Chương XXXII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Thủ tục tố tụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên được áp dụng theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này.
Điều 302. Điều tra, truy tố và xét xử
1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên.
2. Khi tiến hành điều tra, truy tố và xét xử cần phải xác định rõ:
a) Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên;
b) Điều kiện sinh sống và giáo dục;
c) Có hay không có người thành niên xúi giục;
d) Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Điều 303. Bắt, tạm giữ, tạm giam
1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
3. Cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam.
Điều 304. Việc giám sát đối với người chưa thành niên phạm tội
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể ra quyết định giao người chưa thành niên phạm tội cho cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của người chưa thành niên phạm tội khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng.
2. Người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ người chưa thành niên, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó.
1. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
2. Trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình.
Điều 306. Việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường, tổ chức
1. Đại diện của gia đình người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức khác nơi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo học tập, lao động và sinh sống có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.
2. Trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, thì việc lấy lời khai, hỏi cung những người này phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Đại diện gia đình có thể hỏi người bị tạm giữ, bị can nếu được Điều tra viên đồng ý; được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra.
3. Tại phiên toà xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng, đại diện của nhà trường, tổ chức.
Đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức tham gia phiên toà có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; tham gia tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Toà án.
1. Thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể quyết định xét xử kín.
2. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Tòa án áp dụng một trong những biện pháp tư pháp quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự.
Điều 308. Chấp hành hình phạt tù
1. Người chưa thành niên phạm tội chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam giữ riêng do pháp luật quy định.
Không được giam giữ chung người chưa thành niên với người thành niên.
2. Người chưa thành niên bị kết án phải được học nghề hoặc học văn hóa trong thời gian chấp hành hình phạt tù.
3. Nếu người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù đã đủ mười tám tuổi thì phải chuyển người đó sang chế độ giam giữ người đã thành niên.
4. Đối với người chưa thành niên đã chấp hành xong hình phạt tù, Ban giám thị trại giam phải phối hợp với chính quyền và tổ chức xã hội ở xã, phường, thị trấn để giúp người đó trở về sống bình thường trong xã hội.
Điều 309. Chấm dứt việc chấp hành biện pháp tư pháp, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt
Người chưa thành niên bị kết án có thể được chấm dứt việc chấp hành biện pháp tư pháp, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 hoặc Điều 76 của Bộ luật hình sự.
Việc xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 77 của Bộ luật hình sự được tiến hành theo thủ tục chung.
Thủ tục tố tụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên được áp dụng theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này.
1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên.
2. Khi tiến hành điều tra, truy tố và xét xử cần phải xác định rõ:
a) Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên;
b) Điều kiện sinh sống và giáo dục;
c) Có hay không có người thành niên xúi giục;
d) Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
3. Cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam.
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể ra quyết định giao người chưa thành niên phạm tội cho cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của người chưa thành niên phạm tội khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng.
2. Người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ người chưa thành niên, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó.
1. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
2. Trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình.
1. Đại diện của gia đình người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức khác nơi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo học tập, lao động và sinh sống có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.
2. Trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, thì việc lấy lời khai, hỏi cung những người này phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Đại diện gia đình có thể hỏi người bị tạm giữ, bị can nếu được Điều tra viên đồng ý; được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra.
3. Tại phiên toà xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng, đại diện của nhà trường, tổ chức.
Đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức tham gia phiên toà có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; tham gia tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Toà án.
1. Thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể quyết định xét xử kín.
2. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Tòa án áp dụng một trong những biện pháp tư pháp quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự.
1. Người chưa thành niên phạm tội chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam giữ riêng do pháp luật quy định.
Không được giam giữ chung người chưa thành niên với người thành niên.
2. Người chưa thành niên bị kết án phải được học nghề hoặc học văn hóa trong thời gian chấp hành hình phạt tù.
3. Nếu người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù đã đủ mười tám tuổi thì phải chuyển người đó sang chế độ giam giữ người đã thành niên.
4. Đối với người chưa thành niên đã chấp hành xong hình phạt tù, Ban giám thị trại giam phải phối hợp với chính quyền và tổ chức xã hội ở xã, phường, thị trấn để giúp người đó trở về sống bình thường trong xã hội.
Chapter XXXII: PROCEDURES APPLICABLE TO MINORS
Article 301.- Scope of application
The criminal procedure applicable to arrestees, persons kept in custody, accused and defendants, who are minors, shall comply with the provisions of this Chapter, and concurrently with other provisions of this Code which are not contrary to those of this Chapter.
Article 302.- Investigation, prosecution and trial
1. Investigators, procurators and judges who carry out the criminal procedure towards minor offenders must possess necessary knowledge about the psychology and education of minors as well as activities of preventing and fighting crimes committed by minors.
2. In the process of investigation, prosecution and trial, the following information must be clarified:
a/ The ages, physical and mental development levels, the level of perception of criminal acts of minors;
b/ Living and education conditions;
c/ Whether or not they are incited by adults;
d/ Causes and conditions of the commission of offenses.
Article 303.- Arrest, custody and temporary detention
1. Persons aged between full 14 years and under 16 years may be arrested, held in custody or temporary detention if there are sufficient grounds prescribed in Articles 80, 81, 82, 86, 88 and 120 of this Code, but only in cases where they commit very serious offenses intentionally or commit especially serious offenses.
2. Persons aged between full 16 years and under 18 years may be arrested, held in custody or temporary detention, if there are sufficient grounds prescribed in Articles 80, 81, 82, 86, 88 and 120 of this Code, but only in cases where they commit serious offenses intentionally or commit very serious or especially serious offenses.
3. The bodies ordering the arrest, custody or temporary detention of minors must notify their families or lawful representatives thereof immediately after the arrest, custody or temporary detention is effected.
Article 304.- Supervision of minor offenders
1. The investigating bodies, procuracies or courts may issue decisions to assign minor offenders to their parents or guardians for supervision so as to secure their appearance in response to the summonses of the procedure-conducting bodies.
2. Persons assigned to supervise minor offenders shall have to closely supervise them, oversee their behaviors, ethics and educate them.
1. Lawful representatives of persons kept in custody, the accused or defendants who are minors may select defense counsels to defend or defend by themselves the persons kept in custody, the accused or defendants.
2. Where the accused or defendants are minors or their lawful representatives refuse to select defense counsels for them, the investigating bodies, procuracies or courts must request bar associations to assign lawyers’ offices to appoint defense counsels for them or propose the Vietnam Fatherland Front Committee or the Front’s member organizations to appoint defense counsels for their organizations’ members.
Article 306.- Participation in the procedure by families, schools and organizations
1. Representatives of the families of the persons kept in custody, the accused or defendants, teachers or representatives of schools, the Ho Chi Minh Communist Youth Union or other organizations where the persons kept in custody, the accused or defendants study, work and live shall have the right as well as obligation to participate in the procedure under decisions of the investigating bodies, procuracies or courts.
2. Where the persons kept in custody or the accused are between full 14 years and under 16 years old or minors with mental or physical defects, or in other necessary cases, the taking of their statements and interrogation must be attended by their families’ representatives, except for the cases where their families’ representatives are deliberately absent without plausible reasons. The families’ representatives may inquire the persons kept in custody or the accused, if the investigators so agree; they may produce documents, objects, make requests or complaints, and read the case files upon the termination of the investigation.
3. At the court sessions to try minor defendants, the presence of their families’ representatives, except for the cases where their families’ representatives are deliberately absent without plausible reasons, of their schools’ and/or organizations’ representatives is compulsory.
Representatives of the defendants’ families and representatives of their schools and/or organizations attending the court sessions shall have the rights to produce documents, exhibits, to request or propose to change the procedure-conducting persons; to join in the arguing process, and lodge complaints about procedural acts of the persons with procedure-conducting competence, and court decisions.
1. The composition of a trial panel must include a juror being a teacher or a Ho Chi Minh Communist Youth Union cadre.
In case of necessity, the courts may decide to conduct the trial behind closed door.
2. In the course of trial, if deeming it unnecessary to impose penalties on the defendants, the courts may apply one of the judicial measures prescribed in Article 70 of the Penal Code.
Article 308.- Serving of imprisonment penalties
1. Minor offenders shall serve their imprisonment penalties according to a separate detention regime prescribed by law.
It is forbidden to keep minor offenders together with adult offenders.
2. The minor convicts must be provided with job training or general education while they are serving their imprisonment penalties.
3. If the minors reach the age of full 18 years while serving their imprisonment penalties, they shall be shifted to be subject to the imprisonment regime applicable to adults.
4. For minors who have completely served their imprisonment penalties, the superintendence boards of their prisons shall have to coordinate with the administrations and social organizations in the communes, wards or townships in helping them to lead a normal life in the society.
Article 309.- Termination of serving of judicial measures, commutation of penalties or exemption from serving of penalties
If they fully meet the conditions prescribed in Article 70 or Article 76 of the Penal Code, the minor offenders may be permitted to stop serving judicial measures, have their penalties commuted or be exempt from serving their penalties.
Article 310.- Remission of criminal records
The remission of criminal records for minor offenders who fully meet the conditions specified in Article 77 of the Penal Code shall comply with general procedures.