Chương XII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
KHÁM XÉT, THU GIỮ, TẠM GIỮ, KÊ BIÊN TÀI SẢN
Điều 140. Căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm
1. Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.
2. Khi cần phải thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.
Điều 141. Thẩm quyền ra lệnh khám xét
1. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp. Lệnh khám xét của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
1. Khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.
Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.
2. Khi khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
3. Có thể tiến hành khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ.
Điều 143. Khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
1. Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành theo quy định tại các điều 140, 141 và 142 của Bộ luật này.
2. Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.
3. Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
4. Khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Việc khám chỗ làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến.
5. Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.
Điều 144. Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện
Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản và sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
Người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan trước khi tiến hành thu giữ. Người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan phải giúp đỡ người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.
Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan bưu điện chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.
Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay.
Điều 145. Tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét
Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi tiến hành khám xét phải được lập biên bản. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản: một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ.
1. Việc kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định có thể tịch thu tài sản hoặc phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Lệnh kê biên của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
2. Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.
Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 310 của Bộ luật hình sự.
3. Khi tiến hành kê biên tài sản, phải có mặt đương sự hoặc người đã thành niên trong gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến. Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản phải lập theo quy định tại Điều 95 và Điều 125 của Bộ luật này, đọc cho đương sự và những người có mặt nghe và cùng ký tên. Những khiếu nại của đương sự được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
Biên bản kê biên được lập thành ba bản: một bản được giao ngay cho đương sự sau khi kê biên xong; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
4. Khi xét thấy việc kê biên không còn cần thiết thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải kịp thời ra quyết định hủy bỏ lệnh kê biên.
Điều 147. Trách nhiệm bảo quản đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong
Đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong theo quy định tại các điều 75, 144 và 145 của Bộ luật này phải được bảo quản nguyên vẹn.
Người được giao bảo quản mà phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản được giao bảo quản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 310 của Bộ luật hình sự.
Điều 148. Biên bản khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm
Khi tiến hành khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95 và Điều 125 của Bộ luật này.
Điều 149. Trách nhiệm của người ra lệnh và thi hành lệnh khám xét, kê biên tài sản, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm
Người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, kê biên tài sản, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.
2. Khi cần phải thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.
1. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp. Lệnh khám xét của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
1. Khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.
Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.
2. Khi khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
3. Có thể tiến hành khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ.
1. Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành theo quy định tại các điều 140, 141 và 142 của Bộ luật này.
2. Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.
3. Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
4. Khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Việc khám chỗ làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến.
5. Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.
Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản và sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
Người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan trước khi tiến hành thu giữ. Người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan phải giúp đỡ người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.
Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan bưu điện chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.
Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay.
Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi tiến hành khám xét phải được lập biên bản. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản: một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ.
1. Việc kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định có thể tịch thu tài sản hoặc phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Lệnh kê biên của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
2. Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.
Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 310 của Bộ luật hình sự.
3. Khi tiến hành kê biên tài sản, phải có mặt đương sự hoặc người đã thành niên trong gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến. Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản phải lập theo quy định tại Điều 95 và Điều 125 của Bộ luật này, đọc cho đương sự và những người có mặt nghe và cùng ký tên. Những khiếu nại của đương sự được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
Biên bản kê biên được lập thành ba bản: một bản được giao ngay cho đương sự sau khi kê biên xong; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
4. Khi xét thấy việc kê biên không còn cần thiết thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải kịp thời ra quyết định hủy bỏ lệnh kê biên.
Đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong theo quy định tại các điều 75, 144 và 145 của Bộ luật này phải được bảo quản nguyên vẹn.
Người được giao bảo quản mà phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản được giao bảo quản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 310 của Bộ luật hình sự.
Người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, kê biên tài sản, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chapter XII: SEARCH, FORFEITURE, SEIZURE, DISTRAINMENT OF PROPERTY
Article 140.- Grounds for body search, search of residences, working places, premises, objects, correspondence, telegraphs, postal parcels and matters
1. Body search, search of residences, working places and premises shall be conducted only when there are grounds to judge that on the bodies, in the residences, working places and/or premises of persons there are instruments and means of offense commission, objects and property acquired from offense commission or other objects and documents related to the cases.
Search of residences, working places or premises shall also be conducted in case of necessity to detect wanted persons.
2. In case of necessity to collect documents and objects related to the cases, correspondence, telegraphs, postal parcels and matters may be searched.
Article 141.- Competence to issue search warrants
1. The persons defined in Clause 1, Article 80 of this Code shall have the right to issue search warrants in all cases. Search warrants of the persons defined at Point d, Clause 1, Article 80 of this Code must be approved by the procuracies of the same level before they are executed.
2. In case of urgency, the persons defined in Clause 2, Article 81 of this Code shall have the right to issue search warrants. Within 24 hours after the completion of the search, the search warrant issuers must notify in writing the procuracies of the same level thereof.
1. To start a body search, the search warrant must be read and handed to the to be-searched person for reading; the to be-searched person and other persons present shall be informed of their rights and obligations.
The persons conducting the search must request the to be-searched persons to give out objects and documents related to the cases; if the to be-searched persons disobey, they shall be searched.
2. The search of a person must be conducted by a person of the same sex and to the witness of a person also of the same sex.
3. Body search may be conducted without a search warrant in case of arrest or when there are grounds to confirm that the person present at the searched place hides on his/her body objects and documents required to be seized.
Article 143.- Search of residences, working places, premises
1. Search of residences, working places or premises shall be conducted in accordance with the provisions of Articles 140, 141 and 142 of this Code.
2. Search of residences or premises must be conducted in the presence of the owners or their families’ adult members, the representatives of the commune, ward or township administrations and neighbors as witnesses; in cases where the involved persons and their families’ members are deliberately absent, have escaped or have been away for a long time while the search cannot be delayed, the search must be witnessed by the local administrations’ representatives and two neighbors.
3. Search of residences must not be conducted at night, except where it cannot be delayed, provided that the reasons therefor must be clearly stated in the minutes.
4. Search of working places must be conducted in the presence of such persons, except where it cannot be delayed, provided that the reason therefor must be clearly stated in the minutes.
Search of working places of persons must be witnessed by the representatives of the agencies or organizations where such persons work.
5. When the search of residences, working places or premises is taking place, the persons present must neither leave the searched places without permission nor contact, discuss with one another or with other persons until the search completes.
Article 144.- Forfeiture of correspondence, telegraphs, postal parcels and matters at post offices
In case of necessity to forfeit correspondence, telegraphs, postal parcels and matters at post offices, the investigating bodies shall issue forfeiture warrants. These warrants must be approved by the procuracies of the same level before they are executed, except for cases where the execution thereof cannot be delayed, provided that the reasons therefor must be clearly stated in the minutes and the forfeiture, once completed, be immediately notified to the procuracies of the same level.
Before effecting the forfeiture, the executors of forfeiture warrants must notify such to the persons in charge of the post offices concerned. The persons in charge of the post offices concerned must assist the executors of seizure warrants in fulfilling their tasks.
The forfeiture of correspondence, telegraphs, postal parcels and matters must be witnessed by the representatives of the post offices, who shall sign for certification the minutes thereof.
The forfeiture warrant-issuing bodies must notify the persons having the to be forfeited correspondence, telegraphs, postal parcels and/or matters of the forfeiture warrants. If such notification will impede the investigation, immediately after such impediment no longer exists, the forfeiture warrant-issuing bodies must make such notification.
Article 145.- Seizure of objects and documents during a search
While conducting search, investigators may seize objects which are exhibits as well as documents directly related to the cases. For objects falling into the categories banned from storage or circulation, they must be forfeited and immediately delivered to competent management bodies. In case of necessity to seal objects up, such sealing must be conducted in the presence of the owners of such objects or their families’ representatives, the administration’s representatives as well as witnesses.
The seizure of objects and documents during a search must be recorded in a minutes. Seizure minutes must be made in four copies, one of which to be handed to the owner of the objects and/or documents, one to be put in the case files; one to be sent to the procuracy of the same level, and one to the agency managing the seized objects and/or documents.
Article 146.- Distrainment of property
1. Distrainment of property shall only apply to the accused or defendants charged with offenses which, as prescribed by the Penal Code, may be subject to property confiscation or fine penalty as well as to persons liable to pay damage compensation according to law provisions.
The competent persons defined in Clause 1, Article 80 of this Code shall have the right to issue property distrainment warrants. Distrainment warrants of persons defined at Point d, Clause 1, Article 80 of this Code must be immediately notified to the procuracies of the same level before they are executed.
2. Distrainment shall be made only of a portion of property corresponding to the amount likely to be confiscated, to the pecuniary fine or the damage compensation.
Distrained property shall be assigned to their owners or their relatives for preservation. If the persons assigned to preserve such property commit acts of consuming, transferring, fraudulently swapping, concealing or destroying the distrained property, they shall bear penal liability under the provisions of Article 310 of the Penal Code.
3. Property distrainment must be witnessed by the involved persons or their families’ adult members, representatives of the commune, ward or township administrations and neighbors. The distraining persons must make the minutes, clearly stating the name and condition of each distrained property item. Such minutes must be made according to Articles 95 and 125 of this Code, read to the involved persons and other present persons, and signed by these persons. Any complaints of the involved persons shall be recorded in the minutes, with the signatures for certification of such persons and the distraining persons.
A distrainment minutes shall be made in three copies, one to be handed to the involved person immediately after the distrainment is completed, one to be sent to the procuracy of the same level, and one to be put in the case file.
4. When deeming that distrainment is no longer necessary, the competent persons defined in Clause 1, Article 80 of this Code must issue in time decisions to cancel distrainment warrants.
Article 147.- Responsibility to preserve objects, documents, correspondence, telegraphs, postal parcels and/or matters which are forfeited, seized or sealed up
Objects, documents, correspondence, telegraphs, postal parcels and/or matters which are forfeited, seized or sealed up under the provisions of Articles 75, 144 and 145 of this Code must be preserved intact.
If persons assigned to preserve property break up seals, consume, transfer, fraudulently swap or destroy such property, they shall bear penal liability under Article 310 of the Penal Code.
Article 148.- Minutes of search, forfeiture, seizure of objects, documents, correspondence, telegraphs, postal parcels and matters
The search, forfeiture or seizure of objects, documents, telegraphs, postal parcels and/or matters must be recorded in the minutes prescribed in Articles 95 and 125 of this Code.
Article 149.- Responsibilities of issuers and executors of warrants to search, distrain property, forfeit or seize objects, documents, correspon-dence, telegraphs, postal parcels and matters
Persons who have illegally issued and persons who have illegally executed warrants to search or distrain property, forfeiture or seize objects, documents, correspondence, telegraphs, postal parcels and/or matters shall, depending on the seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability.