Sách bài tập Toán 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số

Với giải sách bài tập Toán 8 Bài 2: Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 8 Bài 2.

1 568 30/10/2023


Giải SBT Toán 8 Bài 2: Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số

Bài 1 trang 10 SBT Toán 8 Tập 2: Tìm toạ độ của các điểm A, B, C, D, E trong Hình 8.

Tìm toạ độ của các điểm A, B, C, D, E trong Hình 8

Lời giải:

Dựa vào mặt phẳng toạ độ Oxy ở Hình 8, ta xác định được toạ độ các điểm là:

A(0; 2), B(2; 3), C(1; 0), D(–3; 1), E(4; –2).

Vậy toạ độ các điểm là A(0; 2), B(2; 3), C(1; 0), D(–3; 1), E(4; –2).

Bài 2 trang 10 SBT Toán 8 Tập 2: Cho hình vuông ABCD có toạ độ của các điểm A(1; 2), B(4; 2), C(4; 5). Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, hãy vẽ hình vuông ABCD và cho biết toạ độ đỉnh D.

Lời giải:

Cho hình vuông ABCD có toạ độ của các điểm A(1; 2)

Vẽ mặt phẳng toạ độ Oxy và xác định các điểm A(1; 2), B(4; 2), C(4; 5) trên mặt phẳng

Để ABCD là hình vuông thì AD AB và AD = AB = BC = CD = 3.

Do đó xác định được điểm D trên mặt phẳng toạ độ Oxy là D(1; 5).

Vậy toạ độ đỉnh D là D(1; 5).

Bài 3 trang 10 SBT Toán 8 Tập 2: Xác định toạ độ của các điểm sau:

a) Điểm M nằm trên trục tung và có tung độ là 3.

b) Điểm N nằm trên trục hoành và có hoành độ là –6.

c) Điểm O là gốc toạ độ.

Lời giải:

a) Điểm M nằm trên trục tung nên hoành độ xM = 0.

Điểm M có tung độ là 3 hay yM = 3.

Vậy toạ độ điểm M là M(0; 3).

b) Điểm N nằm trên trục hoành nên tung độ yM = 0.

Điểm N có hoành độ là –6 hay xM = –6.

Vậy toạ độ điểm N là M(–6; 0).

c) Điểm O là gốc toạ độ nên có toạ độ là O(0; 0).

Bài 4 trang 10 SBT Toán 8 Tập 2: Vẽ hệ trục toạ độ Oxy và đánh dấu các điểm A(2; 3), B(2; –1), C(–3; 3). Tam giác ABC là tam giác gì? Tính diện tích tam giác ABC.

Lời giải:

Vẽ hệ trục toạ độ Oxy và đánh dấu các điểm

Ta vẽ hệ trục toạ độ Oxy và đánh dấu các điểm A(2; 3), B(2; –1), C(–3; 3).

Dựa vào mặt phẳng toạ độ ta thấy AB AC nên tam giác ABC vuông tại A.

Diện tích tam giác ABC là:

SABC = 12AB.AC = 12.4.5 = 10 (đvdt)

Bài 5 trang 10 SBT Toán 8 Tập 2:

a) Tìm toạ độ các điểm M, N, P, Q trong Hình 9.

b) Em có nhận xét gì về vai trò của tia phân giác của góc xOy^ so với hai đường thẳng MN, PQ?

Tìm toạ độ các điểm M, N, P, Q trong Hình 9

Lời giải:

a) Dựa vào mặt phẳng toạ độ Oxy trong Hình 9 ta xác định được toạ độ các điểm là:

M(3; 2), N(2; 3), P(–2; 0) và Q(0; –2).

b) Các đoạn thẳng MN và PQ đều nhận tia phân giác của góc xOy^làm trục đối xứng.
Tìm toạ độ các điểm M, N, P, Q trong Hình 9

Bài 6 trang 10 SBT Toán 8 Tập 2: Tìm toạ độ các điểm A, B, C, D, E và F trong Hình 10.

Tìm toạ độ các điểm A, B, C, D, E và F trong Hình 10

Lời giải:

Dựa vào mặt phẳng toạ độ Oxy trong Hinhg 10 ta xác định được toạ độ các điểm là:

A(–4; 3), B(0; 3), C(–1; 0), D(–3; –3), E(1; –2) và F(3; 1).

Vậy toạ độ các điểm là A(–4; 3), B(0; 3), C(–1; 0), D(–3; –3), E(1; –2) và F(3; 1).

Bài 7 trang 10 SBT Toán 8 Tập 2: Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, cho toạ độ các điểm A(3; –1), B(2; 5), C(4; 1) và D(–4; –4). Tìm toạ độ các điểm A’, B’, C’ và D’ sao cho trục hoành là đường trung trực của AA’, BB’, CC’ và DD’.

Lời giải:

Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, cho toạ độ các điểm A(3; –1)

Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, ta xác định toạ độ các điểm:

A(3; –1), B(2; 5), C(4; 1) và D(–4; –4).

Để trục hoành là đường trung trực của AA’, BB’, CC’ và DD’ thì các điểm A’, B’, C’ và D’ phải đối xứng với A, B, C và D qua trục hoành

Do đó A’(3;1), B’(2; –5), C’(4; –1) và D’(–4; 4).

Vậy toạ độ các điểm cần tìm là A’(3; 1), B’(2; –5), C’(4; –1) và D’(– 4; 4).

Bài 8 trang 10 SBT Toán 8 Tập 2: Vẽ đường thẳng qua hai điểm A(0; 5) và B(–3; 5). Em có nhận xét gì về tung độ của các điểm trên đường thẳng AB?

Lời giải:

Vẽ đường thẳng qua hai điểm A(0; 5) và B(–3; 5)

Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, ta xác định toạ độ các điểm:A(0; 5) và B(–3; 5).

Dựa vào mặt phẳng toạ độ Oxy ta thấy rằng tất cả các điểm nằm trên đường thẳng AB đều có tung độ bằng 5.

Bài 9 trang 10 SBT Toán 8 Tập 2: Các điểm A(–3; 8), B(–2; 5), C(1; 0) và D12;34có thuộc đồ thị hàm số y = x2 – 1 hay không? Vì sao?

Lời giải:

Ta có:y = g(x) = x2 – 1.

•Thay x = –3 vào g(x) ta được: g(–3) = ( –3)2 – 1 = 8.

Do đó A(–3; 8) thuộc đồ thị hàm số y = x2 – 1.

•Thay x = –2 vào g(x) ta được: g(–2) = (–2)2 – 1 = 3 5

Do đó B(–2; 5) không thuộc đồ thị hàm số y = x2 – 1.

•Thay x = 12vào g(x) ta được: g(x)=1221=141=3434.

Do đó D12;34 không thuộc đồ thị hàm số y = x2 – 1

Vậy A(–3; 8), C(1; 0) thuộc đồ thị hàm số y = x2 – 1.

B(–2; 5), D12;34không thuộc đồ thị hàm số y = x2 – 1.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Toán 8 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)

Bài 4: Hệ số góc của đường thẳng

Bài tập cuối chương 5 trang 18

Bài 1: Phương trình bậc nhất một ẩn

Bài 2: Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc nhất

1 568 30/10/2023


Xem thêm các chương trình khác: