Chương V Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Chứng cứ
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều 63. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự
Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
2. Chứng cứ được xác định bằng:
a) Vật chứng;
b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Kết luận giám định;
d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
1. Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.
2. Những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.
1. Mỗi chứng cứ phải được đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định các chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự.
2. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm xác định và đánh giá mọi chứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, sau khi nghiên cứu một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả tình tiết của vụ án.
Điều 67. Lời khai của người làm chứng
1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết về vụ án, nhân thân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Điều 68. Lời khai của người bị hại
1. Người bị hại trình bày về những tình tiết của vụ án, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và trả lời những câu hỏi đặt ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người bị hại trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Điều 69. Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự
1. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày về những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Điều 70. Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày về những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Điều 71. Lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ
Người bị bắt, bị tạm giữ trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm.
Điều 72. Lời khai của bị can, bị cáo
1. Bị can, bị cáo trình bày về những tình tiết của vụ án.
2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.
1. Người giám định kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận đó.
Kết luận giám định phải được thể hiện bằng văn bản.
Nếu việc giám định do một nhóm người giám định tiến hành thì tất cả các thành viên đều ký vào bản kết luận chung. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung.
2. Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung.
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.
Điều 75. Thu thập và bảo quản vật chứng
1. Vật chứng cần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản.
2. Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng. Việc niêm phong, bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:
a) Đối với vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong phải được tiến hành theo quy định của pháp luật và phải lập biên bản để đưa vào hồ sơ vụ án;
b) Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác;
c) Đối với vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản;
d) Đối với vật chứng là hàng hoá mau hỏng hoặc khó bảo quản nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 76 của Bộ luật này thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại kho bạc nhà nước để quản lý;
đ) Đối với vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
3. Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại vật chứng của vụ án, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 310 của Bộ luật hình sự; trong trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 300 của Bộ luật hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;
b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;
c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Điều 77. Biên bản về hoạt động điều tra và xét xử
Những tình tiết được ghi trong các biên bản bắt người, khám xét, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, biên bản phiên toà và biên bản về các hoạt động tố tụng khác tiến hành theo quy định của Bộ luật này có thể được coi là chứng cứ.
Điều 78. Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án
Những tình tiết có liên quan đến vụ án được ghi trong các tài liệu cũng như đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ.
Trong trường hợp những tài liệu, đồ vật này có những dấu hiệu quy định tại Điều 74 của Bộ luật này thì được coi là vật chứng.
Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
2. Chứng cứ được xác định bằng:
a) Vật chứng;
b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Kết luận giám định;
d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
1. Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.
2. Những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.
1. Mỗi chứng cứ phải được đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định các chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự.
2. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm xác định và đánh giá mọi chứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, sau khi nghiên cứu một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả tình tiết của vụ án.
1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết về vụ án, nhân thân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
1. Người bị hại trình bày về những tình tiết của vụ án, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và trả lời những câu hỏi đặt ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người bị hại trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
1. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày về những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày về những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Người bị bắt, bị tạm giữ trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm.
1. Bị can, bị cáo trình bày về những tình tiết của vụ án.
2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.
1. Người giám định kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận đó.
Kết luận giám định phải được thể hiện bằng văn bản.
Nếu việc giám định do một nhóm người giám định tiến hành thì tất cả các thành viên đều ký vào bản kết luận chung. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung.
2. Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung.
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.
1. Vật chứng cần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản.
2. Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng. Việc niêm phong, bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:
a) Đối với vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong phải được tiến hành theo quy định của pháp luật và phải lập biên bản để đưa vào hồ sơ vụ án;
b) Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác;
c) Đối với vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản;
d) Đối với vật chứng là hàng hoá mau hỏng hoặc khó bảo quản nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 76 của Bộ luật này thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại kho bạc nhà nước để quản lý;
đ) Đối với vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
3. Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại vật chứng của vụ án, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 310 của Bộ luật hình sự; trong trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 300 của Bộ luật hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;
b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;
c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Những tình tiết được ghi trong các biên bản bắt người, khám xét, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, biên bản phiên toà và biên bản về các hoạt động tố tụng khác tiến hành theo quy định của Bộ luật này có thể được coi là chứng cứ.
Article 63.- Matters to be proved in criminal cases
When investigating, prosecuting and adjudicating criminal cases, the investigating bodies, procuracies and courts must prove:
1. Whether or not criminal acts have occurred, time, places and other circumstances of the criminal acts;
2. Who have committed the criminal acts; being at fault or not, intentionally or unintentionally, whether or not they have the penal liability capacity; purposes and motives of the commission of such crimes;
3. Circumstances aggravating and circumstances extenuating the penal liability of the accused or defendants, and personal details of the accused or defendants;
4. The nature and extent of damage caused by the criminal acts.
1. Evidences are facts which are collected in the order and procedure prescribed by this Code, which are used by the investigating bodies, procuracies and courts as grounds to determine whether or not criminal acts have been committed, persons committing such acts as well as other circumstances necessary for the proper settlement of the cases.
2. Evidences are determined by:
a/ Exhibits;
b/ Testimonies of witnesses, victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases, the arrestees, persons kept in custody, the accused or defendants;
c/ Expertise conclusions;
d/ Minutes of investigating and adjudicating activities, and other documents and things.
Article 65.- Collection of evidences
1. In order to collect evidences, the investigating bodies, procuracies and courts may summon persons who know about the cases to ask and listen to their statements on the matters pertaining to the cases, solicit expertise, conduct searches, examinations and other investigating activities according to the provisions of this Code; request agencies, organizations and individuals to supply documents, objects and relate circumstances to clarify the cases.
2. Participants in the procedure, agencies, organizations or any individuals may all present documents, as well as matters related to the cases.
Article 66.- Evaluation of evidences
1. Each evidence must be evaluated in order to determine its legality, authenticity and relevance to the cases. The collected evidences must be sufficient for the successful settlement of criminal cases.
2. Investigators, procurators, judges and jurors shall identify and evaluate all evidences with a full sense of responsibility after studying generally, objectively, comprehensively and fully all circumstances of the cases.
Article 67.- Statements of witnesses
1. Witnesses shall present what they know about the cases, personal details of the arrestees, persons in custody, the accused or defendants, victims, their relationships with the arrestees, persons in custody, the accused or defendants, and/or victims, with other witnesses, and answer questions put to them.
2. Circumstances presented by witnesses must not be used as evidences if the witnesses cannot say clearly why they have known such circumstances.
Article 68.- Statements of victims
1. Victims shall present circumstances of the cases, their relationships with the arrestees, persons in custody, the accused or defendants, and answer questions that are raised.
2. Circumstances presented by victims must not be used as evidences if they cannot say clearly why they have known such circumstances.
Article 69.- Statements of civil plaintiffs, civil defendants
1. Civil plaintiffs, civil defendants shall present circumstances related to the compensation of damage caused by criminal acts.
2. Circumstances presented by civil plaintiffs or civil defendants must not be used as evidences if they cannot say clearly why they have known such circumstances.
Article 70.- Statements of persons with interests and obligations related to criminal cases
1. Persons with interests and obligations related to criminal cases shall present circumstances directly related to their interests and obligations.
2. Circumstances presented by persons with interests and obligations related to criminal cases must not be used as evidences if they cannot say clearly why they have known such circumstances.
Article 71.- Statements of arrestees, persons in custody
Arrestees, persons in custody shall present circumstances related to their being suspected of having committed criminal acts.
Article 72.- Statements of the accused or defendants
1. The accused or defendants shall present circumstances of the cases.
2. Confessions of the accused or defendants shall only be regarded as evidences if they are consistent with other evidences of the cases.
Confessions of the accused or defendants must not be used as sole evidences for conviction.
Article 73.- Expertise conclusions
1. Experts shall conclude on the matters required to be expertised and bear personal responsibility for their conclusions.
Expertise conclusions must be expressed in writing.
If the expertise has been conducted by a group of experts, all the group members shall sign the written general conclusions. In cases where their opinions are divergent, each person shall write his/her own conclusion therein.
2. In cases where the procedure-conducting bodies disagree with the expertise conclusions, they must clearly state the reasons, if such conclusions are unclear or incomplete, the procedure-conducting bodies shall decide to solicit additional expertise or re-expertise according to general procedures.
Exhibits are articles which have been used as tools or means for the commission of crimes; items carrying traces of crimes, things being the targets of crimes, as well as money and other things which can be used to prove the crimes and criminals.
Article 75.- Collection and preservation of exhibits
1. Exhibits should be collected in time, fully and described according to their actual conditions in the minutes and inserted in the case files.
Where exhibits cannot be inserted into the case files, they must be photographed and may be video-recorded for insertion in the case files. Exhibits must be sealed up and preserved.
2. Exhibits must be preserved intact, not letting them be lost, confused or damaged. The sealing and preservation of exhibits shall be as follows:
a/ Exhibits required to be sealed up must be sealed up immediately after being collected. The sealing and unsealing must comply with law provisions and recorded in a minutes to be inserted in the case file;
b/ Exhibits being money, gold, silver, precious metals, gems, antiques, explosives, inflammables, toxins or radioactive substances must be expertized immediately after being collected and delivered to banks or other specialized agencies for preservation;
c/ Exhibits which cannot be taken to the offices of the procedure-conducting bodies for preservation shall be handed over by the procedure-conducting bodies to the owners or lawful managers of objects or properties, their relatives or local administrations, agencies or organizations where the exhibits exist for preservation.
d/ For exhibits being easy-to-deteriorate or difficult-to-preserve goods, if they do not fall into the case prescribed in Clause 3, Article 76 of this Code, competent bodies defined in Clause 1, Article 76 of this Code shall, within the scope of their powers, decide to sell them according to law and remit the proceeds therefrom into their custody accounts at State treasuries for management;
e/ For exhibits brought to the offices of the procedure-conducting bodies for preservation, the police agencies shall have to preserve them at the investigating and prosecuting stages; the judgment-executing agencies shall have to preserve them at the adjudicating and judgment-executing stages.
3. If the persons responsible for preserving exhibits of criminal cases let them lost or damaged, break the seals, consume, transfer, fraudulently swap, conceal or destroy them, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability according to Article 310 of the Penal Code; if they add, appropriate, modify, fraudulently swap, destroy or damage exhibits of criminal cases in order to distort the case files, they shall bear penal liability according to Article 300 of the Penal Code; if causing damage, they shall have to pay compensation therefor according to law provisions.
Article 76.- Handling of exhibits
1. The handling of exhibits shall be decided by investigating bodies if the criminal cases are ceased at the investigating stage; by the procuracies if the cases are ceased at the prosecuting stage; or by courts or trial panels at the adjudicating stage. The execution of decisions on handling exhibits must be recorded in minutes.
2. Exhibits shall be handled as follows:
a/ Exhibits being tools and means used for the commission of crimes, or articles banned from circulation shall be confiscated and forfeited into the State fund or be destroyed.
b/ Exhibits being items, money owned by the State, organizations or individuals but appropriated by offenders or used as tools and means for the commission of crimes shall be returned to their owners or lawful managers; in cases where their owners or lawful managers are unidentifiable, they shall be forfeited into the State fund;
c/ Exhibits being money or property acquired from the commission of crimes shall be confiscated and forfeited into the State fund;
d/ Exhibits being easy-to-deteriorate or difficult-to-preserve goods may be sold according to law;
e/ Exhibits of no value or no use shall be confiscated and destroyed.
3. In the course of investigation, prosecution or adjudication, competent bodies defined in Clause 1 of this Article shall have the right to decide to return the exhibits stated at Point b, Clause 2 of this Article to their owners or lawful managers if they deem that such will not affect the handling of the cases.
4. Disputes over the right to own exhibits shall be settled according to civil procedures.
Article 77.- Minutes of investigating and adjudicating activities
The circumstances recorded in the minutes of arrests, searches, scene examinations, autopsies, confrontations, identification and investigation experiments, in the minutes of court sessions and the minutes of other proceedings conducted in accordance with this Code may be regarded as evidences.
Article 78.- Other documents and objects in criminal cases
The circumstances related to criminal cases, which are recorded in documents as well as objects supplied by agencies, organizations and individuals may be regarded as evidences.
Where these documents and objects show signs specified in Article 74 of this Code, they shall be regarded as exhibits.