Chương XV Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Quyết định việc truy tố
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều 166. Thời hạn quyết định truy tố
1. Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu trên, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu.
2. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến Tòa án.
4. Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.
1. Nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.
2. Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.
Điều 168. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung khi nghiên cứu hồ sơ vụ án phát hiện thấy:
1. Còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;
2. Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác;
3. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Những vấn đề cần được điều tra bổ sung phải được nêu rõ trong quyết định yêu cầu điều tra bổ sung.
Điều 169. Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án
1. Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự.
2. Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án trong những trường hợp sau đây:
a) Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y;
b) Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu; trong trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.
3. Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can.
4. Trong trường hợp quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát cấp dưới không có căn cứ và trái pháp luật, thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền huỷ bỏ quyết định đó và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới ra quyết định truy tố.
1. Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu trên, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu.
2. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến Tòa án.
4. Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.
1. Nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.
2. Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.
Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung khi nghiên cứu hồ sơ vụ án phát hiện thấy:
1. Còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;
2. Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác;
3. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Những vấn đề cần được điều tra bổ sung phải được nêu rõ trong quyết định yêu cầu điều tra bổ sung.
1. Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự.
2. Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án trong những trường hợp sau đây:
a) Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y;
b) Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu; trong trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.
3. Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can.
4. Trong trường hợp quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát cấp dưới không có căn cứ và trái pháp luật, thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền huỷ bỏ quyết định đó và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới ra quyết định truy tố.
Chapter XV: PROSECUTION DECISION
Article 166.- Time limit for prosecution decision
1. Within twenty days for less serious offenses and serious offenses, within thirty days for very serious offenses and especially serious offenses, after receiving the case files and investigation conclusion reports, the procuracies must issue one of the following decisions:
a/ To prosecute the accused before court by an indictment.
b/ To return the file for additional investigation;
c/ To cease or suspend the case.
In case of necessity, the procuracy chairmen may extend the time limits but for no more than ten days for less serious offenses and serious offenses, no more than fifteen days for very serious offenses, and no more than thirty days for especially serious offenses.
Within three days after issuing one of the above-said decisions, the procuracies must notify the accused and defense counsels thereof; and hand the indictments, decisions to cease the cases or decisions to suspend the cases to the accused. Defense counsels may read the indictments, take notes and copy documents in the case files related to the defense under the provisions of law and put forward requests.
2. After receiving the case files, the procuracies shall be entitled to decide to apply, change or cancel deterrent measures or to request the investigating bodies to pursue the accused. The temporary detention duration must not exceed the time limit prescribed in Clause 1 of this Article.
3. In case of prosecution, within three days after issuing the prosecution decisions in the form of indictment, the procuracies must send the files and indictments to the courts.
4. For cases not falling under their prosecuting competence, the procuracies shall immediately issue decisions to transfer them to the competent procuracies.
1. An indictment must contain the date, hour and place of occurrence of the offense; trick, purpose and motive of the commission of the offense; its consequences and other important circumstances; evidences for determining the criminality of the accused, circumstances aggravating and extenuating the penal liability, personal details of the accused, and all other circumstances of significance to the case.
The indictment’s conclusion section shall clearly state the title of the offense committed and applicable articles and clauses of the Penal Code.
2. An indictment must contain the date of its making, full name, position and signature of its maker.
Article 168.- Return of files for additional investigation
The procuracies shall decide to return the files to the investigating bodies for additional investigation if they, through studying the case files, find out that:
1. Important evidences of the cases are insufficient, which the procuracies cannot supplement by themselves;
2. There are grounds to initiate criminal proceedings against the accused for other offenses or there are other accomplices;
3. There are serious violations of the criminal procedure.
The matters required to be additionally investigated must be clearly stated in the decisions requesting the additional investigation.
Article 169.- Cessation or suspension of cases
1. The procuracies shall issue decisions to cease the cases when there exists one of the grounds prescribed in Clause 2 of Article 105 and Article 107 of this Code or in Article 19, Article 25, and Clause 2 of Article 69 of the Penal Code.
2. The procuracies shall issue decisions to suspend the cases in the following cases:
a/ When the accused suffer from mental diseases or other dangerous ailments, which has been certified by the forensic examination councils;
b/ When the accused escape and their whereabouts are unknown; in this case, they must request the investigating bodies to pursue the accused.
3. If a case involves many accused while the grounds to cease or suspend the case are not related to all of them, the procuracies may cease or suspend the case for each of them.
4. In cases where the subordinate procuracies have issued ungrounded and illegal decisions to cease the cases, the chairmen of the superior procuracies shall have the right to cancel such decisions and request the subordinate procuracies to issue prosecution decisions.