Chương IV Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Người tham gia tố tụng
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.
2. Người bị tạm giữ có quyền:
a) Được biết lý do mình bị tạm giữ;
b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
c) Trình bày lời khai;
d) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ thực hiện các quy định về tạm giữ theo quy định của pháp luật.
1. Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự.
a) Được biết mình bị khởi tố về tội gì;
b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
c) Trình bày lời khai;
d) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
đ) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
e) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
g) Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
1. Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.
2. Bị cáo có quyền:
a) Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
b) Tham gia phiên toà;
c) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
d) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
g) Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa;
h) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
i) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án;
k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
1. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra.
2. Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Được thông báo về kết quả điều tra;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
d) Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;
đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo.
3. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 của Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà.
4. Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự.
5. Trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền quy định tại Điều này.
1. Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Được thông báo về kết quả điều tra;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
d) Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;
đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
g) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường thiệt hại.
3. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại.
1. Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
2. Bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Khiếu nại việc đòi bồi thường của nguyên đơn dân sự;
b) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Được thông báo kết quả điều tra có liên quan đến việc đòi bồi thường;
d) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
g) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường thiệt hại.
3. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
Điều 54. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Tham gia phiên toà; phát biểu ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
c) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình;
d) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình.
1. Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của bị can, bị cáo;
b) Người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
3. Người làm chứng có quyền:
a) Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
b) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
c) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
4. Người làm chứng có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
b) Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án.
Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.
1. Người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Bào chữa viên nhân dân.
2. Những người sau đây không được bào chữa:
a) Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó;
b) Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch.
3. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
4. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.
Điều 57. Lựa chọn và thay đổi người bào chữa
1. Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn.
2. Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình:
a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự;
b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.
3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình.
Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
1. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
2. Người bào chữa có quyền:
a) Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
b) Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
d) Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;
đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;
g) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
h) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;
i) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
k) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này.
3. Người bào chữa có nghĩa vụ:
a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ quan tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này;
b) Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
c) Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng;
d) Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;
e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
4. Người bào chữa làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 59. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự
1. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình.
2. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
3. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà; xem biên bản phiên tòa;
d) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này.
Đối với đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì người bảo vệ quyền lợi của họ có quyền có mặt khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai của người mà mình bảo vệ; kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
4. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có nghĩa vụ:
a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật của vụ án;
b) Giúp đương sự về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
1. Người giám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo quy định của pháp luật.
2. Người giám định có quyền:
a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định;
b) Yêu cầu cơ quan trưng cầu giám định cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc kết luận;
c) Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
d) Từ chối việc thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;
đ) Ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định do một nhóm người giám định tiến hành.
3. Người giám định phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; không được tiết lộ bí mật điều tra mà họ biết được khi tham gia tố tụng với tư cách là người giám định.
Người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự. Người giám định kết luận gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.
4. Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 42 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án hoặc đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch trong vụ án đó.
Việc thay đổi người giám định do cơ quan trưng cầu quyết định.
1. Người phiên dịch do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt.
2. Người phiên dịch phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và phải dịch trung thực; không được tiết lộ bí mật điều tra; nếu dịch gian dối thì người phiên dịch phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.
3. Người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 42 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án hoặc đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định trong vụ án đó.
Việc thay đổi người phiên dịch do cơ quan yêu cầu quyết định.
4. Những quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với người biết dấu hiệu của người câm và người điếc.
Điều 62. Trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng
Cơ quan, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này. Việc giải thích phải được ghi vào biên bản.
1. Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.
2. Người bị tạm giữ có quyền:
a) Được biết lý do mình bị tạm giữ;
b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
c) Trình bày lời khai;
d) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ thực hiện các quy định về tạm giữ theo quy định của pháp luật.
1. Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự.
a) Được biết mình bị khởi tố về tội gì;
b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
c) Trình bày lời khai;
d) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
đ) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
e) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
g) Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
1. Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.
2. Bị cáo có quyền:
a) Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
b) Tham gia phiên toà;
c) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
d) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
g) Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa;
h) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
i) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án;
k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
1. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra.
2. Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Được thông báo về kết quả điều tra;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
d) Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;
đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo.
3. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 của Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà.
4. Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự.
5. Trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền quy định tại Điều này.
1. Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Được thông báo về kết quả điều tra;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
d) Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;
đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
g) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường thiệt hại.
3. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại.
1. Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
2. Bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Khiếu nại việc đòi bồi thường của nguyên đơn dân sự;
b) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Được thông báo kết quả điều tra có liên quan đến việc đòi bồi thường;
d) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
g) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường thiệt hại.
3. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Tham gia phiên toà; phát biểu ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
c) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình;
d) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình.
1. Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của bị can, bị cáo;
b) Người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
3. Người làm chứng có quyền:
a) Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
b) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
c) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
4. Người làm chứng có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
b) Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án.
Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.
1. Người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Bào chữa viên nhân dân.
2. Những người sau đây không được bào chữa:
a) Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó;
b) Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch.
3. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
4. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.
1. Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn.
2. Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình:
a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự;
b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.
3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình.
1. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
2. Người bào chữa có quyền:
a) Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
b) Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
d) Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;
đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;
g) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
h) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;
i) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
k) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này.
3. Người bào chữa có nghĩa vụ:
a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ quan tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này;
b) Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
c) Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng;
d) Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;
e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
4. Người bào chữa làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình.
2. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
3. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà; xem biên bản phiên tòa;
d) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này.
Đối với đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì người bảo vệ quyền lợi của họ có quyền có mặt khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai của người mà mình bảo vệ; kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
4. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có nghĩa vụ:
a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật của vụ án;
b) Giúp đương sự về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
1. Người giám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo quy định của pháp luật.
2. Người giám định có quyền:
a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định;
b) Yêu cầu cơ quan trưng cầu giám định cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc kết luận;
c) Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
d) Từ chối việc thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;
đ) Ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định do một nhóm người giám định tiến hành.
3. Người giám định phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; không được tiết lộ bí mật điều tra mà họ biết được khi tham gia tố tụng với tư cách là người giám định.
Người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự. Người giám định kết luận gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.
4. Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 42 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án hoặc đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch trong vụ án đó.
Việc thay đổi người giám định do cơ quan trưng cầu quyết định.
1. Người phiên dịch do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt.
2. Người phiên dịch phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và phải dịch trung thực; không được tiết lộ bí mật điều tra; nếu dịch gian dối thì người phiên dịch phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.
3. Người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 42 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án hoặc đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định trong vụ án đó.
Việc thay đổi người phiên dịch do cơ quan yêu cầu quyết định.
4. Những quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với người biết dấu hiệu của người câm và người điếc.
Cơ quan, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này. Việc giải thích phải được ghi vào biên bản.
Chapter IV: PARTICIPANTS IN THE PROCEDURE
Article 48.- Persons held in custody
1. Persons held in custody are persons arrested in urgent cases, offenders caught red-handed, persons arrested under pursuit decisions, or confessing or self-surrendering offenders against whom custody decisions have been issued.
2. Persons held in custody shall have the following rights:
a/ To be informed of the reasons for their custody;
b/ To be explained on their rights and obligations;
c/ To present their statements;
d/ To defend by themselves or ask other persons to defend them;
e/ To present documents, objects as well as claims;
f/ To complain about their custody, procedural decisions or acts of the bodies and/or persons with procedure-conducting competence.
3. Persons held in custody shall have the obligation to observe the law provisions on custody.
1. The accused are persons against whom criminal proceedings have been initiated.
2. The accused shall have the following rights:
a/ To be informed of the offenses which they have been accused of;
b/ To be explained on their rights and obligations;
c/ To present their statements;
d/ To present documents, objects as well as claims;
e/ To request the change of procedure-conducting persons, experts and/or interpreters in accordance with the provisions of this Code;
f/ To defend by themselves or ask other persons to defend them;
g/ To receive decisions to institute the criminal cases; decisions to apply, change or cancel deterrent measures; written investigation conclusions; decisions to cease investigation or suspend investigation; decisions to cease or suspend the criminal cases; indictments; decisions on their prosecution; and other procedural decisions as prescribed by this Code;
h/ To complain about procedural decisions and acts of the bodies and persons with procedure-conducting competence.
3. The accused must appear in response to the summonses of investigating bodies or procuracies; in case of non-appearance without plausible reasons, they may be escorted; if they escape, they shall be pursued.
1. Defendants are persons whom the courts have decided to bring for trial.
2. Defendants have the following rights:
a/ To receive decisions to bring the cases for trial; decisions to apply, change or cancel deterrent measures; decisions to cease the cases; judgments and/or decisions of the courts; and other procedural decisions as prescribed by this Code;
b/ To participate in court sessions;
c/ To be explained on their rights and obligations;
d/ To request the change of procedure-conducting persons, experts and/or interpreters in accordance with this Code;
e/ To present documents, objects as well as claims;
f/ To defend by themselves or ask other persons to defend them;
g/ To present opinions, argue at court sessions;
h/ To have final words before the judgment deliberation;
i/ To appeal against judgments and decisions of the courts;
j/ To complain about procedural decisions and acts of the bodies and persons with procedure-conducting competence.
3. Defendants must appear in response to the subpoenas of the courts; in case of non-appearance without plausible reasons, they may be escorted; if they escape, they shall be pursued.
1. Victims are persons suffering from physical, spiritual and/or property damage caused by offenses.
2. Victims or their lawful representatives shall have the following rights:
a/ To present documents, objects as well as claims;
b/ To be informed of the investigation results;
c/ To request the change of procedure-conducting persons, experts and/or interpreters in accordance with the provisions of this Code;
d/ To suggest the compensation levels and measures to secure such compensation;
e/ To participate in court sessions; present their opinions and arguments at court sessions in order to protect their legitimate rights and interests;
f/ To complain about procedural decisions and acts of the bodies and persons with procedure-conducting competence; to appeal against court judgments and decisions regarding the compensations to be paid by, as well as the penalties imposed on, the defendants.
3. Where the criminal cases are instituted at the requests of victims as prescribed in Article 105 of this Code, the victims or their lawful representatives shall present their accusations at court sessions.
4. Victims must appear in response to the summonses of investigating bodies, procuracies or courts; if they refuse to give testimonies without plausible reasons, they may bear penal liability according to Article 308 of the Penal Code.
5. In cases where victims are deceased, their lawful representatives shall have the rights defined in this Article.
1. Civil plaintiffs are individuals, agencies or organizations suffering from damage caused by offenses and file claims for damages.
2. Civil plaintiffs or their lawful representatives shall have the following rights:
a/ To present documents, objects as well as claims;
b/ To be informed of the investigation results;
c/ To request the change of procedure-conducting persons, experts and/or interpreters in accordance with the provisions of this Code;
d/ To suggest the compensation levels and measures to secure such compensation;
e/ To participate in court sessions; to present their opinions and arguments at court sessions in order to protect their legitimate rights and interests;
f/ To complain about procedural decisions and acts of the bodies and persons with procedure-conducting competence;
g/ To appeal against court judgments and decisions regarding damage compensation.
3. Civil plaintiffs must appear in response to the summonses of investigating bodies, procuracies or subpoenas of courts, and present honestly details related to their claims for damages.
1. Civil defendants are individuals, agencies or organizations prescribed by law to pay compensation for damage caused by criminal acts.
2. Civil defendants or their lawful representatives shall have the following rights:
a/ To complain about the civil plaintiffs’ claims for damages;
b/ To present documents, objects as well as claims;
c/ To be informed of the investigation results related to the compensation requests;
d/ To request the change of procedure-conducting persons, experts and/or interpreters in accordance with this Code;
e/ To participate in court sessions; to present their opinions and arguments at court sessions to protect their legitimate rights and interests;
f/ To complain about procedural decisions and acts of the bodies and persons with procedure-conducting competence;
g/ To appeal against court judgments and decisions regarding damage compensation.
3. Civil defendants must appear in response to the summonses of investigating bodies, procuracies or subpoenas of courts, and present honestly details related to the damage compensation.
Article 54.- Persons with interests and obligations related to criminal cases
1. Persons with interests and obligations related to criminal cases or their lawful representatives shall have the following rights:
a/ To present documents, objects as well as claims;
b/ To participate in court sessions; to present their opinions and arguments at court sessions in order to protect their legitimate rights and interests;
c/ To appeal against court judgments and decisions regarding matters directly related to their interests and obligations;
d/ To complain about procedural decisions and acts of the bodies and persons with procedure-conducting competence;
2. Persons with interests and obligations related to criminal cases must be present in response to the summonses of investigating bodies, procuracies or subpoenas of courts, and present honestly details directly related to their interests and obligations.
1. Those who know details pertaining to criminal cases may all be summoned to give testimonies.
2. The following persons shall not be allowed to act as witnesses:
a/ Defense counsels of the accused or defendants;
b/ Persons with physical or mental defects which render them incapable of perceiving details of the criminal cases or incapable of giving truthful statements.
3. Witnesses shall have the following rights:
a/ To ask the bodies which have summoned them to protect their life, health, honor, dignity, property and other legitimate rights and interests when participating in the procedure;
b/ To complain about procedural decisions and acts of agencies and persons with procedure-conducting competence;
c/ To be paid by the summoning agencies the travel and other expenses as prescribed by law.
4. Witnesses shall have the following obligations:
a/ To appear in response to the summonses of investigating bodies, procuracies or subpoenas of courts; in case of deliberate absence without plausible reasons and their absence causes impediments to the investigation, prosecution or trial, they may be escorted;
b/ To honestly state all details they know about the cases.
Witnesses who refuse or shirk to testify without plausible reasons shall bear penal liability according to Article 308 of the Penal Code; if giving false testimonies, they shall bear penal liabilities according to Article 307 of the Penal Code.
1. Defense counsels may be:
a/ Lawyers;
b/ Lawful representatives of the persons in custody, the accused or defendants;
c/ People’s advocates.
2. The following persons shall not be allowed to act as defense counsels:
a/ Persons who have conducted the procedure in such cases; are next of kin of persons who conducted or are conducting the procedure in such cases;
b/ Persons who participate in such cases in the capacity as witness, expert or interpreter.
3. One defense counsel may defend many persons in custody, accused or defendants in the same case provided that the rights and interests of such persons are not conflicting. Many defense counsels may defend one person held in custody, accused or defendant.
4. Within three days counting from the date of receiving the requests of the defense counsels enclosed with papers related to the defense, the investigating bodies, procuracies or courts must consider and grant them the defense counsel’s certificates so that they can perform the defense. If refusing to grant such certificates, they must state clearly the reasons therefor.
In case of keeping persons in custody, within 24 hours as from the time of receiving the requests of the defense counsels enclosed with the papers related to the defense, the investigating bodies must consider and grant them the defense counsel’s certificates so that they can perform the defense. If refusing to grant such certificates, they must state clearly the reasons therefor.
Article 57.- Selection and change of defense counsels
1. Defense counsels shall be selected by persons kept in custody, the accused, defendants or their lawful representatives.
2. In the following cases, if the accused, defendants or their lawful representatives do not seek the assistance of defense counsels, the investigating bodies, procuracies or courts must request bar associations to assign lawyers’ offices to appoint defense counsels for such persons or request the Vietnam Fatherland Front Committees or the Front’s member organizations to appoint defense counsels for their organizations’ members:
a/ The accused or defendants charged with offenses punishable by death as the highest penalty as prescribed by the Penal Code;
b/ The accused or defendants being minors or persons with physical or mental defects.
In the cases specified at Point a and Point b, Clause 2 of this Article, the accused or defendants and their lawful representatives stall have the right to request the change of, or refuse to have, defense counsels.
3. The Vietnam Fatherland Front Committees and the Front’s member organizations shall have the right to appoint people’s advocates to defend the persons kept in custody, the accused or defendants who are their organizations’ members.
Article 58.- Rights and obligations of defense counsels
1. Defense counsels shall participate in the procedure from the initiation of criminal proceedings against the accused. In case of arresting persons under the provisions of Article 81 and Article 82 of this Code, defense counsels shall participate in the procedure from the time the custody decisions are issued. In case of necessity to keep secret the investigation of the crimes of infringing upon national security, the chairmen of procuracies shall decide to allow defense counsels to participate in the procedure from the time of termination of investigation.
2. Defense counsels shall have the following rights:
a/ To be present when testimonies are taken from the persons in custody, when the accused are interrogated, and, ask questions to the persons in custody or the accused if so consented by investigators; and to be present in other investigating activities; to read the minutes of the proceedings in which they have participated, and procedural decisions related to the persons whom they defend;
b/ To request investigating bodies to inform them in advance of the time and places of interrogating the accused so as to be present when the accused are interrogated;
c/ To request the change of procedure-conducting persons, experts and/or interpreters in accordance with the provisions of this Code;
d/ To collect documents, objects and details related to their defense from the persons in custody, the accused, defendants, their next of kin or from agencies, organizations and individuals at the requests of the persons in custody, the accused or defendants, provided that they are not classified as State secrets or working secrets;
e/ To present documents, objects as well as claims;
f/ To meet the persons kept in custody; to meet the accused or defendants being under temporary detention;
g/ To read, take notes of and copy records in the case files, which are related to their defense, after the termination of investigation according to law provisions;
i/ To participate in questioning and arguing at court sessions;
j/ To complain about procedural decisions and acts of the bodies and persons with procedure-conducting competence;
k/ To appeal against court judgments or decisions if the defendants are minors or persons with physical or mental defects as prescribed at Point b, Clause 2 of Article 57 of this Code.
3. Defense counsels shall have the following obligations:
a/ To apply every measure prescribed by law to clarify the details to prove the innocence of the persons in custody, the accused or defendants as well as circumstances to mitigate the penal liability of the accused or defendants.
Depending on each stage of the procedure, when collecting documents and/or objects related to the cases, defense counsels shall have to deliver them to investigating bodies, procuracies or courts. The delivery and receipt of such documents and objects between defense counsels and the procedure-conducting bodies must be recorded in a minutes according to Article 95 of this Code;
b/ To provide legal assistance to the persons in custody, the accused or defendants in order to defend their legitimate rights and interests;
c/ Not to refuse to defend the persons in custody, the accused or defendants whom they have undertaken to defend if they have no plausible reasons therefor.
d/ To respect truth and law; not to bribe, force or incite other persons to give false statements or supply untruthful documents;
e/ To appear in response to court subpoenas;
d/ Not to disclose investigation secrets they know while performing the defense; not to use notes taken and/or copied from the case files for the purpose of infringing upon the State’s interests; the legitimate rights and interests of agencies, organizations and individuals;
4. Defense counsels who act against laws shall, depending on the nature and seriousness of their violations, have their defense counsel’s certificates revoked, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they shall have to pay compensation therefor according to law provisions.
Article 59.- Defense counsels of interests of involved parties
1. Victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to criminal cases shall all have the right to ask lawyers, people’s advocates or other persons, who are accepted by investigating bodies, procuracies or courts, to protect their interests.
2. Defense counsels of the interests of the involved parties may participate in the procedure from the time when criminal proceedings are initiated against the accused.
3. Defense counsels of the interests of the involved parties shall have the following rights:
a/ To produce documents, objects as well as claims;
b/ After the investigation completes, to read, take note of and copy documents in the case files, which are related to the protection of the interests of the involved parties according to law provisions;
c/ To participate in questioning and arguing at court sessions; to read the minutes of court sessions;
d/ To complain about procedural decisions and acts of the bodies and persons with procedure-conducting competence.
Defense counsels of the interests of victims, civil plaintiffs, civil defendants shall have the right to request the change of procedure-conducting persons, experts and/or interpreters in accordance with the provisions of this Code.
For involved parties being minors or persons with physical or mental defects, the defense counsels of their interests shall have the right to be present when the procedure-conducting bodies are taking statements from the persons whom they protect; to appeal parts of court judgments or decisions regarding the interests and obligations of the persons whom they protect.
4. The defense counsels of the interests of the involved parties shall have the following obligations:
a/ To apply all measures prescribed by law to contribute to clarifying the truths of the cases;
b/ To provide the involved parties with legal assistance in order to protect their legitimate rights and interests.
1. Experts are persons possessing necessary knowledge about the domains to be expertised, who are invited by the procedure-conducting bodies according to law provisions.
2. Experts shall have the following rights:
a/ To study documents of the cases, which are related to the to be-expertized objects;
b/ To request the expertise-soliciting bodies to supply documents necessary for the conclusion;
c/ To join the interrogation, taking of statements and to ask questions about matters related to the to be-expertized objects;
d/ To refuse to expertise in cases if they are not given enough time for the expertise; are supplied with documents which are inadequate or invalid for making conclusions; or the contents asked to be expertised are beyond their expert knowledge;
e/ To write their own conclusions in the written general conclusions if disagreeing with the general conclusions in cases where the expertise has been conducted by a group of experts.
3. Experts must appear in response to the summonses of investigating bodies, procuracies or subpoenas of courts; they must not disclose investigation secrets which they know while participating in the procedure in the capacity as expert.
Experts who refuse to make expertise conclusions without plausible reasons shall bear penal liability under Article 308 of the Penal Code. If making false conclusions, they shall bear penal liability under Article 307 of the Penal Code.
4. Experts must refuse to participate in the criminal procedure or be changed if:
a/ They fall into one of the cases defined in Clause 1 and Clause 3, Article 42 of this Code;
b/ They have conducted the procedure in the capacity as head, deputy head of the investigating body, investigator, chairman or vice-chairman of the procuracy, procurator, president or vice-president of the court, judge, juror or court clerk, or have participated in the capacity as defense counsel, witness or interpreter in such cases.
The change of experts shall be decided by the expertise-soliciting agencies.
1. Interpreters shall be required by investigating bodies, procuracies or courts in cases where the procedures are participated by persons who cannot use Vietnamese.
2. Interpreters must appear in response to the summonses of investigating bodies, procuracies or subpoenas of courts and must interpret truthfully, must not disclose investigation secrets; if they interpret falsely, the interpreters shall bear penal liability according to Article 307 of the Penal Code.
3. Interpreters must refuse to participate in the procedure or be changed if:
a/ They fall into one of the cases defined in Clause 1 and Clause 3, Article 42 of this Code;
b/ They have conducted the procedure in the capacity as head, deputy head of the investigating body, investigator, chairman or vice-chairman of the procuracy, procurator, president or vice-president of the court, judge, juror or court clerk, or have participated in the capacity as defense counsel, witness or expert in such cases.
The change of interpreters shall be decided by the requesting agencies.
4. The provisions of this Article shall also apply to persons who know signs of the dumb and the deaf.
Article 62.- Responsibility to explain and guarantee the exercise of the rights and the performance of obligations of participants in the procedure
The procedure-conducing bodies and persons shall have to explain and guarantee the exercise of the rights and the performance of obligations of participants in the procedure in accordance with of this Code. The explanation must be recorded in a minutes.