Chương IX Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Những quy định chung về điều tra
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐIỀU TRA
1. Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.
3. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.
4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực; Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Cơ quan điều tra cấp trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
5. Tổ chức bộ máy, thẩm quyền cụ thể của các Cơ quan điều tra do ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Điều 111. Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
1. Khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
2. Trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, ngoài các Cơ quan điều tra quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm, thì có quyền khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
3. Khi tiến hành hoạt động điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình phải thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng đối với hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của các cơ quan này.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
Điều 112. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;
2. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này;
3. Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của Bộ luật này; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;
4. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp không phê chuẩn thì trong quyết định không phê chuẩn phải nêu rõ lý do;
5. Huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can;
6. Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Điều 113. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra
Khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra;
2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng;
3. Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra;
4. Yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra cung cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luật của Điều tra viên; yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh Điều tra viên đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra;
5. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Điều 114. Trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong việc thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát
Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát. Đối với những yêu cầu và quyết định quy định tại các điểm 4, 5 và 6 Điều 112 của Bộ luật này, nếu không nhất trí, Cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã kiến nghị.
Điều 115. Trách nhiệm thực hiện quyết định và yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
Những quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự phải được cơ quan, tổ chức và công dân nghiêm chỉnh chấp hành.
Điều 116. Chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền
Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, Cơ quan điều tra phải đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp có trách nhiệm ra quyết định chuyển vụ án.
Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.
Điều 117. Nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra
1. Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra trong cùng một vụ án những trường hợp bị can phạm nhiều tội, nhiều bị can cùng tham gia một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm quy định tại Điều 313 và Điều 314 của Bộ luật hình sự.
2. Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong những trường hợp thật cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án.
3. Quyết định nhập hoặc tách vụ án hình sự phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định.
Khi cần thiết, Cơ quan điều tra có thể ủy thác cho Cơ quan điều tra khác tiến hành một số hoạt động điều tra. Quyết định ủy thác điều tra phải ghi rõ yêu cầu cụ thể. Cơ quan điều tra được ủy thác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những việc được ủy thác theo thời hạn mà Cơ quan điều tra ủy thác yêu cầu.
1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.
4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết, nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá bốn tháng.
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.
6. Khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.
Điều 120. Thời hạn tạm giam để điều tra
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát được quy định như sau:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Trong trường hợp gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà vẫn chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ hai quy định tại điểm b khoản 3 Điều này đã hết và vụ án có nhiều tình tiết rất phức tạp mà không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn tạm giam lần thứ ba.
Trong trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.
6. Trong khi tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Điều 121. Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại
1. Trong trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 165 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.
Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;
b) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá ba tháng.
Thẩm quyền gia hạn điều tra đối với từng loại tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 119 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá hai tháng; nếu do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng. Viện kiểm sát hoặc Toà án chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra.
3. Trong trường hợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thời hạn điều tra và gia hạn điều tra theo thủ tục chung quy định tại Điều 119 của Bộ luật này.
Thời hạn điều tra được tính từ khi Cơ quan điều tra nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.
4. Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, để điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường hợp vụ án được điều tra lại theo thủ tục chung quy định tại Điều 120 của Bộ luật này.
Điều 122. Giải quyết các yêu cầu của người tham gia tố tụng
Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu về những vấn đề liên quan đến vụ án thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình, giải quyết yêu cầu của họ và báo cho họ biết kết quả. Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát phải trả lời và nêu rõ lý do.
Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết của Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát thì người tham gia tố tụng có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXV của Bộ luật này.
Điều 123. Sự tham dự của người chứng kiến
Người chứng kiến được mời tham dự hoạt động điều tra trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.
Người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung và kết quả công việc mà Điều tra viên đã tiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân. ý kiến này được ghi vào biên bản.
Điều 124. Không được tiết lộ bí mật điều tra
Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra, Điều tra viên, Kiểm sát viên phải báo trước cho người tham gia tố tụng, người chứng kiến không được tiết lộ bí mật điều tra. Việc báo này phải được ghi vào biên bản.
Điều tra viên, Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng, người chứng kiến tiết lộ bí mật điều tra thì tùy trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự theo các điều 263, 264, 286, 287, 327 và 328 của Bộ luật hình sự.
1. Khi tiến hành điều tra phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
Điều tra viên lập biên bản phải đọc lại biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ biết quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Nhận xét đó được ghi vào biên bản. Người tham gia tố tụng và Điều tra viên cùng ký tên vào biên bản.
2. Trong trường hợp người tham gia tố tụng từ chối ký vào biên bản, thì việc đó phải được ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
3. Nếu người tham gia tố tụng vì nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do; Điều tra viên và người chứng kiến cùng xác nhận.
Người không biết chữ thì điểm chỉ vào biên bản.
1. Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.
3. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.
4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực; Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Cơ quan điều tra cấp trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
5. Tổ chức bộ máy, thẩm quyền cụ thể của các Cơ quan điều tra do ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
1. Khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
2. Trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, ngoài các Cơ quan điều tra quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm, thì có quyền khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
3. Khi tiến hành hoạt động điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình phải thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng đối với hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của các cơ quan này.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;
2. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này;
3. Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của Bộ luật này; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;
4. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp không phê chuẩn thì trong quyết định không phê chuẩn phải nêu rõ lý do;
5. Huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can;
6. Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra;
2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng;
3. Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra;
4. Yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra cung cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luật của Điều tra viên; yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh Điều tra viên đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra;
5. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát. Đối với những yêu cầu và quyết định quy định tại các điểm 4, 5 và 6 Điều 112 của Bộ luật này, nếu không nhất trí, Cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã kiến nghị.
Những quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự phải được cơ quan, tổ chức và công dân nghiêm chỉnh chấp hành.
Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, Cơ quan điều tra phải đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp có trách nhiệm ra quyết định chuyển vụ án.
Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.
1. Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra trong cùng một vụ án những trường hợp bị can phạm nhiều tội, nhiều bị can cùng tham gia một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm quy định tại Điều 313 và Điều 314 của Bộ luật hình sự.
2. Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong những trường hợp thật cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án.
3. Quyết định nhập hoặc tách vụ án hình sự phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định.
Khi cần thiết, Cơ quan điều tra có thể ủy thác cho Cơ quan điều tra khác tiến hành một số hoạt động điều tra. Quyết định ủy thác điều tra phải ghi rõ yêu cầu cụ thể. Cơ quan điều tra được ủy thác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những việc được ủy thác theo thời hạn mà Cơ quan điều tra ủy thác yêu cầu.
1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.
4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết, nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá bốn tháng.
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.
6. Khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát được quy định như sau:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Trong trường hợp gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà vẫn chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ hai quy định tại điểm b khoản 3 Điều này đã hết và vụ án có nhiều tình tiết rất phức tạp mà không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn tạm giam lần thứ ba.
Trong trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.
6. Trong khi tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
1. Trong trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 165 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.
Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;
b) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá ba tháng.
Thẩm quyền gia hạn điều tra đối với từng loại tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 119 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá hai tháng; nếu do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng. Viện kiểm sát hoặc Toà án chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra.
3. Trong trường hợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thời hạn điều tra và gia hạn điều tra theo thủ tục chung quy định tại Điều 119 của Bộ luật này.
Thời hạn điều tra được tính từ khi Cơ quan điều tra nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.
4. Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, để điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường hợp vụ án được điều tra lại theo thủ tục chung quy định tại Điều 120 của Bộ luật này.
Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu về những vấn đề liên quan đến vụ án thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình, giải quyết yêu cầu của họ và báo cho họ biết kết quả. Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát phải trả lời và nêu rõ lý do.
Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết của Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát thì người tham gia tố tụng có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXV của Bộ luật này.
Người chứng kiến được mời tham dự hoạt động điều tra trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.
Người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung và kết quả công việc mà Điều tra viên đã tiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân. ý kiến này được ghi vào biên bản.
Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra, Điều tra viên, Kiểm sát viên phải báo trước cho người tham gia tố tụng, người chứng kiến không được tiết lộ bí mật điều tra. Việc báo này phải được ghi vào biên bản.
Điều tra viên, Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng, người chứng kiến tiết lộ bí mật điều tra thì tùy trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự theo các điều 263, 264, 286, 287, 327 và 328 của Bộ luật hình sự.
1. Khi tiến hành điều tra phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
Điều tra viên lập biên bản phải đọc lại biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ biết quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Nhận xét đó được ghi vào biên bản. Người tham gia tố tụng và Điều tra viên cùng ký tên vào biên bản.
2. Trong trường hợp người tham gia tố tụng từ chối ký vào biên bản, thì việc đó phải được ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
3. Nếu người tham gia tố tụng vì nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do; Điều tra viên và người chứng kiến cùng xác nhận.
Người không biết chữ thì điểm chỉ vào biên bản.
Chapter IX: GENERAL PROVISIONS ON INVESTIGATION
Article 110.- Investigating competence
1. Investigating bodies of the People’s Police shall investigate all kinds of offenses, excluding ones falling under the investigating competence of the investigating bodies in the People’s Army or the investigating body of the Supreme People’s Procuracy.
2. Investigating bodies of the People’s Army shall investigate offenses falling under the adjudicating competence of military courts.
3. The investigating body of the Supreme People’s Procuracy shall investigate some kinds of offenses of infringing upon judicial activities, which are committed by officials of judicial bodies.
4. Investigating bodies shall have competence to investigate criminal cases of offenses occurring in their respective geographical areas. Where the places where the offenses were committed are unknown, the investigation thereof shall fall under the competence of the investigating bodies of the places where the offenses were detected or where the accused reside or are arrested.
The district-level investigating bodies, regional military investigating bodies shall investigate criminal cases of offenses falling under the adjudicating competence of the district-level people’s courts or regional military courts; the provincial-level and military zone-level military investigating bodies shall investigate criminal cases of offenses falling under the adjudicating competence of the provincial-level people’s courts or military zone-level military courts or cases falling under the investigating competence of the subordinate investigating bodies, which they deem it necessary to directly investigate. The central investigating body shall investigate criminal cases of especially serious and complicated offenses falling under the investigating competence of the provincial-level investigating bodies or military zone-level military investigating bodies, which they deem it necessary to directly investigate such cases.
5. The apparatus organization and specific competence of investigating bodies shall be provided for by the National Assembly Standing Committee.
Article 111.- Investigating powers of the border guard, customs, ranger, the coast guard forces and other agencies of the People’s Police or the People’s Army, which are assigned to conduct a number of investigating activities
1. When detecting criminal acts for which penal liability must be examined in their respective management domains, the border guard, customs, ranger and the coast guard forces shall have the competence:
a/ For less serious offenses committed by offenders who are caught red-handed , evidences and the offenders’ personal details are clear, to issue decisions to institute criminal cases and initiate criminal proceedings against the accused, conduct investigation and transfer the case files to the competent procuracies within twenty days after the date of issuing the decisions to institute criminal cases;
b/ For serious offenses, very serious offenses or especially serious offenses or less serious but complicated offenses, to issue decisions to institute criminal cases, conduct initial investigating activities and transfer the case files to competent investigating bodies within seven days after issuing the decisions to institute criminal cases.
2. In the People’s Police and the People’s Army, apart from the investigating bodies prescribed in Article 110 of this Code, if other agencies assigned to conduct a number of investigating activities detect cases showing criminal signs while performing their tasks, they shall have the right to institute criminal cases, conduct initial investigating activities and transfer the case files to competent investigating bodies within seven days after issuing the decisions to institute criminal cases.
3. When conducting investigating activities, the border guard, customs, ranger, the coast guard force, and other agencies of the People’s Police or the People’s Army, which are assigned to conduct a number of investigating activities, must, within the scope of their respective procedural competence, comply with the procedural principles, order and proceedings for investigating activities as prescribed by this Code. The procuracies shall have to supervise the law observance by these agencies in their investigating activities.
4. The specific tasks and powers of the border guard, customs, ranger, the coast guard force, and other agencies of the People’s Police or the People’s Army, which are assigned to conduct a number of investigating activities, in investigating activities shall be prescribed by the National Assembly Standing Committee.
Article 112.- Tasks and powers of procuracies in exercising the right to prosecute at the investigating stage
When exercising the right to prosecute at the investigating stage, the procuracies shall have the following tasks and powers:
1. To institute criminal cases, to initiate criminal proceedings against the accused; to request the investigating bodies to institute criminal cases or change the decisions to institute criminal cases or initiate criminal proceedings against the accused in accordance with this Code;
2. To set investigation requirements and request the investigating bodies to conduct investigation; when deeming it necessary, to directly conduct a number of investigating activities under the provisions of this Code;
3. To request the heads of investigating bodies to change investigators under the provisions of this Code; if the investigators’ acts show criminal signs, to institute criminal cases against such investigators;
4. To decide to apply, change or cancel arrest, custody, temporary detention and other deterrent measures; to decide to approve or disapprove the decisions of investigating bodies under the provisions of this Code. In case of disapproval, the disapproval decision must clearly state the reasons therefor;
5. To cancel ungrounded and illegal decisions of investigating bodies; to request the investigating bodies to pursue the accused;
6. To decide to prosecute the accused; to decide to cease or suspend criminal cases.
Article 113.- Tasks and powers of procuracies in supervising investigation
In performing the work of supervising the investigation, the procuracies shall have the following tasks and powers:
1. To supervise the institution of criminal cases, supervise investigating activities and the compilation of case files by investigating bodies;
2. To supervise the law observance by participants in the proceeding;
3. To settle disputes over the investigating competence;
4. To request the investigating bodies to remedy law violations in their investigating activities; to request investigating bodies to supply necessary documents on the law violations committed by investigators; to request the heads of investigating bodies to strictly handle the investigators who have committed law violations while conducting investigation;
5. To propose concerned agencies and organizations to apply measures to preclude offenses and law violations.
Article 114.- Responsibilities of investigating bodies in complying with requests and decisions of procuracies
Investigating bodies shall have to comply with the requests and decisions of procuracies. For requests and decisions prescribed at Points 4, 5 and 6, Article 112 of this Code, if disagreeing with them, the investigating bodies shall still have to execute them but have the right to make proposals to the immediate superior procuracies. Within twenty days after receiving the proposals of the investigating bodies, the immediate superior procuracies must consider and settle them and notify the settlement results to the proposing bodies.
Article 115.- Responsibilities to comply with decisions and requests of investigating bodies and procuracies
Decisions and requests of investigating bodies and procuracies at the stage of investigating criminal cases must be strictly complied with by agencies, organizations and citizens.
Article 116.- Transfer of cases for investigation according to competence
Where cases do not fall under their investigating competence, the investigating bodies shall propose the procuracies of the same level to issue decisions to transfer the cases to the competent investigating bodies for further investigation; within three days after receiving such proposals of the investigating bodies, the procuracies of the same level shall have to issue decisions to transfer the cases.
The transfer of cases outside the territories of provinces or centrally run cities or military zones shall be decided by the provincial-level procuracies or military zone-level military procuracies.
Article 117.- Joinder or separation of criminal cases for investigation
1. Investigating bodies may join in the same case for investigation several offenses committed by a person, several persons together committing an offense or offenders and other persons harboring or not denouncing the offenses as prescribed in Article 313 and Article 314 of the Penal Code.
2. Investigating bodies may only separate cases in case of extreme necessity when the investigation of all offenses cannot be completed early, provided that such separation would not affect the determination of the objective and comprehensive truths of the cases.
3. Decisions to join or separate criminal cases must be sent to the procuracies of the same level within 24 hours after their issuance.
Article 118.- Entrustment of investigation
In case of necessity, investigating bodies may entrust other investigating bodies to conduct a number of investigating activities. Investigation entrustment decisions must clearly state the specific requirements. The entrusted investigating bodies shall have to perform fully the entrusted work within the time limits set by the entrusting investigating bodies.
Article 119.- Investigation time limits
1. The time limits for investigating criminal cases shall not exceed two months for less serious offenses, not exceed three months for serious offenses, not exceed four months for very serious offenses and especially serious offenses, counting from the time of institution of criminal cases to the time of termination of investigation.
2. In case of necessity to prolong investigation due to the complexity of the cases, at least ten days before the expiry of the investigation time limit, the investigating bodies must request in writing the procuracies to extend the investigation time limit.
The extension of investigation time limits is prescribed as follows:
a/ For less serious offenses, the investigation time limit may be extended once for no more than two months;
b/ For serious offenses, the investigation time limit may be extended twice, for no more than three months for the first time and no more than two months for the second time;
c/ For very serious offenses, the investigation time limit may be extended twice, for no more than four months each;
d/ For especially serious offenses, the investigation time limit may be extended three times, for no more than four months each.
3. The competence of procuracies to extend investigation time limits is prescribed as follows:
a/ For less serious offenses, the district-level people’s procuracies or regional Military Procuracies shall extend investigation time limits. Where the cases are received for investigation at the provincial or military-zone level, the provincial-level people’s procuracies or military zone-level military procuracies shall extend investigation time limits;
b/ For serious offenses, the district-level people’s procuracies or regional military procuracies shall extend investigation time limits for the first time and the second time. Where the cases are received for investigation at the provincial or military-zone level, the provincial-level people’s procuracies or military zone level military procuracies shall extend investigation time limits for the first time and the second time;
c/ For very serious offenses, the district-level people’s procuracies or regional military procuracies shall extend investigation time limits for the first time; the provincial-level people’s procuracies or the military zone-level military procuracies shall extend investigation time limits for the second time. Where the cases are received for investigation at the provincial or military-zone level, the provincial-level people’s procuracies or military zone-level military procuracies shall extend investigation time limits for the first time and the second time.
d/ For especially serious offenses, the provincial-level people’s procuracies or military zone level military procuracies shall extend investigation time limits for the first time and the second time; the Supreme People’s Procuracy or the central Military Procuracy shall extend investigation time limits for the third time
4. Where the cases are received for investigation at the central level, the extension of investigation time limits shall fall under the competence of the Supreme People’s Procuracy or the central Military Procuracy.
5. For especially serious offenses for which the extended investigation time limit has expired but, due to the very complicated nature of the cases, the investigation cannot be completed, the Chairman of the Supreme People’s Procuracy may extend the investigation time limit once for no more than four months.
For the offenses of infringing upon national security, the Chairman of the Supreme People’s Procuracy shall have the right to extend the investigation time limit once more for no more than four months.
6. Upon the expiry of the extended investigation time limit but it is impossible to prove the accused to have committed the offenses, the investigating bodies must issue decisions to cease the investigation.
Article 120.- Time limits of temporary detention for investigation
1. The time limit of temporary detention of the accused for investigation shall not exceed two months for less serious offenses, not exceed three months for serious offenses, not exceed four months for very serious offenses and especially serious offenses.
2. Where the cases involving many complicated circumstances and it is deemed that the investigation should take a longer time and there exists no ground to change or cancel the temporary detention measure, at least ten days before the temporary detention time limit expires, the investigating bodies must send written requests to the procuracies to extend the such temporary detention time limit.
The extension of temporary detention time limits is prescribed as follows:
a/ For less serious offenses, the temporary detention time limit may be extended once for no more than one month;
b/ For serious offenses, the temporary detention time limit may be extended twice, for no more than two months for the first time and no more than one month for the second time;
c/ For very serious offenses, the temporary detention time limit may be extended twice, for no more than three months for the first time and no more than two months for the second time;
d/ For especially serious offenses, the temporary detention time limit may be extended three times, for no more than four months each.
3. The competence of procuracies to extend temporary detention time limits is prescribed as follows:
a/ The district-level people’s procuracies or regional military procuracies shall have the right to extend temporary detention time limits for less serious offenses, extend temporary detention time limits for the first time for serious offenses and very serious offenses. Where the cases are received for investigation at the provincial or military-zone level, the provincial-level people’s procuracies or military zone-level military procuracies shall have the right to extend temporary detention time limits for less serious offenses, extend temporary detention time limits for the first time for serious offenses, very serious offenses and especially serious offenses.
b/ In cases where the first-time extended temporary detention time limits prescribed at Point a of this Clause have expired but the investigation cannot be completed and there emerges no ground to change or cancel the temporary detention measure, the district-level people’s procuracies or the regional military procuracies may extend the temporary detention time limits for the second time for serious offenses. The provincial-level people’s procuracies or military zone-level military procuracies may extend temporary detention time limits for the second time for serious offenses, very serious offenses or especially serious offenses.
4. Where the cases are received for investigation at the central level, the extension of temporary detention time limits shall fall under the competence of the Supreme People’s Procuracy or the Central Military Procuracy.
5. For especially serious offenses, in cases where the second-time extended temporary detention time limits prescribed at Point b, Clause 3 of this Article have expired and the cases involve many very complicated circumstances while there emerges no ground to change or cancel the temporary detention measure, the Chairman of the Supreme People’s Procuracy may extend the temporary detention time limits for the third time.
In case of necessity for offenses of infringing upon national security, the Chairman of the Supreme People’s Procuracy may extend the temporary detention time limits once more for no more than four months.
6. When keeping persons in temporary detention, if deeming it unnecessary to continue the temporary detention, the investigating bodies must propose in time the procuracies to cancel the temporary detention in order to release the detainees or shall, if deeming it necessary, apply other deterrent measures.
Upon the expiry of the temporary detention time limits, the temporary detention order issuers must release the detainees or shall, if deeming it necessary, apply other deterrent measures.
Article 121.- Time limits for investigation resumption, additional investigation and re-investigation
1. In case of investigation resumption prescribed in Article 165 of this Code, the time limit for further investigation shall not exceed two months for less serious offenses, serious offenses or very serious offenses, not exceed three months for especially serious offenses, counting from the time of issuance of the investigation resumption decisions to the time of termination of investigation.
Where it is necessary to extend investigation time limits due to the complicated nature of the cases, at least ten days before the investigation time limits expire, the investigating bodies must send written requests to the procuracies to extend the investigation time limits. The extension of investigation time limits is prescribed as follows:
a/ For serious offenses and very serious offenses, the investigation time limit may be extended once for no more than two months.
b/ For especially serious offenses, the investigation time limit may be extended once for no more than three months.
The competence to extend investigation time limits for each kind of offense shall comply with the provisions of Clause 3, Article 119 of this Code.
2. Where the cases are returned by the procuracies for additional investigation, the time limit for additional investigation shall not exceed two months; if the cases are returned by courts for additional investigation, the time limit for additional investigation shall not exceed one month. The procuracies or courts may only return the case files for additional investigation for no more than twice. The time limit for additional investigation shall be counted from the date the investigating bodies receive back the case files and investigation requests.
3. Where the cases are returned for re-investigation, the investigation time limit and the extension thereof shall comply with the general procedures prescribed in Article 119 of this Code.
The investigation time limit shall be counted from the time when the investigating bodies receive the files and re-investigation requests.
4. When resuming investigation, conducting additional investigation or re-investigation, the investigating bodies shall have the right to apply, change or cancel the deterrent measures under the provisions of this Code.
In cases where there exist grounds prescribed by this Code for temporary detention, the temporary detention time limit for investigation resumption or additional investigation must not exceed the time limit for investigation resumption or additional investigation prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
The temporary detention time limit and the extension thereof in the cases of re-investigation shall comply with general procedures prescribed in Article 120 of this Code.
Article 122.- Settlement of requests of participants in the procedure
When participants in the procedure make requests on matters related to the cases, the investigating bodies or procuracies shall, within the scope of their respective responsibilities, settle their requests and inform them of the settlement results. If rejecting such requests, the investigating bodies or procuracies must reply, clearly stating the reasons therefor.
If disagreeing with the settlement results of the investigating bodies or procuracies, participants in the procedure shall have the right to complain. Complaints and the settlement thereof shall comply with the provisions of Chapter XXXV of this Code.
Article 123.- Participation by witnesses
Witnesses shall be invited to participate in investigating activities in the cases prescribed by this Code.
Witnesses shall have the duty to confirm the contents and results of the work performed by investigators in their presence and may present their personal opinions. These opinions shall be recorded in the minutes.
Article 124.- Non-disclosure of investigation secrets
In case of necessity to keep investigation secrets, investigators and procurators must notify in advance the participants in the procedure and witnesses not disclose investigation secrets. Such notification must be recorded in the minutes.
Investigators, procurators, participants in the procedure or witnesses who disclose investigation secrets shall, on a case-by-case basis, bear penal liability under Articles 263, 264, 286, 287, 327 and 328 of the Penal Code.
Article 125.- Investigation minutes
1. In conducting investigation, the minutes thereof must be made according to Article 95 of this Code.
Investigators who have made the minutes must read them to the participants in the procedure, explain to them the right to supplement and give comments on the minutes. Such comments shall be recorded in the minutes. Participants in the procedure and investigators shall all sign the minutes.
2. Where the participants in the procedure refuse to sign the minutes, such refusal must be written in the minutes with reasons therefor clearly stated.
3. If the participants in the procedure, for their physical or mental defects or other reasons, cannot sign the minutes, such reasons must be clearly recorded in the minutes and confirmed jointly by investigators and witnesses.
Illiterate persons may put their fingerprints on the minutes.