Chương XXXI Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Thủ tục tái thẩm
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều 290. Tính chất của tái thẩm
Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.
Điều 291. Những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm là:
1. Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;
2. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai;
3. Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
4. Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật.
Điều 292. Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện
1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những tình tiết mới của vụ án và báo cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.
2. Nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 291 của Bộ luật này thì Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị tái thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền. Nếu không có căn cứ thì Viện trưởng Viện kiểm sát trả lời cho cơ quan, tổ chức hoặc người đã phát hiện biết rõ lý do của việc không kháng nghị.
Điều 293. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp dưới.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực.
4. Bản kháng nghị của những người quy định tại Điều này phải được gửi cho người bị kết án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị.
Điều 294. Tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đã bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Những người đã kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị.
Điều 295. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
1. Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án phải tiến hành trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 23 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá một năm, kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.
2. Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được tiến hành trong cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
1. ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện. ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực.
2. Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tòa án quân sự trung ương tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu.
3. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự trung ương, Toà hình sự, các Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao.
Điều 297. Việc tiến hành tái thẩm
Những quy định tại các điều 280, 281, 282 và 283 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với việc tái thẩm.
Điều 298. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm
Hội đồng tái thẩm có quyền ra quyết định:
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
2. Hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại;
3. Huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án.
Điều 299. Hiệu lực của quyết định tái thẩm và việc giao quyết định tái thẩm
1. Quyết định của Hội đồng tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
2. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng tái thẩm phải gửi quyết định tái thẩm cho người bị kết án, người kháng nghị, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Công an nơi đã xử sơ thẩm, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc.
Điều 300. Điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án
1. Nếu Hội đồng tái thẩm quyết định hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát có thẩm quyền để điều tra lại theo thủ tục chung.
2. Nếu Hội đồng tái thẩm quyết định hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại vụ án thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền để xét xử lại theo thủ tục chung.
Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.
Những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm là:
1. Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;
2. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai;
3. Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
4. Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật.
1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những tình tiết mới của vụ án và báo cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.
2. Nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 291 của Bộ luật này thì Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị tái thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền. Nếu không có căn cứ thì Viện trưởng Viện kiểm sát trả lời cho cơ quan, tổ chức hoặc người đã phát hiện biết rõ lý do của việc không kháng nghị.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp dưới.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực.
4. Bản kháng nghị của những người quy định tại Điều này phải được gửi cho người bị kết án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị.
Những người đã kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị.
1. Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án phải tiến hành trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 23 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá một năm, kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.
2. Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được tiến hành trong cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
1. ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện. ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực.
2. Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tòa án quân sự trung ương tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu.
3. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự trung ương, Toà hình sự, các Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao.
Hội đồng tái thẩm có quyền ra quyết định:
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
2. Hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại;
3. Huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án.
1. Quyết định của Hội đồng tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
2. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng tái thẩm phải gửi quyết định tái thẩm cho người bị kết án, người kháng nghị, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Công an nơi đã xử sơ thẩm, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc.
1. Nếu Hội đồng tái thẩm quyết định hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát có thẩm quyền để điều tra lại theo thủ tục chung.
2. Nếu Hội đồng tái thẩm quyết định hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại vụ án thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền để xét xử lại theo thủ tục chung.
Chapter XXXI: REOPENING PROCEDURES
Article 290.- Nature of reopening procedures
Reopening procedures shall be applied to legally valid judgments or decisions which are protested against due to newly discovered new circumstances which may substantially change the contents of such judgments or decisions but were unknown to the courts when they issued such judgments or decisions.
Article 291.- Grounds to protest according to reopening procedures
Circumstances to be used as grounds to protest according to reopening procedures include:
1. Statements of witnesses, expertise conclusions, oral interpretations of interpreters contain important contents discovered to be untruthful;
2. Investigators, procurators, judges or jurors made incorrect conclusions, thus leading to the wrong trial of the cases;
3. Exhibits, investigation records, records of other proceedings or other documents in the cases are forged or not truthful;
4. Other circumstances which have rendered the settlement of the cases untruthful.
Article 292.- Notification and verification of newly discovered circumstances
1. The convicts, agencies, organizations and all citizens shall have the right to discover new circumstances of the cases and report them to the procuracies or courts. The chairmen of the procuracies competent to protest according to reopening procedures shall issue decisions to verify such circumstances.
2. If there exists one of the grounds prescribed in Article 291 of this Code, the chairmen of the procuracies shall issue decisions to protest according to reopening procedures and transfer the case files to the competent courts. If none of such grounds exists, the chairmen of the procuracies shall reply the discovering agencies, organizations or persons, clearly stating the reasons for not lodging protests.
Article 293.- Persons with the right to protest according to reopening procedures
1. The Chairman of the Supreme People’s Procuracy shall have the right to protest according to reopening procedures against legally valid judgments or decisions of courts of different levels, except for decisions of the Judges’ Council of the Supreme People’s Court.
2. The Chairman of the Central Military Procuracy shall have the right to protest according to reopening procedures against legally valid judgments or decisions of subordinate military courts.
3. The chairmen of the provincial-level people’s procuracies shall have the right to protest according to reopening procedures against legally valid judgments or decisions of the district-level people’s courts. The chairmen of the military zone-level military procuracies shall have the right to protest according to reopening procedures against legally valid judgments or decisions of the regional military courts.
4. Written protests of the persons prescribed in this Article must be sent to the convicts and persons with interests and obligations related to the protests.
Article 294.- Suspension of execution of judgments or decisions which are protested against according to reopening procedures
Those who have lodged protests according to reopening procedures shall have the right to suspend the execution of the protested judgments or decisions.
Article 295.- Time limit for lodging protests according to reopening procedures
1. Review according to reopening procedures unfavorable to the convicts must be conducted within the statute of limitations for penal liability examination prescribed in Article 23 of the Penal Code and the time limit for lodging such protests shall not exceed one year after the date the procuracies receive information on newly discovered circumstances.
2. Review according to reopening procedures favorable to the convicts shall not be restricted temporally and shall be conducted even in the cases where the convicts are deceased and it is necessary to prove their innocence.
3. Civil protests in criminal cases against civil plaintiffs, civil defendants or persons with interests and obligations related to the cases shall be lodged in accordance with the provisions of civil procedure legislation.
Article 296.- Jurisdiction to review cases according to reopening procedures
1. The Judges’ Committees of the provincial-level people’s courts shall review according to reopening procedures legally valid judgements or decisions of the district-level people’s courts. The Judges’ Committees of the military zone-level military courts shall review according to reopening procedures legally valid judgements or decisions of the regional military courts.
2. The Criminal Tribunal of the Supreme People’s Court shall review according to reopening procedures legally valid judgments or decisions of the provincial-level people’s courts. The Central Military Court shall review according to reopening procedures legally valid judgements or decisions of the military zone-level military courts.
3. The Judges’ Council of the Supreme People’s Court shall review according to reopening procedures legally valid judgements or decisions of the Central Military Court, of the Criminal Tribunal or the court of appeal of the Supreme People’s Court.
Article 297.- Conducting of reopening procedures
The provisions of Articles 280, 281, 282 and 283 of this Code shall also apply to the reopening procedures.
Article 298.- Jurisdiction of reopening procedure panels
The reopening procedure panels shall have the right to issue decisions:
1. To reject the protests and retain the legally valid judgments or decisions;
2. To dismiss the protested judgments or decisions for re-investigation or re-trial.
3. To dismiss the protested judgments or decisions and cease the cases;
Article 299.- Effect of reopening procedure decisions and handing of reopening procedure decisions
1. Decisions of the reopening procedure panels shall take legal effect as from the date of their issuance.
2. Within ten days after issuing the reopening procedure decisions, the reopening procedure panels must send them to the convicts, protestors, courts and police agencies which have been involved in the first-instance trial, persons with interests and obligations related to the protests or their lawful representatives, and competent judgment-executing agencies; and send notices thereon to the administrations of the communes, wards or townships where the convicts reside or the agencies or organizations where the convicts work.
Article 300.- Re-investigation, re-trial of cases
1. If the reopening procedure panels decide to dismiss legally valid judgments or decisions for re-investigation, within fifteen days as from the date of issuance of such decisions, the case files must be transferred to the competent procuracies for re-investigation according to general procedures.
2. If the reopening procedure panels decide to dismiss legally valid judgments or decisions for first-instance re-trial of the cases, within fifteen days as from the date of issuance of such decisions, the case files must be transferred to the competent courts for re-trial according to general procedures.