Chương XXIV Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Thủ tục xét xử phúc thẩm
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều 241. Phạm vi xét xử phúc thẩm
Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án.
Điều 242. Thời hạn xét xử phúc thẩm
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên toà phúc thẩm trong thời hạn sáu mươi ngày; Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày mở phiên toà, Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian, địa điểm xét xử phúc thẩm vụ án.
Điều 243. Việc Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
1. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao quyết định.
Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 242 của Bộ luật này.
2. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Toà án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
3. Đối với bị cáo đang bị tạm giam bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 227 của Bộ luật này.
Đối với bị cáo không bị tạm giam, nhưng bị xử phạt tù thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án, trừ các trường hợp quy định tại Điều 261 của Bộ luật này.
Thời hạn tạm giam là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày tuyên án.
Điều 244. Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm
Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm.
Điều 245. Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm
1. Tại phiên tòa phúc thẩm, sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp là bắt buộc, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa.
2. Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị được triệu tập tham gia phiên tòa. Nếu có người vắng mặt mà có lý do chính đáng thì Hội đồng xét xử có thể vẫn tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho bị cáo hoặc đương sự vắng mặt. Trong các trường hợp khác thì phải hoãn phiên tòa.
Thời hạn hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này hoặc tại các điều 45, 46, và 47 của Bộ luật này không được quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
3. Sự tham gia phiên tòa của những người khác do Tòa án cấp phúc thẩm quyết định, nếu xét thấy sự có mặt của họ là cần thiết.
Điều 246. Bổ sung, xem xét chứng cứ tại Tòa án cấp phúc thẩm
1. Trước khi xét xử hoặc trong khi xét hỏi tại phiên tòa, Viện kiểm sát có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Tòa án bổ sung chứng cứ mới; người đã kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự cũng có quyền bổ sung tài liệu, đồ vật.
2. Chứng cứ cũ, chứng cứ mới, tài liệu, đồ vật mới bổ sung đều phải được xem xét tại phiên tòa. Bản án của Tòa án cấp phúc thẩm phải căn cứ vào cả chứng cứ cũ và mới.
Điều 247. Thủ tục phiên toà phúc thẩm
Phiên tòa phúc thẩm cũng tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung của kháng cáo hoặc kháng nghị. Khi tranh luận, Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
Điều 248. Bản án phúc thẩm và thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm
1. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong bản án cần phải ghi rõ: ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm phiên tòa; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án; họ tên của Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần xã hội, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của bị cáo; họ tên của người bào chữa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ.
Trong bản án phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình giải quyết vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị và các căn cứ để đưa ra một trong các quyết định quy định tại khoản 2 Điều này. Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của Toà án.
2. Toà án cấp phúc thẩm có quyền quyết định:
a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
3. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
1. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo;
b) áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
c) Giảm hình phạt cho bị cáo;
d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;
đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.
2. Nếu có căn cứ, Tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo cho cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.
3. Trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; tăng mức bồi thường thiệt hại, nếu có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị hại, nguyên đơn dân sự; nếu có căn cứ, Tòa án vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.
Điều 250. Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại
1. Toà án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại khi nhận thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được.
2. Toà án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới trong những trường hợp sau đây:
a) Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng;
b) Người được Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội.
3. Khi hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại, Toà án cấp phúc thẩm phải ghi rõ lý do của việc hủy bản án sơ thẩm.
4. Khi huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại, Toà án cấp phúc thẩm không quyết định trước những chứng cứ mà Toà án cấp sơ thẩm cần phải chấp nhận hoặc cần phải bác bỏ, cũng như không quyết định trước về điều khoản Bộ luật hình sự và hình phạt mà Toà án cấp sơ thẩm sẽ phải áp dụng.
5. Trong trường hợp hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại mà thời hạn tạm giam đối với bị cáo đã hết và xét thấy việc tiếp tục tạm giam bị cáo là cần thiết, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định tiếp tục tạm giam bị cáo cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Toà án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hủy bản án sơ thẩm, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát hoặc Toà án cấp sơ thẩm để giải quyết theo thủ tục chung.
Điều 251. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án
Khi có một trong những căn cứ quy định tại điểm 1 và điểm 2 Điều 107 của Bộ luật này thì Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án; nếu có một trong những căn cứ quy định tại các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 107 của Bộ luật này thì hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Điều 252. Điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án hình sự
Sau khi Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại thì Cơ quan điều tra tiến hành điều tra lại, Viện kiểm sát truy tố lại và Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án theo thủ tục chung.
Điều 253. Phúc thẩm những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
1. Đối với những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng nghị hoặc kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm không phải mở phiên toà, nhưng nếu xét cần thì có thể triệu tập những người tham gia tố tụng cần thiết để nghe ý kiến của họ trước khi Tòa án ra quyết định.
2. Tòa án cấp phúc thẩm phải ra quyết định giải quyết việc kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
3. Khi xét những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm có những quyền hạn quy định tại Điều 248 của Bộ luật này.
4. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Điều 254. Việc giao bản án và quyết định phúc thẩm
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày ra quyết định, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án hoặc quyết định phúc thẩm cho người kháng nghị, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Công an nơi đã xử sơ thẩm, người đã kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong trường hợp bản án phúc thẩm có tuyên hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc. Trong trường hợp Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn nhưng không quá hai mươi lăm ngày.
Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án cấp trích lục bản án hoặc bản sao bản án.
Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên toà phúc thẩm trong thời hạn sáu mươi ngày; Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày mở phiên toà, Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian, địa điểm xét xử phúc thẩm vụ án.
1. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao quyết định.
Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 242 của Bộ luật này.
2. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Toà án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
3. Đối với bị cáo đang bị tạm giam bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 227 của Bộ luật này.
Đối với bị cáo không bị tạm giam, nhưng bị xử phạt tù thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án, trừ các trường hợp quy định tại Điều 261 của Bộ luật này.
Thời hạn tạm giam là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày tuyên án.
Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm.
1. Tại phiên tòa phúc thẩm, sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp là bắt buộc, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa.
2. Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị được triệu tập tham gia phiên tòa. Nếu có người vắng mặt mà có lý do chính đáng thì Hội đồng xét xử có thể vẫn tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho bị cáo hoặc đương sự vắng mặt. Trong các trường hợp khác thì phải hoãn phiên tòa.
Thời hạn hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này hoặc tại các điều 45, 46, và 47 của Bộ luật này không được quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
3. Sự tham gia phiên tòa của những người khác do Tòa án cấp phúc thẩm quyết định, nếu xét thấy sự có mặt của họ là cần thiết.
1. Trước khi xét xử hoặc trong khi xét hỏi tại phiên tòa, Viện kiểm sát có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Tòa án bổ sung chứng cứ mới; người đã kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự cũng có quyền bổ sung tài liệu, đồ vật.
2. Chứng cứ cũ, chứng cứ mới, tài liệu, đồ vật mới bổ sung đều phải được xem xét tại phiên tòa. Bản án của Tòa án cấp phúc thẩm phải căn cứ vào cả chứng cứ cũ và mới.
Phiên tòa phúc thẩm cũng tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung của kháng cáo hoặc kháng nghị. Khi tranh luận, Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
1. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong bản án cần phải ghi rõ: ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm phiên tòa; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án; họ tên của Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần xã hội, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của bị cáo; họ tên của người bào chữa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ.
Trong bản án phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình giải quyết vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị và các căn cứ để đưa ra một trong các quyết định quy định tại khoản 2 Điều này. Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của Toà án.
2. Toà án cấp phúc thẩm có quyền quyết định:
a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
3. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
1. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo;
b) áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
c) Giảm hình phạt cho bị cáo;
d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;
đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.
2. Nếu có căn cứ, Tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo cho cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.
3. Trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; tăng mức bồi thường thiệt hại, nếu có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị hại, nguyên đơn dân sự; nếu có căn cứ, Tòa án vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.
1. Toà án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại khi nhận thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được.
2. Toà án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới trong những trường hợp sau đây:
a) Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng;
b) Người được Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội.
3. Khi hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại, Toà án cấp phúc thẩm phải ghi rõ lý do của việc hủy bản án sơ thẩm.
4. Khi huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại, Toà án cấp phúc thẩm không quyết định trước những chứng cứ mà Toà án cấp sơ thẩm cần phải chấp nhận hoặc cần phải bác bỏ, cũng như không quyết định trước về điều khoản Bộ luật hình sự và hình phạt mà Toà án cấp sơ thẩm sẽ phải áp dụng.
5. Trong trường hợp hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại mà thời hạn tạm giam đối với bị cáo đã hết và xét thấy việc tiếp tục tạm giam bị cáo là cần thiết, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định tiếp tục tạm giam bị cáo cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Toà án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hủy bản án sơ thẩm, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát hoặc Toà án cấp sơ thẩm để giải quyết theo thủ tục chung.
Khi có một trong những căn cứ quy định tại điểm 1 và điểm 2 Điều 107 của Bộ luật này thì Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án; nếu có một trong những căn cứ quy định tại các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 107 của Bộ luật này thì hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Sau khi Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại thì Cơ quan điều tra tiến hành điều tra lại, Viện kiểm sát truy tố lại và Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án theo thủ tục chung.
1. Đối với những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng nghị hoặc kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm không phải mở phiên toà, nhưng nếu xét cần thì có thể triệu tập những người tham gia tố tụng cần thiết để nghe ý kiến của họ trước khi Tòa án ra quyết định.
2. Tòa án cấp phúc thẩm phải ra quyết định giải quyết việc kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
3. Khi xét những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm có những quyền hạn quy định tại Điều 248 của Bộ luật này.
4. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày ra quyết định, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án hoặc quyết định phúc thẩm cho người kháng nghị, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Công an nơi đã xử sơ thẩm, người đã kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong trường hợp bản án phúc thẩm có tuyên hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc. Trong trường hợp Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn nhưng không quá hai mươi lăm ngày.
Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án cấp trích lục bản án hoặc bản sao bản án.
Chapter XXIV: APPELLATE TRIAL PROCEDURES
Article 241.- Scope of appellate trial
The court of appeal shall consider the contents of appeals or protests. If deeming it necessary, they may examine other parts of the judgments, which are not appealed or protested against.
Article 242.- Time limit for appellate trial
The provincial-level people’s courts and the military zone-level military courts must open appellate court sessions within sixty days; the Court of Appeal of the Supreme People’s Court or the Central Military Court must open appellate court sessions within ninety days after receiving the case files.
At least fifteen days before opening court sessions, the courts of appeal must notify in writing the procuracies of the same level and participants in the procedure of the time and venue of the appellate trial of the cases.
Article 243.- Application, change or cancellation of deterrent measures by courts of appeal
1. After receiving the case files, the courts of appeal shall have the right to decide to apply, change or cancel deterrent measures. The application, change or cancellation of the temporary detention measure shall be decided by the presidents or vice-presidents of the provincial-level people’s courts or the military zone-level military courts or by the judges holding the post of president or vice-president of the Court of Appeal of the Supreme People’s Court.
The temporary detention time limit must not exceed the time limit for appellate trial prescribed in Article 242 of this Code.
2. For defendants being under temporary detention whose detention periods end on the date of opening the appellate court sessions, if deeming it necessary to continue their temporary detention in order to complete the trial, the courts shall issue orders to keep them in temporary detention until the end of the court sessions.
3. For defendants being under temporary detention and sentenced to imprisonment and whose temporary detention periods end on the date of completion of the court sessions, the trial panels shall issue decisions to keep them in temporary detention in order to secure the execution of their judgments, except for the cases prescribed in Clause 4 and Clause 5, Article 227 of this Code.
For defendants who are not held in temporary detention but punished by imprisonment, the trial panels may issue decisions to arrest them immediately for temporary detention after pronouncing their judgments, except for the cases prescribed in Article 261 of this Code.
The temporary detention time limit shall be forty five days after the date of pronouncement of the judgments.
Article 244.- Composition of the appellate trial panels
An appellate-trial panel shall be composed of three judges and possibly added two jurors in case of necessity.
Article 245.- Participants in appellate court sessions
1. At appellate court sessions, the participation by procurators of the procuracies of the same level is compulsory, if they do not appear, the court sessions must be postponed.
2. Defense counsels, defense counsels of the interests of the involved parties, appellants, persons with interests and obligations related to the appeals or protests shall be summoned to attend the court sessions. If any of them is absent for plausible reasons, the trial panels may still proceed with the trial but shall refrain from issuing judgments or decisions unfavorable to the absent defendant or involved party. Court sessions must be postponed in other cases.
The time limit for postponing a court session as prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article or in Articles 45, 46 and 47 of this Code shall not exceed thirty days, counting from the date of issuance of the decision to postpone the court session.
3. The participation in court sessions by other persons shall be decided by the courts of appeal if they deem their appearance necessary.
Article 246.- Supplementation and examination of evidences at the courts of appeal
1. Before the trial or during the inquiry at the court sessions, the procuracies may supplement by themselves or at the court’s request new evidences; the appellants or persons with interests and obligations related to the appeals or protests, defense counsels and defense counsels of the interests of the involved parties shall also have the right to supplement documents and/or objects.
2. Previous evidences, new evidences, newly added materials and/or objects must all be examined at the court sessions. Judgments of the courts of appeal must be based on both previous and new evidences.
Article 247.- Procedures at appellate court sessions
Appellate court sessions shall be conducted like first-instance ones but before the inquiry, one trial panel member must briefly present the case contents, decision(s) of the first-instance judgment, contents of the appeal or protest. In the arguing process, procurators must present the procuracies’ viewpoints on the settlement of the cases.
Article 248.- Appellate judgments and jurisdiction of courts of appeal
1. The courts of appeal shall hand down the judgments in the name of the Socialist Republic of Vietnam. A judgment should contain the date, hour and venue of the court session; full names of the members of the trial panel and the court clerk; the full names of the procurators; the full name, birth date, birth place, residence, occupation, educational level, social status and previous criminal records of the defendant; the date of custody or temporary detention of the defendant; the full name of the defense counsel; full names, ages, occupations and residences of the victim, civil plaintiff, civil defendant, persons with interests and obligations related to the case, and their lawful representatives.
A judgment must contain the brief content of the case, the process of settling the case, decisions of the first-instance judgment, the contents of the appeal or protest, and grounds to make one of the decisions defined in Clause 2 of this Article. The last part of a judgment shall contain the court decisions.
2. The courts of appeal shall have the right to decide:
a/ To reject the appeal or protest and keep the first-instance judgment unchanged;
b/ To amend the first-instance judgment;
c/ To cancel the first-instance judgment and transfer the case file for re-investigation or re-trial;
d/ To cancel the first-instance judgment and cease the case.
3. Appellate judgments shall become legally valid from the date of their pronouncement.
Article 249.- Amendment of first-instance judgments
1. The courts of appeal shall have the right to amend the first-instance judgments as follows:
a/ To exempt defendants from penal liability or penalty;
b/ To apply the Penal Code’s article and clauses on lesser offenses;
c/ To commute penalties for defendants;
d/ To reduce the levels of damage compensation and amend decisions on handling exhibits;
e/ To shift to lighter penalties; to retain the imprisonment term and hand down suspended sentences.
2. If having grounds, the courts of appeal may also commute penalties, apply the Penal Code’s articles and clauses on lesser offenses, shift to lighter penalties; retain the imprisonment terms and hand down suspended sentences also on defendants who do not appeal or are not appealed or protested against.
3. Where the protesting procuracies or the appealing victims request, the courts of appeal may also increase penalties, apply the Penal Code’s articles and clauses on more serious offenses; increase the damage compensation levels; if the procuracies protest or the victims, civil plaintiffs or civil defendants appeal; if having grounds, the courts may also commute penalties, apply the Penal Code’s articles and clauses on lesser offenses, shift to lighter penalties; retain the imprisonment terms and hand down suspended sentences, or reduce the damage compensation levels.
Article 250.- Dismissal of first-instance judgments for re-investigation or re-trial
1. The courts of appeal shall dismiss the first-instance judgments when they find that the investigation at the first-instance level is insufficient and cannot be supplemented at the appellate level.
2. The courts of appeal shall dismiss the first-instance judgments for re-trial at the first-instance level with a new composition of the trial panel in the following cases:
a/ The composition of the first-instance trial panel did not conform to law provisions or showed other serious violations of the criminal procedure.
b/ There are grounds to believe that the persons who were declared not guilty by the first-instance courts had committed offences.
3. When dismissing the first-instance judgments for re-investigation or re-trial, the courts of appeal must clearly state in writing the reasons therefor.
4. When dismissing the first-instance judgments for re-trial, the courts of appeal shall neither decide in advance on evidences which the courts of first instance must accept or reject nor decide in advance on the Penal Code’s articles and clauses as well as penalties the courts of first instance must apply.
5. In case of dismissing the first-instance judgments for re-investigation or re-trial but the defendants’ temporary detention period has expired and if deeming it necessary to continue holding the defendants in temporary detention, the appellate trial panels shall issue decisions to continue keeping the defendants in temporary detention till the procuracies or the courts of first instance re-handle the cases.
Within fifteen days after the first-instance judgments are dismissed, the case files must be transferred to the procuracies or the courts of first instance for handling according to general procedures.
Article 251.- Dismissal of first-instance judgments and cessation of cases
When having one of the grounds prescribed at Points 1 and 2, Article 207 of this Code, the courts of appeal shall dismiss the first-instance judgments, declare the defendants not guilty and cease the cases; if having one of the grounds prescribed at Points 3, 4, 5, 6 and 7, Article 107 of this Code, they shall dismiss the first-instance judgments and cease the cases.
Article 252.- Re-investigation or re-trial of criminal cases
After the courts of appeal dismiss the first-instance judgments for re-investigation or re-trial, the investigating bodies shall re-investigate, the procuracies re-institute and courts of first instance re-try the cases according to general procedures.
Article 253.- Appellate trial of decisions of courts of first instance
1. For appealed or protested decisions of the courts of first instance, the courts of appeal shall not have to open court sessions but may, if deeming it necessary, summon the necessary participants in the procedure and listen to their opinions before issuing decisions.
2. The courts of appeal shall have to issue decisions to settle appeals or protests within ten days after receiving the case files.
3. When examining the appealed or protested decisions of the courts of first instance, the courts of appeal shall have the powers defined in Article 248 of this Code.
4. Appellate decisions shall become legally valid from the date of their issuance.
Article 254.- Handing of appellate judgments and decisions
Within ten days counting from the date of pronouncing the judgments or issuing the decisions, the courts of appeal must hand copies of the appellate judgments or decisions to the appellants, the courts, procuracies and police agencies of places where the cases were tried at the first-instance level, and to persons with interests and obligations related to the appeals or protests or their lawful representatives, the competent civil judgment-executing agencies in cases where the appellate judgments pronounce penalties of pecuniary fines, property confiscation and civil decisions; and notify in writing the administrations of the communes, wards or townships where the defendants reside or the agencies or organizations where they work. Where the appellate trial is conducted by the Court of Appeal of the Supreme People’s Court, this time limit may be longer but must not exceed twenty five days.
Victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases or their lawful representatives shall have the right to request the courts to provide them with extracts or copies of the judgments.