Chương XXII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Nghị án và tuyên án
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
2. Trong trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội; nếu thấy việc rút truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
3. Khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà.
4. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được tất cả các thành viên Hội đồng xét xử ký tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
Điều 223. Trở lại việc xét hỏi và tranh luận
Qua việc nghị án nếu thấy có tình tiết của vụ án chưa được xét hỏi hoặc xét hỏi chưa đầy đủ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi và tranh luận.
1. Toà án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trong bản án cần phải ghi rõ: ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm phiên toà; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Toà án; họ tên của Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần xã hội, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của bị cáo; họ tên của người bào chữa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ.
3. Trong bản án phải trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định không có tội, xác định bị cáo có phạm tội hay không và nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không phạm tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không có tội và phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của Toà án và quyền kháng cáo đối với bản án.
Điều 225. Kiến nghị sửa chữa những khuyết điểm trong công tác quản lý
1. Cùng với việc ra bản án, Tòa án ra kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ quan, tổ chức đó. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Tòa án, cơ quan, tổ chức đó phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết những biện pháp được áp dụng.
2. Kiến nghị của Tòa án có thể được đọc tại phiên tòa cùng với bản án hoặc chỉ gửi riêng cho cơ quan, tổ chức hữu quan.
Khi tuyên án mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy. Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án và sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.
Nếu bị cáo không biết tiếng Việt thì sau khi tuyên án, người phiên dịch phải đọc lại cho bị cáo nghe toàn bộ bản án sang thứ tiếng mà bị cáo biết.
Điều 227. Trả tự do cho bị cáo
Trong những trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:
1. Bị cáo không có tội;
2. Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;
3. Bị cáo bị xử phạt bằng các hình phạt không phải là hình phạt tù;
4. Bị cáo bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo;
5. Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.
Điều 228. Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án
1. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 227 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
3. Thời hạn tạm giam bị cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày tuyên án.
4. Đối với bị cáo bị phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; gửi bản án cho người bị xử vắng mặt, cơ quan Công an cùng cấp; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc.
Trong trường hợp xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 187 của Bộ luật này thì trong thời hạn nêu trên bản án phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo.
Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Toà án cấp trích lục bản án hoặc bản sao bản án.
1. Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
2. Trong trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội; nếu thấy việc rút truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
3. Khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà.
4. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được tất cả các thành viên Hội đồng xét xử ký tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
Qua việc nghị án nếu thấy có tình tiết của vụ án chưa được xét hỏi hoặc xét hỏi chưa đầy đủ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi và tranh luận.
1. Toà án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trong bản án cần phải ghi rõ: ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm phiên toà; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Toà án; họ tên của Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần xã hội, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của bị cáo; họ tên của người bào chữa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ.
3. Trong bản án phải trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định không có tội, xác định bị cáo có phạm tội hay không và nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không phạm tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không có tội và phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của Toà án và quyền kháng cáo đối với bản án.
1. Cùng với việc ra bản án, Tòa án ra kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ quan, tổ chức đó. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Tòa án, cơ quan, tổ chức đó phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết những biện pháp được áp dụng.
2. Kiến nghị của Tòa án có thể được đọc tại phiên tòa cùng với bản án hoặc chỉ gửi riêng cho cơ quan, tổ chức hữu quan.
Khi tuyên án mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy. Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án và sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.
Nếu bị cáo không biết tiếng Việt thì sau khi tuyên án, người phiên dịch phải đọc lại cho bị cáo nghe toàn bộ bản án sang thứ tiếng mà bị cáo biết.
Trong những trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:
1. Bị cáo không có tội;
2. Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;
3. Bị cáo bị xử phạt bằng các hình phạt không phải là hình phạt tù;
4. Bị cáo bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo;
5. Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.
1. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 227 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
3. Thời hạn tạm giam bị cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày tuyên án.
4. Đối với bị cáo bị phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; gửi bản án cho người bị xử vắng mặt, cơ quan Công an cùng cấp; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc.
Trong trường hợp xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 187 của Bộ luật này thì trong thời hạn nêu trên bản án phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo.
Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Toà án cấp trích lục bản án hoặc bản sao bản án.
Chapter XXII: DELIBERATION AND PRONUNCIATION OF JUDGMENTS
Article 222.- Deliberation of judgments
1. Only judges and jurors shall have the right to deliberate judgments. Members of the trial panels must settle all matters of the cases by majority vote on each matter. Judges shall vote last. Persons holding minority opinions shall have the right to present their opinions in writing for inclusion in the case files.
2. Where procurators withdraw the whole prosecution decisions, the trial panels shall still settle matters of the cases in the order prescribed in Clause 1 of this Article. If there are grounds to confirm that defendants are not guilty, the trial panels shall declare the defendants not guilty; if deeming that the withdrawal of the prosecution decisions is ungrounded, they shall decide to cease the cases and make proposals to the immediate superior procuracies.
3. The deliberation of judgments shall be based only on evidences and documents already verified at the court sessions on the basis of fully and comprehensively examining all evidences, opinions of procurators, defendants, defense counsels and other participants in the proceedings at court sessions.
4. All opinions and decisions of the trial panels made in the process of deliberating judgments must be recorded in the minutes. Judgment deliberation minutes must be signed by all members of the trial panels at the deliberation chambers before the judgments are pronounced.
Article 223.- Reopening of inquiry and argument
If they find, through judgment deliberation, that some circumstances of the cases have not yet been inquired into or have been insufficiently inquired into, the trial panels shall decide to reopen the inquiry and argument.
1. The courts shall hand down judgments in the name of the Socialist Republic of Vietnam.
2. A judgment should contain the date, hour and venue of the court session; full names of members of the trial panel and court clerk; full names of procurators; full name, birth date, birth place, residence, occupation, educational level, social status and previous criminal records of the defendant; the date the defendant is held in custody and/or temporary detention; full name, age, occupation, birth place and residence of the defendant’s lawful representative; full name of the defense counsel; full names, ages, occupations, residences of the victim, civil plaintiff, civil defendant, persons with interests and obligations related to the case, and their lawful representatives.
3. A judgment must describe the commission of the offense by the defendant, analyze evidences arraigning and exculpating the defendant, determine where or not the defendant is guilty, and if guilty, which offense he/she has committed under which article and clause of the Penal Code, circumstances aggravating and extenuating his/her penal liability and how should they be handled. If the defendant is not guilty, the judgment must clearly state the grounds to confirm that the defendant is not guilty and deal with the restoration of his/her honor, legitimate rights and interests. The last part of a judgment shall contain the court’s decisions and the right to appeal against the judgment.
Article 225.- Proposal to remedy mistakes in the managerial work
1. Together with handing down judgments, the courts shall issue proposals to the concerned agencies and organizations to apply necessary measures to overcome crime causes and conditions at their agencies and organizations. Within thirty days after receiving the courts’ proposals, such agencies and organizations must notify in writing the courts of the measures already applied.
2. Proposals of the courts may be either read at the court sessions together with the judgments or sent to the concerned agencies or organizations only. .
Article 226.- Pronouncement of judgments
All people present in the courtrooms must stand up when a judgment is pronounced. The presiding judge or another member of the trial panel shall read the judgment and may, after reading, explain further the execution of the judgment and the right to appeal.
If the defendant does not know Vietnamese, after the judgment is pronounced, the interpreter must read to the defendant the whole judgment in the language which the defendant knows.
Article 227.- Release of defendants
In the following cases, the trial panels must declare the immediate release at the court sessions of the defendants who are temporarily detained, provided that they are not temporarily detained for another offense:
1. The defendants are not guilty;
2. The defendants are exempt from penal liability or from serving the penalty;
3. The defendants are punished with penalties other than imprisonment.
4. The defendants are entitled to suspended judgments;
5. The imprisonment term is equal to or shorter than the period during which the defendants have been temporarily detained.
Article 228.- Arrest of defendants for temporary detention after the pronouncement of judgments
1. For defendants who are being temporarily detained and sentenced to imprisonment but their temporary detention time limits expire on the date the court sessions end, the trial panels shall issue decisions to hold the defendants in temporary detention in order to secure the judgment execution, except for the cases prescribed in Clause 4 and Clause 5 of Article 227 of this Code.
2. Where the defendants who are not held in temporary detention are sentenced to imprisonment, they shall only be arrested for temporary detention in order to serve the penalties when the judgments become legally valid. The trial panels may issue decisions to immediately arrest the defendants for temporary detention if they have grounds to believe that the defendants may escape or continue to commit other offenses.
3. The time limit for temporary detention of defendants prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article is forty five days as from the date of pronouncement of the judgments.
4. For defendants punished by capital punishment, the trial panels shall decide in the judgments on the continued temporary detention of the defendants to secure the execution of the judgments.
Article 229.- Handing of judgments
Within ten days after the date of pronouncement of the judgments, the first-instance courts must hand copies of the judgments to the defendants, the procuracies of the same level, and defense counsels, send them to persons tried in absentia and the police agencies of the same level; notify such in writing to the administrations of the communes, wards or townships where the defendants reside or the agencies or organizations where they work.
In case of trying defendants in absentia under the provisions of Point a or Point b, Clause 2, Article 187 of this Code, within the above-said time limit, copies of the judgments must be posted up at the offices of the administrations of the communes, wards or townships where the defendants last reside or of the agencies or organizations where they last work.
Victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases or their lawful representatives shall have the right to request the courts to provide them extracts or copies of the judgments.