Phần thứ năm Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Thi hành bản án và quyết định của Tòa án
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
THI HÀNH BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THI HÀNH BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Điều 255. Những bản án và quyết định được thi hành
1. Những bản án và quyết định được thi hành là những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:
a) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm;
b) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;
c) Những quyết định của Tòa án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
2. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo.
Điều 256. Thủ tục đưa ra thi hành bản án và quyết định của Toà án
1. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án.
2. Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ tên người ra quyết định; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành bản án hoặc quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án; bản án hoặc quyết định mà người bị kết án phải chấp hành.
Trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại thì quyết định thi hành án phạt tù phải ghi rõ trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, người đó phải có mặt tại cơ quan Công an để thi hành án.
3. Quyết định thi hành án, trích lục bản án hoặc quyết định phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp nơi thi hành án, cơ quan thi hành án và người bị kết án.
4. Trong trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại mà bỏ trốn, thì Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án yêu cầu Cơ quan công an cùng cấp ra quyết định truy nã.
Điều 257. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án và quyết định của Toà án
1. Cơ quan Công an thi hành hình phạt trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân và tham gia Hội đồng thi hành hình phạt tử hình theo quy định tại Điều 259 của Bộ luật này.
2. Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc có nhiệm vụ theo dõi, giáo dục, giám sát việc cải tạo của những người được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ.
3. Việc thi hành hình phạt quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định do chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi thi hành án đảm nhiệm.
4. Cơ sở chuyên khoa y tế thi hành quyết định về bắt buộc chữa bệnh.
5. Cơ quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự trong vụ án hình sự. Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giúp chấp hành viên trong việc thi hành án. Nếu cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì cơ quan Công an và các cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ phối hợp.
6. Việc thi hành bản án và quyết định của Toà án quân sự do các tổ chức trong Quân đội đảm nhiệm, trừ hình phạt trục xuất.
7. Các cơ quan thi hành án phải báo cho Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án về việc bản án hoặc quyết định đã được thi hành; nếu chưa thi hành được thì phải nêu rõ lý do.
Điều 258. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành
1. Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và bản án phải được gửi ngay lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày nhận được bản án và hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.
2. Bản án tử hình được thi hành, nếu Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Trong trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm Toà án nhân dân tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình, thì Toà án nhân dân tối cao phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm án tử hình.
Trong trường hợp người bị kết án xin ân giảm hình phạt tử hình thì bản án tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm.
Điều 259. Thi hành hình phạt tử hình
1. Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hành hình phạt tử hình gồm đại diện Tòa án, Viện kiểm sát và Công an. Hội đồng thi hành án phải kiểm tra căn cước của người bị kết án trước khi thi hành án.
Trong trường hợp người bị kết án là phụ nữ thì trước khi ra quyết định thi hành án, Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm phải tổ chức kiểm tra các điều kiện không áp dụng hình phạt tử hình được quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự. Nếu có căn cứ người bị kết án có điều kiện quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự thì Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm không ra quyết định thi hành án và báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao để xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.
Trước khi thi hành án đối với người bị kết án là phụ nữ thì Hội đồng thi hành án ngoài việc kiểm tra căn cước, phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình được quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự.
Trong trường hợp Hội đồng thi hành án phát hiện người bị kết án có điều kiện quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự thì Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.
2. Trước khi thi hành án phải giao cho người bị kết án đọc quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nếu người bị kết án đã có đơn xin ân giảm án tử hình thì giao cho họ đọc bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm.
3. Hình phạt tử hình được thi hành bằng xử bắn.
4. Việc thi hành hình phạt tử hình phải được lập biên bản ghi rõ việc đã giao các quyết định cho người bị kết án xem, những lời nói của họ và những thư từ, đồ vật mà họ gửi lại cho người thân thích.
5. Trong trường hợp có tình tiết đặc biệt, Hội đồng thi hành án hoãn thi hành và báo cáo Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ VÀ CÁC HÌNH PHẠT KHÁC
Điều 260. Thi hành hình phạt tù
1. Trong trường hợp người bị kết án đang bị tạm giam thì theo yêu cầu của người thân thích người bị kết án, cơ quan Công an phải cho phép người bị kết án gặp người thân thích trước khi thi hành án.
Ban giám thị trại giam phải thông báo cho gia đình người bị kết án biết nơi người đó chấp hành hình phạt.
2. Trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, nếu quá thời hạn mà không có mặt tại cơ quan Công an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị áp giải.
3. Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải theo dõi việc thi hành án. Cơ quan Công an phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc bắt người bị kết án để thi hành án hoặc lý do chưa bắt được và biện pháp cần áp dụng để bảo đảm việc thi hành án.
4. Trong trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù trốn khỏi trại giam thì cơ quan Công an ra quyết định truy nã.
Điều 261. Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Đối với người bị xử phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát, cơ quan Công an cùng cấp hoặc người bị kết án cho hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 61 của Bộ luật hình sự.
2. Chậm nhất là bảy ngày trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, Chánh án Toà án đã cho hoãn chấp hành hình phạt tù phải ra quyết định thi hành án và phải gửi ngay quyết định thi hành án cùng bản án, quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan Công an cùng cấp và người bị kết án trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù.
Nếu quá thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, người bị kết án không có mặt tại cơ quan Công an để đi chấp hành hình phạt tù mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan Công an phải áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù.
Điều 262. Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
1. Theo đề nghị của Viện kiểm sát hoặc của Ban giám thị trại giam nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù:
a) Chánh án Tòa án cấp tỉnh nơi người đang chấp hành hình phạt tù có thể cho người đó được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật hình sự;
b) Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể cho người đang chấp hành hình phạt tù được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật hình sự.
Chậm nhất là bảy ngày trước khi hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, Chánh án Toà án đã cho tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù phải ra quyết định thi hành án đối với phần hình phạt còn lại và phải gửi ngay quyết định đó cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ và người bị kết án.
Nếu quá thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, người bị kết án không có mặt tại cơ quan Công an để đi chấp hành hình phạt tù mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan Công an phải áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù.
2. Việc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm phải do người đã kháng nghị hoặc do Tòa án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm quyết định.
Điều 263. Quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
1. Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lý. Họ không được tự ý đi nơi khác, nếu không được phép của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức quản lý họ.
2. Nếu trong thời gian được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Chánh án Tòa án đã cho hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định thi hành án để bắt họ đi chấp hành hình phạt tù. Quyết định thi hành án được gửi cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Tòa án đã ra quyết định. Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành án, cơ quan Công an phải tổ chức bắt, áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù.
Điều 264. Thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ
Người bị phạt tù được hưởng án treo và người bị phạt cải tạo không giam giữ được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc để giám sát, giáo dục.
Điều 265. Thi hành hình phạt trục xuất
Người bị phạt trục xuất phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định thi hành án. Trong trường hợp người bị phạt trục xuất phải chấp hành các hình phạt khác hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ khác thì thời hạn họ rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do pháp luật quy định.
Điều 266. Thi hành hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú
Đối với người bị phạt quản chế thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù, người bị kết án được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú để thi hành hình phạt quản chế. Người bị phạt cấm cư trú thì không được tạm trú, thường trú ở những địa phương bị cấm cư trú.
Điều 267. Thi hành hình phạt tiền hoặc tịch thu tài sản
Quyết định đưa bản án phạt tiền hoặc tịch thu tài sản ra thi hành phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, chấp hành viên, người bị kết án và chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú.
Việc tịch thu tài sản được tiến hành theo quy định tại Điều 40 của Bộ luật hình sự.
GIẢM THỜI HẠN HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT
Điều 268. Điều kiện để được giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt
1. Người đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú hoặc quản chế có thể được giảm thời hạn chấp hành hình phạt theo quy định tại các điều 57, 58, 59 và 76 của Bộ luật hình sự; nếu họ chưa chấp hành hình phạt thì có thể được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 57 của Bộ luật hình sự.
Người đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có thể được miễn chấp hành hình phạt còn lại theo quy định tại khoản 4 Điều 57 của Bộ luật hình sự.
Người đã chấp hành được một phần hình phạt tiền có thể được miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại theo quy định tại khoản 2 Điều 58 và khoản 3 Điều 76 của Bộ luật hình sự.
2. Người bị phạt tù được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật hình sự.
Điều 269. Thủ tục giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt
1. Tòa án có thẩm quyền quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án chấp hành hình phạt.
Tòa án có thẩm quyền quyết định miễn chấp hành hình phạt tù là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc.
Việc giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành các hình phạt khác hoặc giảm thời gian thử thách thuộc thẩm quyền quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực nơi người bị kết án chấp hành hình phạt hoặc chịu thử thách.
2. Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần hình phạt tù còn lại, miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại phải có đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp.
Hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù phải có đề nghị của cơ quan thi hành hình phạt tù.
Hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ phải có đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao nhiệm vụ trực tiếp giám sát, giáo dục.
Hồ sơ đề nghị xét giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt khác hoặc rút ngắn thời gian thử thách của án treo phải có đề nghị hoặc nhận xét của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án quy định tại Điều 257 của Bộ luật này.
3. Khi Tòa án xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, một thành viên của Tòa án trình bày vấn đề cần được xem xét, đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến, Tòa án ra quyết định chấp nhận hoặc bác đề nghị giảm thời hạn, miễn chấp hành hình phạt hoặc rút ngắn thời gian thử thách.
Điều 270. Đương nhiên xóa án tích
Theo yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích quy định tại Điều 64 của Bộ luật hình sự, Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm vụ án cấp giấy chứng nhận là họ đã được xóa án tích.
Điều 271. Xóa án tích do Toà án quyết định
1. Trong những trường hợp quy định tại Điều 65 và Điều 66 của Bộ luật hình sự, việc xóa án tích do Toà án quyết định. Người bị kết án phải có đơn gửi Toà án đã xử sơ thẩm vụ án kèm theo nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc.
2. Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp để phát biểu ý kiến bằng văn bản. Nếu xét thấy đủ điều kiện thì Chánh án ra quyết định xóa án tích; trong trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích.
EXECUTION OF COURT JUDGMENTS AND DECISIONS
Chapter XXV: GENERAL PROVISIONS ON EXECUTION OF COURT JUDGMENTS AND DECISIONS
Article 255.- Judgments and decisions to be executed
1. Judgments and decisions to be executed are those which have become legally valid, including:
a/ Judgments and decisions of the courts of first instance, which are not appealed or protested against according to the appellate procedures;
b/ Judgments and decisions of the courts of appeal;
c/ Decisions of the courts of cassation or reopening trial
2. For cases where defendants are kept in temporary detention but the courts of first instance decide to cease the cases, not to convict them, exempt them from penal liability or penalty, to hand down non-custodial penalties or suspended sentences or where the imprisonment terms are equal to or shorter than the temporary detention periods, the court judgments or decisions shall be immediately executed though they may be protested or appealed against.
Article 256.- Procedures for execution of court judgments and decisions
1. Within seven days after the court judgments or decisions become legally valid or after receiving the appellate judgments or decisions, the cassation-trial or reopening trial decisions, the presidents of the courts which have conducted the first-instance trials shall have to issue decisions to execute the judgments or entrust other courts of the same level to issue decisions to execute the judgments.
2. A decision to execute a judgment must contain the full name of its issuer; the name of the agency tasked to execute the judgment or decision; the full name, birth date and residence of the convict; the judgment or decision the convict must serve.
Where the convicts are on bail, the decisions to execute the imprisonment sentences must clearly state that within seven days after receiving the decisions, the convicts must appear at the police offices to serve their sentences.
3. Decisions to execute judgments and judgment or decision extracts must be sent to the procuracies of the same level of the places where the judgments are to be executed, the judgment-executing agencies and the convicts.
4. If the persons on bail escape after being sentenced to imprisonment, the presidents of the courts which have issued the decisions to execute the judgments shall request the investigating bodies of the same level to issue pursuit warrants.
Article 257.- Agencies, organizations tasked to execute court judgments and decisions
1. The police agencies shall execute the penalties of expulsion, termed imprisonment, life imprisonment and join the councils for execution of death penalties as prescribed in Article 259 of this Code.
2. The commune, ward or township administrations of the places where the convicts reside or agencies or organizations where the convicts work shall be tasked to monitor, educate and supervise the reform of the persons serving suspended sentence or non-custodial reform.
3. The execution of penalties of probation, residence ban, deprivation of a number of civic rights, ban from holding certain positions, ban from practicing certain occupations or doing certain jobs shall be undertaken by the commune, ward or township administrations or agencies or organizations, where the judgments are executed.
4. Specialized medical establishments shall execute decisions on compulsory medical treatment.
5. Civil judgment-executing agencies shall execute penalties of pecuniary fine or property confiscation and civil decisions in criminal cases. The commune, ward or township administrations or agencies or organizations shall be tasked to assist executors in executing the judgments. If it is necessary to apply forcible measures to execute the judgments, the police and other concerned agencies shall have to coordinate therein.
6. The execution of judgments and decisions of military courts shall be undertaken by organizations in the army, except for the penalty of expulsion.
7. Judgment-executing agencies must report to the presidents of the courts which have issued decisions to execute the judgments on the execution of the judgments or decisions; and state clearly the reasons if they cannot execute them yet.
Chapter XXVI: EXECUTION OF DEATH PENALTY
Article 258.- Procedures for consideration of death judgments before execution
1. After the death judgments become legally valid, the case files must be immediately sent to the President of the Supreme People’s Court and the judgments must be immediately sent to the Chairman of the Supreme People’s Procuracy.
Within two months after receiving the judgments and case files, the President of the Supreme People’s Court and the Chairman of the Supreme People’s Procuracy shall have to decide to protest or not to protest against the judgments according to cassation or reopening procedures.
Within seven days after the judgments become legally valid, the convicts may send amnesty petitions to the State President.
2. Death judgments shall be executed if they are not protested against by the President of the Supreme People’s Court and the Chairman of the Supreme People’s Procuracy according to cassation or reopening procedures.
Where the death judgments are protested against according to cassation or reopening procedures but the cassation trial panel or the reopening trial panel of the Supreme People’s Court decides to reject such protests and retain the death judgments, the Supreme People’s Court must immediately notify the convicts thereof so that the latter can make petitions for commutation of their death penalties.
Where the convicts have made petitions for commutation of their death penalties, the death penalties shall be executed after the State President rejects their petitions.
Article 259.- Execution of death penalty
1. The presidents of the courts which have conducted first-instance trials shall issue execution decisions and set up the councils for execution of death penalty, each consisting of representatives of the court, procuracy and police. The judgment-executing councils must check the identity cards of the convicts before executing the judgments.
Where the convicts are women, before issuing decisions to execute the judgments, the presidents of the courts which have conducted first-instance trials shall have to examine the conditions for non-application of death penalty, prescribed in Article 35 of the Penal Code. If there are grounds that the convicts meet the conditions prescribed in Article 35 of the Penal Code, the presidents of the courts which have conducted first-instance trial shall not issue decisions to execute the judgments and report such to the President of the Supreme People’s Court for consideration and commutation of the death penalty to life imprisonment for the convicts.
Before executing women convicts, the judgment-executing councils shall, apart from checking their identity cards, have to check the documents related to the conditions for non-application of the death penalty prescribed in Article 35 of the Penal Code.
Where the judgment-executing councils detect that the convicts meet the conditions prescribed in Article 35 of the Penal Code, they shall postpone the execution and report such to the presidents of the courts which have conducted first-instance trial for reporting to the President of the Supreme People’s Court for consideration and commutation of the death penalty to life imprisonment for the convicts.
2. Before the execution, the convicts must be handed and read the decisions to execute the judgments, decisions not to protest against the judgments, made by the President of the Supreme People’s Court and decisions not to protest against the judgments, made by the Chairman of the Supreme People’s Procuracy; if the convicts have made petitions for commutation of their death penalty, they must be handed and read the State President’s decisions to reject their commutation petitions.
3. Death penalties shall be executed by shooting.
4. The execution of death penalty must be recorded in a minutes which must clearly state the handing of decisions to the convicts for reading, their words, correspondence and articles they have left to their relatives.
5. In special circumstances, the judgment-executing councils shall postpone the execution and report such to the presidents of the courts which have issued the execution decisions for further reporting to the President of the Supreme People’s Court.
Chapter XXVII: EXECUTION OF IMPRISONMENT PENALTIES AND OTHER PENALTIES
Article 260.- Execution of imprisonment penalties
1. If the convicts are under temporary detention, the police agencies must permit them to meet their relatives before serving their sentences at the requests of the convicts’ relatives.
The superintendence boards of the prisons must notify the convicts’ families of the places where such convicts shall serve their penalties.
2. Where the convicts are on bail, past the time limit if they do not appear at the police offices to serve their penalties, they shall be escorted.
3. The presidents of the courts which have issued judgment execution decisions must monitor the execution of the judgments. The police agencies must notify the courts of the arrest of the convicts for execution of the judgments or of the reasons for failure to arrest them and measures to be taken to ensure the execution of the judgments.
4. Where the persons who are serving their imprisonment penalties escape from the prisons, the police agencies shall issue pursuit warrants.
Article 261.- Postponement of serving of imprisonment penalties
1. For persons who are sentenced to imprisonment but on bail, the presidents of the courts which have issued judgment execution decisions may permit on their own or at the requests of the procuracies or police agencies of the same level or the convicts to postpone the serving of imprisonment penalties in the cases prescribed in Clause 1, Article 61 of the Penal Code.
2. At least seven days before the expiry of the period of postponement of the serving of imprisonment penalties, the presidents of the courts which have permitted the postponement must issue judgment execution decisions and immediately send them together with the copies of the legally valid imprisonment judgments and/or decisions to the police agencies of the same level and the convicts before the expiry of the period of postponement of the serving of imprisonment penalties.
Past seven days after the expiry of the period of postponement of the serving of imprisonment penalties, if the convicts do not appear at the police offices without plausible reasons in order to go to serve their imprisonment penalties, the police agencies shall have to escort them to go to serve their imprisonment penalties.
Article 262.- Suspension of serving of imprisonment penalties
1. At the requests of the procuracies or the superintendence boards of the prisons where the convicts are serving their imprisonment penalties:
a/ The presidents of the provincial-level courts of the places where the convicts are serving their imprisonment penalties may allow such convicts to temporarily stop serving their imprisonment penalties in the cases prescribed at Point a, Clause 1 of Article 61, and in Article 62 of the Penal Code.
b/ The presidents of the courts which have issued judgment execution decisions may allow the persons serving their imprisonment penalties to temporarily stop serving their imprisonment penalties in the cases prescribed at Points b, c and d, Clause 1 of Article 61, and in Article 62 of the Penal Code.
At least seven days before the expiry of the period of suspension of imprisonment penalties, the presidents of the courts which have permitted the suspension of serving of imprisonment penalties must issue judgment execution decisions with regard to the remaining part of their penalties and immediately send such decisions to the police agencies of the same level in the same places of the courts which have issued the suspension decisions and to the convicts.
Past seven days after the expiry of the period of suspension of the serving of imprisonment penalties, if the convicts do not appear at the police offices without plausible reasons in order to go to serve their imprisonment penalties, the police agencies shall have to escort them to go to serve their imprisonment penalties.
2. The suspension of the serving of imprisonment penalties for trial according to cassation or reopening procedures must be decided by the protestors or the courts of cassation or reopening trial level.
Article 263.- Management of persons enjoying postponement or suspension of serving of imprisonment penalties
1. Persons enjoying the postponement or suspension of the serving of imprisonment penalties shall be assigned to the commune, ward or township administrations of the places where they reside or the agencies or organizations where they work for management. They must not go elsewhere without the permission of the commune, ward or township administrations or the agencies or organizations that manage them.
2. During the period of postponement or suspension of the serving of imprisonment penalties, if the convicts commit serious law violations or there emerge grounds to believe that they may abscond, the presidents of the courts which have permitted the postponement or suspension of the serving of imprisonment penalties shall cancel such decisions then issue judgment execution decisions to force them to serve their imprisonment penalties. Such judgment execution decisions shall be sent to the police agencies of the same level in the same localities of the decision-issuing courts. Immediately after receiving the judgment execution decisions, the police agencies must organize the arrest and escort of the convicts to go to serve their imprisonment penalties.
Article 264.- Execution of suspended sentences and non-custodial reform penalty
Persons subject to suspended sentence and persons subject to non-custodial reform penalty shall be assigned to the commune, ward or township administrations of the places where they reside or the agencies or organizations where they work for supervision and education.
Article 265.- Execution of expulsion penalty
Persons subject to expulsion must get out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam within fifteen days after the execution decisions are issued. Where the persons subject to expulsion penalty must also serve other penalties or perform other obligations, the time limit for them to get out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall be prescribed by law.
Article 266.- Execution of probation or residence ban penalty
For persons subject to probation, after they have completely served their imprisonment penalties, they shall be assigned to the commune, ward or township administrations of the places where they reside for execution of the probation penalty. Persons subject to residence ban shall not be allowed to temporarily or permanently reside in the localities where they are banned from residing in.
Article 267.- Execution of fine or property confiscation penalty
Decisions to execute fine or property confiscation judgments must be sent to the procuracies of the same level, executors, convicts and the administrations of the communes, wards or townships where the convicts reside.
Property confiscation shall be conducted under the provisions of Article 40 of the Penal Code.
Chapter XXVIII: REDUCTION OF PENALTY TERMS OR EXEMPTION FROM SERVING PENALTIES
Article 268.- Conditions for reduction of penalty terms or exemption from serving penalties
1. Persons who are serving imprisonment, non-custodial reform, residence ban or probation penalties may have the terms of serving such penalties reduced under the provisions of Articles 57, 58, 59 and 76 of the Penal Code; if they have not yet served their penalties, they may be exempt from serving the whole penalties under the provisions of Clauses 1, 2, 3 and 5, Article 57 of the Penal Code.
Persons who are allowed to temporarily stop serving their imprisonment penalties may be exempt from serving the remainder of their penalties under the provisions of Clause 4, Article 57 of the Penal Code.
Persons who have served part of their fine penalties may be exempt from paying the remaining amounts of fine under the provisions of Clause 2, Article 58 and Clause 3, Article 76 of the Penal Code.
2. Persons subject to suspended sentence may have their testing periods shortened under the provisions of Article 60 of the Penal Code.
Article 269.- Procedures for reduction of penalty terms or exemption from serving penalties
1. The courts competent to decide on the reduction of imprisonment terms shall be provincial-level people’s courts or military zone-level military courts of the places where the convicts serve their imprisonment penalties.
The courts competent to decide on the exemption from serving imprisonment penalties shall be provincial-level people’s courts or military zone-level military courts of the places where the convicts reside or work.
The reduction of the terms of, or exemption from serving, other penalties or reduction of the testing periods shall be decided by the district-level people’s courts or the regional military courts of the places where the convicts are serving their penalties or undergoing the test.
2. Dossiers of application for exemption from serving non-custodial reform penalties, exemption from serving the whole or remainder of imprisonment penalties, exemption from paying remaining fine amounts must contain the proposals of the chairmen of the procuracies of the same level.
Dossiers of application for reduction of imprisonment terms must contain the proposals of the agencies executing the imprisonment penalties.
Dossiers of application for reduction of the terms of non-custodial reform penalties must contain the proposals of the agencies, organizations or local administrations assigned to directly supervise and educate the convicts.
Dossiers of application for reduction of, or exemption from serving, other penalties or shortening of the testing periods of suspended sentences must contain the proposals or comments of the agencies or organizations tasked to execute the judgments as prescribed in Article 257 of this Code.
3. While a court considers the reduction of penalty terms or exemption from serving penalties, one member of the court shall present the matters to be considered, then a representative of the procuracy shall express his/her opinions. The court shall issue a decision to accept or reject the application for reduction of penalty terms or exemption from serving penalties or for shortening of the testing period.
Chapter XXIX: REMISSION OF CRIMINAL RECORDS
Article 270.- Automatic remission of criminal records
At the requests of the persons entitled to automatic remission of criminal records prescribed in Article 64 of the Penal Code, the presidents of the courts which have conducted the first-instance trial of their cases shall grant certificates of remission of their criminal records.
Article 271.- Remission of criminal records by court decisions
1. In the cases prescribed in Article 65 and Article 66 of the Penal Code, the remission of criminal records shall be decided by courts. The convicts must file their applications with the courts which have conducted the first-instance trial of their cases together with the comments of the commune, ward or township administrations of the places where they reside or the agencies or organizations where they work.
2. The presidents of the courts which have conducted the first-instance trial shall transfer the case files to the procuracies of the same level for the latter to state in writing their opinions on the applications for remission of criminal records. If deeming that all conditions are satisfied, the presidents shall issue decisions to remit the criminal records; if conditions are not fully met, the presidents of the courts shall decide to reject such applications.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực