Chương XI Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Đối chất và nhận dạng
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
LẤY LỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG, NGƯỜI BỊ HẠI, NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ, BỊ ĐƠN DÂN SỰ, NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ LIÊN QUAN ĐẾN VỤ ÁN. ĐỐI CHẤT VÀ NHẬN DẠNG
Điều 133. Triệu tập người làm chứng
1. Khi triệu tập người làm chứng, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập người làm chứng phải ghi rõ họ tên, chỗ ở của người làm chứng, ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm có mặt; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng.
2. Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làm việc. Các cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ.
Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận.
3. Giấy triệu tập người làm chứng chưa đủ 16 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác của họ.
4. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập người làm chứng. Việc triệu tập người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều này.
Điều 134. Dẫn giải người làm chứng
1. Trong trường hợp người làm chứng đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc họ vắng mặt gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố thì cơ quan đã triệu tập người làm chứng có thể ra quyết định dẫn giải.
2. Quyết định dẫn giải người làm chứng ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt.
3. Người thi hành quyết định dẫn giải phải đọc, giải thích quyền và nghĩa vụ của người làm chứng và lập biên bản về việc dẫn giải theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
4. Không được dẫn giải người làm chứng vào ban đêm.
Điều 135. Lấy lời khai người làm chứng
1. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó.
2. Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc với nhau trong thời gian lấy lời khai.
3. Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ. Việc này phải được ghi vào biên bản.
4. Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên cần xác minh mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, người bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Điều tra viên cần yêu cầu người làm chứng kể hoặc viết lại những gì mà họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi. Không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý.
5. Khi lấy lời khai của người làm chứng dưới 16 tuổi phải mời cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự.
6. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo quy định tại Điều này.
Điều 136. Biên bản ghi lời khai của người làm chứng
Biên bản ghi lời khai của người làm chứng phải được lập theo quy định tại các điều 95, 125 và 132 của Bộ luật này.
Điều 137. Triệu tập, lấy lời khai của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Việc triệu tập, lấy lời khai của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định tại các điều 133, 135 và 136 của Bộ luật này.
1. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người thì Điều tra viên tiến hành đối chất.
2. Nếu có người làm chứng hoặc người bị hại tham gia đối chất thì trước tiên Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải được ghi vào biên bản.
3. Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Khi đã nghe những lời khai trong đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.
Điều tra viên cũng có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải được ghi vào biên bản.
Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai lần trước của họ.
4. Biên bản đối chất phải lập theo quy định tại các điều 95, 125 và 132 của Bộ luật này.
5. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất. Việc đối chất được tiến hành theo quy định tại Điều này.
1. Khi cần thiết, Điều tra viên có thể mời người hoặc đưa vật, ảnh cho người làm chứng, người bị hại hoặc bị can nhận dạng.
Điều tra viên phải hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được.
2. Số người, vật hoặc ảnh đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba và về bề ngoài phải tương tự giống nhau. Đối với việc nhận dạng tử thi thì không áp dụng nguyên tắc này.
Trong trường hợp đặc biệt có thể cho xác nhận người qua tiếng nói.
3. Nếu người làm chứng hay người bị hại là người nhận dạng thì trước khi tiến hành, Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối. Việc giải thích đó phải được ghi vào biên bản.
4. Trong khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý. Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận người, vật hay ảnh đó.
Việc tiến hành nhận dạng phải có mặt người chứng kiến.
5. Biên bản nhận dạng phải được lập theo quy định tại các điều 95, 125 và 132 của Bộ luật này. Trong biên bản cần ghi rõ nhân thân của người nhận dạng và của những người được đưa ra để nhận dạng; những đặc điểm của vật, ảnh được đưa ra để nhận dạng; các lời khai báo, trình bày của người nhận dạng.
1. Khi triệu tập người làm chứng, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập người làm chứng phải ghi rõ họ tên, chỗ ở của người làm chứng, ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm có mặt; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng.
2. Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làm việc. Các cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ.
Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận.
3. Giấy triệu tập người làm chứng chưa đủ 16 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác của họ.
4. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập người làm chứng. Việc triệu tập người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều này.
1. Trong trường hợp người làm chứng đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc họ vắng mặt gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố thì cơ quan đã triệu tập người làm chứng có thể ra quyết định dẫn giải.
2. Quyết định dẫn giải người làm chứng ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt.
3. Người thi hành quyết định dẫn giải phải đọc, giải thích quyền và nghĩa vụ của người làm chứng và lập biên bản về việc dẫn giải theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
4. Không được dẫn giải người làm chứng vào ban đêm.
1. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó.
2. Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc với nhau trong thời gian lấy lời khai.
3. Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ. Việc này phải được ghi vào biên bản.
4. Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên cần xác minh mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, người bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Điều tra viên cần yêu cầu người làm chứng kể hoặc viết lại những gì mà họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi. Không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý.
5. Khi lấy lời khai của người làm chứng dưới 16 tuổi phải mời cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự.
6. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo quy định tại Điều này.
1. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người thì Điều tra viên tiến hành đối chất.
2. Nếu có người làm chứng hoặc người bị hại tham gia đối chất thì trước tiên Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải được ghi vào biên bản.
3. Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Khi đã nghe những lời khai trong đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.
Điều tra viên cũng có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải được ghi vào biên bản.
Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai lần trước của họ.
4. Biên bản đối chất phải lập theo quy định tại các điều 95, 125 và 132 của Bộ luật này.
5. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất. Việc đối chất được tiến hành theo quy định tại Điều này.
1. Khi cần thiết, Điều tra viên có thể mời người hoặc đưa vật, ảnh cho người làm chứng, người bị hại hoặc bị can nhận dạng.
Điều tra viên phải hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được.
2. Số người, vật hoặc ảnh đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba và về bề ngoài phải tương tự giống nhau. Đối với việc nhận dạng tử thi thì không áp dụng nguyên tắc này.
Trong trường hợp đặc biệt có thể cho xác nhận người qua tiếng nói.
3. Nếu người làm chứng hay người bị hại là người nhận dạng thì trước khi tiến hành, Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối. Việc giải thích đó phải được ghi vào biên bản.
4. Trong khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý. Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận người, vật hay ảnh đó.
Việc tiến hành nhận dạng phải có mặt người chứng kiến.
5. Biên bản nhận dạng phải được lập theo quy định tại các điều 95, 125 và 132 của Bộ luật này. Trong biên bản cần ghi rõ nhân thân của người nhận dạng và của những người được đưa ra để nhận dạng; những đặc điểm của vật, ảnh được đưa ra để nhận dạng; các lời khai báo, trình bày của người nhận dạng.
Chapter XI: TAKING STATEMENTS OF WITNESSES, VICTIMS, CIVIL PLAINTIFFS, CIVIL DEFENDANTS, PERSONS WITH INTERESTS AND OBLIGATIONS RELATED TO THE CASES, CONFRONTATION AND IDENTIFICATION
Article 133.- Summoning of witnesses
1. To summon witnesses, investigators must send to them summonses. Such a summons must contain the full name and residence of the witness, the date, hour and place for his/her appearance; the person whom he/she will meet and his/her responsibility for non-appearance without plausible reasons.
2. Summonses shall be handed directly to the witnesses or through the administrations of the communes, wards or townships where they reside or the agencies or organizations where they work. These agencies or organizations shall have to create conditions for the witnesses to perform their obligations.
Under all circumstances, signatures shall be required for the handing and receipt of summonses.
3. Summonses of witnesses aged under full 16 years shall be handed to their parents or other lawful representatives.
4. In case of necessity, procurators may summon witnesses. The summoning of witnesses shall comply with the provisions of this Article.
Article 134.- Escort of witnesses
1. Where witnesses have been summoned by investigating bodies, procuracies or courts but they deliberately refuse to appear without plausible reasons and their absence causes obstruction to the investigation, prosecution or adjudication, the bodies which have summoned them may issue decisions to escort them.
2. Decisions to escort witnesses must contain the time and place of their issuance; full names and positions of their issuers; full names, birth dates and residential places of the witnesses; the time and places for their appearance.
3. The executors of escort decisions must read the decisions to the witnesses, explain their rights and obligations, and make the minutes of the escort as prescribed in Article 95 of this Code.
4. It is forbidden to escort witnesses at night.
Article 135.- Taking statements of witnesses
1. Statements of witnesses shall be taken at the places of investigation or at their residences or working places.
2. If a case involves many witnesses, the statements of each witness must be taken separately and the witnesses shall not be let contact one another in the course of taking statements.
3. Before taking statements from witnesses, investigators must explain to them their rights and obligations. This must be recorded in the minutes.
4. Before inquiring into the contents of the cases, investigators should verify the relationships between the witnesses and the accused, victims and other details related to the witnesses’ personal identity. Before asking questions, investigators should request witnesses to relate or write what they know about the cases. Raising questions of suggestive nature shall not be allowed.
5. When taking statements of witnesses aged under 16 years, their parents, other lawful representatives or their teachers must be invited to attend.
6. In case of necessity, procurators may take statements of witnesses. The taking of statements of witnesses shall comply with the provisions of this Article.
Article 136.- Minutes of witnesses’ statements
Minutes of witnesses’ statements must be made according to Articles 95, 125 and 132 of this Code.
Article 137.- Summoning, and taking statements of, victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases
The summoning, and taking statements of, victims, civil plaintiffs, civil defendants and persons with interests and obligations related to the cases shall comply with the provisions of Articles 133, 135 and 136 of this Code.
1. Where exist contradictions in the statements of two or more persons, investigators shall conduct confrontation.
2. If witnesses or victims participate in the confrontation, investigators must, first of all, explain to them their responsibility for refusing or shirking to give statements or deliberately giving false statements. This must be recorded in the minutes.
3. To begin the confrontation, investigators shall ask about the relationships between persons participating in the confrontation, then about circumstances required to be clarified. After hearing statements in the confrontation, investigators may further put questions to each person.
Investigators may also let persons participating in the confrontation ask one another and their questions and answers must be recorded in the minutes.
Only after persons participating in the confrontation give their statements shall their previous statements be repeated.
4. Confrontation minutes must be made according to the provisions of Articles 95, 125 and 132 of this Code.
5. In case of necessity, procurators may conduct confrontation. Such confrontation shall comply with the provisions of this Article.
1. When necessary, investigators may invite persons or give objects or photos to witnesses, victims or the accused for identification.
Investigators must ask in advance the identifying persons about details, traces and characteristics owing to which they may make identification.
2. The number of persons, things or photos presented for identification must be at least three and their appearances must be similar. For identification of corpses, this principle shall not be applied.
In special cases, identification of persons may be made through their voices.
3. If witnesses or victims act as identifying persons, before conducting the identification, investors must explain to them their responsibility for refusing or shirking to give statements or deliberately giving false statements. Such explanation must be recorded in the minutes.
4. In the course of identification, investigators must not put questions of suggestive nature. After the identifying persons have identified a person, an object or a photo among those presented for identification, investigators shall request them to explain which traces or characteristics they have relied on for identifying such person, object or photo.
Identification must be conducted in the presence of witnesses.
5. Identification minutes must be made according to Articles 95, 125 ad 132 of this Code. Such a minutes should contain the personal details of identifying persons and persons shown for identification; characteristics of objects or photos presented for identification; statements and presentations given by identifying persons.