Chương XIII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra, giám định
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG, KHÁM NGHIỆM TỬ THI, XEM XÉT DẤU VẾT TRÊN THÂN THỂ, THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH
Điều 150. Khám nghiệm hiện trường
1. Điều tra viên tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.
2. Khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường. Khi khám nghiệm, phải có người chứng kiến; có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng và mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.
3. Khi khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện trường.
Trong trường hợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.
Việc khám nghiệm tử thi do Điều tra viên tiến hành có bác sĩ pháp y tham gia và phải có người chứng kiến.
Trong trường hợp cần phải khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và phải thông báo cho gia đình nạn nhân biết trước khi tiến hành. Việc khai quật tử thi phải có bác sỹ pháp y tham gia.
Khi cần thiết có thể triệu tập người giám định và phải có người chứng kiến.
Trong mọi trường hợp, việc khám nghiệm tử thi phải được thông báo trước cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để tiến hành kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.
Điều 152. Xem xét dấu vết trên thân thể
1. Điều tra viên tiến hành xem xét thân thể người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng để phát hiện trên người họ dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Trong trường hợp cần thiết thì Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y.
2. Việc xem xét thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có người cùng giới chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết thì có bác sĩ tham gia.
Không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm hoặc sức khỏe của người bị xem xét thân thể.
Điều 153. Thực nghiệm điều tra
1. Để kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, Cơ quan điều tra có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thấy cần, có thể đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ.
2. Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, phải có người chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể tham gia.
Không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia việc thực nghiệm điều tra.
3. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có thể tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.
Điều 154. Biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể và thực nghiệm điều tra
Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể và thực nghiệm điều tra phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95 và Điều 125 của Bộ luật này.
1. Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì; họ tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định quy định tại Điều 60 của Bộ luật này.
3. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;
c) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;
d) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
đ) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả.
Điều 156. Việc tiến hành giám định
1. Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu giám định.
Điều tra viên, Kiểm sát viên có quyền tham dự giám định, nhưng phải báo trước cho người giám định biết.
2. Trong trường hợp việc giám định không thể tiến hành theo thời hạn mà cơ quan trưng cầu giám định yêu cầu thì cơ quan giám định hoặc người giám định phải thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan đã trưng cầu giám định biết.
Điều 157. Nội dung kết luận giám định
1. Nội dung kết luận giám định phải ghi rõ: thời gian, địa điểm tiến hành giám định; họ tên, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của người giám định; những người tham gia khi tiến hành giám định; những dấu vết, đồ vật, tài liệu và tất cả những gì đã được giám định, những phương pháp được áp dụng và giải đáp những vấn đề đã được đặt ra có căn cứ cụ thể.
2. Để làm sáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu giám định có thể hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết và có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.
Điều 158. Quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định
1. Sau khi đã tiến hành giám định, nếu bị can, những người tham gia tố tụng khác yêu cầu thì cơ quan đã trưng cầu giám định phải thông báo cho họ về nội dung kết luận giám định.
Bị can, những người tham gia tố tụng khác được trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Những việc này được ghi vào biên bản.
2. Trong trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không chấp nhận yêu cầu của bị can, những người tham gia tố tụng khác thì phải nêu rõ lý do và thông báo cho họ biết.
Điều 159. Giám định bổ sung hoặc giám định lại
1. Việc giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh những vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã được kết luận trước đó.
2. Việc giám định lại được tiến hành khi có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại phải do người giám định khác tiến hành.
3. Việc giám định bổ sung hoặc giám định lại được tiến hành theo thủ tục chung quy định tại các điều 155, 156, 157 và 158 của Bộ luật này.
1. Điều tra viên tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.
2. Khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường. Khi khám nghiệm, phải có người chứng kiến; có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng và mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.
3. Khi khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện trường.
Trong trường hợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.
Việc khám nghiệm tử thi do Điều tra viên tiến hành có bác sĩ pháp y tham gia và phải có người chứng kiến.
Trong trường hợp cần phải khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và phải thông báo cho gia đình nạn nhân biết trước khi tiến hành. Việc khai quật tử thi phải có bác sỹ pháp y tham gia.
Khi cần thiết có thể triệu tập người giám định và phải có người chứng kiến.
Trong mọi trường hợp, việc khám nghiệm tử thi phải được thông báo trước cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để tiến hành kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.
1. Điều tra viên tiến hành xem xét thân thể người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng để phát hiện trên người họ dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Trong trường hợp cần thiết thì Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y.
2. Việc xem xét thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có người cùng giới chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết thì có bác sĩ tham gia.
Không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm hoặc sức khỏe của người bị xem xét thân thể.
1. Để kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, Cơ quan điều tra có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thấy cần, có thể đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ.
2. Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, phải có người chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể tham gia.
Không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia việc thực nghiệm điều tra.
3. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có thể tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.
1. Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì; họ tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định quy định tại Điều 60 của Bộ luật này.
3. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;
c) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;
d) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
đ) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả.
1. Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu giám định.
Điều tra viên, Kiểm sát viên có quyền tham dự giám định, nhưng phải báo trước cho người giám định biết.
2. Trong trường hợp việc giám định không thể tiến hành theo thời hạn mà cơ quan trưng cầu giám định yêu cầu thì cơ quan giám định hoặc người giám định phải thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan đã trưng cầu giám định biết.
1. Nội dung kết luận giám định phải ghi rõ: thời gian, địa điểm tiến hành giám định; họ tên, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của người giám định; những người tham gia khi tiến hành giám định; những dấu vết, đồ vật, tài liệu và tất cả những gì đã được giám định, những phương pháp được áp dụng và giải đáp những vấn đề đã được đặt ra có căn cứ cụ thể.
2. Để làm sáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu giám định có thể hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết và có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.
1. Sau khi đã tiến hành giám định, nếu bị can, những người tham gia tố tụng khác yêu cầu thì cơ quan đã trưng cầu giám định phải thông báo cho họ về nội dung kết luận giám định.
Bị can, những người tham gia tố tụng khác được trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Những việc này được ghi vào biên bản.
2. Trong trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không chấp nhận yêu cầu của bị can, những người tham gia tố tụng khác thì phải nêu rõ lý do và thông báo cho họ biết.
1. Việc giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh những vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã được kết luận trước đó.
2. Việc giám định lại được tiến hành khi có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại phải do người giám định khác tiến hành.
3. Việc giám định bổ sung hoặc giám định lại được tiến hành theo thủ tục chung quy định tại các điều 155, 156, 157 và 158 của Bộ luật này.
Chapter XIII: SCENE EXAMINATION, AUTOPSY, EXAMINATION OF TRACES ON HUMAN BODIES, INVESTIGATION EXPERIMENTS, EXPERTISE
Article 150.- Scene examination
1. Investigators shall examine scenes where offenses have been committed or detected in order to find out traces of offense, exhibits and to clarify circumstances significant to the cases.
2. Scene examination may be conducted prior to the institution of criminal cases. Under all circumstances, before conducting the examination, investigators must notify the procuracies of the same level thereof. Procurators must come to supervise the scene examination. In the course of examination, there must be witnesses; the accused, victims and/or witnesses may be allowed to attend, and specialists may be invited to participate in, the examination.
3. While conducting scene examination, investigators shall take photos, draw plans describing the scenes, take measurements, make mock-ups, collect and examine on spot traces of offense, objects, documents related to the cases; and clearly write the examination results in the scene examination minutes.
Where the collected objects and documents cannot be scrutinized immediately, they must be preserved, kept intact or sealed up and taken to the investigation places.
Autopsy shall be conducted by investigators with the participation of forensic doctors and in the presence of eyewitnesses.
In case of necessity to exhume corpses, decisions of investigating bodies shall be required and the deceased persons’ families must be notified thereof before the exhumation starts. The corpse exhumation must be participated by forensic doctors.
When necessary, experts may be summoned to and there must be witnesses at the exhumation.
Under all circumstances, autopsy must be notified in advance to the procuracies of the same level. Procurators must come to supervise the autopsy.
Article 152.- Examination of traces on human bodies
1. Investigators shall examine the bodies of the persons arrested or taken into custody, the accused, victims and witnesses in order to detect thereon traces of offense or other traces of significance to the cases. In case of necessity, the investigating bodies shall request forensic examination.
2. Examination of the body of a person must be conducted by a person of the same sex and witnessed by a person also of the same sex. In case of necessity, medical doctors may participate in body examination.
It is forbidden to infringe upon the honor, dignity or the health of the examined persons.
Article 153.- Investigation experiments
1. In order to check and verify documents and circumstances of significance to the cases, the investigating bodies shall have the right to conduct investigation experiments by reproducing the scenes, replaying acts, circumstances or all other details of certain facts, and conduct necessary experiments. They may, when deeming it necessary, take measurements, photographs, video and draw plans.
2. Investigation experiments must be conducted in the presence of witnesses. In case of necessity, the persons in custody, the accused, victims and/or witnesses may participate therein.
It is forbidden to infringe upon the honor and dignity or cause harm to the health of persons participating in investigation experiments.
3. In case of necessity, the procuracies may conduct investigation experiments. Investigation experiments shall be conducted in accordance with the provisions of this Article.
Article 154.- Minutes of scene examination, autopsy, examination of traces on human bodies and investigation experiments
Scene examination, autopsy, examination of traces on human bodies and investigation experiments must be recorded in the minutes as prescribed in Article 95 and Article 125 of this Code.
Article 155.- Solicitation of expertise
1. When arise matters which need to be determined under Clause 3 of this Article or when deeming it necessary, the procedure-conducting bodies shall issue decisions to solicit expertise.
2. Decisions to solicit expertise must clearly state the matters required to be examined, full names of experts requested to examine or names of the expertising agencies as well as the rights and obligations of experts as prescribed in Article 60 of this Code.
3. Expertise is compulsory when it is necessary to determine:
a/ Causes of human death, injury nature, degree of harm to the health or working capability;
b/ The psychiatric state of the accused or defendants in cases where there is suspicion about their penal liability capacity;
c/ The psychiatric state of witnesses or victims in cases where there is suspicion about their perception capacity and truthful statements on circumstances of the cases;
d/ The ages of the accused or defendants or victims if such is significant to the cases and there are no documents proving their ages or there is suspicion about the authenticity of such documents;
e/ Noxious substances, narcotics, radioactive substances, counterfeit currencies.
Article 156.- Conducting expertise
1. Expertise may be conducted at the expertising agencies or at the places of investigation of the cases immediately after the issuance of decisions to solicit expertise.
Investigators and procurators shall have the right to participate in the expertise provided that they must notify in advance the experts thereof.
2. In cases where the expertise cannot be conducted within the time limit requested by the expertise-soliciting agencies, the expertising agencies or experts must immediately notify such in writing and clearly state the reasons therefor to the expertise-soliciting agencies.
Article 157.- Contents of expertise conclusions
1. Expertise conclusions must clearly state the time and place of the conducted expertise; full names, educational levels and professional qualifications of experts; participants in the expertise; traces, objects, documents and all other things already examined, applied methods and answers with specific grounds to the raised matters.
2. In order to clarify or supplement expertise conclusions, the expertise-soliciting agencies may put additional questions to the experts about necessary circumstances and may decide on additional expertise or re-expertise.
Article 158.- Rights of the accused and participants in the procedure with regard to expertise conclusions
1. After the expertise completes, the agencies which have solicited the expertise must notify the contents of the expertise conclusions to the accused and other participants in the procedure if the latter so request.
The accused, other participants in the procedure may express their opinions on the expertise conclusions and requests for additional expertise or re-expertise. These opinions and requests shall be recorded in the minutes.
2. Where the investigating bodies or procuracies reject the requests of the accused or other participants in the procedure, they must clearly state the reasons therefor and inform such persons thereof.
Article 159.- Additional expertise or re-expertise
1. Additional expertise shall be conducted in cases where the contents of the expertise remain unclear, incomplete or when arise new matters related to the cases’ circumstances already concluded earlier.
2. Re-expertise shall be conducted where there is suspicion about the expertise results or there are contradictions in the expertise conclusions on the same expertised matter. The re-expertise must be conducted by other experts.
3. Additional expertise or re-expertise shall be conducted according to general procedures prescribed in Articles 155, 156, 157 and 158 of this Code.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực