Chương III Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành tố tụng
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ VIỆC THAY ĐỔI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
Điều 33. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
1. Các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có:
a) Cơ quan điều tra;
b) Viện kiểm sát;
c) Toà án.
2. Những người tiến hành tố tụng gồm có:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên;
c) Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án.
Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra;
b) Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên trong việc điều tra vụ án hình sự;
c) Kiểm tra các hoạt động điều tra của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên;
d) Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên;
đ) Quyết định thay đổi Điều tra viên;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.
Khi Thủ trưởng Cơ quan điều tra vắng mặt, một Phó Thủ trưởng được Thủ trưởng uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được giao.
2. Khi thực hiện việc điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định không khởi tố vụ án; quyết định nhập hoặc tách vụ án;
b) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn;
c) Quyết định truy nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, xử lý vật chứng;
d) Quyết định trưng cầu giám định, quyết định khai quật tử thi;
đ) Kết luận điều tra vụ án;
e) Quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra;
g) Trực tiếp tiến hành các biện pháp điều tra; cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.
3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên
1. Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Lập hồ sơ vụ án hình sự;
b) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;
c) Quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng;
d) Thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản;
đ) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;
e) Tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
2. Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
1. Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự;
b) Quyết định phân công Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự;
c) Kiểm tra các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên;
d) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án theo quy định của pháp luật;
đ) Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên;
e) Quyết định rút, đình chỉ hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới;
g) Quyết định thay đổi Kiểm sát viên;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
Khi Viện trưởng Viện kiểm sát vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng. Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ được giao.
2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;
b) Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên;
c) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định gia hạn điều tra, quyết định gia hạn tạm giam; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can;
d) Quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra;
đ) Quyết định hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra;
e) Quyết định chuyển vụ án;
g) Quyết định việc truy tố, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định trưng cầu giám định;
h) Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi điều tra, quyết định xử lý vật chứng;
i) Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định của Toà án;
k) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
3. Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra;
c) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;
d) Kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam;
đ) Tham gia phiên toà; đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên toà;
e) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, của những người tham gia tố tụng và kiểm sát các bản án, quyết định của Toà án;
g) Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Toà án;
h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
2. Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án
1. Chánh án Toà án có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác xét xử của Toà án;
b) Quyết định phân công Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết, xét xử vụ án hình sự; quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự;
c) Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;
d) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án theo quy định của Bộ luật này;
đ) Ra quyết định thi hành án hình sự;
e) Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù;
g) Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;
h) Quyết định xoá án tích;
i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Khi Chánh án Tòa án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án. Phó Chánh án phải chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
2. Khi tiến hành việc giải quyết vụ án hình sự, Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam; quyết định xử lý vật chứng;
b) Quyết định chuyển vụ án;
c) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.
3. Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, Phó Chánh án Toà án có các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chánh án, Phó Chánh án Toà án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán
1. Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà;
b) Tham gia xét xử các vụ án hình sự ;
c) Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
d) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều này còn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này;
b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
d) Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà;
đ) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân công của Chánh án Toà án.
3. Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa.
4. Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm
1. Hội thẩm được phân công xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà;
b) Tham gia xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm;
c) Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
2. Hội thẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Phổ biến nội quy phiên toà;
b) Báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên toà;
c) Ghi biên bản phiên toà;
d) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về những hành vi của mình.
Điều 42. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
1. Họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo;
2. Họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Điều 43. Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng
Những người sau đây có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng:
1. Kiểm sát viên;
2. Bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ;
3. Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
Điều 44. Thay đổi Điều tra viên
1. Điều tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm hoặc Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Điều tra viên do Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định.
Nếu Điều tra viên là Thủ trưởng Cơ quan điều tra mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì việc điều tra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành.
Điều 45. Thay đổi Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm hoặc Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên toà do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định.
Nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
Trong trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên tại phiên toà thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà.
Việc cử Kiểm sát viên khác do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
Điều 46. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này;
b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án quyết định. Nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án thì do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.
Trong trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên toà, thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà.
Việc cử thành viên mới của Hội đồng xét xử do Chánh án Toà án quyết định.
Điều 47. Thay đổi Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thẩm phán hoặc Hội thẩm.
2. Việc thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án quyết định.
Việc thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định.
Trong trường hợp phải thay đổi Thư ký Toà án tại phiên toà, thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà.
Việc cử Thư ký Tòa án khác do Chánh án Toà án quyết định.
1. Các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có:
a) Cơ quan điều tra;
b) Viện kiểm sát;
c) Toà án.
2. Những người tiến hành tố tụng gồm có:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên;
c) Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án.
1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra;
b) Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên trong việc điều tra vụ án hình sự;
c) Kiểm tra các hoạt động điều tra của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên;
d) Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên;
đ) Quyết định thay đổi Điều tra viên;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.
Khi Thủ trưởng Cơ quan điều tra vắng mặt, một Phó Thủ trưởng được Thủ trưởng uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được giao.
2. Khi thực hiện việc điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định không khởi tố vụ án; quyết định nhập hoặc tách vụ án;
b) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn;
c) Quyết định truy nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, xử lý vật chứng;
d) Quyết định trưng cầu giám định, quyết định khai quật tử thi;
đ) Kết luận điều tra vụ án;
e) Quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra;
g) Trực tiếp tiến hành các biện pháp điều tra; cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.
3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
1. Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Lập hồ sơ vụ án hình sự;
b) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;
c) Quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng;
d) Thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản;
đ) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;
e) Tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
2. Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của mình.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự;
b) Quyết định phân công Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự;
c) Kiểm tra các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên;
d) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án theo quy định của pháp luật;
đ) Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên;
e) Quyết định rút, đình chỉ hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới;
g) Quyết định thay đổi Kiểm sát viên;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
Khi Viện trưởng Viện kiểm sát vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng. Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ được giao.
2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;
b) Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên;
c) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định gia hạn điều tra, quyết định gia hạn tạm giam; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can;
d) Quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra;
đ) Quyết định hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra;
e) Quyết định chuyển vụ án;
g) Quyết định việc truy tố, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định trưng cầu giám định;
h) Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi điều tra, quyết định xử lý vật chứng;
i) Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định của Toà án;
k) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
3. Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
1. Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra;
c) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;
d) Kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam;
đ) Tham gia phiên toà; đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên toà;
e) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, của những người tham gia tố tụng và kiểm sát các bản án, quyết định của Toà án;
g) Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Toà án;
h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
2. Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát về những hành vi và quyết định của mình.
1. Chánh án Toà án có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác xét xử của Toà án;
b) Quyết định phân công Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết, xét xử vụ án hình sự; quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự;
c) Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;
d) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án theo quy định của Bộ luật này;
đ) Ra quyết định thi hành án hình sự;
e) Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù;
g) Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;
h) Quyết định xoá án tích;
i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Khi Chánh án Tòa án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án. Phó Chánh án phải chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
2. Khi tiến hành việc giải quyết vụ án hình sự, Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam; quyết định xử lý vật chứng;
b) Quyết định chuyển vụ án;
c) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.
3. Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, Phó Chánh án Toà án có các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chánh án, Phó Chánh án Toà án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
1. Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà;
b) Tham gia xét xử các vụ án hình sự ;
c) Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
d) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều này còn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này;
b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
d) Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà;
đ) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân công của Chánh án Toà án.
3. Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa.
4. Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
1. Hội thẩm được phân công xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà;
b) Tham gia xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm;
c) Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
2. Hội thẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
1. Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Phổ biến nội quy phiên toà;
b) Báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên toà;
c) Ghi biên bản phiên toà;
d) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về những hành vi của mình.
Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
1. Họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo;
2. Họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Những người sau đây có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng:
1. Kiểm sát viên;
2. Bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ;
3. Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
1. Điều tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm hoặc Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Điều tra viên do Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định.
Nếu Điều tra viên là Thủ trưởng Cơ quan điều tra mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì việc điều tra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành.
1. Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm hoặc Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên toà do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định.
Nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
Trong trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên tại phiên toà thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà.
Việc cử Kiểm sát viên khác do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này;
b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án quyết định. Nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án thì do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.
Trong trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên toà, thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà.
Việc cử thành viên mới của Hội đồng xét xử do Chánh án Toà án quyết định.
1. Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thẩm phán hoặc Hội thẩm.
2. Việc thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án quyết định.
Việc thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định.
Trong trường hợp phải thay đổi Thư ký Toà án tại phiên toà, thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà.
Việc cử Thư ký Tòa án khác do Chánh án Toà án quyết định.
Chapter III : PROCEDURE-CONDUCTING BODIES, PROCEDURE-CONDUCTING PERSONS AND THE CHANGE OF PROCEDURE-CONDUCTING PERSONS
Article 33.- Procedure-conducting bodies and procedure-conducting persons
1. Procedure-conducting bodies include:
a/ Investigating bodies;
b/ Procuracies;
c/ Courts.
2. Procedure-conducting persons include:
a/ The heads and deputy heads of investigating bodies, investigators;
b/ Chairmen, vice-chairmen of procuracies, procurators;
c/ Presidents and vice-presidents of courts, judges, jurors, court clerks.
Article 34.- Tasks, powers and responsibilities of heads and deputy heads of investigating bodies
1. The heads of investigating bodies shall have the following tasks and powers:
a/ To directly organize and direct the investigating activities of investigating bodies;
b/ To decide to assign tasks to their deputies and investigators in investigating criminal cases;
c/ To examine investigating activities of their deputies and investigators;
d/ To decide to change or cancel ungrounded and illegal decisions of their deputies and investigators;
e/ To decide to change investigators;
f/ To settle complaints and denunciations falling under the competence of investigating bodies.
When the head of an investigating body is absent, one deputy authorized by such head shall perform the tasks and exercise the powers of the latter. Deputy heads shall be accountable to their heads for their assigned tasks.
2. When investigating criminal cases, the heads of investigating bodies shall have the following tasks and powers:
a/ To decide to institute criminal cases and initiate criminal proceedings against the accused, to decide not to institute criminal cases; to decide to incorporate or separate criminal cases;
b/ To decide to apply, change or cancel deterrent measures ;
c/ To decide to pursue the accused, to search, forfeit, seize, distrain properties, and handle exhibits;
d/ To decide to solicit expertise and exhume corpses;
e/ To make conclusions on the investigation of criminal cases;
f/ To decide to suspend investigation, to decide to cease investigation, to decide resume investigation;
g/ To directly carry out investigating measures; to grant or withdraw defense counsel’s certificates; to issue other decisions and carry out other proceedings falling under the competence of investigating bodies.
3. When being assigned to investigate criminal cases, the deputy heads of the investigating bodies shall have the tasks and powers defined in Clause 2 of this Article.
4. The heads, deputy heads of investigating bodies shall take responsibility before law for their acts and decisions.
Article 35.- Tasks, powers and responsibilities of investigators
1. The investigators assigned to investigate criminal cases shall have the following tasks and powers:
a/ To compile files of criminal cases;
b/ To summon and interrogate the accused; to summon and take testimonies from witnesses, victims, civil plaintiffs, civil dependants and persons with interests and obligations related to the cases;
c/ To decide to escort the accused, decide to escort witnesses;
d/ To execute orders for arrest, custody, temporary detention, search, forfeiture, seizure, distrainment of properties;
e/ To conduct scene examination, autopsy, confrontation, identification and investigative experiments;
f/ To conduct other investigating activities falling under the competence of investigating bodies according to the assignment of the heads of investigating bodies.
2. Investigators shall take responsibility before law and the heads of investigating bodies for their acts and decisions.
Article 36.- Tasks, powers and responsibilities of chairmen, vice-chairmen of procuracies
1. The chairmen of procuracies shall have the following tasks and powers:
a/ To organize and direct activities of exercising the right to prosecute and supervise the law observance in criminal proceedings;
b/ To decide to assign their vice-chairmen and procurators to exercise the right to prosecute and supervise the law observance in criminal proceedings for criminal cases;
c/ To examine their vice-chairmen and procurators in activities of exercising the right to prosecute and supervise their law observance in criminal proceedings;
d/ To protest according to cassation or reopening procedures the legally valid court judgments or decisions in accordance with law;
e/ To decide to change or cancel ungrounded and illegal decisions of their vice-chairmen and procurators;
f/ To decide to withdraw, suspend or cancel ungrounded and illegal decisions of the subordinate procuracies;
g/ To decide to change procurators;
h/ To settle complaints and denunciations falling under the competence of procuracies.
When the chairman of a procuracy is absent, one vice-chairman authorized by the chairman shall perform the chairman’s tasks and powers. Vice-chairmen shall be accountable to their chairmen for their assigned tasks.
2. When exercising the right to prosecute and supervising the law observance in the proceedings for criminal cases, the chairmen of procuracies shall have the following tasks and powers:
a/ To decide to institute criminal cases, to decide not to institute criminal cases, to decide to initiate criminal proceedings against the accused; to request investigating bodies to institute criminal cases or change decisions to institute criminal cases or initiate criminal proceedings against the accused in accordance with this Code;
b/ To request the heads of investigating bodies to change investigators;
c/ To decide to apply, change or cancel deterrent measures; to decide to extend the investigation period; to decide to prolong the temporary detention period; to request investigating bodies to pursue the accused;
d/ To decide to approve or disapprove decisions of investigating bodies;
e/ To decide to revoke ungrounded and illegal decisions of investigating bodies;
f/ To decide to transfer cases;
g/ To decide to prosecute, to decide to return the files for additional investigation; to decide to solicit expertise;
h/ To decide to suspend or cease criminal cases, to decide to resume investigation; to decide to handle exhibits;
i/ To protest according to appellate procedures court judgments and decisions;
j/ To grant and withdraw the defense counsel’s certificates; to issue other decisions and conduct other proceedings falling under the competence of procuracies.
3. When being assigned to exercise the right to prosecute and supervise the law observance in the proceedings for criminal cases, vice-chairmen of procuracies shall have the tasks and powers defined in Clause 2 of this Article.
4. The chairmen and vice-chairmen of procuracies shall take responsibility before law for their acts and decisions.
Article 37.- Tasks, powers and responsibilities of procurators
1. Procurators assigned to exercise the right to prosecute and supervise the law observance in the proceedings for criminal cases shall have the following tasks and powers:
a/ To supervise the institution of criminal cases, supervise investigating activities and the compilation of case files by investigating bodies;
b/ To set investigation requirements;
c/ To summon and interrogate the accused; to summon and take testimonies of witnesses, victims, civil plaintiffs, civil defendants, and persons with interests and obligations related to the cases;
d/ To supervise arrests, custody and temporary detention;
e/ To participate in court sessions; to read the procuracies’ indictments and decisions related to the case settlement; to ask questions, present evidences and make arraignments; to express their views on the case settlement and argue with the participants in the procedure at court sessions;
f/ To supervise the law observance by courts in their adjudicating activities, by participants in the procedure, and to supervise court judgments and decisions;
g/ To supervise the execution of court judgments and decisions;
h/ To perform other tasks and exercise other powers falling under the procuracies’ scope of competence as assigned by their chairmen.
2. Procurators shall take responsibility before law and the chairmen of the procuracies for their acts and decisions.
Article 38.- Tasks, powers and responsibilities of presidents, vice-presidents of courts
1. The presidents of courts shall have the following tasks and powers:
a/ To organize the adjudicating work of their courts;
b/ To decide to assign their vice-presidents, judges and jurors to settle and adjudicate criminal cases; to decide to assign court clerks to conduct the procedure for criminal cases;
c/ To decide to change judges, jurors and court clerks before opening court sessions;
d/ To protest according to cassation procedures legally valid court judgments and decisions in accordance with the provisions of this Code;
e/ To issue decisions to execute criminal judgments;
f/ To decide to postpone the serving of imprisonment penalties;
g/ To decide to suspend the serving of imprisonment penalties;
h/ To decide to remit criminal records;
i/ To settle complaints and denunciations falling under the jurisdiction of their courts.
When the president of a court is absent, one vice-president authorized by the president shall perform the tasks and exercise the powers of the latter. Vice presidents shall be accountable before the presidents for their assigned tasks.
2. When settling criminal cases, the presidents of courts shall have the following tasks and powers:
a/ To decide to apply, change or cancel the temporary detention measure; to decide to handle exhibits;
b/ To decide to transfer criminal cases;
c/ To grant, withdraw the defense counsel’s certificates; to issue decisions and conduct other proceedings falling under the jurisdiction of their courts.
3. When being assigned to settle or adjudicate criminal cases, vice-presidents of courts shall have the tasks and powers defined in Clause 2 of this Article.
4. Presidents and vice-presidents of courts shall take responsibility before law for their acts and decisions.
Article 39.- Tasks, powers and responsibilities of judges
1. The judges assigned to settle, adjudicate criminal cases shall have the following tasks and powers:
a/ To study the case files before the opening of court sessions;
b/ To participate in adjudicating criminal cases;
c/ To conduct proceedings and vote on matters falling under the jurisdiction of the trial panels;
d/ To conduct other proceedings falling under the jurisdiction of their courts according to the assignment of the presidents of their courts.
2. The judges assigned to preside over court sessions shall have, apart from the tasks and powers defined in Clause 1 of this Article, the following tasks and powers:
a/ To decide to apply, change or cancel deterrent measures in accordance with the provisions of this Code;
b/ To decide to return files for additional investigation;
c/ To decide to bring cases for trial; to decide to cease or suspend cases;
d/ To decide to summon persons whom they need to inquire to court sessions;
e/ To conduct other proceedings falling under the competence of their courts according to the assignment of the presidents of their courts.
3. The judges holding the post of president or vice-president of the Court of Appeal of the Supreme People’s Court shall have the right to grant and withdraw the defense counsel’s certificates.
4. Judges shall take responsibility before law for their acts and decisions.
Article 40.- Tasks, powers and responsibilities of jurors
1. When being assigned to adjudicate criminal cases, jurors shall have the following tasks and powers:
a/ To study case files before the opening of court sessions;
b/ To participate in adjudicating criminal cases according to first-instance or appellate procedures;
c/ To conduct proceedings and vote on matters falling under the jurisdiction of the trial panels.
2. Jurors shall take responsibility before law for their acts and decisions.
Article 41.- Tasks, powers and responsibilities of court clerks
1. Court clerks assigned to carry out the procedure for criminal cases shall have the following tasks and powers:
a/ To announce the internal rules of court sessions;
b/ To report to the trial panels the list of persons summoned to court sessions;
c/ To write minutes of court sessions;
d/ To conduct other proceedings falling under the jurisdiction of their courts according to the assignment by the presidents of their courts.
2. Court clerks shall take responsibility before law and the presidents of courts for their acts.
Article 42.- Cases of refusal or change of procedure-conducting persons
Procedure-conducting persons must refuse to conduct the procedure or be changed if:
1. They are concurrently victims, civil plaintiffs, civil defendants; persons with interests and obligations related to the cases; lawful representatives or next of kin of such persons or of the accused or defendants;
2. They have participated as defense counsels, witnesses, experts or interpreters in such cases;
3. There are explicit grounds to believe that they may not be impartial while performing their duties.
Article 43.- Right to request to change procedure-conducting persons
The following persons shall have the right to request to change procedure-conducting persons:
1. Procurators;
2. The accused, defendants, victims, civil plaintiffs, civil defendants and their lawful representatives;
3. Defense counsels, defense counsels of interests of victims, civil plaintiffs or civil defendants.
Article 44.- Change of investigators
1. Investigators must refuse to conduct the procedure or be changed if:
a/ They fall into one of the cases prescribed in Article 42 of this Code;
b/ They have conducted the procedure in such cases in the capacity as procurator, judge, juror or court clerk.
2. The change of investigators shall be decided by the heads of investigating bodies.
If the investigators being the heads of investigating bodies fall into one of the cases prescribed in Clause 1 of this Article, the investigation of the cases shall be conducted by the immediate superior investigating bodies.
Article 45.- Change of procurators
1. Procurators must refuse to conduct the procedure or be changed if:
a/ They fall into one of the cases prescribed in Article 42 of this Code;
b/ They have conducted the procedure in such cases in the capacity as investigator, judge, juror or court clerk.
2. The change of procurators before the opening of court sessions shall be decided by the chairmen of the procuracies of the same level.
If the to be-changed procurators are procuracy chairmen, such change shall be decided by the chairmen of the immediate superior procuracies.
In cases where the procurators must be changed at court sessions, the trial panels shall issue decisions to postpone the court sessions.
The appointment of other procurators shall be decided by the chairmen of the procuracies of the same level or the chairmen of the immediate superior procuracies.
Article 46.- Change of judges, jurors
1. Judges or jurors must refuse to participate in the trial or be changed if:
a/ They fall into one of the cases prescribed in Article 42 of this Code;
b/ They sit on the same trial panel and are next of kin;
c/ They have participated in the first-instance trial or appellate trial, or conducted the procedure in such cases in the capacity as investigator, procurator or court clerk.
2. The change of judges and/or jurors before the opening of court sessions shall be decided by the presidents of the courts. If the to be-changed judges are the presidents of the courts, such change shall be decided by the presidents of the immediate superior courts.
The change judges and/or jurors at court sessions shall be decided by the trial panels before starting the inquiry by voting at the deliberation chambers. When a member is considered, he/she may present his/her opinions; the panels shall make decisions by majority.
In case of change of judges and/or jurors at court sessions, the trial panels shall issue decisions to postpone the court sessions.
The appointment of new trial panel members shall be decided by the presidents of the courts.
Article 47.- Change of court clerks
1. Court clerks must refuse to conduct the procedure or be changed if:
a/ They fall into one of the cases prescribed in Article 42 of this Code;
b/ They have conducted the procedure in such cases in the capacity as procurator, investigator, judge or juror.
2. The change of court clerks before the opening of court sessions shall be decided by the presidents of the courts.
The change of court clerks at court sessions shall be decided by the trial panels.
In cases where court clerks must be changed at court sessions, the trial panels shall issue decisions to postpone the court sessions.
The appointment of other court clerks shall be decided by the presidents of the courts.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực