Phần thứ ba Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Xét xử sơ thẩm
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều 170. Thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp
1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây :
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử.
Điều 171. Thẩm quyền theo lãnh thổ
1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì do Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.
Điều 172. Thẩm quyền xét xử những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải của Việt Nam
Những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam, nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.
Điều 173. Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp
Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên, thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án.
Khi thấy vụ án không thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền xét xử. Việc chuyển vụ án cho Tòa án ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định.
Chỉ được chuyển vụ án cho Tòa án khác khi vụ án chưa được xét xử. Trong trường hợp này, việc chuyển vụ án do Chánh án Tòa án quyết định. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự hoặc Tòa án cấp trên thì vụ án đã được đưa ra xét xử vẫn phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền. Trong trường hợp này, việc chuyển vụ án do Hội đồng xét xử quyết định.
Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Tòa án phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, báo cho bị cáo và những người có liên quan trong vụ án.
Điều 175. Giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử
1. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử do Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quyết định.
2. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi kết thúc việc điều tra quyết định.
3. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Toà án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Điều 176. Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử ;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.
Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Điều 177. Áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, trừ việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án quyết định.
Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ luật này.
Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Điều 178. Nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ:
1. Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo;
2. Tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát áp dụng đối với hành vi của bị cáo;
3. Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
4. Xử công khai hay xử kín;
5. Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết, nếu có;
6. Họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên toà; họ tên Kiểm sát viên dự khuyết, nếu có;
7. Họ tên người bào chữa, nếu có;
8. Họ tên người phiên dịch, nếu có;
9. Họ tên những người được triệu tập để xét hỏi tại phiên toà;
10. Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên toà.
Điều 179. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây:
a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;
b) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác;
c) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Những vấn đề cần điều tra bổ sung phải được nêu rõ trong quyết định yêu cầu điều tra bổ sung.
2. Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết.
Trong trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu bổ sung và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án.
Điều 180. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án
Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 160 của Bộ luật này; ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 107 của Bộ luật này hoặc khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên toà.
Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 164 của Bộ luật này.
Điều 181. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Nếu xét thấy có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 của Bộ luật này hoặc có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo theo quy định tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự, thì Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án.
Điều 182. Việc giao các quyết định của Tòa án
1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa, chậm nhất là mười ngày trước khi mở phiên tòa.
Trong trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử và bản cáo trạng được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo.
2. Quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án phải được giao cho bị can, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo; những người khác tham tố tụng thì được gửi giấy báo.
3. Quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
4. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn phải được gửi ngay cho bị can, bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, trại tạm giam nơi bị can, bị cáo đang bị tạm giam.
Điều 183. Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa
Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TÒA
Điều 184. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục
1. Tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng, người giám định, xem xét vật chứng và nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa.
2. Việc xét xử phải tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ.
Điều 185. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm
Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa điều khiển việc xét xử tại phiên tòa và giữ kỷ luật phiên tòa.
Điều 186. Thay thế thành viên của Hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt
1. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.
2. Trong quá trình xét xử, nếu có Thẩm phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử được thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết. Thẩm phán hoặc Hội thẩm dự khuyết phải có mặt tại phiên tòa từ đầu thì mới được tham gia xét xử. Trong trường hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán chủ toạ phiên toà không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên toà và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.
3. Trong trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ toạ phiên toà mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều này thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
Điều 187. Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa
1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải theo thủ tục quy định tại Điều 130 của Bộ luật này; nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
2. Tòa án chỉ có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấy triệu tập hợp lệ.
Điều 188. Giám sát bị cáo tại phiên tòa
1. Bị cáo đang bị tạm giam khi ra phiên tòa chỉ được tiếp xúc với người bào chữa. Việc tiếp xúc với những người khác phải được phép của chủ tọa phiên tòa.
2. Bị cáo không bị tạm giam phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án.
Điều 189. Sự có mặt của Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì hai Kiểm sát viên có thể cùng tham gia phiên tòa. Trong trường hợp cần thiết có thể có Kiểm sát viên dự khuyết.
2. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt, bị thay đổi mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa và báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Điều 190. Sự có mặt của người bào chữa
Người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Nếu người bào chữa vắng mặt Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.
Trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.
Điều 191. Sự có mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ
1. Nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
2. Nếu thấy sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự.
Điều 192. Sự có mặt của người làm chứng
Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Trong trường hợp người làm chứng được Toà án triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải. Thủ tục dẫn giải người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Bộ luật này.
Điều 193. Sự có mặt của người giám định
1. Người giám định tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập.
2. Nếu người giám định vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Điều 194. Thời hạn hoãn phiên tòa
Trong trường hợp phải hoãn phiên tòa theo quy định tại các điều 45, 46, 47, 187, 189, 190, 191, 192 và 193 của Bộ luật này, thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Điều 195. Kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên toà
Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn, nhưng Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án.
Điều 196. Giới hạn của việc xét xử
Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử.
Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
1. Trước khi bắt đầu phiên tòa, Thư ký Tòa án phải phổ biến nội quy phiên tòa.
2. Mọi người ở trong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
3. Mọi người ở trong phòng xử án đều phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án. Những người được Tòa án triệu tập để xét hỏi được trình bày ý kiến và người nào muốn trình bày phải được chủ tọa phiên tòa cho phép. Người trình bày ý kiến phải đứng khi được hỏi, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để trình bày.
4. Những người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập để xét hỏi.
Điều 198. Những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên tòa
Những người vi phạm trật tự phiên tòa thì tùy trường hợp, có thể bị chủ tọa phiên tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ.
Người bảo vệ phiên tòa có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa và thi hành lệnh của chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rối trật tự tại phiên tòa.
Điều 199. Việc ra bản án và các quyết định của Tòa án
1. Bản án của Tòa án quyết định việc bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Bản án phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
2. Quyết định về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, yêu cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và về việc bắt giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản.
3. Quyết định về các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải lập thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
1. Biên bản phiên tòa phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm của phiên tòa và mọi diễn biến ở phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi tuyên án. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa.
2. Những câu hỏi và những câu trả lời đều phải được ghi vào biên bản.
3. Sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó.
4. Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc đại diện hợp pháp của những người đó được xem biên bản phiên tòa, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận.
Điều 201. Thủ tục bắt đầu phiên tòa
Khi bắt đầu phiên tòa, chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Sau khi nghe Thư ký Tòa án báo cáo danh sách những người được triệu tập đã có mặt, chủ tọa phiên tòa kiểm tra căn cước của những người đó và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên tòa.
Trong trường hợp bị cáo chưa được giao nhận bản cáo trạng theo quy định tại khoản 2 Điều 49 và quyết định đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 182 của Bộ luật này và nếu bị cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.
Điều 202. Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch
Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng phải được chủ toạ phiên toà hỏi xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch hay không. Nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định.
Điều 203. Giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, người giám định
Nếu có người phiên dịch, người giám định tham gia phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa giới thiệu họ tên, nghề nghiệp hoặc chức vụ của những người đó và giải thích rõ những quyền và nghĩa vụ của họ. Những người này phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ.
Điều 204. Giải thích quyền, nghĩa vụ và cách ly người làm chứng
1. Sau khi đã hỏi họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của từng người làm chứng, chủ tọa phiên tòa giải thích rõ quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ. Người làm chứng phải cam đoan không khai gian dối. Riêng người làm chứng chưa thành niên không phải cam đoan.
2. Trước khi người làm chứng được hỏi về vụ án, chủ tọa phiên tòa có thể quyết định những biện pháp để cho những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan. Trong trường hợp lời khai của bị cáo và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên tòa có thể quyết định cách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.
Điều 205. Giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt
Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng xem ai có yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét hay không. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt thì chủ tọa phiên tòa cũng phải hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa hay không. Nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định.
Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung, nếu có.
1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý.
2. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định.
3. Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét những vật chứng có liên quan trong vụ án.
Điều 208. Công bố những lời khai tại Cơ quan điều tra
1. Nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên không được nhắc hoặc công bố lời khai của họ tại Cơ quan điều tra trước khi họ khai tại phiên tòa về những tình tiết của vụ án.
2. Chỉ được công bố những lời khai tại Cơ quan điều tra trong những trường hợp sau đây:
a) Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa có mâu thuẫn với lời khai của họ tại Cơ quan điều tra;
b) Người được xét hỏi không khai tại phiên tòa;
c) Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.
1. Hội đồng xét xử phải hỏi riêng từng bị cáo. Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ tọa phiên tòa phải cách ly họ. Trong trường hợp này, bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trước và có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó.
2. Bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
3. Kiểm sát viên hỏi về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội bị cáo. Người bào chữa hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên toà có quyền đề nghị với chủ toạ phiên toà hỏi thêm về những tình tiết liên quan đến họ.
4. Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án.
Điều 210. Hỏi người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ
Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của những người đó trình bày về những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
1. Hội đồng xét xử phải hỏi riêng từng người làm chứng và không để cho những người làm chứng khác biết được nội dung xét hỏi đó.
2. Khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án. Chủ tọa phiên toà yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự có thể hỏi thêm người làm chứng.
3. Nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì chủ tọa phiên toà có thể yêu cầu cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi.
4. Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.
5. Trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm an toàn cho người làm chứng và những người thân thích của họ, Hội đồng xét xử phải quyết định thực hiện biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật.
1. Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiên tòa.
Khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được. Việc xem xét tại chỗ phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
2. Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa có quyền trình bày những nhận xét của mình về vật chứng. Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm về những vấn đề có liên quan đến vật chứng.
Nếu xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ án. Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên toà có quyền trình bày nhận xét của mình về nơi đã xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ án.
Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm những người tham gia phiên toà về những vấn đề có liên quan đến những nơi đó.
Việc xem xét tại chỗ phải được lập biên bản theo thủ tục chung quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
Điều 214. Việc trình bày, công bố các tài liệu của vụ án và nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức
Nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức về những tình tiết của vụ án do đại diện của cơ quan, tổ chức đó trình bày; trong trường hợp không có đại diện của cơ quan, tổ chức đó tham dự thì Hội đồng xét xử công bố nhận xét, báo cáo tại phiên tòa.
Các tài liệu đã có trong hồ sơ vụ án hoặc mới đưa ra khi xét hỏi đều phải được công bố tại phiên tòa.
Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa có quyền nhận xét về những tài liệu đó và hỏi thêm những vấn đề có liên quan.
1. Người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định.
2. Tại phiên tòa, người giám định có quyền giải thích bổ sung trên cơ sở kết luận giám định.
3. Nếu người giám định vắng mặt, thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định.
4. Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định.
5. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.
Khi nhận thấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa xem họ có yêu cầu xét hỏi vấn đề gì nữa không. Nếu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục việc xét hỏi.
Điều 217. Trình tự phát biểu khi tranh luận
1. Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội.
Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà.
2. Bị cáo trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo. Bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa.
3. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình; nếu có người bảo vệ quyền lợi cho họ thì người này có quyền trình bày, bổ sung ý kiến.
Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến.
Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án.
Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.
Điều 219. Trở lại việc xét hỏi
Nếu qua tranh luận mà thấy cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử có thể quyết định trở lại việc xét hỏi. Xét hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.
Điều 220. Bị cáo nói lời sau cùng
Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận.
Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án, nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo.
Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án, thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi.
Điều 221. Xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn
1. Khi Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án.
2. Trong trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án, Hội đồng xét xử yêu cầu những người tham gia tố tụng tại phiên tòa trình bày ý kiến về việc rút truy tố đó.
1. Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
2. Trong trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội; nếu thấy việc rút truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
3. Khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà.
4. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được tất cả các thành viên Hội đồng xét xử ký tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
Điều 223. Trở lại việc xét hỏi và tranh luận
Qua việc nghị án nếu thấy có tình tiết của vụ án chưa được xét hỏi hoặc xét hỏi chưa đầy đủ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi và tranh luận.
1. Toà án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trong bản án cần phải ghi rõ: ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm phiên toà; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Toà án; họ tên của Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần xã hội, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của bị cáo; họ tên của người bào chữa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ.
3. Trong bản án phải trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định không có tội, xác định bị cáo có phạm tội hay không và nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không phạm tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không có tội và phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của Toà án và quyền kháng cáo đối với bản án.
Điều 225. Kiến nghị sửa chữa những khuyết điểm trong công tác quản lý
1. Cùng với việc ra bản án, Tòa án ra kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ quan, tổ chức đó. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Tòa án, cơ quan, tổ chức đó phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết những biện pháp được áp dụng.
2. Kiến nghị của Tòa án có thể được đọc tại phiên tòa cùng với bản án hoặc chỉ gửi riêng cho cơ quan, tổ chức hữu quan.
Khi tuyên án mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy. Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án và sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.
Nếu bị cáo không biết tiếng Việt thì sau khi tuyên án, người phiên dịch phải đọc lại cho bị cáo nghe toàn bộ bản án sang thứ tiếng mà bị cáo biết.
Điều 227. Trả tự do cho bị cáo
Trong những trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:
1. Bị cáo không có tội;
2. Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;
3. Bị cáo bị xử phạt bằng các hình phạt không phải là hình phạt tù;
4. Bị cáo bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo;
5. Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.
Điều 228. Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án
1. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 227 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
3. Thời hạn tạm giam bị cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày tuyên án.
4. Đối với bị cáo bị phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; gửi bản án cho người bị xử vắng mặt, cơ quan Công an cùng cấp; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc.
Trong trường hợp xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 187 của Bộ luật này thì trong thời hạn nêu trên bản án phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo.
Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Toà án cấp trích lục bản án hoặc bản sao bản án.
Chapter XVI: JURISDICTION OF COURTS AT ALL LEVELS
Article 170.- Adjudicating jurisdiction of courts at all levels
1. The district-level people’s courts and the regional military courts shall conduct first-instance trial of criminal cases involving less serious offenses, serious offenses and very serious offenses, excluding the following offenses:
a/ Offenses of infringing upon national security;
b/ Offenses of undermining peace, against humanity, and war crimes;
c/ Offenses prescribed in Articles 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 and 323 of the Penal Code.
2. The provincial-level people’s courts and the military zone-level military courts shall conduct first-instance trial of criminal cases involving offenses not falling under the jurisdiction of the district-level people’s courts and the regional military courts or cases falling under the subordinate courts, which they take for trial.
Article 171.- Territorial jurisdiction
1. The courts competent to adjudicate criminal cases are the courts of the places where the offenses were committed. Where an offense is committed in different places or if the place where an offense was committed is unknown, the court competent to adjudicate the case shall be the one of the place where the investigation is completed.
2. For defendants committing offenses abroad, if they are to be adjudicated in Vietnam, the provincial-level people’s courts of their last residences in the country shall adjudicate them. If the defendants’ last residences in the country cannot be determined, the President of the Supreme People’s Court shall on a case-by-case basis issue decisions to assign the People’s Court of Hanoi city or Ho Chi Minh City to adjudicate such cases.
For defendants committing offenses abroad, if they fall under the adjudicating jurisdiction of a military court, they shall be adjudicated by the Military Court of the military-zone or higher level under decisions of the President of the Central Military Court.
Article 172.- Jurisdiction to adjudicate offenses committed on board aircraft or sea-going ships of the Socialist Republic of Vietnam, which are operating outside the airspace or the territorial sea of Vietnam
Offenses committed on board aircraft or sea-going ships of the Socialist Republic of Vietnam which are operating outside the airspace of the territorial sea of Vietnam shall fall under the jurisdiction of the Vietnamese courts of the places of the first return airports or seaports or the places where such aircraft or sea-going ships are registered.
Article 173.- Adjudication of defendants committing many offenses falling under the jurisdiction of courts at different levels
For defendants committing many offenses, one of which falls under the adjudicating jurisdiction of the superior court, the superior court shall adjudicate the entire cases.
Article 174.- Transfer of cases
When realizing that cases do not fall under their jurisdiction, the courts shall transfer the cases to those with jurisdiction to adjudicate. The transfer of cases to courts outside the territory of a province or centrally run city or outside the territory of a military zone shall be decided by the provincial-level people’s courts or military zone-level military courts.
The transfer of a case to another court shall be effected only when the case has not been adjudicated yet. In this case, the transfer of the case shall be decided by the president of the court. If a case which falls under the jurisdiction of a Military Court or a superior court has been adjudicated, it must still be transferred to the competent court. In this case, the transfer of the case shall be decided by the trial panel.
Within two days after issuing decisions to transfer the cases, the courts must notify the procuracies of the same level and inform the accused and persons involved in the cases thereof.
Article 175.- Settlement of disputes over adjudicating jurisdiction
1. The settlement of disputes over adjudicating jurisdiction shall be decided by the presidents of the immediate superior courts.
2. The settlement of disputes over adjudicating jurisdiction between district-level people’s courts of different provinces or centrally run cities shall be decided by the presidents of the provincial-level people’s courts of the places where the investigation is completed.
3. The settlement of disputes over the adjudicating jurisdiction between people’s courts and military courts shall be decided by the President of the Supreme People’s Court.
Chapter XVII: TRIAL PREPARATION
Article 176.- Trial preparation time limits
1. After receiving the case files, the judges assigned to preside over the court sessions shall have to study the files, settle complaints and requests of the participants in the procedure and perform other tasks necessary for opening court sessions.
2. Within thirty days for less serious offenses, forty five days for serious offenses, two months for very serious offenses and three months for especially serious offenses, counting from the date of receipt of the case files, the judges assigned to preside over court sessions must issue one of the following decisions:
a/ To bring the case for trial;
b/ To return the file for additional investigation;
c/ To cease or suspend the case.
For complicated cases, the presidents of courts may decide to prolong the trial preparation time limits for no more than fifteen days for less serious offenses and serious offenses, and for no more than thirty days for very serious offenses and especially serious offenses. Such prolongation must be immediately notified to the procuracies of the same level.
Within fifteen days after issuing decisions to bring the cases for trial, the courts must open court sessions; where they have plausible reasons, the courts may open court sessions within thirty days.
For the cases returned for additional investigation, within fifteen days after receiving back the files, the judges assigned to preside over the court sessions must issue decisions to bring the cases for trial.
Article 177.- Application, change or cancellation of deterrent measures
After receiving the case files, the judges assigned to preside over the court sessions shall have the right to decide to apply, change or cancel deterrent measures, excluding the application, change or cancellation of the temporary detention measure, which shall be decided by the presidents or vice-presidents of courts.
The time limits for temporary detention for trial preparation shall not exceed the trial preparation time limits defined in Article 176 of this Code.
For defendants in temporary detention but the time limit for their temporary detention expires on the date of opening the court sessions, if deeming their continued temporary detention necessary in order to complete the trial, the courts shall issue orders on temporary detention till the closing of the court sessions.
Article 178.- Contents of decisions to bring cases for trial
A decision to bring a case for trial must contain:
1. The full name, birth date, birth place, occupation and residence of the defendant;
2. The title of the offense and articles of the Penal Code applied by the procuracy to the act committed by the defendant;
3. The date, hour and venue of opening the court session;
4. Public or closed-door trial;
5. The full names of the judge, jurors and court clerk; the full names of alternate judge and jurors, if any;
6. The full name of the procurator to participate in the court session; the full name of the alternate procurator, if any;
7. The full name of the defense counsel, if any;
8. The full name of the interpreter, if any;
9. The full names of persons summoned for questioning at the court session;
10. Exhibits to be presented for examination at the court session.
Article 179.- Decisions to return files for additional investigation
1. Judges shall issue decisions to return files to procuracies for additional investigation in the following cases:
a/ Where important evidences in the cases need to be further examined, which cannot be supplemented at the court session;
b/ Where there are grounds to believe that the defendant has committed another offense or there is another accomplice;
c/ Where serious violations of the procedure are detected.
The matters required to be additionally investigated must be clearly stated in the decisions requesting the additional investigation.
2. If the additional investigation results lead to the cessation of the cases, the procuracies shall issue decisions to cease the cases and notify the courts thereof.
In cases where the procuracies cannot supplement the matters as requested by the courts and keep their prosecution decisions unchanged, the courts shall still proceed with the trial.
Article 180.- Decisions to suspend or cease cases
Judges shall issue decisions to cease cases when there are grounds prescribed in Article 160 of this Code; issue decisions to cease cases when there is one of the grounds prescribed in Clause 2 of Article 105 and Points 3, 4, 5, 6 and 7 of Article 107 of this Code, or when the procuracies withdraw the entire prosecution decisions before the opening of court sessions.
Where a case involves many accused or defendants while the grounds for suspension or cessation of the case do not relate to all of the accused or defendants, the case may be suspended or ceased for each of them.
A decision to cease a case must contain the contents specified in Clause 3, Article 164 of this Code.
Article 181.- Withdrawal of prosecution decisions by procuracies
If deeming that there is one of the grounds prescribed in Article 107 of this Code or there are grounds to exempt the accused or defendants from penal liability under the provisions of Article 19, Article 25, and Clause 2 of Article 69 of the Penal Code, the procuracies shall withdraw prosecution decisions before the opening of court sessions and propose the courts to cease the cases.
Article 182.- Handing of court decisions
1. Decisions to bring the cases for trial must be handed to the defendants, their lawful representatives and defense counsels at least ten days before the opening of court sessions.
In case of adjudicating defendants in absentia, the decisions to bring the cases for trial and indictments shall be handed to the defendants’ defense counsels or lawful representatives; such decisions must be also posted up at the head offices of the administrations of the communes, wards or townships where the defendants reside or at their last working places.
2. The courts’ decisions to suspend or decisions to cease the cases must be handed to the accused or defendants, defense counsels, victims, lawful representatives of the accused or defendants; other participants in the procedure shall be informed thereof in writing.
3. Decisions to bring the cases for trial, decisions to cease the cases, decisions to suspend the cases must be immediately sent to the procuracies of the same level.
4. Decisions to apply, change or cancel deterrent measures must be immediately sent to the accused or defendants, the procuracies of the same level, detention centers where the accused or defendants are being held.
Article 183.- Summoning of persons to be questioned at court sessions
Basing themselves on the decisions to bring the cases for trial, judges shall summon persons who need to be questioned at court sessions.
Chapter XVIII: GENERAL PROVISIONS ON PROCEDURES AT COURT SESSIONS
Article 184.- Direct, oral and uninterrupted trial
1. The courts must directly determine the circumstances of the cases by asking questions and listening to opinions of the defendants, victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases, witnesses and experts, examine exhibits and listen to the opinions of the procurators and defense counsels. Judgments shall be based only on the evidences examined at court sessions.
2. The trial must be conducted uninterruptedly, excluding break time.
Article 185.- Composition of first-instance trial panels
A first-instance trial panel shall be composed of one judge and two jurors. For serious and complicated cases, the trial panel may be composed of two judges and three jurors.
For cases where the defendants brought for trial are charged with offenses punishable by death as the highest penalty, the trial panel shall be composed of two judges and three jurors.
The judges presiding over court sessions shall conduct the trial and maintain the court order.
Article 186.- Replacement of trial panel members in special cases
1. The members of trial panels must hear the cases from the beginning to the end.
2. In the course of trial, if a judge or juror discontinues hearing the case, the court may still hear the case with the alternate judge or juror. Only alternate judges and jurors who are present at the court sessions from the beginning may participate in adjudicating the cases. Where a trial panel consists of two judges but the judge presiding over the court session cannot continue hearing the case, the judge being member of the trial panel shall preside over the court session and the alternate judge shall be added to the trial panel as a member.
3. Where there is no alternate judge or juror for replacement or if the presiding judge of a court session must be replaced while there is no substitute judge as prescribed in Clause 2 of this Article, the case must be re-tried from the beginning.
Article 187.- Appearance of defendants at court sessions
1. Defendants must appear at court sessions in response to court summonses; if they are absent without plausible reasons, they shall be escorted according to the procedure prescribed in Article 130 of this Code; if they are absent for plausible reasons, the court sessions must be postponed.
If the defendants suffer from mental diseases or other dangerous diseases, the trial panels shall suspend the cases till the defendants recover from their illnesses.
If the defendants have escaped, the trial panels shall suspend the cases and request the investigating bodies to pursue them.
2. Courts may try the defendants in absentia in the following cases:
a/ The defendant has escaped and his/her pursuit has been in vain;
b/ The defendant stays abroad and cannot be summoned to the court session;
c/ The absence of the defendant causes no obstacle to the trial and he/she has been handed the summons properly.
Article 188.- Supervision of defendants at court sessions
1. Defendants being held in temporary detention, when appearing at court sessions, shall only be allowed to meet with their defense counsels. Their contacts with other persons must be permitted by the presiding judges of the court sessions.
2. Defendants who are not held in temporary detention must be present at the court sessions throughout the period of adjudication.
Article 189.- Appearance of procurators
1. Procurators of the procuracies of the same level must participate in court sessions. For serious and complicated cases, two procurators may together participate in court sessions. In case of necessity, there may be alternate procurators.
2. If procurators are absent or changed while there are no alternate ones for replacement, the trial panels shall postpone court sessions and immediately report thereon to the procuracies of the same level.
Article 190.- Appearance of defense counsels
Defense counsels shall be obliged to participate in court sessions. They may send in advance their written defenses to the courts. If defense counsels are absent, the courts shall still open the court sessions.
Where defense counsels are compulsorily required under the provisions of Clause 2, Article 57 of this Code but they are absent, the trial panels must postpone the court sessions.
Article 191.- Appearance of victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases or their lawful representatives
1. If victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases or their lawful representatives are absent, the trial panels shall decide, on a case by-case basis, to postpone the court session or proceed with the trial.
2. If deeming that the absence of victims, civil plaintiffs or civil defendants would cause obstacles only to the settlement of compensation questions, the trial panels may sequester the compensation for later trial according to civil procedures.
Article 192.- Appearance of witnesses
Witnesses shall participate in court sessions in order to clarify the circumstances of the cases. If an witness is absent but has earlier given his/her statements at the investigating body, the judge presiding the court session shall announce such statements. If a witness to important matters is absent, the trial panel shall decide, on a case-by-case basis, to postpone the court session or proceed with the trial.
If an witness has been subpoenaed by the court but deliberately refuses to appear without plausible reasons and their absence impedes the trial, the trial panel may issue an escort decision. The procedure for escorting witnesses shall comply with the provisions of Article 134 of this Code.
Article 193.- Appearance of experts
1. When being subpoenaed by courts, experts shall participate in court sessions.
2. If experts are absent, the trial panel shall decide, on a case-by-case basis, to postpone the court session or proceed with the trial.
Article 194.- Time limit for postponement of court sessions
For the cases where court sessions must be postponed under Articles 45. 46, 47, 187, 189, 190, 191, 192 and 193 of this Code, the time limit for postponement of court sessions of first-instance trial shall not exceed thirty days, counting from the date of issuance of the decisions to postpone the court sessions.
Article 195.- Withdrawal of prosecution decisions or conclusion on lesser offenses by procurators at court sessions
During court sessions, after inquiring, procurators may withdraw part or whole of the prosecution decsions or conclude on lesser offenses, but the trial panels must try the whole cases.
Courts shall only adjudicate defendants and acts of the offenses which have been prosecuted by the procuracies and decided by the courts to be brought for trial.
Courts may adjudicate defendants according to clauses other than those in the same articles which the procuracies have applied to prosecute them, or for other offenses equal to or lesser than the ones prosecuted by the procuracies.
Article 197.- Internal rules of court sessions
1. Before starting court sessions, the court clerks must announce the internal rules of the court sessions.
2. All people in the courtrooms must show respect for the trial panels, keep order and obey the instructions of the presiding judges.
3. All people in the courtrooms must stand up when the members of the trial panels enter the courtrooms. Those who have been summoned for inquiry may present their opinions provided that their presentation is permitted by the presiding judges. The persons presenting opinions must stand while being questioned, except where they are permitted by the presiding judges to sit and present their statements due to their poor health.
4. Persons aged under 16 years shall not be allowed to enter the courtrooms, except where they are summoned by the courts for inquiry.
Article 198.- Measures against persons violating order at court sessions
Persons who violate order at court sessions shall be warned, fined, forced to leave the court rooms by the presiding judges or arrested on a case-by-case basis.
The security guards of court sessions shall have to keep order at court sessions and execute the orders of the presiding judges to force the persons disturbing order at court sessions to leave the courtrooms or arrest them.
Article 199.- Making court judgments and decisions
1. Court judgments shall decide on whether or not the defendants have committed the offenses, penalties and other judicial measures. Judgments must be discussed and adopted in the deliberation chambers.
2. Decisions to change members of the trial panels, procurators, court clerks, experts, interpreters to transfer the cases, to request additional investigation, to suspend or cease the cases and to arrest or release defendants must be discussed and adopted in the deliberation chambers and made in writing.
3. Decisions on other matters shall be discussed and adopted by the trial panels at the courtrooms, are not required to be made in writing but must be recorded in the minutes of the court sessions.
Article 200.- Minutes of court sessions
1. The minutes of a court session must contain the date, hour and venue of the court session and all developments thereat from commencement of trial to pronouncement of judgment. Apart from being recorded in the minutes, developments at a court session may be audio- and/or video-recorded,
2. All questions and answers must be recorded in the minutes.
3. At the end of court sessions, the judges presiding over the court sessions must examine the minutes and sign them together with the court clerks.
4. Procurators, defendants, defense counsels, victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases, defense counsels of the interests of the involved persons or lawful representatives of such persons may read the minutes of the court sessions and have the right to request the writing of amendments and/or supplements in such minutes and certify them with their signatures.
Chapter XIX: PROCEDURES FOR OPENING COURT SESSIONS
Article 201.- Procedures for opening court sessions
To open a court session, the presiding judge shall read the decision to bring the case for trial.
After listening to the court clerk reporting on the list of summoned persons who are present, the presiding judge shall examine the identity cards of such persons and explain to them their rights and obligations at the court session.
Where a defendant has not yet been handed the indictment under the provisions of Clause 2, Article 49 and decision to bring the case for trial within the time limit defined in Clause 1, Article 182 of this Code, and if he/she requests, the trial panel must postpone the court session.
Article 202.- Settlement of requests for change of judges, jurors, procurators, court clerk, experts and/or interpreters
Procurators and participants in the procedure must be asked by the presiding judges whether or not they request to change judges, jurors, procurators, court clerks, experts and/or interpreters. If any of them makes such a request, the trial panel shall consider it and make a decision thereon.
Article 203.- Explanation of the rights and obligations of interpreters and experts
If there are interpreters and/or experts participating in the court sessions, the presiding judges shall introduce their full names, occupations or positions and clearly explain their rights and obligations. These persons must pledge to properly perform their tasks.
Article 204.- Explanation of the rights, obligations of witnesses, and isolation of witnesses
1. After asking the full name, age, occupation and residence place of each witness, the presiding judges shall clearly explain their procedural rights and obligations. Witnesses must pledge not to give false testimonies. Particularly, minor witnesses shall not be required to make such pledge.
2. Before witnesses are questioned about the cases, the presiding judges may decide to apply various measures in order to prevent witnesses from hearing each other’s testimonies or meeting with other concerned persons. In cases where the testimonies of defendants and witnesses may influence one another, the presiding judges may decide to separate defendants from witnesses before questioning witnesses.
Article 205.- Settlement of requests for examination of evidences and postponement of court sessions due to the absence of persons concerned
The presiding judges must ask procurators and participants in the procedure whether or not they request to summon more witnesses or to produce more exhibits and documents for examination. If any of the participants in the procedure is absent, the presiding judges must also ask whether or not any of the above-said persons requests to postpone the court sessions. If any person so requests, the trial panels shall consider and decide.
Chapter XX: PROCEDURES FOR INQUIRY AT COURT SESSIONS
Article 206.- Reading of indictments
Before inquiring, procurators shall read the indictments and present additional opinions, if any.
1. The trial panels must determine fully all circumstances of each fact and each offense in the cases in a rational inquiring order.
2. When inquiring each person, the presiding judge shall put questions first, then procurators, defense counsels and defense counsels of interests of the involved persons. Participants in the court sessions shall also have the right to request the presiding judges to ask more questions about the circumstances required to be clarified. Experts may ask questions about matters related to the expert examination.
3. While inquiring, the trial panels shall examine related exhibits in the cases.
Article 208.- Announcement of statements at investigating bodies
1. If the persons inquired are present at the court sessions, the trial panels and procurators must not repeat or announce their statements at the investigating bodies before they give their statements on the circumstances of the cases at the court sessions.
2. Statements taken at the investigating bodies shall only be announced in the following cases:
a/ Statements of the persons inquired at the court sessions are contradictory to theirs at the investigating bodies;
b/ Inquired persons refuse to give statements at the court sessions;
c/ The persons to be inquired are absent or deceased.
Article 209.- Inquiry of defendants
1. The trial panels must inquire each defendant separately. If the statements of this defendant may affect those of another, the presiding judge must isolate them. In this case, the isolated defendants shall be informed of the statements of the previous defendants and have the right to put questions to such defendants.
2. Defendants shall present their opinions on the indictments and circumstances of the cases. The trial panels shall further inquire about insufficient or contradictory points in the defendants’ statements.
3. Procurators shall inquire about circumstances of the cases which are related to the accusation or exculpation of defendants. Defense counsels shall inquire about circumstances related to the defense, defense counsels of the interests of the involved parties shall inquire about circumstances related to the protection of interests of the involved parties. Participants at court sessions shall have the right to propose the presiding judges to further ask about circumstances related to them.
4. If defendants refuse to answer questions, the trial panels, procurators, defense counsels and defense counsels of the interests of the involved parties shall continue to inquire other persons and examine exhibits and documents related to the cases.
Article 210.- Inquiry of victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases or their lawful representatives
Victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases or their lawful representatives shall give their statements on circumstances of the cases which are related to them. Then, the trial panels, procurators, defense counsels and defense counsels of the interests of the involved parties shall inquire further about insufficient or contradictory points in their statements.
Article 211.- Inquiry of witnesses
1. The trial panels must inquire each witness separately and not let other witnesses know the contents of such inquiry.
2. While inquiring witnesses, the trial panels must ask questions to clarify their relationships with the defendants and involved parties in the cases. The presiding judges shall request witnesses to state clearly the circumstances of the cases they know, then inquire further about those insufficient or contradictory points in their testimonies. Procurators, defense counsels, defense counsels of the interests of the involved parties then may further ask the witnesses.
3. If witnesses are minor, the presiding judges may seek the help of their parents, mentors or teachers in inquiring them.
4. After giving their testimonies, witnesses shall stay on in the courtrooms for possible further inquiry.
5. In case of necessity to ensure safety for witnesses and their relatives, the trial panels must decide to apply measures to protect them according to law.
Article 212.- Examination of exhibits
1. Exhibits, photos or minutes certifying exhibits shall be presented for examination at court sessions.
When necessary, the trial panels may together with procurators, defense counsels and other participants in court sessions, come to examine on the spot exhibits which cannot be brought to the court sessions. The on-spot examination must be recorded in a minutes according to the provisions of Article 95 of this Code.
2. Procurators, defense counsels and other participants in court sessions shall have the right to present their remarks on exhibits. The trial panels may inquire further about matters related to exhibits.
Article 213.- On-spot examination
When deeming it necessary, the trial panels may together with procurators, defense counsels and other participants in court sessions come to examine the scenes of offenses or other places related to the cases. Procurators, defense counsels and other participates at court sessions shall have the right to present their remarks on the scenes of offenses or other places related to the cases.
The trial panels may inquire other participants in court sessions further about matters related to such places.
The on-spot examination must be recorded in a minutes according to general procedures prescribed in Article 95 of this Code.
Article 214.- Presentation and announcement of documents of the cases and comments and reports of agencies or organizations
Comments and reports of agencies or organizations on circumstances of the cases shall be presented by the representatives of such agencies or organizations; if no representatives of such agencies or organizations are present, the trial panels shall announce such comments and reports at the court sessions.
Documents contained in the case files or just presented during the inquiry shall all have to be announced at court sessions.
Procurators, defendants, defense counsels and other participants in court sessions shall have the right to give their remarks on such documents and inquire further about related matters.
Article 215.- Inquiry of experts
1. Experts shall present their conclusions on the matters assigned to them for expertise.
2. At court sessions, experts shall have the right to give additional explanations on the basis of the expertise conclusions.
3. If experts are absent, the presiding judges shall announce the expertise conclusions.
4. Procurators, defense counsels and other participants in court sessions shall have the right to give remarks on the expertise conclusions, inquire about unclear or contradictory matters in such conclusions.
5. When deeming it necessary, the trial panels shall decide to solicit additional expertise or re-expertise.
Article 216.- Termination of inquiry
When deeming that all circumstances of the cases have been examined fully, the presiding judges shall ask procurators, defendants, defense counsels and other participants in the court sessions whether they request to inquire about any matters. If any of them makes such a request and deeming that such request is justifiable, the presiding judges shall decide to continue the inquiry.
Chapter XXI: ARGUMENT AT COURT SESSIONS
Article 217.- Order of presentation of arguments
1. At the end of the inquiry at the court sessions, procurators shall present the arraignments, proposing the charges against the defendants on the basis of the whole or part of the indictments or conclusions on lesser offenses; if deeming that there are no grounds for conviction, they shall withdraw the whole prosecution decisions and propose the trial panels to pronounce the defendants not guilty.
The arraignments presented by procurators must be based on documents and evidences already examined at the court sessions and opinions of the defendants, defense counsels, defense counsels of the interests of the involved parties and other participants in the procedure at the court sessions.
2. Defendants shall present their defense, if they have defense counsels, such defense counsels shall defend the defendants. Defendants shall have the right to add defense opinions.
3. Victims, civil plaintiffs, civil defendants and persons with interests and obligations related to the cases or their lawful representatives may present their opinions to protect their rights and interests; if they have defense counsels of their interests, such defense counsels shall have the right to present and add opinions.
Article 218.- Counter-argument
Defendants, defense counsels and other participants in the procedure shall have the right to present their opinions on the arraignments made by procurators and put forward their requests. Procurators must present their arguments on each opinion.
Participants in the arguing process shall have the right to respond to opinions of others. The presiding judges must not restrict the arguing time, must create conditions for participants in the arguing process to present all opinions, but they shall, however, have the right to cut out opinions irrelevant to the cases.
The presiding judges shall have the right to request procurators to respond to opinions related to the cases, which are presented by defense counsels and other participants in the procedure but have not yet been touched upon by procurators in their arguments.
Article 219.- Reopening of inquiry
If, through the arguing process, they deem it necessary to further examine evidences, the trial panels may decide to reopen the inquiry. The arguing process must be continued once the inquiry ends.
Article 220.- Final words of defendants
When the participants in the arguing process make no more statements, the presiding judges shall declare to conclude the arguing process.
Defendants shall then be allowed to say their final words. Questions must not be put while the defendants are saying their final words. The trial panels shall have the right to request the defendants not to dwell on matters irrelevant to the cases but must not restrict the time for them to say.
If, in their final words, the defendants additionally present new circumstances of important significance to the cases, the trial panels must decide to re-open the inquiry.
Article 221.- Consideration of withdrawal of prosecution decisions or conclusions on lesser offenses
1. When procurators withdraw part of their prosecution decisions or conclude on lesser offenses, the trial panels shall still continue adjudicating the cases.
2. Where procurators withdraw the whole of the prosecution decisions, the trial panels, before deliberating the judgments, shall request the participants in the procedure at the court sessions to give their opinions on such withdrawal.
Chapter XXII: DELIBERATION AND PRONUNCIATION OF JUDGMENTS
Article 222.- Deliberation of judgments
1. Only judges and jurors shall have the right to deliberate judgments. Members of the trial panels must settle all matters of the cases by majority vote on each matter. Judges shall vote last. Persons holding minority opinions shall have the right to present their opinions in writing for inclusion in the case files.
2. Where procurators withdraw the whole prosecution decisions, the trial panels shall still settle matters of the cases in the order prescribed in Clause 1 of this Article. If there are grounds to confirm that defendants are not guilty, the trial panels shall declare the defendants not guilty; if deeming that the withdrawal of the prosecution decisions is ungrounded, they shall decide to cease the cases and make proposals to the immediate superior procuracies.
3. The deliberation of judgments shall be based only on evidences and documents already verified at the court sessions on the basis of fully and comprehensively examining all evidences, opinions of procurators, defendants, defense counsels and other participants in the proceedings at court sessions.
4. All opinions and decisions of the trial panels made in the process of deliberating judgments must be recorded in the minutes. Judgment deliberation minutes must be signed by all members of the trial panels at the deliberation chambers before the judgments are pronounced.
Article 223.- Reopening of inquiry and argument
If they find, through judgment deliberation, that some circumstances of the cases have not yet been inquired into or have been insufficiently inquired into, the trial panels shall decide to reopen the inquiry and argument.
1. The courts shall hand down judgments in the name of the Socialist Republic of Vietnam.
2. A judgment should contain the date, hour and venue of the court session; full names of members of the trial panel and court clerk; full names of procurators; full name, birth date, birth place, residence, occupation, educational level, social status and previous criminal records of the defendant; the date the defendant is held in custody and/or temporary detention; full name, age, occupation, birth place and residence of the defendant’s lawful representative; full name of the defense counsel; full names, ages, occupations, residences of the victim, civil plaintiff, civil defendant, persons with interests and obligations related to the case, and their lawful representatives.
3. A judgment must describe the commission of the offense by the defendant, analyze evidences arraigning and exculpating the defendant, determine where or not the defendant is guilty, and if guilty, which offense he/she has committed under which article and clause of the Penal Code, circumstances aggravating and extenuating his/her penal liability and how should they be handled. If the defendant is not guilty, the judgment must clearly state the grounds to confirm that the defendant is not guilty and deal with the restoration of his/her honor, legitimate rights and interests. The last part of a judgment shall contain the court’s decisions and the right to appeal against the judgment.
Article 225.- Proposal to remedy mistakes in the managerial work
1. Together with handing down judgments, the courts shall issue proposals to the concerned agencies and organizations to apply necessary measures to overcome crime causes and conditions at their agencies and organizations. Within thirty days after receiving the courts’ proposals, such agencies and organizations must notify in writing the courts of the measures already applied.
2. Proposals of the courts may be either read at the court sessions together with the judgments or sent to the concerned agencies or organizations only. .
Article 226.- Pronouncement of judgments
All people present in the courtrooms must stand up when a judgment is pronounced. The presiding judge or another member of the trial panel shall read the judgment and may, after reading, explain further the execution of the judgment and the right to appeal.
If the defendant does not know Vietnamese, after the judgment is pronounced, the interpreter must read to the defendant the whole judgment in the language which the defendant knows.
Article 227.- Release of defendants
In the following cases, the trial panels must declare the immediate release at the court sessions of the defendants who are temporarily detained, provided that they are not temporarily detained for another offense:
1. The defendants are not guilty;
2. The defendants are exempt from penal liability or from serving the penalty;
3. The defendants are punished with penalties other than imprisonment.
4. The defendants are entitled to suspended judgments;
5. The imprisonment term is equal to or shorter than the period during which the defendants have been temporarily detained.
Article 228.- Arrest of defendants for temporary detention after the pronouncement of judgments
1. For defendants who are being temporarily detained and sentenced to imprisonment but their temporary detention time limits expire on the date the court sessions end, the trial panels shall issue decisions to hold the defendants in temporary detention in order to secure the judgment execution, except for the cases prescribed in Clause 4 and Clause 5 of Article 227 of this Code.
2. Where the defendants who are not held in temporary detention are sentenced to imprisonment, they shall only be arrested for temporary detention in order to serve the penalties when the judgments become legally valid. The trial panels may issue decisions to immediately arrest the defendants for temporary detention if they have grounds to believe that the defendants may escape or continue to commit other offenses.
3. The time limit for temporary detention of defendants prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article is forty five days as from the date of pronouncement of the judgments.
4. For defendants punished by capital punishment, the trial panels shall decide in the judgments on the continued temporary detention of the defendants to secure the execution of the judgments.
Article 229.- Handing of judgments
Within ten days after the date of pronouncement of the judgments, the first-instance courts must hand copies of the judgments to the defendants, the procuracies of the same level, and defense counsels, send them to persons tried in absentia and the police agencies of the same level; notify such in writing to the administrations of the communes, wards or townships where the defendants reside or the agencies or organizations where they work.
In case of trying defendants in absentia under the provisions of Point a or Point b, Clause 2, Article 187 of this Code, within the above-said time limit, copies of the judgments must be posted up at the offices of the administrations of the communes, wards or townships where the defendants last reside or of the agencies or organizations where they last work.
Victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases or their lawful representatives shall have the right to request the courts to provide them extracts or copies of the judgments.