Chương II Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Những nguyên tắc cơ bản
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều 3. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự
Mọi hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.
Điều 4. Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa.
Điều 5. Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật
Tố tụng hình sự tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.
Điều 6. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ luật này.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.
Điều 7. Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân
Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản.
Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật.
Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Không ai được xâm phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
Việc khám xét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín, khi tiến hành tố tụng phải theo đúng quy định của Bộ luật này.
Điều 9. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Điều 10. Xác định sự thật của vụ án
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Điều 11. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này.
Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình.
Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 13. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự
Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.
Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định.
Điều 14. Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc người tham gia tố tụng
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không được tiến hành tố tụng hoặc người phiên dịch, người giám định không được tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
Điều 15. Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia
Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.
Điều 16. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Điều 17. Toà án xét xử tập thể
Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.
Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.
Điều 19. Bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án
Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Toà án. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Điều 20. Thực hiện chế độ hai cấp xét xử
1. Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.
Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Toà án cấp trên giám đốc việc xét xử của Toà án cấp dưới, Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp để bảo đảm việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất.
Điều 22. Bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của Toà án
1. Bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó.
2. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn, tổ chức và công dân phải phối hợp với cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong việc thi hành án.
Các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong việc thi hành án.
Điều 23. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự
1. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Toà án.
2. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân này.
3. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
Điều 24. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này cần phải có phiên dịch.
Điều 25. Trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
1. Các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện để các tổ chức và công dân tham gia tố tụng hình sự; phải trả lời kết quả giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm cho tổ chức đã báo tin, người đã tố giác tội phạm biết.
3. Các tổ chức, công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.
Điều 26. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các cơ quan tiến hành tố tụng
1. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan nhà nước phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm; phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Các cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; có quyền kiến nghị và gửi các tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người có hành vi phạm tội.
Thủ trưởng các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc không thông báo hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.
Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.
Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.
2. Cơ quan thanh tra có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay các tài liệu có liên quan và kiến nghị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố vụ án hình sự.
3. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và phải trả lời kết quả giải quyết cho cơ quan nhà nước đã báo tin hoặc kiến nghị biết.
Điều 27. Phát hiện và khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội
Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có nhiệm vụ tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
Các cơ quan, tổ chức hữu quan phải trả lời về việc thực hiện yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án.
Điều 28. Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Điều 29. Bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan
Người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi.
Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã làm oan phải bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị oan; người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra
Người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại.
Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự phải bồi thường cho người bị thiệt hại; người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, công dân có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.
Cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo biết và có biện pháp khắc phục.
Trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bộ luật này quy định.
Điều 32. Giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
Cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Nếu phát hiện những hành vi trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thì cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử có quyền yêu cầu, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền kiến nghị với cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của Bộ luật này. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị, yêu cầu đó theo quy định của pháp luật.
Mọi hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.
Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa.
Tố tụng hình sự tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ luật này.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.
Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản.
Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật.
Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Không ai được xâm phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
Việc khám xét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín, khi tiến hành tố tụng phải theo đúng quy định của Bộ luật này.
Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này.
Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình.
Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.
Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định.
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không được tiến hành tố tụng hoặc người phiên dịch, người giám định không được tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.
Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.
Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.
Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Toà án. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
1. Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.
Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Toà án cấp trên giám đốc việc xét xử của Toà án cấp dưới, Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp để bảo đảm việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất.
1. Bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó.
2. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn, tổ chức và công dân phải phối hợp với cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong việc thi hành án.
Các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong việc thi hành án.
1. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Toà án.
2. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân này.
3. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này cần phải có phiên dịch.
1. Các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện để các tổ chức và công dân tham gia tố tụng hình sự; phải trả lời kết quả giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm cho tổ chức đã báo tin, người đã tố giác tội phạm biết.
3. Các tổ chức, công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.
1. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan nhà nước phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm; phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Các cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; có quyền kiến nghị và gửi các tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người có hành vi phạm tội.
Thủ trưởng các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc không thông báo hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.
Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.
Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.
2. Cơ quan thanh tra có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay các tài liệu có liên quan và kiến nghị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố vụ án hình sự.
3. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và phải trả lời kết quả giải quyết cho cơ quan nhà nước đã báo tin hoặc kiến nghị biết.
Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có nhiệm vụ tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
Các cơ quan, tổ chức hữu quan phải trả lời về việc thực hiện yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án.
Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi.
Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã làm oan phải bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị oan; người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại.
Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự phải bồi thường cho người bị thiệt hại; người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, công dân có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.
Cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo biết và có biện pháp khắc phục.
Trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bộ luật này quy định.
Cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Nếu phát hiện những hành vi trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thì cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử có quyền yêu cầu, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền kiến nghị với cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của Bộ luật này. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị, yêu cầu đó theo quy định của pháp luật.
Chapter II: FUNDAMENTAL PRINCIPLES
Article 3.- Guarantee of the socialist legislation in the criminal procedure
All criminal proceedings of procedure-conducting bodies and persons and participants in the procedure must be carried out in accordance with the provisions of this Code.
Article 4.- Respect for, and defense of, fundamental rights of citizens
When conducting the procedure, the heads and deputy heads of investigating bodies, investigators, chairmen and deputy chairmen of procuracies, procurators, presidents and vice-presidents of courts, judges and jurors must, within the scope of their respective responsibilities, respect and protect the legitimate rights and interests of citizens, regularly examine the lawfulness and necessity of the applied measures, promptly cancel or change such measures if deeming that they are in violation of law or no longer needed.
Article 5.- Guarantee of all citizens’ right to equality before law
The criminal procedure shall be conducted on the principle that all citizens are equal before law, regardless of their nationality, sex, belief, religion, social strata and social position. Any person committing an offense shall be handled according to law.
Article 6.- Guarantee of citizens’ right to body inviolability
Nobody shall be arrested without a court decision, decision made or approved by the procuracies, except for cases where offenders are caught red-handed.
Arrest and detention of people must comply with the provisions of this Code.
All forms of coercion and corporal punishment are strictly forbidden.
Article 7.- Protection of life, health, honor, dignity and property of citizens
Citizens have the right to have their life, health, honor, dignity and property protected by law.
All acts of infringing upon the life, health, honor, dignity and/or property shall be handled according to law.
Victims, witnesses and other participants in the procedure as well as their relatives, when their life and health are endangered, their honor, dignity and/or property are infringed upon, shall be protected by competent procedure-conducting bodies through applying necessary measures according to law.
Article 8.- Guarantee of the citizens’ right to residence inviolability, safety and confidentiality of correspondence, telephone conversations and telegraphs
Nobody is permitted to infringe upon the residence, safety and confidentiality of correspondence, telephone conversations and telegraphs of citizens.
While conducting the procedure, the search of residence, search, seizure and forfeiture of correspondence and telegraphs must comply with the provisions of this Code.
Article 9.- No person shall be considered guilty until a court judgment on his/her criminality takes legal effect
No person shall be considered guilty and be punished until a court judgment on his/her criminality takes legal effect.
Article 10.- Determination of facts of criminal cases
Investigating bodies, procuracies and courts must apply every lawful measure to determine the facts of criminal cases in an objective, versatile and full manner, to make clear evidences of crime and evidences of innocence, circumstances aggravating and extenuating the criminal liabilities of the accused or defendants.
The responsibility to prove offenses shall rest with the procedure-conducting bodies. The accused or defendants shall have the right but not be bound to prove their innocence.
Article 11.- Guarantee of the right to defense of detainees, accused and defendants
The detainees, accused and defendants shall have the right to defend by themselves or ask other persons to defend them.
Investigating bodies, procuracies and courts shall have the duty to ensure that the detainees, accused and defendants exercise their right to defense under the provisions of this Code.
Article 12.- Responsibilities of procedure-conducting bodies and persons
In the course of conducting the procedure, the procedure-conducting bodies and persons must strictly implement law provisions and take responsibility for their acts and decisions.
Those who act against law in making arrest, detention, seizure, instituting, investigating, prosecuting and/or adjudicating criminal cases and/or executing judgments shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability.
Article 13.- Responsibility to institute and handle criminal cases
Upon detecting criminal signs, the investigating bodies, procuracies or courts shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to institute criminal cases and apply measures provided for by this Code to determine offenses and handle offenders.
Criminal cases must not be instituted except on the grounds and in the order provided for by this Code.
Article 14.- Guarantee of the impartiality of persons conducting or participating in the procedure
The heads and deputy heads of investigating bodies, investigators, chairmen and vice-chairmen of procuracies, procurators, presidents and vice-presidents of courts, judges, jurors and court clerks must not conduct the procedure or interpreters and experts must not participate in the procedure if there are plausible grounds to believe that they may not be impartial while performing their duties.
Article 15.- Implementation of the regime of trial with the participation of jurors
The trial by people’s courts or military courts shall be participated by people’s jurors or military jurors respectively in accordance with the provisions of this Code. In the course of trial, jurors shall be equal in rights to judges.
Article 16.- Judges and jurors conduct trial independently and abide by law only
During trial, judges and jurors are independent and abide by law only.
Article 17.- Courts conduct trial collectively
Courts shall conduct trial collectively and make decisions by majority.
Courts shall conduct trial in public, everybody shall have the right to attend such trial, unless otherwise prescribed by this Code.
In special cases where State secrets should be kept or the fine national customs and practices should be preserved or the involved parties’ secrets must be kept at their legitimate requests, courts shall conduct trial behind closed door but must pronounce the judgments publicly.
Article 19.- Guarantee of equal right before court
Procurators, defendants, defense counsels, victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases and their lawful representatives and defense counsels of interests of the involved parties shall all have the equal rights to present evidences, documents and objects, make claims and argue democratically before court. Courts shall have to create conditions for them to exercise these rights with a view to clarifying the objective truths of the cases.
Article 20.- To implement the two-level trial regime
1. Courts shall implement the two-level trial regime.
First-instance judgments and decisions of courts may be appealed or protested against under the provisions of this Code.
First-instance judgments and decisions, if not appealed or protested against within the time limits prescribed by this Code, shall be legally valid. For first-instance judgments or decisions which are appealed or protested against, the cases must be brought to appellate trial. Appellate judgments and decisions shall be legally valid.
2. For legally valid court judgments and decisions, if law violations are detected or new circumstances emerge, they shall be reviewed according to the cassation or re-opening procedures.
Article 21.- Trial supervision
Superior courts shall supervise the trial by subordinate courts. The Supreme People’s Court shall supervise the trial by people’s courts and military courts at all levels in order to ensure the strict and uniform application of laws.
Article 22.- Guarantee of the validity of court judgments and decisions
1. Legally valid court judgments or decisions must be executed and respected by agencies, organizations and all citizens. The concerned individuals, agencies and organizations must, within the scope of their respective responsibilities, strictly execute or serve the court judgments and decisions and take responsibility before law for their execution or serving.
2. Within the scope of their respective responsibilities, State agencies, commune, ward and township administrations, organizations and citizens must coordinate with the agencies and organizations tasked to execute court judgments and decisions in the execution thereof.
State agencies and commune, ward and township administrations shall have to create conditions for, and comply with the requests of, agencies and organizations tasked to execute court judgments and decisions in the execution thereof.
Article 23.- Exercise of the right to prosecute and supervise law observance in the criminal procedure
1. Procuracies shall exercise their right to prosecute in the criminal procedure and decide to prosecute offenders before court.
2. Procuracies shall supervise the law observance in the criminal procedure and have the duty to detect in time law violations committed by procedure-conducting bodies or persons as well as participants in the procedure, and apply measures prescribed by this Code to preclude law violations by these bodies or individuals.
3. Procuracies shall exercise their right to prosecute and supervise the law observance in the criminal procedure in order to ensure that all criminal acts be handled in time; the institution, investigation, prosecution and trial of criminal cases as well as execution of judgments be conducted against the right persons and right offenses, not omitting offenses and offenders, not letting injustice be done on the innocent.
Article 24.- Spoken and written language used in the criminal procedure
Spoken and written language used in the criminal procedure is Vietnamese. Participants in the criminal procedure may use spoken and written languages of their own nationalities; in this case, interpreters shall be required.
Article 25.- Responsibilities of organizations and citizens in the struggle to prevent and fight crimes
1. Organizations and individuals shall have the right as well as obligation to detect and denounce criminal acts; participate in the struggle to prevent and fight crimes, contributing to protecting the interests of the State, the legitimate rights and interests of citizens and organizations.
2. Procedure-conducting bodies shall have to create conditions for organizations and citizens to participate in the criminal procedure; must inform the results of processing the reported information on and denunciations of crimes to the reporting organizations or denouncers.
3. Organizations and citizens shall have to abide by the requests of, and create conditions for, the procedure-conducting bodies and persons to perform their duties.
Article 26.- Coordination between State agencies and procedure-conducting bodies
1. Within the scope of their respective responsibilities, State agencies must apply measures to prevent crimes; coordinate with investigating bodies, procuracies and courts in the struggle to prevent and fight crimes.
State agencies must constantly examine and inspect the performance of their assigned functions and tasks; detect in time law violation acts for handling and immediately inform the investigating bodies or procuracies of all criminal acts committed in their agencies and in their management domains; have the right to propose and send related documents to the investigating bodies and procuracies to consider and initiate criminal proceedings against persons committing criminal acts.
The heads of State agencies shall take responsibility for their failure to report criminal acts happening in their agencies and in their management domains to the investigating bodies or procuracies.
State agencies shall have to comply with the requests of, and create conditions for, the procedure-conducting bodies and persons to perform their duties.
All acts of obstructing the activities of the procedure-conducting bodies and persons while performing their duties are strictly forbidden.
2. Inspection agencies must coordinate with investigating bodies, procuracies and courts in detecting and handling crimes. When detecting cases with criminal signs, they must immediately transfer related documents to and propose investigating bodies or procuracies to consider and institute criminal cases.
3. Within the scope of their responsibilities, investigating bodies and procuracies must consider and settle reported information on crimes, propose the institution of criminal cases and must inform the settling results to the reporting or proposing State agencies.
Article 27.- Detection and remedy of causes and conditions for crime commission
In the course of carrying out the criminal procedure, investigating bodies, procuracies and courts shall have to find out crime commission causes and conditions; request the concerned agencies and organizations to apply remedial and preventive measures.
The concerned agencies and organizations must reply on their compliance with the requests of investigating bodies, procuracies or courts.
Article 28.- Settlement of civil matters in criminal cases
The settlement of civil matters in criminal cases shall be carried out together with the settlement of criminal cases. Where a criminal case involves the compensation or indemnification matter which cannot be proved yet and does not affect the settlement of the criminal case, such civil matter may be separated and settled according to civil procedures.
Article 29.- Guarantee of the right to damage compensation and restoration of honor and interests of unjustly handled persons
Persons who have been unjustly handled by competent persons in criminal proceedings shall have the right to damage compensation and restoration of their honor and interests.
The competent bodies which have handled persons unjustly in criminal proceedings shall have to pay damage compensation to, and restore the honor and interests of, the unjustly punished persons; persons who have caused damage shall have to reimburse the compensated amounts to the competent bodies according to law.
Article 30.- Guarantee of the right to damage compensation of persons suffering from damage caused by the criminal procedure-conducting bodies or persons
Persons suffering from damage caused by competent bodies or persons in criminal proceedings shall have the right to damage compensation.
The bodies competent in criminal proceedings shall have to pay compensation to the damaged persons; the damage-causing persons shall have to reimburse the compensated amounts to the competent bodies according to law provisions.
Article 31.- Guarantee of the right to complain and denounce in the criminal procedure
Citizens, agencies and organizations shall have the right to complain about, and citizens shall have the right to denounce, illegal acts in criminal proceedings committed by bodies or persons competent to conduct the criminal procedure or by any individuals of such bodies.
Competent bodies must receive, consider and settle in a timely and lawful manner complaints and denunciations, then send notices on the settlement results to the complainants and denouncers for knowledge and taking remedial measures.
The order, procedures and competence to settle complaints and denunciations are provided for by this Code.
Article 32.- Supervision by agencies, organizations and people-elected deputies of activities of the procedure-conducting bodies and persons
State agencies, the Vietnam Fatherland Front Committees, the Front’s member organizations and people-elected deputies shall have the right to supervise activities of the procedure-conducting bodies and persons; supervise the settlement of complaints and denunciations by such bodies and persons.
If detecting any illegal acts committed by the procedure-conducting bodies or persons, the State agencies and people-elected deputies shall have the right to request, or the Vietnam Fatherland Front Committees and the Front’s member organizations shall have the right to propose, the competent procedure-conducting bodies to consider and settle them in accordance with the provisions of this Code. The competent procedure-conducting bodies must consider, settle and reply such proposals or requests according to law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực