ nhớ về ngày không chuyển hẳn sang về thầy me quá cố:

Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội

Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi. Hình ảnh người mẹ thân yêu của tác giả hiện lên, lúc đầu còn mờ nhạt nhưng càng về sau càng rõ nét và choáng đầy tâm trí. Từ "nắng mới" lại được lặp lại, nó không còn là lí do khơi gợi nữa mà nó gắn liền với hoạt động của mẹ mang áo ra phơi để áo thơm mùi nắng sau những ngày đông rét mướt. Cũng là "nắng mới" nhưng cái nắng của quá khứ không "hắt bên song" buồn bà mà tràn đầy sức sống, niềm vui "reo ngoài nội" vì đó là nắng của những ngày còn mẹ. Từ "reo" như một nốt nhạc bổng vút lên khiến câu thơ chợt bùng lên sức sống. Hình ảnh người mẹ cứ dần dần hiện lên qua các khổ thơ, đậm nét nhất trong khổ thơ cuối.

Nếu ở khổ trên, hình ảnh người mẹ chỉ thấp thoáng, lung linh sau màu áo đỏ, sau lưng giậu thì đến khổ cuối, hình ảnh mẹ hiện lên khắp nơi với “nét cười đen nhánh”. Mạch thơ lại quay về hiện tại, nhà thơ sực tỉnh nhưng vẫn chưa hết thổn thức, bồi hồi. Hình ánh người mẹ vẫn còn đó, nơi đồng nội, giậu phơi, nơi hiên nhà, song cửa... Dường như đâu đâu cũng in bóng dáng mẹ, vương hơi ấm của mẹ “Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ/Hãy còn mường tượng lúc vào ra”.Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh "nét cười đen nhánh", như một nốt lặng cuối bản nhạc khiến cho thính giả suy tư, day dứt mãi. "Nét cười" ấy rất kín đáo, rất nhẹ, rất nhanh, dường như chỉ lướt qua trên khuôn mặt chứ chưa kịp động lại thành một nụ cười nhưng cũng đã thể hiện được hết tâm tư tình cảm da diết của tác giả dành cho người mẹ quá cố của mình.

Toàn bài thơ là ngôn ngữ giản dị gần gũi như lời nói thường ngày; cách ngắt nhịp linh hoạt theo cảm xúc ùa về cùng với các biện pháp đảo ngữ, ẩn dụ…Tất cả đều góp phần thể hiện tình cảm nhớ thương của tác giả về người mẹ với những vẻ đẹp quen thuộc, bình dị, hiền hậu. Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng ít nhiều có sự đồng điệu về cảm xúc với thi sĩ bởi ai cũng có một người mẹ để thương để nhớ. Chính vì thế mà Hoài Thanh đã từng nói: "Thơ Lưu Trọng Lư không phải là một bài thơ, nghĩa là không phải là một công trình nghệ thuật mà là tiếng lòng thốn thức hòa theo tiếng thôn thức của lòng ta".

Bài nói của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy/cô và các bạn để bài nói được hoàn thiện hơn.

Xem thêm các bài giải Soạn văn lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây...

Câu 2 trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Theo bạn, cần lưu ý những điều gì khi đọc hiểu văn bản...

Câu 3 trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Nhận xét về tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo...

Câu 4 trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết...

Câu 5 trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Qua việc đọc ba văn bản nghị luận Hịch tướng sĩ...

Câu 6 trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Nhận xét về cách quan sát, miêu tả thiên nhiên và cảnh sinh hoạt...

Câu 7 trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Chỉ ra một vài điểm khác nhau trong cách ngắt nhịp...

Câu 8 trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Nhận xét về cách sử dụng vai kể, điểm nhìn của hai...

Câu 9 trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Từ một số tác phẩm truyện và trích đoạn chèo/ tuồng...

Câu 10 trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới...

Câu 11 trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Lập bảng tóm tắt yêu cầu đối với các kiểu bài...

Câu 12 trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Tìm ý, lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây...

Câu 14 trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Tóm tắt nội dung của ít nhất một văn bản theo yêu cầu...

Câu 15 trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Đọc diễn cảm (theo trí nhớ) một số đoạn văn, đoạn thơ...

1 424 06/11/2022


Xem thêm các chương trình khác: