Phần thứ nhất Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Những quy định chung
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NHIỆM VỤ VÀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự
Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Bộ luật tố tụng hình sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Điều 2. Hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự
Mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.
Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công dân nước thành viên của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập thì được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập hoặc theo tập quán quốc tế, thì vụ án được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Điều 3. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự
Mọi hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.
Điều 4. Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa.
Điều 5. Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật
Tố tụng hình sự tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.
Điều 6. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ luật này.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.
Điều 7. Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân
Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản.
Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật.
Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Không ai được xâm phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
Việc khám xét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín, khi tiến hành tố tụng phải theo đúng quy định của Bộ luật này.
Điều 9. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Điều 10. Xác định sự thật của vụ án
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Điều 11. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này.
Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình.
Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 13. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự
Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.
Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định.
Điều 14. Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc người tham gia tố tụng
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không được tiến hành tố tụng hoặc người phiên dịch, người giám định không được tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
Điều 15. Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia
Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.
Điều 16. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Điều 17. Toà án xét xử tập thể
Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.
Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.
Điều 19. Bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án
Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Toà án. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Điều 20. Thực hiện chế độ hai cấp xét xử
1. Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.
Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Toà án cấp trên giám đốc việc xét xử của Toà án cấp dưới, Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp để bảo đảm việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất.
Điều 22. Bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của Toà án
1. Bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó.
2. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn, tổ chức và công dân phải phối hợp với cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong việc thi hành án.
Các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong việc thi hành án.
Điều 23. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự
1. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Toà án.
2. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân này.
3. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
Điều 24. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này cần phải có phiên dịch.
Điều 25. Trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
1. Các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện để các tổ chức và công dân tham gia tố tụng hình sự; phải trả lời kết quả giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm cho tổ chức đã báo tin, người đã tố giác tội phạm biết.
3. Các tổ chức, công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.
Điều 26. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các cơ quan tiến hành tố tụng
1. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan nhà nước phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm; phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Các cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; có quyền kiến nghị và gửi các tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người có hành vi phạm tội.
Thủ trưởng các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc không thông báo hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.
Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.
Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.
2. Cơ quan thanh tra có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay các tài liệu có liên quan và kiến nghị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố vụ án hình sự.
3. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và phải trả lời kết quả giải quyết cho cơ quan nhà nước đã báo tin hoặc kiến nghị biết.
Điều 27. Phát hiện và khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội
Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có nhiệm vụ tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
Các cơ quan, tổ chức hữu quan phải trả lời về việc thực hiện yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án.
Điều 28. Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Điều 29. Bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan
Người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi.
Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã làm oan phải bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị oan; người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra
Người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại.
Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự phải bồi thường cho người bị thiệt hại; người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, công dân có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.
Cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo biết và có biện pháp khắc phục.
Trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bộ luật này quy định.
Điều 32. Giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
Cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Nếu phát hiện những hành vi trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thì cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử có quyền yêu cầu, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền kiến nghị với cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của Bộ luật này. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị, yêu cầu đó theo quy định của pháp luật.
CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ VIỆC THAY ĐỔI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
Điều 33. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
1. Các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có:
a) Cơ quan điều tra;
b) Viện kiểm sát;
c) Toà án.
2. Những người tiến hành tố tụng gồm có:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên;
c) Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án.
Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra;
b) Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên trong việc điều tra vụ án hình sự;
c) Kiểm tra các hoạt động điều tra của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên;
d) Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên;
đ) Quyết định thay đổi Điều tra viên;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.
Khi Thủ trưởng Cơ quan điều tra vắng mặt, một Phó Thủ trưởng được Thủ trưởng uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được giao.
2. Khi thực hiện việc điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định không khởi tố vụ án; quyết định nhập hoặc tách vụ án;
b) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn;
c) Quyết định truy nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, xử lý vật chứng;
d) Quyết định trưng cầu giám định, quyết định khai quật tử thi;
đ) Kết luận điều tra vụ án;
e) Quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra;
g) Trực tiếp tiến hành các biện pháp điều tra; cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.
3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên
1. Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Lập hồ sơ vụ án hình sự;
b) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;
c) Quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng;
d) Thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản;
đ) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;
e) Tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
2. Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
1. Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự;
b) Quyết định phân công Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự;
c) Kiểm tra các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên;
d) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án theo quy định của pháp luật;
đ) Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên;
e) Quyết định rút, đình chỉ hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới;
g) Quyết định thay đổi Kiểm sát viên;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
Khi Viện trưởng Viện kiểm sát vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng. Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ được giao.
2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;
b) Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên;
c) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định gia hạn điều tra, quyết định gia hạn tạm giam; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can;
d) Quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra;
đ) Quyết định hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra;
e) Quyết định chuyển vụ án;
g) Quyết định việc truy tố, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định trưng cầu giám định;
h) Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi điều tra, quyết định xử lý vật chứng;
i) Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định của Toà án;
k) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
3. Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra;
c) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;
d) Kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam;
đ) Tham gia phiên toà; đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên toà;
e) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, của những người tham gia tố tụng và kiểm sát các bản án, quyết định của Toà án;
g) Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Toà án;
h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
2. Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án
1. Chánh án Toà án có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác xét xử của Toà án;
b) Quyết định phân công Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết, xét xử vụ án hình sự; quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự;
c) Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;
d) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án theo quy định của Bộ luật này;
đ) Ra quyết định thi hành án hình sự;
e) Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù;
g) Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;
h) Quyết định xoá án tích;
i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Khi Chánh án Tòa án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án. Phó Chánh án phải chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
2. Khi tiến hành việc giải quyết vụ án hình sự, Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam; quyết định xử lý vật chứng;
b) Quyết định chuyển vụ án;
c) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.
3. Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, Phó Chánh án Toà án có các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chánh án, Phó Chánh án Toà án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán
1. Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà;
b) Tham gia xét xử các vụ án hình sự ;
c) Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
d) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều này còn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này;
b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
d) Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà;
đ) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân công của Chánh án Toà án.
3. Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa.
4. Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm
1. Hội thẩm được phân công xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà;
b) Tham gia xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm;
c) Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
2. Hội thẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Phổ biến nội quy phiên toà;
b) Báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên toà;
c) Ghi biên bản phiên toà;
d) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về những hành vi của mình.
Điều 42. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
1. Họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo;
2. Họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Điều 43. Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng
Những người sau đây có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng:
1. Kiểm sát viên;
2. Bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ;
3. Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
Điều 44. Thay đổi Điều tra viên
1. Điều tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm hoặc Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Điều tra viên do Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định.
Nếu Điều tra viên là Thủ trưởng Cơ quan điều tra mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì việc điều tra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành.
Điều 45. Thay đổi Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm hoặc Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên toà do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định.
Nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
Trong trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên tại phiên toà thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà.
Việc cử Kiểm sát viên khác do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
Điều 46. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này;
b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án quyết định. Nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án thì do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.
Trong trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên toà, thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà.
Việc cử thành viên mới của Hội đồng xét xử do Chánh án Toà án quyết định.
Điều 47. Thay đổi Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thẩm phán hoặc Hội thẩm.
2. Việc thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án quyết định.
Việc thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định.
Trong trường hợp phải thay đổi Thư ký Toà án tại phiên toà, thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà.
Việc cử Thư ký Tòa án khác do Chánh án Toà án quyết định.
1. Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.
2. Người bị tạm giữ có quyền:
a) Được biết lý do mình bị tạm giữ;
b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
c) Trình bày lời khai;
d) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ thực hiện các quy định về tạm giữ theo quy định của pháp luật.
1. Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự.
a) Được biết mình bị khởi tố về tội gì;
b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
c) Trình bày lời khai;
d) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
đ) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
e) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
g) Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
1. Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.
2. Bị cáo có quyền:
a) Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
b) Tham gia phiên toà;
c) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
d) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
g) Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa;
h) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
i) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án;
k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
1. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra.
2. Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Được thông báo về kết quả điều tra;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
d) Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;
đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo.
3. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 của Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà.
4. Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự.
5. Trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền quy định tại Điều này.
1. Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Được thông báo về kết quả điều tra;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
d) Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;
đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
g) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường thiệt hại.
3. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại.
1. Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
2. Bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Khiếu nại việc đòi bồi thường của nguyên đơn dân sự;
b) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Được thông báo kết quả điều tra có liên quan đến việc đòi bồi thường;
d) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
g) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường thiệt hại.
3. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
Điều 54. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Tham gia phiên toà; phát biểu ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
c) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình;
d) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình.
1. Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của bị can, bị cáo;
b) Người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
3. Người làm chứng có quyền:
a) Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
b) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
c) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
4. Người làm chứng có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
b) Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án.
Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.
1. Người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Bào chữa viên nhân dân.
2. Những người sau đây không được bào chữa:
a) Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó;
b) Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch.
3. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
4. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.
Điều 57. Lựa chọn và thay đổi người bào chữa
1. Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn.
2. Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình:
a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự;
b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.
3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình.
Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
1. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
2. Người bào chữa có quyền:
a) Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
b) Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
d) Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;
đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;
g) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
h) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;
i) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
k) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này.
3. Người bào chữa có nghĩa vụ:
a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ quan tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này;
b) Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
c) Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng;
d) Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;
e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
4. Người bào chữa làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 59. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự
1. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình.
2. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
3. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà; xem biên bản phiên tòa;
d) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này.
Đối với đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì người bảo vệ quyền lợi của họ có quyền có mặt khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai của người mà mình bảo vệ; kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
4. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có nghĩa vụ:
a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật của vụ án;
b) Giúp đương sự về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
1. Người giám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo quy định của pháp luật.
2. Người giám định có quyền:
a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định;
b) Yêu cầu cơ quan trưng cầu giám định cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc kết luận;
c) Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
d) Từ chối việc thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;
đ) Ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định do một nhóm người giám định tiến hành.
3. Người giám định phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; không được tiết lộ bí mật điều tra mà họ biết được khi tham gia tố tụng với tư cách là người giám định.
Người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự. Người giám định kết luận gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.
4. Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 42 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án hoặc đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch trong vụ án đó.
Việc thay đổi người giám định do cơ quan trưng cầu quyết định.
1. Người phiên dịch do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt.
2. Người phiên dịch phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và phải dịch trung thực; không được tiết lộ bí mật điều tra; nếu dịch gian dối thì người phiên dịch phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.
3. Người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 42 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án hoặc đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định trong vụ án đó.
Việc thay đổi người phiên dịch do cơ quan yêu cầu quyết định.
4. Những quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với người biết dấu hiệu của người câm và người điếc.
Điều 62. Trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng
Cơ quan, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này. Việc giải thích phải được ghi vào biên bản.
Điều 63. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự
Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
2. Chứng cứ được xác định bằng:
a) Vật chứng;
b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Kết luận giám định;
d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
1. Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.
2. Những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.
1. Mỗi chứng cứ phải được đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định các chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự.
2. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm xác định và đánh giá mọi chứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, sau khi nghiên cứu một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả tình tiết của vụ án.
Điều 67. Lời khai của người làm chứng
1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết về vụ án, nhân thân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Điều 68. Lời khai của người bị hại
1. Người bị hại trình bày về những tình tiết của vụ án, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và trả lời những câu hỏi đặt ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người bị hại trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Điều 69. Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự
1. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày về những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Điều 70. Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày về những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Điều 71. Lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ
Người bị bắt, bị tạm giữ trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm.
Điều 72. Lời khai của bị can, bị cáo
1. Bị can, bị cáo trình bày về những tình tiết của vụ án.
2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.
1. Người giám định kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận đó.
Kết luận giám định phải được thể hiện bằng văn bản.
Nếu việc giám định do một nhóm người giám định tiến hành thì tất cả các thành viên đều ký vào bản kết luận chung. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung.
2. Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung.
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.
Điều 75. Thu thập và bảo quản vật chứng
1. Vật chứng cần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản.
2. Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng. Việc niêm phong, bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:
a) Đối với vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong phải được tiến hành theo quy định của pháp luật và phải lập biên bản để đưa vào hồ sơ vụ án;
b) Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác;
c) Đối với vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản;
d) Đối với vật chứng là hàng hoá mau hỏng hoặc khó bảo quản nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 76 của Bộ luật này thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại kho bạc nhà nước để quản lý;
đ) Đối với vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
3. Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại vật chứng của vụ án, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 310 của Bộ luật hình sự; trong trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 300 của Bộ luật hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;
b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;
c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Điều 77. Biên bản về hoạt động điều tra và xét xử
Những tình tiết được ghi trong các biên bản bắt người, khám xét, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, biên bản phiên toà và biên bản về các hoạt động tố tụng khác tiến hành theo quy định của Bộ luật này có thể được coi là chứng cứ.
Điều 78. Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án
Những tình tiết có liên quan đến vụ án được ghi trong các tài liệu cũng như đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ.
Trong trường hợp những tài liệu, đồ vật này có những dấu hiệu quy định tại Điều 74 của Bộ luật này thì được coi là vật chứng.
Điều 79. Các biện pháp và căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật này có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
Điều 80. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;
b) Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;
c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;
d) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này.
Điều 81. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
1. Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp:
a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
2. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;
c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
3. Nội dung lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 80 của Bộ luật này.
4. Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn.
Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp quy định tại Điều này. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.
Điều 82. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
Điều 83. Những việc cần làm ngay sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt
1. Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.
2. Đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã để đến nhận người bị bắt.
Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã. Trong trường hợp xét thấy cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết.
Sau khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt có trách nhiệm giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất.
Điều 84. Biên bản về việc bắt người
1. Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.
Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.
Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.
Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu của người bị bắt phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi giao và nhận người bị bắt, hai bên giao và nhận phải lập biên bản.
Ngoài những điểm đã quy định tại khoản 1 Điều này, biên bản giao nhận còn phải ghi rõ việc bàn giao các biên bản lấy lời khai, đồ vật, tài liệu đã thu thập được, tình trạng sức khoẻ của người bị bắt và mọi tình tiết xảy ra lúc giao nhận.
Điều 85. Thông báo về việc bắt
Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay.
1. Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
2. Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ.
Người thi hành quyết định tạm giữ phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
1. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.
1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
3. Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.
4. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết.
Điều 89. Chế độ tạm giữ, tạm giam
Chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù.
Nơi tạm giữ, tạm giam, chế độ sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia đình và các chế độ khác được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 90. Việc chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam
1. Khi người bị tạm giữ, tạm giam có con chưa thành niên dưới 14 tuổi hoặc có người thân thích là người tàn tật, già yếu mà không có người chăm sóc, thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam giao những người đó cho người thân thích chăm nom. Trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam giao những người đó cho chính quyền sở tại chăm nom.
2. Trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà hoặc tài sản khác mà không có người trông nom, bảo quản thì cơ quan ra quyết tạm giữ, lệnh tạm giam phải áp dụng những biện pháp trông nom, bảo quản thích đáng.
3. Cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam thông báo cho người bị tạm giữ, tạm giam biết những biện pháp đã được áp dụng.
Điều 91. Cấm đi khỏi nơi cư trú
1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Bị can, bị cáo phải làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi cư trú của mình, phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong giấy triệu tập.
Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn để quản lý, theo dõi họ. Trong trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú và phải có giấy phép của cơ quan đã áp dụng biện pháp ngăn chặn đó.
3. Bị can, bị cáo vi phạm lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.
4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Điều 93. Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm
1. Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Quyết định của những người quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
3. Cơ quan ra quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm phải lập biên bản ghi rõ số lượng tiền, tên và tình trạng tài sản đã được đặt và giao cho bị can hoặc bị cáo một bản.
4. Trong trường hợp bị can, bị cáo đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì số tiền hoặc tài sản đã đặt sẽ bị sung quỹ Nhà nước và trong trường hợp này bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Trong trường hợp bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền hoặc tài sản đã đặt.
5. Trình tự, thủ tục, mức tiền hoặc giá trị tài sản phải đặt để bảo đảm, việc tạm giữ, hoàn trả, không hoàn trả số tiền hoặc tài sản đã đặt được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 94. Huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
1. Khi vụ án bị đình chỉ thì mọi biện pháp ngăn chặn đã áp dụng đều phải được huỷ bỏ.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.
Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn thì việc huỷ bỏ hoặc thay thế phải do Viện kiểm sát quyết định.
1. Khi tiến hành các hoạt động tố tụng, bắt buộc phải lập biên bản theo mẫu quy định thống nhất.
Trong biên bản ghi rõ địa điểm, ngày, giờ, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, những người tiến hành, tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động tố tụng, những khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
2. Biên bản phiên toà phải có chữ ký của chủ toạ phiên toà và Thư ký Tòa án. Biên bản các hoạt động tố tụng khác phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định trong từng trường hợp. Những điểm sửa chữa trong biên bản cũng phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
1. Thời hạn mà Bộ luật này quy định được tính theo giờ, ngày và tháng. Đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn. Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó không có ngày trùng, thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn.
Khi tính thời hạn tạm giữ, tạm giam thì thời hạn hết vào ngày kết thúc thời hạn được ghi trong lệnh. Nếu thời hạn được tính bằng tháng thì một tháng được tính là ba mươi ngày.
2. Trong trường hợp có đơn hoặc giấy tờ được gửi qua bưu điện thì thời hạn được tính theo dấu bưu điện nơi gửi. Nếu có đơn hoặc giấy tờ được gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, trại giam thì thời hạn được tính từ ngày Ban giám thị trại tạm giam, trại giam nhận đơn hoặc giấy tờ đó.
Nếu quá hạn mà có lý do chính đáng thì cơ quan tiến hành tố tụng phải phục hồi lại thời hạn.
án phí là tất cả chi phí để tiến hành tố tụng hình sự bao gồm tiền thù lao cho người làm chứng, người bị hại, người giám định, người phiên dịch, người bào chữa trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật; án phí dân sự trong vụ án hình sự.
Điều 99. Trách nhiệm chịu án phí
1. án phí do người bị kết án hoặc Nhà nước chịu theo quy định của pháp luật.
2. Người bị kết án phải trả án phí theo quyết định của Toà án.
3. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu Toà án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 105 của Bộ luật này thì người bị hại phải trả án phí.
Chapter I:TASKS AND EFFECT OF THE CRIMINAL PROCEDURE CODE
Article 1.- Tasks of the Criminal Procedure Code
The Criminal Procedure Code prescribes the order and procedure of instituting, investigating, prosecuting and adjudicating criminal cases and executing criminal judgments; functions, tasks and powers of, as well as relationships among procedure-conducting bodies; tasks, powers and responsibilities of procedure-conducting persons; rights and obligations of participants in the procedure and of various agencies, organizations and citizens; international cooperation in the criminal procedure, in order to take initiative in preventing and precluding crimes, detecting accurately and quickly and handling justly and in time all criminal acts, not leaving criminals unpunished and the innocent punished unjustly.
The Criminal Procedure Code contributes to protecting the socialist regime, safeguarding the interests of the State, the legitimate rights and interests of citizens, organizing and protecting the socialist legal order, and at the same time educating all people in the sense of law observance, struggling to prevent and fight crimes.
Article 2.- Effect of the Criminal Procedure Code
All criminal proceedings on the territory of the Socialist Republic of Vietnam must be conducted in accordance with the provisions of this Code.
Criminal proceedings against foreigners who commit offenses on the territory of the Socialist Republic of Vietnam and who are citizens of the member states of the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to shall be carried out in accordance with the provisions of such international agreements.
For foreigners committing offenses on the territory of the Socialist Republic of Vietnam, who are entitled to diplomatic privileges or consular preferential treatment and immunities in accordance with Vietnamese laws, international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to or in compliance with international practices, their cases shall be settled through diplomatic channels.
Chapter II: FUNDAMENTAL PRINCIPLES
Article 3.- Guarantee of the socialist legislation in the criminal procedure
All criminal proceedings of procedure-conducting bodies and persons and participants in the procedure must be carried out in accordance with the provisions of this Code.
Article 4.- Respect for, and defense of, fundamental rights of citizens
When conducting the procedure, the heads and deputy heads of investigating bodies, investigators, chairmen and deputy chairmen of procuracies, procurators, presidents and vice-presidents of courts, judges and jurors must, within the scope of their respective responsibilities, respect and protect the legitimate rights and interests of citizens, regularly examine the lawfulness and necessity of the applied measures, promptly cancel or change such measures if deeming that they are in violation of law or no longer needed.
Article 5.- Guarantee of all citizens’ right to equality before law
The criminal procedure shall be conducted on the principle that all citizens are equal before law, regardless of their nationality, sex, belief, religion, social strata and social position. Any person committing an offense shall be handled according to law.
Article 6.- Guarantee of citizens’ right to body inviolability
Nobody shall be arrested without a court decision, decision made or approved by the procuracies, except for cases where offenders are caught red-handed.
Arrest and detention of people must comply with the provisions of this Code.
All forms of coercion and corporal punishment are strictly forbidden.
Article 7.- Protection of life, health, honor, dignity and property of citizens
Citizens have the right to have their life, health, honor, dignity and property protected by law.
All acts of infringing upon the life, health, honor, dignity and/or property shall be handled according to law.
Victims, witnesses and other participants in the procedure as well as their relatives, when their life and health are endangered, their honor, dignity and/or property are infringed upon, shall be protected by competent procedure-conducting bodies through applying necessary measures according to law.
Article 8.- Guarantee of the citizens’ right to residence inviolability, safety and confidentiality of correspondence, telephone conversations and telegraphs
Nobody is permitted to infringe upon the residence, safety and confidentiality of correspondence, telephone conversations and telegraphs of citizens.
While conducting the procedure, the search of residence, search, seizure and forfeiture of correspondence and telegraphs must comply with the provisions of this Code.
Article 9.- No person shall be considered guilty until a court judgment on his/her criminality takes legal effect
No person shall be considered guilty and be punished until a court judgment on his/her criminality takes legal effect.
Article 10.- Determination of facts of criminal cases
Investigating bodies, procuracies and courts must apply every lawful measure to determine the facts of criminal cases in an objective, versatile and full manner, to make clear evidences of crime and evidences of innocence, circumstances aggravating and extenuating the criminal liabilities of the accused or defendants.
The responsibility to prove offenses shall rest with the procedure-conducting bodies. The accused or defendants shall have the right but not be bound to prove their innocence.
Article 11.- Guarantee of the right to defense of detainees, accused and defendants
The detainees, accused and defendants shall have the right to defend by themselves or ask other persons to defend them.
Investigating bodies, procuracies and courts shall have the duty to ensure that the detainees, accused and defendants exercise their right to defense under the provisions of this Code.
Article 12.- Responsibilities of procedure-conducting bodies and persons
In the course of conducting the procedure, the procedure-conducting bodies and persons must strictly implement law provisions and take responsibility for their acts and decisions.
Those who act against law in making arrest, detention, seizure, instituting, investigating, prosecuting and/or adjudicating criminal cases and/or executing judgments shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability.
Article 13.- Responsibility to institute and handle criminal cases
Upon detecting criminal signs, the investigating bodies, procuracies or courts shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to institute criminal cases and apply measures provided for by this Code to determine offenses and handle offenders.
Criminal cases must not be instituted except on the grounds and in the order provided for by this Code.
Article 14.- Guarantee of the impartiality of persons conducting or participating in the procedure
The heads and deputy heads of investigating bodies, investigators, chairmen and vice-chairmen of procuracies, procurators, presidents and vice-presidents of courts, judges, jurors and court clerks must not conduct the procedure or interpreters and experts must not participate in the procedure if there are plausible grounds to believe that they may not be impartial while performing their duties.
Article 15.- Implementation of the regime of trial with the participation of jurors
The trial by people’s courts or military courts shall be participated by people’s jurors or military jurors respectively in accordance with the provisions of this Code. In the course of trial, jurors shall be equal in rights to judges.
Article 16.- Judges and jurors conduct trial independently and abide by law only
During trial, judges and jurors are independent and abide by law only.
Article 17.- Courts conduct trial collectively
Courts shall conduct trial collectively and make decisions by majority.
Courts shall conduct trial in public, everybody shall have the right to attend such trial, unless otherwise prescribed by this Code.
In special cases where State secrets should be kept or the fine national customs and practices should be preserved or the involved parties’ secrets must be kept at their legitimate requests, courts shall conduct trial behind closed door but must pronounce the judgments publicly.
Article 19.- Guarantee of equal right before court
Procurators, defendants, defense counsels, victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases and their lawful representatives and defense counsels of interests of the involved parties shall all have the equal rights to present evidences, documents and objects, make claims and argue democratically before court. Courts shall have to create conditions for them to exercise these rights with a view to clarifying the objective truths of the cases.
Article 20.- To implement the two-level trial regime
1. Courts shall implement the two-level trial regime.
First-instance judgments and decisions of courts may be appealed or protested against under the provisions of this Code.
First-instance judgments and decisions, if not appealed or protested against within the time limits prescribed by this Code, shall be legally valid. For first-instance judgments or decisions which are appealed or protested against, the cases must be brought to appellate trial. Appellate judgments and decisions shall be legally valid.
2. For legally valid court judgments and decisions, if law violations are detected or new circumstances emerge, they shall be reviewed according to the cassation or re-opening procedures.
Article 21.- Trial supervision
Superior courts shall supervise the trial by subordinate courts. The Supreme People’s Court shall supervise the trial by people’s courts and military courts at all levels in order to ensure the strict and uniform application of laws.
Article 22.- Guarantee of the validity of court judgments and decisions
1. Legally valid court judgments or decisions must be executed and respected by agencies, organizations and all citizens. The concerned individuals, agencies and organizations must, within the scope of their respective responsibilities, strictly execute or serve the court judgments and decisions and take responsibility before law for their execution or serving.
2. Within the scope of their respective responsibilities, State agencies, commune, ward and township administrations, organizations and citizens must coordinate with the agencies and organizations tasked to execute court judgments and decisions in the execution thereof.
State agencies and commune, ward and township administrations shall have to create conditions for, and comply with the requests of, agencies and organizations tasked to execute court judgments and decisions in the execution thereof.
Article 23.- Exercise of the right to prosecute and supervise law observance in the criminal procedure
1. Procuracies shall exercise their right to prosecute in the criminal procedure and decide to prosecute offenders before court.
2. Procuracies shall supervise the law observance in the criminal procedure and have the duty to detect in time law violations committed by procedure-conducting bodies or persons as well as participants in the procedure, and apply measures prescribed by this Code to preclude law violations by these bodies or individuals.
3. Procuracies shall exercise their right to prosecute and supervise the law observance in the criminal procedure in order to ensure that all criminal acts be handled in time; the institution, investigation, prosecution and trial of criminal cases as well as execution of judgments be conducted against the right persons and right offenses, not omitting offenses and offenders, not letting injustice be done on the innocent.
Article 24.- Spoken and written language used in the criminal procedure
Spoken and written language used in the criminal procedure is Vietnamese. Participants in the criminal procedure may use spoken and written languages of their own nationalities; in this case, interpreters shall be required.
Article 25.- Responsibilities of organizations and citizens in the struggle to prevent and fight crimes
1. Organizations and individuals shall have the right as well as obligation to detect and denounce criminal acts; participate in the struggle to prevent and fight crimes, contributing to protecting the interests of the State, the legitimate rights and interests of citizens and organizations.
2. Procedure-conducting bodies shall have to create conditions for organizations and citizens to participate in the criminal procedure; must inform the results of processing the reported information on and denunciations of crimes to the reporting organizations or denouncers.
3. Organizations and citizens shall have to abide by the requests of, and create conditions for, the procedure-conducting bodies and persons to perform their duties.
Article 26.- Coordination between State agencies and procedure-conducting bodies
1. Within the scope of their respective responsibilities, State agencies must apply measures to prevent crimes; coordinate with investigating bodies, procuracies and courts in the struggle to prevent and fight crimes.
State agencies must constantly examine and inspect the performance of their assigned functions and tasks; detect in time law violation acts for handling and immediately inform the investigating bodies or procuracies of all criminal acts committed in their agencies and in their management domains; have the right to propose and send related documents to the investigating bodies and procuracies to consider and initiate criminal proceedings against persons committing criminal acts.
The heads of State agencies shall take responsibility for their failure to report criminal acts happening in their agencies and in their management domains to the investigating bodies or procuracies.
State agencies shall have to comply with the requests of, and create conditions for, the procedure-conducting bodies and persons to perform their duties.
All acts of obstructing the activities of the procedure-conducting bodies and persons while performing their duties are strictly forbidden.
2. Inspection agencies must coordinate with investigating bodies, procuracies and courts in detecting and handling crimes. When detecting cases with criminal signs, they must immediately transfer related documents to and propose investigating bodies or procuracies to consider and institute criminal cases.
3. Within the scope of their responsibilities, investigating bodies and procuracies must consider and settle reported information on crimes, propose the institution of criminal cases and must inform the settling results to the reporting or proposing State agencies.
Article 27.- Detection and remedy of causes and conditions for crime commission
In the course of carrying out the criminal procedure, investigating bodies, procuracies and courts shall have to find out crime commission causes and conditions; request the concerned agencies and organizations to apply remedial and preventive measures.
The concerned agencies and organizations must reply on their compliance with the requests of investigating bodies, procuracies or courts.
Article 28.- Settlement of civil matters in criminal cases
The settlement of civil matters in criminal cases shall be carried out together with the settlement of criminal cases. Where a criminal case involves the compensation or indemnification matter which cannot be proved yet and does not affect the settlement of the criminal case, such civil matter may be separated and settled according to civil procedures.
Article 29.- Guarantee of the right to damage compensation and restoration of honor and interests of unjustly handled persons
Persons who have been unjustly handled by competent persons in criminal proceedings shall have the right to damage compensation and restoration of their honor and interests.
The competent bodies which have handled persons unjustly in criminal proceedings shall have to pay damage compensation to, and restore the honor and interests of, the unjustly punished persons; persons who have caused damage shall have to reimburse the compensated amounts to the competent bodies according to law.
Article 30.- Guarantee of the right to damage compensation of persons suffering from damage caused by the criminal procedure-conducting bodies or persons
Persons suffering from damage caused by competent bodies or persons in criminal proceedings shall have the right to damage compensation.
The bodies competent in criminal proceedings shall have to pay compensation to the damaged persons; the damage-causing persons shall have to reimburse the compensated amounts to the competent bodies according to law provisions.
Article 31.- Guarantee of the right to complain and denounce in the criminal procedure
Citizens, agencies and organizations shall have the right to complain about, and citizens shall have the right to denounce, illegal acts in criminal proceedings committed by bodies or persons competent to conduct the criminal procedure or by any individuals of such bodies.
Competent bodies must receive, consider and settle in a timely and lawful manner complaints and denunciations, then send notices on the settlement results to the complainants and denouncers for knowledge and taking remedial measures.
The order, procedures and competence to settle complaints and denunciations are provided for by this Code.
Article 32.- Supervision by agencies, organizations and people-elected deputies of activities of the procedure-conducting bodies and persons
State agencies, the Vietnam Fatherland Front Committees, the Front’s member organizations and people-elected deputies shall have the right to supervise activities of the procedure-conducting bodies and persons; supervise the settlement of complaints and denunciations by such bodies and persons.
If detecting any illegal acts committed by the procedure-conducting bodies or persons, the State agencies and people-elected deputies shall have the right to request, or the Vietnam Fatherland Front Committees and the Front’s member organizations shall have the right to propose, the competent procedure-conducting bodies to consider and settle them in accordance with the provisions of this Code. The competent procedure-conducting bodies must consider, settle and reply such proposals or requests according to law.
Chapter III : PROCEDURE-CONDUCTING BODIES, PROCEDURE-CONDUCTING PERSONS AND THE CHANGE OF PROCEDURE-CONDUCTING PERSONS
Article 33.- Procedure-conducting bodies and procedure-conducting persons
1. Procedure-conducting bodies include:
a/ Investigating bodies;
b/ Procuracies;
c/ Courts.
2. Procedure-conducting persons include:
a/ The heads and deputy heads of investigating bodies, investigators;
b/ Chairmen, vice-chairmen of procuracies, procurators;
c/ Presidents and vice-presidents of courts, judges, jurors, court clerks.
Article 34.- Tasks, powers and responsibilities of heads and deputy heads of investigating bodies
1. The heads of investigating bodies shall have the following tasks and powers:
a/ To directly organize and direct the investigating activities of investigating bodies;
b/ To decide to assign tasks to their deputies and investigators in investigating criminal cases;
c/ To examine investigating activities of their deputies and investigators;
d/ To decide to change or cancel ungrounded and illegal decisions of their deputies and investigators;
e/ To decide to change investigators;
f/ To settle complaints and denunciations falling under the competence of investigating bodies.
When the head of an investigating body is absent, one deputy authorized by such head shall perform the tasks and exercise the powers of the latter. Deputy heads shall be accountable to their heads for their assigned tasks.
2. When investigating criminal cases, the heads of investigating bodies shall have the following tasks and powers:
a/ To decide to institute criminal cases and initiate criminal proceedings against the accused, to decide not to institute criminal cases; to decide to incorporate or separate criminal cases;
b/ To decide to apply, change or cancel deterrent measures ;
c/ To decide to pursue the accused, to search, forfeit, seize, distrain properties, and handle exhibits;
d/ To decide to solicit expertise and exhume corpses;
e/ To make conclusions on the investigation of criminal cases;
f/ To decide to suspend investigation, to decide to cease investigation, to decide resume investigation;
g/ To directly carry out investigating measures; to grant or withdraw defense counsel’s certificates; to issue other decisions and carry out other proceedings falling under the competence of investigating bodies.
3. When being assigned to investigate criminal cases, the deputy heads of the investigating bodies shall have the tasks and powers defined in Clause 2 of this Article.
4. The heads, deputy heads of investigating bodies shall take responsibility before law for their acts and decisions.
Article 35.- Tasks, powers and responsibilities of investigators
1. The investigators assigned to investigate criminal cases shall have the following tasks and powers:
a/ To compile files of criminal cases;
b/ To summon and interrogate the accused; to summon and take testimonies from witnesses, victims, civil plaintiffs, civil dependants and persons with interests and obligations related to the cases;
c/ To decide to escort the accused, decide to escort witnesses;
d/ To execute orders for arrest, custody, temporary detention, search, forfeiture, seizure, distrainment of properties;
e/ To conduct scene examination, autopsy, confrontation, identification and investigative experiments;
f/ To conduct other investigating activities falling under the competence of investigating bodies according to the assignment of the heads of investigating bodies.
2. Investigators shall take responsibility before law and the heads of investigating bodies for their acts and decisions.
Article 36.- Tasks, powers and responsibilities of chairmen, vice-chairmen of procuracies
1. The chairmen of procuracies shall have the following tasks and powers:
a/ To organize and direct activities of exercising the right to prosecute and supervise the law observance in criminal proceedings;
b/ To decide to assign their vice-chairmen and procurators to exercise the right to prosecute and supervise the law observance in criminal proceedings for criminal cases;
c/ To examine their vice-chairmen and procurators in activities of exercising the right to prosecute and supervise their law observance in criminal proceedings;
d/ To protest according to cassation or reopening procedures the legally valid court judgments or decisions in accordance with law;
e/ To decide to change or cancel ungrounded and illegal decisions of their vice-chairmen and procurators;
f/ To decide to withdraw, suspend or cancel ungrounded and illegal decisions of the subordinate procuracies;
g/ To decide to change procurators;
h/ To settle complaints and denunciations falling under the competence of procuracies.
When the chairman of a procuracy is absent, one vice-chairman authorized by the chairman shall perform the chairman’s tasks and powers. Vice-chairmen shall be accountable to their chairmen for their assigned tasks.
2. When exercising the right to prosecute and supervising the law observance in the proceedings for criminal cases, the chairmen of procuracies shall have the following tasks and powers:
a/ To decide to institute criminal cases, to decide not to institute criminal cases, to decide to initiate criminal proceedings against the accused; to request investigating bodies to institute criminal cases or change decisions to institute criminal cases or initiate criminal proceedings against the accused in accordance with this Code;
b/ To request the heads of investigating bodies to change investigators;
c/ To decide to apply, change or cancel deterrent measures; to decide to extend the investigation period; to decide to prolong the temporary detention period; to request investigating bodies to pursue the accused;
d/ To decide to approve or disapprove decisions of investigating bodies;
e/ To decide to revoke ungrounded and illegal decisions of investigating bodies;
f/ To decide to transfer cases;
g/ To decide to prosecute, to decide to return the files for additional investigation; to decide to solicit expertise;
h/ To decide to suspend or cease criminal cases, to decide to resume investigation; to decide to handle exhibits;
i/ To protest according to appellate procedures court judgments and decisions;
j/ To grant and withdraw the defense counsel’s certificates; to issue other decisions and conduct other proceedings falling under the competence of procuracies.
3. When being assigned to exercise the right to prosecute and supervise the law observance in the proceedings for criminal cases, vice-chairmen of procuracies shall have the tasks and powers defined in Clause 2 of this Article.
4. The chairmen and vice-chairmen of procuracies shall take responsibility before law for their acts and decisions.
Article 37.- Tasks, powers and responsibilities of procurators
1. Procurators assigned to exercise the right to prosecute and supervise the law observance in the proceedings for criminal cases shall have the following tasks and powers:
a/ To supervise the institution of criminal cases, supervise investigating activities and the compilation of case files by investigating bodies;
b/ To set investigation requirements;
c/ To summon and interrogate the accused; to summon and take testimonies of witnesses, victims, civil plaintiffs, civil defendants, and persons with interests and obligations related to the cases;
d/ To supervise arrests, custody and temporary detention;
e/ To participate in court sessions; to read the procuracies’ indictments and decisions related to the case settlement; to ask questions, present evidences and make arraignments; to express their views on the case settlement and argue with the participants in the procedure at court sessions;
f/ To supervise the law observance by courts in their adjudicating activities, by participants in the procedure, and to supervise court judgments and decisions;
g/ To supervise the execution of court judgments and decisions;
h/ To perform other tasks and exercise other powers falling under the procuracies’ scope of competence as assigned by their chairmen.
2. Procurators shall take responsibility before law and the chairmen of the procuracies for their acts and decisions.
Article 38.- Tasks, powers and responsibilities of presidents, vice-presidents of courts
1. The presidents of courts shall have the following tasks and powers:
a/ To organize the adjudicating work of their courts;
b/ To decide to assign their vice-presidents, judges and jurors to settle and adjudicate criminal cases; to decide to assign court clerks to conduct the procedure for criminal cases;
c/ To decide to change judges, jurors and court clerks before opening court sessions;
d/ To protest according to cassation procedures legally valid court judgments and decisions in accordance with the provisions of this Code;
e/ To issue decisions to execute criminal judgments;
f/ To decide to postpone the serving of imprisonment penalties;
g/ To decide to suspend the serving of imprisonment penalties;
h/ To decide to remit criminal records;
i/ To settle complaints and denunciations falling under the jurisdiction of their courts.
When the president of a court is absent, one vice-president authorized by the president shall perform the tasks and exercise the powers of the latter. Vice presidents shall be accountable before the presidents for their assigned tasks.
2. When settling criminal cases, the presidents of courts shall have the following tasks and powers:
a/ To decide to apply, change or cancel the temporary detention measure; to decide to handle exhibits;
b/ To decide to transfer criminal cases;
c/ To grant, withdraw the defense counsel’s certificates; to issue decisions and conduct other proceedings falling under the jurisdiction of their courts.
3. When being assigned to settle or adjudicate criminal cases, vice-presidents of courts shall have the tasks and powers defined in Clause 2 of this Article.
4. Presidents and vice-presidents of courts shall take responsibility before law for their acts and decisions.
Article 39.- Tasks, powers and responsibilities of judges
1. The judges assigned to settle, adjudicate criminal cases shall have the following tasks and powers:
a/ To study the case files before the opening of court sessions;
b/ To participate in adjudicating criminal cases;
c/ To conduct proceedings and vote on matters falling under the jurisdiction of the trial panels;
d/ To conduct other proceedings falling under the jurisdiction of their courts according to the assignment of the presidents of their courts.
2. The judges assigned to preside over court sessions shall have, apart from the tasks and powers defined in Clause 1 of this Article, the following tasks and powers:
a/ To decide to apply, change or cancel deterrent measures in accordance with the provisions of this Code;
b/ To decide to return files for additional investigation;
c/ To decide to bring cases for trial; to decide to cease or suspend cases;
d/ To decide to summon persons whom they need to inquire to court sessions;
e/ To conduct other proceedings falling under the competence of their courts according to the assignment of the presidents of their courts.
3. The judges holding the post of president or vice-president of the Court of Appeal of the Supreme People’s Court shall have the right to grant and withdraw the defense counsel’s certificates.
4. Judges shall take responsibility before law for their acts and decisions.
Article 40.- Tasks, powers and responsibilities of jurors
1. When being assigned to adjudicate criminal cases, jurors shall have the following tasks and powers:
a/ To study case files before the opening of court sessions;
b/ To participate in adjudicating criminal cases according to first-instance or appellate procedures;
c/ To conduct proceedings and vote on matters falling under the jurisdiction of the trial panels.
2. Jurors shall take responsibility before law for their acts and decisions.
Article 41.- Tasks, powers and responsibilities of court clerks
1. Court clerks assigned to carry out the procedure for criminal cases shall have the following tasks and powers:
a/ To announce the internal rules of court sessions;
b/ To report to the trial panels the list of persons summoned to court sessions;
c/ To write minutes of court sessions;
d/ To conduct other proceedings falling under the jurisdiction of their courts according to the assignment by the presidents of their courts.
2. Court clerks shall take responsibility before law and the presidents of courts for their acts.
Article 42.- Cases of refusal or change of procedure-conducting persons
Procedure-conducting persons must refuse to conduct the procedure or be changed if:
1. They are concurrently victims, civil plaintiffs, civil defendants; persons with interests and obligations related to the cases; lawful representatives or next of kin of such persons or of the accused or defendants;
2. They have participated as defense counsels, witnesses, experts or interpreters in such cases;
3. There are explicit grounds to believe that they may not be impartial while performing their duties.
Article 43.- Right to request to change procedure-conducting persons
The following persons shall have the right to request to change procedure-conducting persons:
1. Procurators;
2. The accused, defendants, victims, civil plaintiffs, civil defendants and their lawful representatives;
3. Defense counsels, defense counsels of interests of victims, civil plaintiffs or civil defendants.
Article 44.- Change of investigators
1. Investigators must refuse to conduct the procedure or be changed if:
a/ They fall into one of the cases prescribed in Article 42 of this Code;
b/ They have conducted the procedure in such cases in the capacity as procurator, judge, juror or court clerk.
2. The change of investigators shall be decided by the heads of investigating bodies.
If the investigators being the heads of investigating bodies fall into one of the cases prescribed in Clause 1 of this Article, the investigation of the cases shall be conducted by the immediate superior investigating bodies.
Article 45.- Change of procurators
1. Procurators must refuse to conduct the procedure or be changed if:
a/ They fall into one of the cases prescribed in Article 42 of this Code;
b/ They have conducted the procedure in such cases in the capacity as investigator, judge, juror or court clerk.
2. The change of procurators before the opening of court sessions shall be decided by the chairmen of the procuracies of the same level.
If the to be-changed procurators are procuracy chairmen, such change shall be decided by the chairmen of the immediate superior procuracies.
In cases where the procurators must be changed at court sessions, the trial panels shall issue decisions to postpone the court sessions.
The appointment of other procurators shall be decided by the chairmen of the procuracies of the same level or the chairmen of the immediate superior procuracies.
Article 46.- Change of judges, jurors
1. Judges or jurors must refuse to participate in the trial or be changed if:
a/ They fall into one of the cases prescribed in Article 42 of this Code;
b/ They sit on the same trial panel and are next of kin;
c/ They have participated in the first-instance trial or appellate trial, or conducted the procedure in such cases in the capacity as investigator, procurator or court clerk.
2. The change of judges and/or jurors before the opening of court sessions shall be decided by the presidents of the courts. If the to be-changed judges are the presidents of the courts, such change shall be decided by the presidents of the immediate superior courts.
The change judges and/or jurors at court sessions shall be decided by the trial panels before starting the inquiry by voting at the deliberation chambers. When a member is considered, he/she may present his/her opinions; the panels shall make decisions by majority.
In case of change of judges and/or jurors at court sessions, the trial panels shall issue decisions to postpone the court sessions.
The appointment of new trial panel members shall be decided by the presidents of the courts.
Article 47.- Change of court clerks
1. Court clerks must refuse to conduct the procedure or be changed if:
a/ They fall into one of the cases prescribed in Article 42 of this Code;
b/ They have conducted the procedure in such cases in the capacity as procurator, investigator, judge or juror.
2. The change of court clerks before the opening of court sessions shall be decided by the presidents of the courts.
The change of court clerks at court sessions shall be decided by the trial panels.
In cases where court clerks must be changed at court sessions, the trial panels shall issue decisions to postpone the court sessions.
The appointment of other court clerks shall be decided by the presidents of the courts.
Chapter IV: PARTICIPANTS IN THE PROCEDURE
Article 48.- Persons held in custody
1. Persons held in custody are persons arrested in urgent cases, offenders caught red-handed, persons arrested under pursuit decisions, or confessing or self-surrendering offenders against whom custody decisions have been issued.
2. Persons held in custody shall have the following rights:
a/ To be informed of the reasons for their custody;
b/ To be explained on their rights and obligations;
c/ To present their statements;
d/ To defend by themselves or ask other persons to defend them;
e/ To present documents, objects as well as claims;
f/ To complain about their custody, procedural decisions or acts of the bodies and/or persons with procedure-conducting competence.
3. Persons held in custody shall have the obligation to observe the law provisions on custody.
1. The accused are persons against whom criminal proceedings have been initiated.
2. The accused shall have the following rights:
a/ To be informed of the offenses which they have been accused of;
b/ To be explained on their rights and obligations;
c/ To present their statements;
d/ To present documents, objects as well as claims;
e/ To request the change of procedure-conducting persons, experts and/or interpreters in accordance with the provisions of this Code;
f/ To defend by themselves or ask other persons to defend them;
g/ To receive decisions to institute the criminal cases; decisions to apply, change or cancel deterrent measures; written investigation conclusions; decisions to cease investigation or suspend investigation; decisions to cease or suspend the criminal cases; indictments; decisions on their prosecution; and other procedural decisions as prescribed by this Code;
h/ To complain about procedural decisions and acts of the bodies and persons with procedure-conducting competence.
3. The accused must appear in response to the summonses of investigating bodies or procuracies; in case of non-appearance without plausible reasons, they may be escorted; if they escape, they shall be pursued.
1. Defendants are persons whom the courts have decided to bring for trial.
2. Defendants have the following rights:
a/ To receive decisions to bring the cases for trial; decisions to apply, change or cancel deterrent measures; decisions to cease the cases; judgments and/or decisions of the courts; and other procedural decisions as prescribed by this Code;
b/ To participate in court sessions;
c/ To be explained on their rights and obligations;
d/ To request the change of procedure-conducting persons, experts and/or interpreters in accordance with this Code;
e/ To present documents, objects as well as claims;
f/ To defend by themselves or ask other persons to defend them;
g/ To present opinions, argue at court sessions;
h/ To have final words before the judgment deliberation;
i/ To appeal against judgments and decisions of the courts;
j/ To complain about procedural decisions and acts of the bodies and persons with procedure-conducting competence.
3. Defendants must appear in response to the subpoenas of the courts; in case of non-appearance without plausible reasons, they may be escorted; if they escape, they shall be pursued.
1. Victims are persons suffering from physical, spiritual and/or property damage caused by offenses.
2. Victims or their lawful representatives shall have the following rights:
a/ To present documents, objects as well as claims;
b/ To be informed of the investigation results;
c/ To request the change of procedure-conducting persons, experts and/or interpreters in accordance with the provisions of this Code;
d/ To suggest the compensation levels and measures to secure such compensation;
e/ To participate in court sessions; present their opinions and arguments at court sessions in order to protect their legitimate rights and interests;
f/ To complain about procedural decisions and acts of the bodies and persons with procedure-conducting competence; to appeal against court judgments and decisions regarding the compensations to be paid by, as well as the penalties imposed on, the defendants.
3. Where the criminal cases are instituted at the requests of victims as prescribed in Article 105 of this Code, the victims or their lawful representatives shall present their accusations at court sessions.
4. Victims must appear in response to the summonses of investigating bodies, procuracies or courts; if they refuse to give testimonies without plausible reasons, they may bear penal liability according to Article 308 of the Penal Code.
5. In cases where victims are deceased, their lawful representatives shall have the rights defined in this Article.
1. Civil plaintiffs are individuals, agencies or organizations suffering from damage caused by offenses and file claims for damages.
2. Civil plaintiffs or their lawful representatives shall have the following rights:
a/ To present documents, objects as well as claims;
b/ To be informed of the investigation results;
c/ To request the change of procedure-conducting persons, experts and/or interpreters in accordance with the provisions of this Code;
d/ To suggest the compensation levels and measures to secure such compensation;
e/ To participate in court sessions; to present their opinions and arguments at court sessions in order to protect their legitimate rights and interests;
f/ To complain about procedural decisions and acts of the bodies and persons with procedure-conducting competence;
g/ To appeal against court judgments and decisions regarding damage compensation.
3. Civil plaintiffs must appear in response to the summonses of investigating bodies, procuracies or subpoenas of courts, and present honestly details related to their claims for damages.
1. Civil defendants are individuals, agencies or organizations prescribed by law to pay compensation for damage caused by criminal acts.
2. Civil defendants or their lawful representatives shall have the following rights:
a/ To complain about the civil plaintiffs’ claims for damages;
b/ To present documents, objects as well as claims;
c/ To be informed of the investigation results related to the compensation requests;
d/ To request the change of procedure-conducting persons, experts and/or interpreters in accordance with this Code;
e/ To participate in court sessions; to present their opinions and arguments at court sessions to protect their legitimate rights and interests;
f/ To complain about procedural decisions and acts of the bodies and persons with procedure-conducting competence;
g/ To appeal against court judgments and decisions regarding damage compensation.
3. Civil defendants must appear in response to the summonses of investigating bodies, procuracies or subpoenas of courts, and present honestly details related to the damage compensation.
Article 54.- Persons with interests and obligations related to criminal cases
1. Persons with interests and obligations related to criminal cases or their lawful representatives shall have the following rights:
a/ To present documents, objects as well as claims;
b/ To participate in court sessions; to present their opinions and arguments at court sessions in order to protect their legitimate rights and interests;
c/ To appeal against court judgments and decisions regarding matters directly related to their interests and obligations;
d/ To complain about procedural decisions and acts of the bodies and persons with procedure-conducting competence;
2. Persons with interests and obligations related to criminal cases must be present in response to the summonses of investigating bodies, procuracies or subpoenas of courts, and present honestly details directly related to their interests and obligations.
1. Those who know details pertaining to criminal cases may all be summoned to give testimonies.
2. The following persons shall not be allowed to act as witnesses:
a/ Defense counsels of the accused or defendants;
b/ Persons with physical or mental defects which render them incapable of perceiving details of the criminal cases or incapable of giving truthful statements.
3. Witnesses shall have the following rights:
a/ To ask the bodies which have summoned them to protect their life, health, honor, dignity, property and other legitimate rights and interests when participating in the procedure;
b/ To complain about procedural decisions and acts of agencies and persons with procedure-conducting competence;
c/ To be paid by the summoning agencies the travel and other expenses as prescribed by law.
4. Witnesses shall have the following obligations:
a/ To appear in response to the summonses of investigating bodies, procuracies or subpoenas of courts; in case of deliberate absence without plausible reasons and their absence causes impediments to the investigation, prosecution or trial, they may be escorted;
b/ To honestly state all details they know about the cases.
Witnesses who refuse or shirk to testify without plausible reasons shall bear penal liability according to Article 308 of the Penal Code; if giving false testimonies, they shall bear penal liabilities according to Article 307 of the Penal Code.
1. Defense counsels may be:
a/ Lawyers;
b/ Lawful representatives of the persons in custody, the accused or defendants;
c/ People’s advocates.
2. The following persons shall not be allowed to act as defense counsels:
a/ Persons who have conducted the procedure in such cases; are next of kin of persons who conducted or are conducting the procedure in such cases;
b/ Persons who participate in such cases in the capacity as witness, expert or interpreter.
3. One defense counsel may defend many persons in custody, accused or defendants in the same case provided that the rights and interests of such persons are not conflicting. Many defense counsels may defend one person held in custody, accused or defendant.
4. Within three days counting from the date of receiving the requests of the defense counsels enclosed with papers related to the defense, the investigating bodies, procuracies or courts must consider and grant them the defense counsel’s certificates so that they can perform the defense. If refusing to grant such certificates, they must state clearly the reasons therefor.
In case of keeping persons in custody, within 24 hours as from the time of receiving the requests of the defense counsels enclosed with the papers related to the defense, the investigating bodies must consider and grant them the defense counsel’s certificates so that they can perform the defense. If refusing to grant such certificates, they must state clearly the reasons therefor.
Article 57.- Selection and change of defense counsels
1. Defense counsels shall be selected by persons kept in custody, the accused, defendants or their lawful representatives.
2. In the following cases, if the accused, defendants or their lawful representatives do not seek the assistance of defense counsels, the investigating bodies, procuracies or courts must request bar associations to assign lawyers’ offices to appoint defense counsels for such persons or request the Vietnam Fatherland Front Committees or the Front’s member organizations to appoint defense counsels for their organizations’ members:
a/ The accused or defendants charged with offenses punishable by death as the highest penalty as prescribed by the Penal Code;
b/ The accused or defendants being minors or persons with physical or mental defects.
In the cases specified at Point a and Point b, Clause 2 of this Article, the accused or defendants and their lawful representatives stall have the right to request the change of, or refuse to have, defense counsels.
3. The Vietnam Fatherland Front Committees and the Front’s member organizations shall have the right to appoint people’s advocates to defend the persons kept in custody, the accused or defendants who are their organizations’ members.
Article 58.- Rights and obligations of defense counsels
1. Defense counsels shall participate in the procedure from the initiation of criminal proceedings against the accused. In case of arresting persons under the provisions of Article 81 and Article 82 of this Code, defense counsels shall participate in the procedure from the time the custody decisions are issued. In case of necessity to keep secret the investigation of the crimes of infringing upon national security, the chairmen of procuracies shall decide to allow defense counsels to participate in the procedure from the time of termination of investigation.
2. Defense counsels shall have the following rights:
a/ To be present when testimonies are taken from the persons in custody, when the accused are interrogated, and, ask questions to the persons in custody or the accused if so consented by investigators; and to be present in other investigating activities; to read the minutes of the proceedings in which they have participated, and procedural decisions related to the persons whom they defend;
b/ To request investigating bodies to inform them in advance of the time and places of interrogating the accused so as to be present when the accused are interrogated;
c/ To request the change of procedure-conducting persons, experts and/or interpreters in accordance with the provisions of this Code;
d/ To collect documents, objects and details related to their defense from the persons in custody, the accused, defendants, their next of kin or from agencies, organizations and individuals at the requests of the persons in custody, the accused or defendants, provided that they are not classified as State secrets or working secrets;
e/ To present documents, objects as well as claims;
f/ To meet the persons kept in custody; to meet the accused or defendants being under temporary detention;
g/ To read, take notes of and copy records in the case files, which are related to their defense, after the termination of investigation according to law provisions;
i/ To participate in questioning and arguing at court sessions;
j/ To complain about procedural decisions and acts of the bodies and persons with procedure-conducting competence;
k/ To appeal against court judgments or decisions if the defendants are minors or persons with physical or mental defects as prescribed at Point b, Clause 2 of Article 57 of this Code.
3. Defense counsels shall have the following obligations:
a/ To apply every measure prescribed by law to clarify the details to prove the innocence of the persons in custody, the accused or defendants as well as circumstances to mitigate the penal liability of the accused or defendants.
Depending on each stage of the procedure, when collecting documents and/or objects related to the cases, defense counsels shall have to deliver them to investigating bodies, procuracies or courts. The delivery and receipt of such documents and objects between defense counsels and the procedure-conducting bodies must be recorded in a minutes according to Article 95 of this Code;
b/ To provide legal assistance to the persons in custody, the accused or defendants in order to defend their legitimate rights and interests;
c/ Not to refuse to defend the persons in custody, the accused or defendants whom they have undertaken to defend if they have no plausible reasons therefor.
d/ To respect truth and law; not to bribe, force or incite other persons to give false statements or supply untruthful documents;
e/ To appear in response to court subpoenas;
d/ Not to disclose investigation secrets they know while performing the defense; not to use notes taken and/or copied from the case files for the purpose of infringing upon the State’s interests; the legitimate rights and interests of agencies, organizations and individuals;
4. Defense counsels who act against laws shall, depending on the nature and seriousness of their violations, have their defense counsel’s certificates revoked, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they shall have to pay compensation therefor according to law provisions.
Article 59.- Defense counsels of interests of involved parties
1. Victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to criminal cases shall all have the right to ask lawyers, people’s advocates or other persons, who are accepted by investigating bodies, procuracies or courts, to protect their interests.
2. Defense counsels of the interests of the involved parties may participate in the procedure from the time when criminal proceedings are initiated against the accused.
3. Defense counsels of the interests of the involved parties shall have the following rights:
a/ To produce documents, objects as well as claims;
b/ After the investigation completes, to read, take note of and copy documents in the case files, which are related to the protection of the interests of the involved parties according to law provisions;
c/ To participate in questioning and arguing at court sessions; to read the minutes of court sessions;
d/ To complain about procedural decisions and acts of the bodies and persons with procedure-conducting competence.
Defense counsels of the interests of victims, civil plaintiffs, civil defendants shall have the right to request the change of procedure-conducting persons, experts and/or interpreters in accordance with the provisions of this Code.
For involved parties being minors or persons with physical or mental defects, the defense counsels of their interests shall have the right to be present when the procedure-conducting bodies are taking statements from the persons whom they protect; to appeal parts of court judgments or decisions regarding the interests and obligations of the persons whom they protect.
4. The defense counsels of the interests of the involved parties shall have the following obligations:
a/ To apply all measures prescribed by law to contribute to clarifying the truths of the cases;
b/ To provide the involved parties with legal assistance in order to protect their legitimate rights and interests.
1. Experts are persons possessing necessary knowledge about the domains to be expertised, who are invited by the procedure-conducting bodies according to law provisions.
2. Experts shall have the following rights:
a/ To study documents of the cases, which are related to the to be-expertized objects;
b/ To request the expertise-soliciting bodies to supply documents necessary for the conclusion;
c/ To join the interrogation, taking of statements and to ask questions about matters related to the to be-expertized objects;
d/ To refuse to expertise in cases if they are not given enough time for the expertise; are supplied with documents which are inadequate or invalid for making conclusions; or the contents asked to be expertised are beyond their expert knowledge;
e/ To write their own conclusions in the written general conclusions if disagreeing with the general conclusions in cases where the expertise has been conducted by a group of experts.
3. Experts must appear in response to the summonses of investigating bodies, procuracies or subpoenas of courts; they must not disclose investigation secrets which they know while participating in the procedure in the capacity as expert.
Experts who refuse to make expertise conclusions without plausible reasons shall bear penal liability under Article 308 of the Penal Code. If making false conclusions, they shall bear penal liability under Article 307 of the Penal Code.
4. Experts must refuse to participate in the criminal procedure or be changed if:
a/ They fall into one of the cases defined in Clause 1 and Clause 3, Article 42 of this Code;
b/ They have conducted the procedure in the capacity as head, deputy head of the investigating body, investigator, chairman or vice-chairman of the procuracy, procurator, president or vice-president of the court, judge, juror or court clerk, or have participated in the capacity as defense counsel, witness or interpreter in such cases.
The change of experts shall be decided by the expertise-soliciting agencies.
1. Interpreters shall be required by investigating bodies, procuracies or courts in cases where the procedures are participated by persons who cannot use Vietnamese.
2. Interpreters must appear in response to the summonses of investigating bodies, procuracies or subpoenas of courts and must interpret truthfully, must not disclose investigation secrets; if they interpret falsely, the interpreters shall bear penal liability according to Article 307 of the Penal Code.
3. Interpreters must refuse to participate in the procedure or be changed if:
a/ They fall into one of the cases defined in Clause 1 and Clause 3, Article 42 of this Code;
b/ They have conducted the procedure in the capacity as head, deputy head of the investigating body, investigator, chairman or vice-chairman of the procuracy, procurator, president or vice-president of the court, judge, juror or court clerk, or have participated in the capacity as defense counsel, witness or expert in such cases.
The change of interpreters shall be decided by the requesting agencies.
4. The provisions of this Article shall also apply to persons who know signs of the dumb and the deaf.
Article 62.- Responsibility to explain and guarantee the exercise of the rights and the performance of obligations of participants in the procedure
The procedure-conducing bodies and persons shall have to explain and guarantee the exercise of the rights and the performance of obligations of participants in the procedure in accordance with of this Code. The explanation must be recorded in a minutes.
Article 63.- Matters to be proved in criminal cases
When investigating, prosecuting and adjudicating criminal cases, the investigating bodies, procuracies and courts must prove:
1. Whether or not criminal acts have occurred, time, places and other circumstances of the criminal acts;
2. Who have committed the criminal acts; being at fault or not, intentionally or unintentionally, whether or not they have the penal liability capacity; purposes and motives of the commission of such crimes;
3. Circumstances aggravating and circumstances extenuating the penal liability of the accused or defendants, and personal details of the accused or defendants;
4. The nature and extent of damage caused by the criminal acts.
1. Evidences are facts which are collected in the order and procedure prescribed by this Code, which are used by the investigating bodies, procuracies and courts as grounds to determine whether or not criminal acts have been committed, persons committing such acts as well as other circumstances necessary for the proper settlement of the cases.
2. Evidences are determined by:
a/ Exhibits;
b/ Testimonies of witnesses, victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases, the arrestees, persons kept in custody, the accused or defendants;
c/ Expertise conclusions;
d/ Minutes of investigating and adjudicating activities, and other documents and things.
Article 65.- Collection of evidences
1. In order to collect evidences, the investigating bodies, procuracies and courts may summon persons who know about the cases to ask and listen to their statements on the matters pertaining to the cases, solicit expertise, conduct searches, examinations and other investigating activities according to the provisions of this Code; request agencies, organizations and individuals to supply documents, objects and relate circumstances to clarify the cases.
2. Participants in the procedure, agencies, organizations or any individuals may all present documents, as well as matters related to the cases.
Article 66.- Evaluation of evidences
1. Each evidence must be evaluated in order to determine its legality, authenticity and relevance to the cases. The collected evidences must be sufficient for the successful settlement of criminal cases.
2. Investigators, procurators, judges and jurors shall identify and evaluate all evidences with a full sense of responsibility after studying generally, objectively, comprehensively and fully all circumstances of the cases.
Article 67.- Statements of witnesses
1. Witnesses shall present what they know about the cases, personal details of the arrestees, persons in custody, the accused or defendants, victims, their relationships with the arrestees, persons in custody, the accused or defendants, and/or victims, with other witnesses, and answer questions put to them.
2. Circumstances presented by witnesses must not be used as evidences if the witnesses cannot say clearly why they have known such circumstances.
Article 68.- Statements of victims
1. Victims shall present circumstances of the cases, their relationships with the arrestees, persons in custody, the accused or defendants, and answer questions that are raised.
2. Circumstances presented by victims must not be used as evidences if they cannot say clearly why they have known such circumstances.
Article 69.- Statements of civil plaintiffs, civil defendants
1. Civil plaintiffs, civil defendants shall present circumstances related to the compensation of damage caused by criminal acts.
2. Circumstances presented by civil plaintiffs or civil defendants must not be used as evidences if they cannot say clearly why they have known such circumstances.
Article 70.- Statements of persons with interests and obligations related to criminal cases
1. Persons with interests and obligations related to criminal cases shall present circumstances directly related to their interests and obligations.
2. Circumstances presented by persons with interests and obligations related to criminal cases must not be used as evidences if they cannot say clearly why they have known such circumstances.
Article 71.- Statements of arrestees, persons in custody
Arrestees, persons in custody shall present circumstances related to their being suspected of having committed criminal acts.
Article 72.- Statements of the accused or defendants
1. The accused or defendants shall present circumstances of the cases.
2. Confessions of the accused or defendants shall only be regarded as evidences if they are consistent with other evidences of the cases.
Confessions of the accused or defendants must not be used as sole evidences for conviction.
Article 73.- Expertise conclusions
1. Experts shall conclude on the matters required to be expertised and bear personal responsibility for their conclusions.
Expertise conclusions must be expressed in writing.
If the expertise has been conducted by a group of experts, all the group members shall sign the written general conclusions. In cases where their opinions are divergent, each person shall write his/her own conclusion therein.
2. In cases where the procedure-conducting bodies disagree with the expertise conclusions, they must clearly state the reasons, if such conclusions are unclear or incomplete, the procedure-conducting bodies shall decide to solicit additional expertise or re-expertise according to general procedures.
Exhibits are articles which have been used as tools or means for the commission of crimes; items carrying traces of crimes, things being the targets of crimes, as well as money and other things which can be used to prove the crimes and criminals.
Article 75.- Collection and preservation of exhibits
1. Exhibits should be collected in time, fully and described according to their actual conditions in the minutes and inserted in the case files.
Where exhibits cannot be inserted into the case files, they must be photographed and may be video-recorded for insertion in the case files. Exhibits must be sealed up and preserved.
2. Exhibits must be preserved intact, not letting them be lost, confused or damaged. The sealing and preservation of exhibits shall be as follows:
a/ Exhibits required to be sealed up must be sealed up immediately after being collected. The sealing and unsealing must comply with law provisions and recorded in a minutes to be inserted in the case file;
b/ Exhibits being money, gold, silver, precious metals, gems, antiques, explosives, inflammables, toxins or radioactive substances must be expertized immediately after being collected and delivered to banks or other specialized agencies for preservation;
c/ Exhibits which cannot be taken to the offices of the procedure-conducting bodies for preservation shall be handed over by the procedure-conducting bodies to the owners or lawful managers of objects or properties, their relatives or local administrations, agencies or organizations where the exhibits exist for preservation.
d/ For exhibits being easy-to-deteriorate or difficult-to-preserve goods, if they do not fall into the case prescribed in Clause 3, Article 76 of this Code, competent bodies defined in Clause 1, Article 76 of this Code shall, within the scope of their powers, decide to sell them according to law and remit the proceeds therefrom into their custody accounts at State treasuries for management;
e/ For exhibits brought to the offices of the procedure-conducting bodies for preservation, the police agencies shall have to preserve them at the investigating and prosecuting stages; the judgment-executing agencies shall have to preserve them at the adjudicating and judgment-executing stages.
3. If the persons responsible for preserving exhibits of criminal cases let them lost or damaged, break the seals, consume, transfer, fraudulently swap, conceal or destroy them, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability according to Article 310 of the Penal Code; if they add, appropriate, modify, fraudulently swap, destroy or damage exhibits of criminal cases in order to distort the case files, they shall bear penal liability according to Article 300 of the Penal Code; if causing damage, they shall have to pay compensation therefor according to law provisions.
Article 76.- Handling of exhibits
1. The handling of exhibits shall be decided by investigating bodies if the criminal cases are ceased at the investigating stage; by the procuracies if the cases are ceased at the prosecuting stage; or by courts or trial panels at the adjudicating stage. The execution of decisions on handling exhibits must be recorded in minutes.
2. Exhibits shall be handled as follows:
a/ Exhibits being tools and means used for the commission of crimes, or articles banned from circulation shall be confiscated and forfeited into the State fund or be destroyed.
b/ Exhibits being items, money owned by the State, organizations or individuals but appropriated by offenders or used as tools and means for the commission of crimes shall be returned to their owners or lawful managers; in cases where their owners or lawful managers are unidentifiable, they shall be forfeited into the State fund;
c/ Exhibits being money or property acquired from the commission of crimes shall be confiscated and forfeited into the State fund;
d/ Exhibits being easy-to-deteriorate or difficult-to-preserve goods may be sold according to law;
e/ Exhibits of no value or no use shall be confiscated and destroyed.
3. In the course of investigation, prosecution or adjudication, competent bodies defined in Clause 1 of this Article shall have the right to decide to return the exhibits stated at Point b, Clause 2 of this Article to their owners or lawful managers if they deem that such will not affect the handling of the cases.
4. Disputes over the right to own exhibits shall be settled according to civil procedures.
Article 77.- Minutes of investigating and adjudicating activities
The circumstances recorded in the minutes of arrests, searches, scene examinations, autopsies, confrontations, identification and investigation experiments, in the minutes of court sessions and the minutes of other proceedings conducted in accordance with this Code may be regarded as evidences.
Article 78.- Other documents and objects in criminal cases
The circumstances related to criminal cases, which are recorded in documents as well as objects supplied by agencies, organizations and individuals may be regarded as evidences.
Where these documents and objects show signs specified in Article 74 of this Code, they shall be regarded as exhibits.
Chapter VI: DETERRENT MEASURES
Article 79.- Grounds for application of deterrent measures
In order to stave off crimes in time or when there are grounds proving that the accused or defendants would cause difficulties to the investigation, prosecution or adjudication, or they would continue committing offenses, as well as when it is necessary to secure the judgment execution, the investigating bodies, procuracies or courts, within the scope of their procedural jurisdiction, or competent persons defined by this Code may apply one of the following deterrent measures: arrest, custody, temporary detention, ban from travel outside one’s residence, guaranty, deposit of money or valuable property as bail.
Article 80.- Arresting the accused or defendants for temporary detention
1. The following persons shall have the right to order the arrest of the accused or defendants for temporary detention:
a/ Chairmen and vice- chairmen of people’s procuracies and military procuracies at all levels;
b/ Presidents, vice-presidents of people’s courts and military courts at all levels;
c/ Judges holding the post of president or vice-president of the Court of Appeal of the Supreme People’s Court; trial panels;
d/ Heads, deputy heads of investigating bodies at all levels. In this case, arrest warrants must be approved by the procuracies of the same level before they are executed.
2. An arrest warrant must be clearly inscribed with the date, full name and post of the warrant issuers, the full name, address of the arrestee and the reason for the arrest. Arrest warrants must be signed by the issuers and stamped.
The executors of arrest warrants must read the warrants, explain the warrants, rights and obligations of the arrestees, and make minutes of the arrests.
When arresting persons at their residences, representatives of the commune, ward or township administrations and the neighbors of the arrestees must be present as witnesses. When arresting persons at their working places, representatives of the agencies or organizations where such persons work must be present as witnesses. When arresting persons at other places, representatives of the commune, ward or township administrations of the places where the arrests are made must be present as witnesses.
3. It is forbidden to arrest persons at night, except for cases of urgent arrest, arrest of offenders red-handed or arrest of wanted persons as prescribed in Article 81 and Article 82 of this Code.
Article 81.- Arresting persons in urgent cases
1. In the following cases, urgent arrests can be made:
a/ When there exist grounds to believe that such persons are preparing to commit very serious or exceptionally serious offenses;
b/ When victims or persons present at the scenes where the offenses occurred saw with their own eyes and confirmed that such persons are the very ones who committed the offenses and it is deemed necessary to immediately prevent such persons from escaping;
c/ When traces of offenses are found on the bodies or at the residences of the persons suspected of having committed the offenses and it is deemed necessary to immediately prevent such persons from escaping or destroying evidences.
2. The following persons shall have the right to order the arrest of persons in urgent cases:
a/ Heads, deputy heads of investigating bodies at all levels;
b/ Commanders of independent military units of the regiment or equivalent level; commanders of border posts in islands or border areas;
c/ Commanders of aircraft, sea-going ships which have left airports or seaports.
3. The contents of arrest warrants in urgent cases and the execution thereof must comply with the provisions of Clause 2, Article 80 of this Code.
4. In all cases, the urgent arrests must be immediately notified in writing to the procuracies of the same level, enclosed with documents related to the urgent arrests, for consideration and approval.
The procuracies must closely supervise the grounds for urgent arrest prescribed in this Article. In case of necessity, the procuracies must meet and question the arrestees in person before considering and deciding to approve or not to approve the arrests.
Within 12 hours after receiving the requests for approval of, and documents related to, the urgent arrests, the procuracies must issue decisions to approve or not to approve such arrests. If the procuracies decide not to approve the arrests, the issuers of arrest warrants must immediately release the arrestees.
Article 82.- Arresting offenders red-handed or wanted offenders
1. For persons who are detected or chased while committing offenses or immediately after having committed offenses as well as for wanted persons, any persons shall have the right to arrest and take them to the police agencies, procuracies or People’s Committees at the nearest places. These agencies must make minutes thereof and immediately take the arrestees to the competent investigating bodies.
2. When arresting offenders red-handed or wanted persons, any persons shall have the right to deprive the arrestees of their weapons and/or dangerous tools.
Article 83.- Actions to be taken promptly after arresting persons or receiving arrestees
1. Immediately after arresting persons in urgent cases or offenders red-handed or receiving such arrestees, the investigating bodies must take their statements and must, within 24 hours, issue decisions to keep the arrestee in custody or release them.
2. For arrestees being wanted persons, after taking their statements, the investigating bodies that have received them must immediately notify such to the bodies which have issued the pursuit decisions for coming to receive the arrestees.
After receiving the arrestees, the bodies which have issued the pursuit decisions must immediately issue decisions to cease the pursuit. In cases where the investigating bodies which have received the arrestees deem that the bodies which have issued the pursuit decisions cannot immediately come to receive the arrestees, they shall, after taking their statements, immediately issue custody decisions and at the same time immediately notify such to the agencies which have issued the pursuit decisions.
After receiving the notices, the agencies which have issued the pursuit decisions and have jurisdiction to arrest persons for temporary detention must immediately issue temporary detention warrants and send them, after being approved by the procuracies of the same level, to the investigating bodies which have received the arrestees. After receiving the temporary detention warrants, the investigating bodies which have received the arrestees shall have to escort such persons to the nearest temporary detention centers.
1. The persons executing arrest warrants must make minutes in all cases.
A minutes must clearly state the date, hour and place of arrest, minute-making place; actions already taken, the developments when the arrest warrant is being executed, objects and documents seized and complaints of the arrestee.
The minutes must be read to the arrestee and witnesses. The arrestee, the executor of the arrest warrant and witnesses must all sign the minutes, if any of them holds opinions different from or disagrees with the minutes’ contents, he/she shall have the right to write such in the minutes and sign.
The seizure of articles and documents of the arrestees must comply with the provisions of this Code.
2. When delivering and receiving the arrestees, the delivering and receiving parties must make the minutes thereof.
Apart from the points stated in Clause 1 of this Article, the delivery and receipt minutes must clearly state the handing of the minutes of the statements, objects and documents already collected, the health conditions of the arrestees and all happenings at the time of the delivery and receipt.
Article 85.- Notices on arrests
The arrest warrant issuers and the arrestee-receiving investigating bodies must immediately notify the arrests to the arrestees’ families, the administrations of the communes, wards or townships where the arrestees reside or the agencies or organizations where they work. If such notification can impede the investigation, after the impediment no longer exists, the arrest warrant issuers or the arrestee-receiving investigating bodies must immediately effect such notification.
1. Custody may apply to persons arrested in urgent cases, offenders caught red-handed, offenders who confessed or surrendered themselves or persons arrested under pursuit warrants.
2. The persons with the right to issue urgent arrest warrants, who are defined in Clause 2, Article 81 of this Code, and regional coast guard commanders shall have the right to issue custody decisions.
The executors of custody decisions must explain to the persons kept in custody their rights and obligations defined in Article 48 of this Code.
3. Within 12 hours after their issuance, the custody decisions must be sent to the procuracies of the same level. If deeming that the custody is ungrounded or unnecessary, the procuracies shall issue decisions to cancel the custody decisions and the custody decision issuers must immediately release the persons kept in custody.
Custody decisions must clearly state the custody reasons and the custody expiry dates, and one copy must be handed to the persons kept in custody.
Article 87.- Custody time limits
1. The custody time limit must not exceed three days, counting from the time the investigating bodies receive the arrestees.
2. In case of necessity, the custody decision issuers may extend the custody time limit but for no more than three days. In special cases, the custody decision issuers may extend the custody time limit for the second time but for no more than three days. All cases of extension of the custody time limit must be approved by the procuracies of the same level; within 12 hours after receiving the extension requests and documents related to the custody time limit extension, the procuracies must issue decisions to approve or disapprove such requests.
3. In the custody period, if there are insufficient grounds to initiate criminal proceedings against the accused, the persons kept in custody must be released immediately.
4. The custody duration shall be subtracted from the temporary detention duration. A custody day shall be counted as one temporary detention day.
Article 88.- Temporary detention
1. Temporary detention may apply to the accused or defendants in the following cases:
a/ The accused or defendants have committed especially serious offenses or very serious offenses.
b/ The accused or defendants have committed serious or less serious offenses punishable under the Penal Code by imprisonment for over two years and there are grounds to believe that they may escape or obstruct the investigation, prosecution or trial or may continue committing offenses.
2. The accused or defendants being women who are pregnant or nursing children aged under thirty six months, being old and feeble people, or suffering from serious diseases and having clear residences shall not be detained but be applied other deterrent measures, except for the following cases:
a/ The accused or defendants who escaped but then were arrested under pursuit warrants;
b/ The accused or defendants who were subject to other deterrent measures but then continue committing offenses or intentionally seriously obstruct the investigation, prosecution or adjudication;
c/ The accused or defendants who committed offenses of infringing upon national security and there are sufficient grounds to believe that if they are not detained, they shall be detrimental to national security.
3. The persons with competence to issue arrest warrants, who are defined in Article 80 of this Code, shall have the right to issue temporary detention warrants. Temporary detention warrants issued by the persons defined at Point d, Clause 1, Article 80 of this Code must be approved by the procuracies of the same level before being executed. Within three days after receiving the temporary detention warrants, requests for consideration and approval, files and documents related to the temporary detention, the procuracies must issue decisions to approve or disapprove the temporary detention. The procuracies must return the files to the investigating bodies immediately after finishing the consideration and approval.
4. The bodies which have issued the temporary detention warrants must examine the detainees’ identity cards and immediately notify such to their families and the administrations of the communes, wards or townships where such persons reside or agencies or organizations where they work.
Article 89.- Regime of custody and temporary detention
The regime of custody and temporary detention is different from the regime applicable to persons serving imprisonment penalties.
The temporary detention and custody places, the regimes of daily life, receipt of gifts, contact with families and other regimes shall comply with the regulations of the Government.
Article 90.- Care of relatives and preservation of properties of persons in custody or temporary detention
1. When the persons in custody or temporary detention have children aged under 14 years or relatives being disabled, old and feeble without anyone to look after, the bodies which have issued the custody decisions or temporary detention warrants shall assign such persons to their relatives for care. Where the persons in custody or temporary detention have no relatives, the bodies which have issued the custody decisions or temporary detention warrants shall assign such persons to the administrations of the places where they live for care.
2. In cases where the persons in custody or temporary detention have houses or other properties guarded or preserved by nobody, the bodies which have issued the custody decisions or temporary detention warrants shall apply appropriate guard or preservation measures.
3. The bodies which have issued the custody decisions or temporary detention warrants shall notify the persons in custody or temporary detention of the applied measures.
Article 91.- Ban from travel outside one’s residence place
1. Ban from travel outside one’s residence place is a measure applicable to the accused or defendants with clear residence places in order to ensure their appearance in response to the summonses of investigating bodies, procuracies or subpoenas of courts.
2. The persons defined in Clause 1, Article 80 of this Code, judges assigned to preside over court sessions shall have the right to order the ban from travel outside one’s residence place.
The accused or defendants must make written pledges not to travel outside their residence places, to appear on time and at the place stated in the summonses.
The persons who have ordered the ban from travel outside one’s residence place must notify the application of this measure to the administrations of the communes, wards or townships where the accused or defendants reside and assign the accused or defendants to the commune, ward or township administrations for management and supervision. Where the accused or defendants have plausible reasons to temporarily travel outside their residence places, they must obtain the consent of the administrations of the communes, wards or townships where they reside as well as permits of the bodies which have applied such deterrent measure.
3. The accused or defendants who violate the orders on ban from travel outside their residence places shall be subject to the application of other deterrent measures .
1. Guarantee is a deterrent measure to replace the temporary detention measure. Depending on the criminal acts’ nature and extent of danger to the society and the personal details of the accused or defendants, the investigating bodies, procuracies or courts may decide to let them be guaranteed.
2. Individuals who may stand guarantee for the accused or defendants are their relatives. For this case at least two persons are required. Organizations may stand guarantee for the accused or defendants being their members. When standing guarantee, individuals or organizations must make written pledges not to let the accused or defendants continue committing offenses and ensure their appearance in response to the summonses of the investigating bodies, procuracies or subpoenas of courts. When making such written pledges, the guaranteeing individuals or organizations shall be informed of the circumstances of the cases related to their guarantee.
3. The persons defined in Clause 1, Article 80 of this Code, judges assigned to preside over court sessions shall have the right to issue decisions on the guarantee.
4. Individuals standing guarantee for the accused or defendants must have good conduct and qualities, and have strictly observed law. The guarantee must be certified by the local administrations of the places where the guaranteeing persons reside or the agencies or organizations where they work. For organizations standing guarantee, the certification of their heads shall be required .
5. If guaranteeing individuals or organizations violate the pledged obligations, they must bear responsibility for such pledged obligations and in this case the guaranteed accused or defendants shall be subject to the application of other deterrent measures .
Article 93.- Depositing money or valuable property as bail
1. Depositing money or valuable property as bail is a deterrent measure to replace the temporary detention measure. Depending on the criminal acts’ nature and extent of danger to the society, personal details and property status of the accused or defendants, the investigating bodies, procuracies or courts may decide to allow them to deposit money or valuable property as security for their appearance in response to summonses.
2. The persons defined in Clause 1, Article 80 of this Code, judges assigned to preside over court sessions shall have the right to issue decisions on the deposit of money or property as bail. Decisions of the persons defined at Point d, Clause 1, Article 80 of this Code must be approved by the procuracies of the same level before being executed.
3. The bodies which have issued decisions on depositing money or valuable property as bail must make the minutes clearly stating the sum of money, names and conditions of property deposited, and hand one copy of the minutes to the accused or defendants.
4. Where the accused or defendants have been summoned by the investigating bodies, procuracies or courts but they do not appear without plausible reasons, the deposited money sum or property shall be forfeited into the State fund, and in this case other deterrent measures shall be applied to the accused or defendants.
Where the accused or defendants have fulfilled all pledged obligations, the procedure-conducting bodies shall have to return to them the deposited money sum or property.
5. The order, procedures, the money amounts or value of property required to be deposited as bail, the custody, return or non-return of the deposited money sums or property put as bail shall comply with law provisions.
Article 94.- Cancellation or replacement of deterrent measures
1. When the cases are ceased, all applied deterrent measures shall be canceled.
2. Investigating bodies, procuracies and courts shall cancel deterrent measures when they are deemed no longer needed or may be replaced by another one.
For deterrent measures which have been approved by the procuracies, the cancellation or replacement thereof must be decided by the procuracies.
Chapter VII: MINUTES, TIME LIMITS, LEGAL COSTS
1. When carrying out proceedings, it is compulsory to make minutes thereon according to set forms.
A minutes must clearly indicate the place, date and hour when the proceeding is conducted, the starting and ending time, contents of the proceeding, the persons conducting, participating in, or related to, the proceeding, their complaints, requests or proposals.
2. Minutes of court sessions must be signed by the presiding judges and court clerks. Minutes of other proceedings must be signed by the persons prescribed by this Code for each specific case. Any corrections made in minutes must be also confirmed by the signatures of such persons.
Article 96.- Calculation of time limits
1. Time limits prescribed by this Code shall be counted in hours, days and months. Night time shall be counted from 22:00 hrs to 6:00 hrs of the following day.
When a time limit is counted in days, it shall expire at 24:00 hrs of its last day. When a time limit is counted in months, it shall expire on the same date of the subsequent month; if that month has no same date, the time limit shall expire on the last day of that month; if a time limit expires on a holiday, the first following working day shall be counted as the last day of that time limit.
When calculating a custody or temporary detention time limit, the expiry date of that time limit shall be inscribed in the order. If a time limit is counted in months, a month shall consist of thirty days.
2. Where applications or papers are sent by post, the time limit shall be counted according to the postmarks of the sending places. If applications or papers are sent through the superintendence boards of the temporary detention centers or prisons, the time limit shall be counted from the date the superintendence boards of the temporary detention centers or prisons receive such applications or papers.
Article 97.- Restoration of time limits
For expired time limits, if plausible reasons do exist, the procedure-conducting bodies must restore such time limits.
Legal costs are all expenses for conducting criminal proceedings, including remuneration for witnesses, victims, experts, interpreters or defense counsels in cases where they are appointed by the procedure-conducting bodies, and other expenses prescribed by law; civil legal costs in criminal cases.
Article 99.- Responsibility to incur legal costs
1. Legal costs shall be incurred by the convicts or by the State according to law provisions.
2. The convicts must pay legal costs under court decisions.
3. Where a case is instituted at the request of the victim, if the defendant is pronounced not guilty by the court or the case is ceased under the provisions of Clause 2, Article 105 of this Code, the victim shall have to pay legal costs.