Phần thứ sáu Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
XÉT LẠI BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT
Điều 272. Tính chất của giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án.
Điều 273. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ;
2. Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
3. Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;
4. Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự.
Điều 274. Phát hiện bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 275 của Bộ luật này.
Trong trường hợp phát hiện thấy những vi phạm pháp luật trong bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát, Tòa án phải thông báo cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 275 của Bộ luật này.
Điều 275. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp dưới.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới.
Điều 276. Tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Những người đã kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đó.
Quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án phải gửi cho Toà án, Viện kiểm sát nơi đã xử sơ thẩm và cơ quan thi hành án có thẩm quyền.
Điều 277. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải nêu rõ lý do và được gửi cho:
a) Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định bị kháng nghị;
b) Tòa án sẽ xét xử giám đốc thẩm;
c) Người bị kết án và những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị.
2. Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thì trước khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 278 của Bộ luật này, người có quyền kháng nghị phải trả lời cho người hoặc cơ quan, tổ chức đã phát hiện biết rõ lý do của việc không kháng nghị.
3. Trước khi bắt đầu phiên tòa giám đốc thẩm, người đã kháng nghị có quyền bổ sung kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 278 của Bộ luật này hoặc rút kháng nghị.
Điều 278. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, kể cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Điều 279. Thẩm quyền giám đốc thẩm
1. ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện. ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực.
2. Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tòa án quân sự trung ương giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu.
3. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự trung ương, của Toà hình sự, các Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao bị kháng nghị.
4. Những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khác nhau được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều này thì cấp có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.
Điều 280. Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm
Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp.
Khi xét thấy cần thiết, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và có thể triệu tập những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm.
Điều 281. Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm
1. Hội đồng giám đốc thẩm Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao hoặc Tòa án quân sự trung ương gồm ba Thẩm phán. Nếu Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Uỷ ban Thẩm phán hoặc Hội đồng Thẩm phán tham gia xét xử.
Quyết định giám đốc thẩm của Uỷ ban Thẩm phán hoặc Hội đồng Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban Thẩm phán hoặc Hội đồng Thẩm phán tán thành.
2. Tại phiên tòa giám đốc thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi biểu quyết về nội dung kháng nghị thì phải biểu quyết theo trình tự những ý kiến đồng ý với kháng nghị, những ý kiến không đồng ý với kháng nghị. Nếu không có loại ý kiến nào được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban Thẩm phán, Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành, thì phải hoãn phiên toà. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Uỷ ban Thẩm phán, Hội đồng Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án với sự tham gia của toàn thể các thành viên.
Điều 282. Chuẩn bị phiên tòa và thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm
1. Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án tại phiên tòa. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị. Bản thuyết trình phải được gửi trước cho các thành viên Hội đồng chậm nhất là bảy ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm.
2. Tại phiên tòa, một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án. Các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến và đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
Nếu đã triệu tập người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị thì những người này được trình bày ý kiến trước khi đại diện Viện kiểm sát phát biểu. Trong trường hợp họ vắng mặt thì Hội đồng giám đốc thẩm vẫn có thể tiến hành xét xử.
Điều 283. Thời hạn giám đốc thẩm
Phiên tòa giám đốc thẩm phải được tiến hành trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị.
Điều 284. Phạm vi giám đốc thẩm
Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị.
Điều 285. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm
Hội đồng giám đốc thẩm có quyền ra quyết định :
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
2. Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án ;
3. Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Điều 286. Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án
Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án, nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 của Bộ luật này.
Điều 287. Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại
Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại, nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 273 của Bộ luật này. Nếu cần xét xử lại thì tùy trường hợp, Hội đồng giám đốc thẩm có thể quyết định xét xử lại từ cấp sơ thẩm hoặc cấp phúc thẩm.
Trong trường hợp hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc để xét xử lại và xét thấy việc tiếp tục tạm giam bị cáo là cần thiết, thì Hội đồng giám đốc thẩm ra lệnh tạm giam cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án thụ lý lại vụ án.
Điều 288. Hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm và việc giao quyết định giám đốc thẩm
1. Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
2. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho người bị kết án, người kháng nghị, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Công an nơi đã xử sơ thẩm, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc.
Điều 289. Điều tra lại, xét xử lại vụ án sau khi Hội đồng giám đốc thẩm huỷ bản án hoặc quyết định
Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại, thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp để điều tra lại theo thủ tục chung.
Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại vụ án ở cấp sơ thẩm hoặc ở cấp phúc thẩm thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền để xét xử lại theo thủ tục chung.
Điều 290. Tính chất của tái thẩm
Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.
Điều 291. Những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm là:
1. Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;
2. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai;
3. Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
4. Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật.
Điều 292. Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện
1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những tình tiết mới của vụ án và báo cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.
2. Nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 291 của Bộ luật này thì Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị tái thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền. Nếu không có căn cứ thì Viện trưởng Viện kiểm sát trả lời cho cơ quan, tổ chức hoặc người đã phát hiện biết rõ lý do của việc không kháng nghị.
Điều 293. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp dưới.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực.
4. Bản kháng nghị của những người quy định tại Điều này phải được gửi cho người bị kết án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị.
Điều 294. Tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đã bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Những người đã kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị.
Điều 295. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
1. Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án phải tiến hành trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 23 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá một năm, kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.
2. Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được tiến hành trong cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
1. ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện. ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực.
2. Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tòa án quân sự trung ương tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu.
3. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự trung ương, Toà hình sự, các Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao.
Điều 297. Việc tiến hành tái thẩm
Những quy định tại các điều 280, 281, 282 và 283 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với việc tái thẩm.
Điều 298. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm
Hội đồng tái thẩm có quyền ra quyết định:
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
2. Hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại;
3. Huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án.
Điều 299. Hiệu lực của quyết định tái thẩm và việc giao quyết định tái thẩm
1. Quyết định của Hội đồng tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
2. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng tái thẩm phải gửi quyết định tái thẩm cho người bị kết án, người kháng nghị, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Công an nơi đã xử sơ thẩm, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc.
Điều 300. Điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án
1. Nếu Hội đồng tái thẩm quyết định hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát có thẩm quyền để điều tra lại theo thủ tục chung.
2. Nếu Hội đồng tái thẩm quyết định hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại vụ án thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền để xét xử lại theo thủ tục chung.
REVIEW OF LEGALLY VALID JUDGMENTS AND DECISIONS
Chapter XXX: CASSATION PROCEDURES
Article 272.- Nature of cassation procedures
Cassation mean the review of a legally valid judgment or decision which is protested against because of serious law violations detected in the handling of the case.
Article 273.- Grounds to lodge protests according to cassation procedures
Legally valid court judgments or decisions shall be protested according to cassation procedures if one of the following grounds exists:
1. The inquiry at the court session is one-sided or insufficient;
2. The conclusion in the judgment or decision does not suit the objective circumstances of the case;
3. Serious violations of criminal procedures are committed in the investigation, prosecution or trial;
4. Serious mistakes are made in the application of the Penal Code.
Article 274.- Discovery of legally valid judgments or decisions which need to be reviewed according to cassation procedures
The convicts, agencies, organizations and all citizens shall have the right to discover law violations in legally valid court judgments and decisions and notify them to the persons with the right to protest as prescribed in Article 275 of this Code.
If discovering law violations in the legally valid court judgments or decisions, the procuracies or courts must notify such to the persons with the right to protest as prescribed in Article 275 of this Code.
Article 275.- Persons with the right to protest according to cassation procedures
1. The President of the Supreme People’s Court and the Chairman of the Supreme People’s Procuracy shall have the right to protest according to cassation procedures against the legally valid judgments or decisions of the courts of different levels, except for decisions of the Judges’ Council of the Supreme People’s Court.
2. The President of the Central Military Court and the Chairman of the Central Military Procuracy shall have the right to protest according to cassation procedures against legally valid judgments or decisions of subordinate military courts.
3. The presidents of the provincial-level people’s courts and the chairmen of the provincial-level people’s procuracies, the presidents of the military zone-level military courts and the chairmen of the military zone-level military procuracies shall have the right to protest according to cassation procedures against legally valid judgments or decisions of their respective subordinate courts.
Article 276.- Suspension of execution of judgments or decisions which have been protested against according to cassation procedures
Those who have protested against legally valid judgments or decisions shall have the right to decide to suspend the execution of such judgments or decisions.
Decisions to suspend the execution of judgments must be sent to the courts and procuracies which have been in charge of the first-instance trial and the competent judgment-executing agencies.
Article 277.- Protests according to cassation procedures
1. Protests according to cassation procedures must clearly state the reasons and sent to:
a/ The courts which have issued the protested judgments or decisions;
b/ The courts which will conduct the cassation trial;
c/ The convicts, and the persons with rights and interests related to the protests.
2. If there is no ground to protest according to cassation procedures, before the expiry of the time limit for lodging protests as prescribed in Article 278 of this Code, the persons with the right to protest must reply the discovering persons, agencies or organizations, clearly stating the reasons for no protest.
3. Before the start of a court session of cassation, the protestors shall have the right to supplement their protests provided that the time limit for lodging protests prescribed in Article 278 of this Code has not yet expired, or withdraw their protests.
Article 278.- Time limit for lodging protests according to cassation procedures
1. Protests unfavorable to the convicts must be lodged only within one year counting from the date the judgments or decisions become legally valid.
2. Protests favorable to the convicts may be lodged at any time, even in the cases where the convicts are deceased and it is necessary to prove their innocence.
3. Civil protests in criminal cases against civil plaintiffs, civil defendants or persons with interests and obligations related to the cases shall be lodged in accordance with the provisions of civil procedure legislation.
Article 279.- Jurisdiction to review cases according to cassation procedures
1. The Judges’ Committees of the provincial-level people’s courts shall review according to cassation procedures legally valid judgements or decisions of the district-level people’s courts. The Judges’ Committees of the military zone-level military courts shall review according to cassation procedures legally valid judgements or decisions of the regional military courts.
2. The Criminal Tribunal of the Supreme People’s Court shall review according to cassation procedures legally valid judgments or decisions of the provincial-level people’s courts. The Central Military Court shall review according to cassation procedures legally valid judgements or decisions of the military zone-level military courts.
3. The Judges’ Council of the Supreme People’s Court shall review according to cassation procedures legally valid judgements or decisions of the Central Military Court, of the Criminal Tribunal or the courts of appeal of the Supreme People’s Court, which have been protested against.
4. For legally valid judgments or decisions on the same criminal case falling under the cassation jurisdiction of different levels prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, the competent superior level shall review the whole case according to cassation procedures.
Article 280.- Participants in court sessions of cassation
A court session of cassation must be participated by the procuracy of the same level.
When deeming it necessary, the court must summon the convict, defense counsel and possibly persons with interests and obligations related to the protest to participate in the court session of cassation
Article 281.- Composition of cassation panels
1. The cassation panel of the Criminal Tribunal of the Supreme People’s Court or the Central Military Court shall consist of three judges. If the Judges’ Committees of the provincial-level people’s courts, the Judges’ Committees of the military zone-level military courts or the Judges’ Council of the Supreme People’s Court review the cases according to cassation procedures, at least two thirds of the total numbers of the Judges’ Committees or Judges’ Council shall participate in the trial.
Cassation decisions of the Judges’ Committees or Judges’ Council must be approved by more than half of the total number of members of the Judges’ Committees or Judges’ Council.
2. At the court sessions of cassation conducted by the Judges’ Committees of the provincial-level people’s courts, the Judges’ Committees of the military zone-level military courts, of the Judges’ Council of the Supreme People’s Court, the voting on the contents of the protests must be in the order that opinions for the protests are followed by opinions against the protests. If neither opinions for or against are approved by more than half of the total number of the Judges’ Committees or Judges’ Council, the court sessions must be postponed. Within thirty days after the issuance of the decisions to postpone the court sessions, the Judges’ Committees or Judges’ Council must open court sessions to re-try the cases with the participation of all of their members.
Article 282.- Preparation for and proceedings at court sessions of cassation
1. The president of the court shall assign one judge to make a presentation on the case at the court session. The presentation shall summarize the contents of the case, judgments and decisions of the courts at different levels, and the contents of the protest. The presentation must be sent to the members of the panel at least seven days before the date of opening the court session of cassation.
2. At the court session, one member of the cassation panel shall read the presentation on the case. Members of the cassation panel shall express their opinions and the representative of the procuracy shall express his/her viewpoint on the settlement of the case.
If the convict, defense counsel, persons with interests and obligations related to the protests are summoned, these persons shall present their opinions before the representative of the procuracy. If they are absent, the cassation panel may still conduct the trial.
Article 283.- Time limit for cassation
Court sessions of cassation must be conducted within four months counting from the date of receipt of the protests.
Article 284.- Scope of cassation
The cassation panels must examine the whole cases without restricting the review to the contents of the protests.
Article 285.- Competence of cassation panels
The cassation panels shall have the right to issue decisions:
1. To reject the protests and retain the legally valid judgments or decisions;
2. To dismiss the legally valid judgments or decisions and cease the cases;
3. To dismiss the legally valid judgments or decisions for re-investigation or re-trial.
Article 286.- Dismissal of judgments or decisions and cessation of cases
The cassation panels shall dismiss legally valid judgments or decisions if they have one of the grounds prescribed in Article 107 of this Code.
Article 287.- Dismissal of legally valid judgments or decisions for re-investigation or re-trial
The cassation panels shall dismiss legally valid judgments or decisions which are protested against for re-investigation or re-trial if they have one of the grounds prescribed in Article 273 of this Code. If they find re-trial necessary, the cassation panels may, on a case-by-case basis, decide on the re-trial from the first-instance level or at the appellate level.
In case of dismissing the protested judgments or decisions for re-investigation or re-trial, if deeming it necessary to continue the temporary detention of defendants, the cassation panels shall issue orders to keep such defendants in temporary detention until the procuracies or courts re-handle the cases.
Article 288.- Effect of cassation decisions and handing of cassation decisions
1. Decisions of the cassation panels shall become legally valid as from the date of their issuance.
2. Within ten days as from the date of issuing the cassation decisions, the cassation panels must send them to the convicts, protestors, courts and police agencies which have been involved in the first-instance trial, persons with interests and obligations related to the protests or their lawful representatives, and competent judgment-executing agencies; and send notices thereon to the administrations of the communes, wards or townships where the convicts reside or the agencies or organizations where they work.
Article 289.- Re-investigation, re-trial of cases after the cassation panels dismiss judgments or decisions
If the cassation panels decide to dismiss legally valid judgments or decisions for re-investigation, within fifteen days counting from the date of issuance of such decisions, the case files must be transferred to the procuracies of the same level for re-investigation according to general procedures.
If the cassation panels decide to dismiss legally valid judgments or decisions for re-trial of the cases at the first-instance level or appellate level, within fifteen days after the date of issuance of such decisions, the case files must be transferred to the competent courts for re-trial according to general procedures.
Chapter XXXI: REOPENING PROCEDURES
Article 290.- Nature of reopening procedures
Reopening procedures shall be applied to legally valid judgments or decisions which are protested against due to newly discovered new circumstances which may substantially change the contents of such judgments or decisions but were unknown to the courts when they issued such judgments or decisions.
Article 291.- Grounds to protest according to reopening procedures
Circumstances to be used as grounds to protest according to reopening procedures include:
1. Statements of witnesses, expertise conclusions, oral interpretations of interpreters contain important contents discovered to be untruthful;
2. Investigators, procurators, judges or jurors made incorrect conclusions, thus leading to the wrong trial of the cases;
3. Exhibits, investigation records, records of other proceedings or other documents in the cases are forged or not truthful;
4. Other circumstances which have rendered the settlement of the cases untruthful.
Article 292.- Notification and verification of newly discovered circumstances
1. The convicts, agencies, organizations and all citizens shall have the right to discover new circumstances of the cases and report them to the procuracies or courts. The chairmen of the procuracies competent to protest according to reopening procedures shall issue decisions to verify such circumstances.
2. If there exists one of the grounds prescribed in Article 291 of this Code, the chairmen of the procuracies shall issue decisions to protest according to reopening procedures and transfer the case files to the competent courts. If none of such grounds exists, the chairmen of the procuracies shall reply the discovering agencies, organizations or persons, clearly stating the reasons for not lodging protests.
Article 293.- Persons with the right to protest according to reopening procedures
1. The Chairman of the Supreme People’s Procuracy shall have the right to protest according to reopening procedures against legally valid judgments or decisions of courts of different levels, except for decisions of the Judges’ Council of the Supreme People’s Court.
2. The Chairman of the Central Military Procuracy shall have the right to protest according to reopening procedures against legally valid judgments or decisions of subordinate military courts.
3. The chairmen of the provincial-level people’s procuracies shall have the right to protest according to reopening procedures against legally valid judgments or decisions of the district-level people’s courts. The chairmen of the military zone-level military procuracies shall have the right to protest according to reopening procedures against legally valid judgments or decisions of the regional military courts.
4. Written protests of the persons prescribed in this Article must be sent to the convicts and persons with interests and obligations related to the protests.
Article 294.- Suspension of execution of judgments or decisions which are protested against according to reopening procedures
Those who have lodged protests according to reopening procedures shall have the right to suspend the execution of the protested judgments or decisions.
Article 295.- Time limit for lodging protests according to reopening procedures
1. Review according to reopening procedures unfavorable to the convicts must be conducted within the statute of limitations for penal liability examination prescribed in Article 23 of the Penal Code and the time limit for lodging such protests shall not exceed one year after the date the procuracies receive information on newly discovered circumstances.
2. Review according to reopening procedures favorable to the convicts shall not be restricted temporally and shall be conducted even in the cases where the convicts are deceased and it is necessary to prove their innocence.
3. Civil protests in criminal cases against civil plaintiffs, civil defendants or persons with interests and obligations related to the cases shall be lodged in accordance with the provisions of civil procedure legislation.
Article 296.- Jurisdiction to review cases according to reopening procedures
1. The Judges’ Committees of the provincial-level people’s courts shall review according to reopening procedures legally valid judgements or decisions of the district-level people’s courts. The Judges’ Committees of the military zone-level military courts shall review according to reopening procedures legally valid judgements or decisions of the regional military courts.
2. The Criminal Tribunal of the Supreme People’s Court shall review according to reopening procedures legally valid judgments or decisions of the provincial-level people’s courts. The Central Military Court shall review according to reopening procedures legally valid judgements or decisions of the military zone-level military courts.
3. The Judges’ Council of the Supreme People’s Court shall review according to reopening procedures legally valid judgements or decisions of the Central Military Court, of the Criminal Tribunal or the court of appeal of the Supreme People’s Court.
Article 297.- Conducting of reopening procedures
The provisions of Articles 280, 281, 282 and 283 of this Code shall also apply to the reopening procedures.
Article 298.- Jurisdiction of reopening procedure panels
The reopening procedure panels shall have the right to issue decisions:
1. To reject the protests and retain the legally valid judgments or decisions;
2. To dismiss the protested judgments or decisions for re-investigation or re-trial.
3. To dismiss the protested judgments or decisions and cease the cases;
Article 299.- Effect of reopening procedure decisions and handing of reopening procedure decisions
1. Decisions of the reopening procedure panels shall take legal effect as from the date of their issuance.
2. Within ten days after issuing the reopening procedure decisions, the reopening procedure panels must send them to the convicts, protestors, courts and police agencies which have been involved in the first-instance trial, persons with interests and obligations related to the protests or their lawful representatives, and competent judgment-executing agencies; and send notices thereon to the administrations of the communes, wards or townships where the convicts reside or the agencies or organizations where the convicts work.
Article 300.- Re-investigation, re-trial of cases
1. If the reopening procedure panels decide to dismiss legally valid judgments or decisions for re-investigation, within fifteen days as from the date of issuance of such decisions, the case files must be transferred to the competent procuracies for re-investigation according to general procedures.
2. If the reopening procedure panels decide to dismiss legally valid judgments or decisions for first-instance re-trial of the cases, within fifteen days as from the date of issuance of such decisions, the case files must be transferred to the competent courts for re-trial according to general procedures.