Chương VIII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Khởi tố vụ án hình sự
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều 100. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:
1. Tố giác của công dân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức;
3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;
5. Người phạm tội tự thú.
Điều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm
Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.
Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.
Điều 102. Người phạm tội tự thú
Khi người phạm tội đến tự thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và những lời khai của người tự thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú có trách nhiệm báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.
Điều 103. Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.
3. Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết.
Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.
4. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Điều 104. Quyết định khởi tố vụ án hình sự
1. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều 111 của Bộ luật này.
Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan quy định tại khoản này và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án.
Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.
2. Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ thời gian, căn cứ khởi tố, điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và họ tên, chức vụ người ra quyết định.
3. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra; quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được gửi tới Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố; quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử phải được gửi tới Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc điều tra; yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử được gửi cho Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc khởi tố.
Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Điều 106. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
1. Khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra hoặc còn có tội phạm khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự.
2. Trong trường hợp Cơ quan điều tra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, Cơ quan điều tra phải gửi cho Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố.
Trong trường hợp Viện kiểm sát quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
Điều 107. Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
Điều 108. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự
1. Khi có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 của Bộ luật này thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm biết rõ lý do; nếu xét cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan, tổ chức hữu quan giải quyết.
Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu liên quan phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm có quyền khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết khiếu nại theo quy định tại Chương XXXV của Bộ luật này.
Điều 109. Quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự
1. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố vụ án hình sự, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và hợp pháp.
2. Trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố đó; nếu quyết định không khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan đó không có căn cứ, thì Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định khởi tố vụ án.
3. Trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án cấp trên.
Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:
1. Tố giác của công dân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức;
3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;
5. Người phạm tội tự thú.
Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.
Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.
Khi người phạm tội đến tự thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và những lời khai của người tự thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú có trách nhiệm báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.
3. Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết.
Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.
4. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
1. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều 111 của Bộ luật này.
Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan quy định tại khoản này và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án.
Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.
2. Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ thời gian, căn cứ khởi tố, điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và họ tên, chức vụ người ra quyết định.
3. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra; quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được gửi tới Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố; quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử phải được gửi tới Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc điều tra; yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử được gửi cho Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc khởi tố.
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
1. Khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra hoặc còn có tội phạm khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự.
2. Trong trường hợp Cơ quan điều tra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, Cơ quan điều tra phải gửi cho Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố.
Trong trường hợp Viện kiểm sát quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
1. Khi có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 của Bộ luật này thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm biết rõ lý do; nếu xét cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan, tổ chức hữu quan giải quyết.
Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu liên quan phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm có quyền khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết khiếu nại theo quy định tại Chương XXXV của Bộ luật này.
1. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố vụ án hình sự, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và hợp pháp.
2. Trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố đó; nếu quyết định không khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan đó không có căn cứ, thì Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định khởi tố vụ án.
3. Trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án cấp trên.
Chapter VIII: INSTITUTION OF CRIMINAL CASES
Article 100.- Grounds for instituting criminal cases
Criminal cases shall be instituted only when criminal signs have been identified. The identification of criminal signs shall be based on the following grounds:
1. Denunciations of citizens;
2. Information reported by agencies or organizations;
3. Information reported on the mass media;
4. Criminal signs directly detected by investigating bodies, procuracies, courts, border guard, customs, ranger, coast guard forces and other agencies of the People’s Police or the People’s Army, which are assigned to conduct a number of investigating activities;
5. Confession by offenders.
Article 101.- Denunciations and information on offenses
Citizens may denounce offenses to investigating bodies, procuracies, courts or other bodies, organizations. If a denunciation is made orally, the receiving agency or organization must make a minutes thereof with the signature of the denouncer.
Agencies, organizations, when detecting or receiving denunciations of citizens, must promptly report such information in writing to the investigating bodies.
Article 102.- Confession by offenders
When offenders come to give confessions, the receiving agencies or organizations must make minutes thereof, clearly inscribing the full names, ages, occupations, residences and statements of the confessors. They shall have to immediately inform the investigating bodies or procuracies thereof.
Article 103.- Tasks of settling offence denunciations and information and proposals for institution of criminal cases
1. Investigating bodies and procuracies shall have the responsibility to receive all offense denunciations and information from individuals, agencies and organizations as well as criminal case institution proposals transferred by State agencies. Procuracies shall have the responsibility to immediately transfer offense denunciations and information and criminal case institution proposals enclosed with relevant documents they have received to competent investigating bodies.
2. Within twenty days after receiving offense denunciations, information, and/or criminal case institution proposals, the investigating bodies must, within the scope of their responsibilities, examine and verify the information sources and decide to institute or not to institute criminal cases.
In cases where the denounced events, offense information or criminal case institution proposals involve many complicated circumstances or where the examination and verification thereof must be conducted at many different places, the time limit for settling denunciations and information may be longer, but must not exceed two months.
3. The results of settlement of offense denunciations or information or criminal case institution proposals of State bodies must be sent to the procuracies of the same level and be notified to the reporting agencies, organizations or the offense denouncers.
The investigating bodies must apply necessary measures to protect the offense denouncers.
4. The procuracies shall have to supervise the settlement by the investigating bodies of offence denunciations and information or criminal case institution proposals.
Article 104.- Decisions to institute criminal cases
1, When determining that criminal signs have existed, the investigating bodies must issue decisions to institute criminal cases. The heads of border guard units, customs or ranger offices, the coast guard force and the heads of other agencies of the People’s Police or the People’s Army, which are assigned to conduct a number of investigating activities, shall issue decisions to institute criminal cases in the cases specified in Article 111 of this Code.
The procuracies shall issue decisions to institute criminal cases in cases where they cancel decisions not to institute criminal cases, which have been issued by the bodies stated in this Clause, and in cases where the trial panels request to institute the criminal cases.
The trial panels shall issue decisions to institute criminal cases or request the procuracies to institute criminal cases if they, in the course of trial at court sessions, detect new offenses or offenders required to be investigated.
2. Decisions to institute criminal cases must clearly state the time and grounds for institution, the applicable articles of the Penal Code, and the full names and positions of the decision issuers.
3. Within 24 hours after issuing decisions to institute criminal cases, the procuracies must send such decisions to the investigating bodies for investigation; institution decisions enclosed with documents related to the institution of criminal cases, which have been issued by the investigating bodies, border guard, customs and ranger, coast guard force, or other agencies of the People’s Police or the People’s Army, which are assigned to conduct a number of investigating activities, must be sent to the procuracies for procuration of the institution; institution decisions of the trial panels must be sent to the procuracies for consideration and decision on the investigation; institution requests of the trial panels shall be sent to the procuracies for consideration and decision on the institution.
Article 105.- Institution of criminal cases at victims’ requests
1. The cases involving the offenses prescribed in Clauses 1 of Articles 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 and 171 of the Penal Code shall only be instituted at the requests of victims or lawful representatives of victims who are minors or persons with physical or mental defects.
2. In cases where the criminal case institution requesters withdraws their requests before the opening of court sessions of first-instance trial, the cases must be ceased.
Where exist grounds to determine that the institution requesters have withdrawn their requests against their own will due to force or coercion, the investigating bodies, procuracies or courts may, though such institution requesters have withdrawn their requests, still continue conducting the procedure for the cases.
Victims who have withdrawn their criminal case institution requests shall have no right to file their requests again, except for cases where their withdrawal is due to force or coercion.
Article 106.- Change or supplementation of decisions to institute criminal cases
1. When they have grounds to determine that the instituted criminal cases are not true to the committed criminal acts or there remain other offences, the investigating bodies or procuracies shall issue decisions to change or supplement the decisions to institute the criminal cases.
2. In cases where the investigating bodies decide to change or supplement the decisions to institute criminal cases, within 24 hours after issuing such decisions, the investigating bodies must send them to the procuracies for supervision of such institution.
Where the procuracies decide to change or supplement the decisions to institute criminal cases, within 24 hours after issuing such decisions, the procuracies must send them to the investigating bodies for investigation.
Article 107.- Grounds for not instituting criminal cases
Criminal cases shall not be instituted when one of the following grounds exists:
1. There is no offence;
2. The committed acts do not constitute an offence;
3. The persons committing acts dangerous to the society have not yet reached the age to bear penal liability;
4. The persons committing criminal acts have got the legally valid judgments or decisions to cease their cases.
5. The statute of limitations for penal liability examination has expired;
6. The offenses have been granted general amnesty;
7. The persons committing acts dangerous to the society are deceased, except for cases where the reopening review of the cases is required for other persons.
Article 108.- Decisions not to institute criminal cases
1. When there exists one of the grounds prescribed in Article 107 of this Code, the persons with competence to institute criminal cases shall issue decisions not to institute criminal cases; if they have instituted criminal cases, they must issue decisions to cancel such institution decisions and notify the offense-denouncing or reporting agencies, organizations or individuals of the reasons therefor; if deeming it necessary to handle the cases by other measures, they shall send the files thereof to the concerned agencies or organizations for settlement.
Within 24 hours after their issuance, decisions not to institute criminal cases, decisions to cancel decisions to institute criminal cases and related documents must be sent to the procuracies of the same level.
2. The agencies, organizations or individuals that have denounced or reported on the offenses shall have the right to complain about the decisions not to institute criminal cases. The competence and procedures for settling such complaints shall comply with the provisions of Chapter XXXV: OF THIS CODE.
Article 109.- Powers and responsibilities of procuracies in instituting criminal cases
1. The procuracies shall exercise the right to prosecute and supervise the law observance in the institution of criminal cases, ensuring that criminal cases be instituted for all detected offenses and the institution of criminal cases be grounded and lawful.
2. In cases where the decisions to institute criminal cases, which are issued by investigating bodies, border guard, customs, ranger, the coast guard force, or other agencies of the People’s Police or the People’s Army, which are assigned to conduct a number of investigating activities, are ungrounded, the procuracies shall issue decisions to cancel such decisions; if the decisions not to institute criminal cases, which are issued by such agencies, are ungrounded, the procuracies shall cancel them and issue decisions to institute criminal cases.
3. Where the decisions to institute criminal cases, which are issued by the trial panels, are ungrounded, the procuracies shall file protests against them with the superior courts.