Chương XXVII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Thi hành hình phạt tù và các hình phạt khác
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ VÀ CÁC HÌNH PHẠT KHÁC
Điều 260. Thi hành hình phạt tù
1. Trong trường hợp người bị kết án đang bị tạm giam thì theo yêu cầu của người thân thích người bị kết án, cơ quan Công an phải cho phép người bị kết án gặp người thân thích trước khi thi hành án.
Ban giám thị trại giam phải thông báo cho gia đình người bị kết án biết nơi người đó chấp hành hình phạt.
2. Trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, nếu quá thời hạn mà không có mặt tại cơ quan Công an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị áp giải.
3. Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải theo dõi việc thi hành án. Cơ quan Công an phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc bắt người bị kết án để thi hành án hoặc lý do chưa bắt được và biện pháp cần áp dụng để bảo đảm việc thi hành án.
4. Trong trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù trốn khỏi trại giam thì cơ quan Công an ra quyết định truy nã.
Điều 261. Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Đối với người bị xử phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát, cơ quan Công an cùng cấp hoặc người bị kết án cho hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 61 của Bộ luật hình sự.
2. Chậm nhất là bảy ngày trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, Chánh án Toà án đã cho hoãn chấp hành hình phạt tù phải ra quyết định thi hành án và phải gửi ngay quyết định thi hành án cùng bản án, quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan Công an cùng cấp và người bị kết án trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù.
Nếu quá thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, người bị kết án không có mặt tại cơ quan Công an để đi chấp hành hình phạt tù mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan Công an phải áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù.
Điều 262. Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
1. Theo đề nghị của Viện kiểm sát hoặc của Ban giám thị trại giam nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù:
a) Chánh án Tòa án cấp tỉnh nơi người đang chấp hành hình phạt tù có thể cho người đó được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật hình sự;
b) Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể cho người đang chấp hành hình phạt tù được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật hình sự.
Chậm nhất là bảy ngày trước khi hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, Chánh án Toà án đã cho tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù phải ra quyết định thi hành án đối với phần hình phạt còn lại và phải gửi ngay quyết định đó cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ và người bị kết án.
Nếu quá thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, người bị kết án không có mặt tại cơ quan Công an để đi chấp hành hình phạt tù mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan Công an phải áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù.
2. Việc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm phải do người đã kháng nghị hoặc do Tòa án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm quyết định.
Điều 263. Quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
1. Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lý. Họ không được tự ý đi nơi khác, nếu không được phép của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức quản lý họ.
2. Nếu trong thời gian được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Chánh án Tòa án đã cho hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định thi hành án để bắt họ đi chấp hành hình phạt tù. Quyết định thi hành án được gửi cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Tòa án đã ra quyết định. Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành án, cơ quan Công an phải tổ chức bắt, áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù.
Điều 264. Thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ
Người bị phạt tù được hưởng án treo và người bị phạt cải tạo không giam giữ được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc để giám sát, giáo dục.
Điều 265. Thi hành hình phạt trục xuất
Người bị phạt trục xuất phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định thi hành án. Trong trường hợp người bị phạt trục xuất phải chấp hành các hình phạt khác hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ khác thì thời hạn họ rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do pháp luật quy định.
Điều 266. Thi hành hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú
Đối với người bị phạt quản chế thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù, người bị kết án được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú để thi hành hình phạt quản chế. Người bị phạt cấm cư trú thì không được tạm trú, thường trú ở những địa phương bị cấm cư trú.
Điều 267. Thi hành hình phạt tiền hoặc tịch thu tài sản
Quyết định đưa bản án phạt tiền hoặc tịch thu tài sản ra thi hành phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, chấp hành viên, người bị kết án và chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú.
Việc tịch thu tài sản được tiến hành theo quy định tại Điều 40 của Bộ luật hình sự.
1. Trong trường hợp người bị kết án đang bị tạm giam thì theo yêu cầu của người thân thích người bị kết án, cơ quan Công an phải cho phép người bị kết án gặp người thân thích trước khi thi hành án.
Ban giám thị trại giam phải thông báo cho gia đình người bị kết án biết nơi người đó chấp hành hình phạt.
2. Trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, nếu quá thời hạn mà không có mặt tại cơ quan Công an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị áp giải.
3. Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải theo dõi việc thi hành án. Cơ quan Công an phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc bắt người bị kết án để thi hành án hoặc lý do chưa bắt được và biện pháp cần áp dụng để bảo đảm việc thi hành án.
4. Trong trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù trốn khỏi trại giam thì cơ quan Công an ra quyết định truy nã.
1. Đối với người bị xử phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát, cơ quan Công an cùng cấp hoặc người bị kết án cho hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 61 của Bộ luật hình sự.
2. Chậm nhất là bảy ngày trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, Chánh án Toà án đã cho hoãn chấp hành hình phạt tù phải ra quyết định thi hành án và phải gửi ngay quyết định thi hành án cùng bản án, quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan Công an cùng cấp và người bị kết án trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù.
Nếu quá thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, người bị kết án không có mặt tại cơ quan Công an để đi chấp hành hình phạt tù mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan Công an phải áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù.
1. Theo đề nghị của Viện kiểm sát hoặc của Ban giám thị trại giam nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù:
a) Chánh án Tòa án cấp tỉnh nơi người đang chấp hành hình phạt tù có thể cho người đó được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật hình sự;
b) Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể cho người đang chấp hành hình phạt tù được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật hình sự.
Chậm nhất là bảy ngày trước khi hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, Chánh án Toà án đã cho tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù phải ra quyết định thi hành án đối với phần hình phạt còn lại và phải gửi ngay quyết định đó cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ và người bị kết án.
Nếu quá thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, người bị kết án không có mặt tại cơ quan Công an để đi chấp hành hình phạt tù mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan Công an phải áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù.
2. Việc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm phải do người đã kháng nghị hoặc do Tòa án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm quyết định.
1. Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lý. Họ không được tự ý đi nơi khác, nếu không được phép của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức quản lý họ.
2. Nếu trong thời gian được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Chánh án Tòa án đã cho hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định thi hành án để bắt họ đi chấp hành hình phạt tù. Quyết định thi hành án được gửi cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Tòa án đã ra quyết định. Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành án, cơ quan Công an phải tổ chức bắt, áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù.
Người bị phạt tù được hưởng án treo và người bị phạt cải tạo không giam giữ được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc để giám sát, giáo dục.
Người bị phạt trục xuất phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định thi hành án. Trong trường hợp người bị phạt trục xuất phải chấp hành các hình phạt khác hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ khác thì thời hạn họ rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do pháp luật quy định.
Đối với người bị phạt quản chế thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù, người bị kết án được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú để thi hành hình phạt quản chế. Người bị phạt cấm cư trú thì không được tạm trú, thường trú ở những địa phương bị cấm cư trú.
Chapter XXVII: EXECUTION OF IMPRISONMENT PENALTIES AND OTHER PENALTIES
Article 260.- Execution of imprisonment penalties
1. If the convicts are under temporary detention, the police agencies must permit them to meet their relatives before serving their sentences at the requests of the convicts’ relatives.
The superintendence boards of the prisons must notify the convicts’ families of the places where such convicts shall serve their penalties.
2. Where the convicts are on bail, past the time limit if they do not appear at the police offices to serve their penalties, they shall be escorted.
3. The presidents of the courts which have issued judgment execution decisions must monitor the execution of the judgments. The police agencies must notify the courts of the arrest of the convicts for execution of the judgments or of the reasons for failure to arrest them and measures to be taken to ensure the execution of the judgments.
4. Where the persons who are serving their imprisonment penalties escape from the prisons, the police agencies shall issue pursuit warrants.
Article 261.- Postponement of serving of imprisonment penalties
1. For persons who are sentenced to imprisonment but on bail, the presidents of the courts which have issued judgment execution decisions may permit on their own or at the requests of the procuracies or police agencies of the same level or the convicts to postpone the serving of imprisonment penalties in the cases prescribed in Clause 1, Article 61 of the Penal Code.
2. At least seven days before the expiry of the period of postponement of the serving of imprisonment penalties, the presidents of the courts which have permitted the postponement must issue judgment execution decisions and immediately send them together with the copies of the legally valid imprisonment judgments and/or decisions to the police agencies of the same level and the convicts before the expiry of the period of postponement of the serving of imprisonment penalties.
Past seven days after the expiry of the period of postponement of the serving of imprisonment penalties, if the convicts do not appear at the police offices without plausible reasons in order to go to serve their imprisonment penalties, the police agencies shall have to escort them to go to serve their imprisonment penalties.
Article 262.- Suspension of serving of imprisonment penalties
1. At the requests of the procuracies or the superintendence boards of the prisons where the convicts are serving their imprisonment penalties:
a/ The presidents of the provincial-level courts of the places where the convicts are serving their imprisonment penalties may allow such convicts to temporarily stop serving their imprisonment penalties in the cases prescribed at Point a, Clause 1 of Article 61, and in Article 62 of the Penal Code.
b/ The presidents of the courts which have issued judgment execution decisions may allow the persons serving their imprisonment penalties to temporarily stop serving their imprisonment penalties in the cases prescribed at Points b, c and d, Clause 1 of Article 61, and in Article 62 of the Penal Code.
At least seven days before the expiry of the period of suspension of imprisonment penalties, the presidents of the courts which have permitted the suspension of serving of imprisonment penalties must issue judgment execution decisions with regard to the remaining part of their penalties and immediately send such decisions to the police agencies of the same level in the same places of the courts which have issued the suspension decisions and to the convicts.
Past seven days after the expiry of the period of suspension of the serving of imprisonment penalties, if the convicts do not appear at the police offices without plausible reasons in order to go to serve their imprisonment penalties, the police agencies shall have to escort them to go to serve their imprisonment penalties.
2. The suspension of the serving of imprisonment penalties for trial according to cassation or reopening procedures must be decided by the protestors or the courts of cassation or reopening trial level.
Article 263.- Management of persons enjoying postponement or suspension of serving of imprisonment penalties
1. Persons enjoying the postponement or suspension of the serving of imprisonment penalties shall be assigned to the commune, ward or township administrations of the places where they reside or the agencies or organizations where they work for management. They must not go elsewhere without the permission of the commune, ward or township administrations or the agencies or organizations that manage them.
2. During the period of postponement or suspension of the serving of imprisonment penalties, if the convicts commit serious law violations or there emerge grounds to believe that they may abscond, the presidents of the courts which have permitted the postponement or suspension of the serving of imprisonment penalties shall cancel such decisions then issue judgment execution decisions to force them to serve their imprisonment penalties. Such judgment execution decisions shall be sent to the police agencies of the same level in the same localities of the decision-issuing courts. Immediately after receiving the judgment execution decisions, the police agencies must organize the arrest and escort of the convicts to go to serve their imprisonment penalties.
Article 264.- Execution of suspended sentences and non-custodial reform penalty
Persons subject to suspended sentence and persons subject to non-custodial reform penalty shall be assigned to the commune, ward or township administrations of the places where they reside or the agencies or organizations where they work for supervision and education.
Article 265.- Execution of expulsion penalty
Persons subject to expulsion must get out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam within fifteen days after the execution decisions are issued. Where the persons subject to expulsion penalty must also serve other penalties or perform other obligations, the time limit for them to get out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall be prescribed by law.
Article 266.- Execution of probation or residence ban penalty
For persons subject to probation, after they have completely served their imprisonment penalties, they shall be assigned to the commune, ward or township administrations of the places where they reside for execution of the probation penalty. Persons subject to residence ban shall not be allowed to temporarily or permanently reside in the localities where they are banned from residing in.
Article 267.- Execution of fine or property confiscation penalty
Decisions to execute fine or property confiscation judgments must be sent to the procuracies of the same level, executors, convicts and the administrations of the communes, wards or townships where the convicts reside.
Property confiscation shall be conducted under the provisions of Article 40 of the Penal Code.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực