Chương X Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Khởi tố bị can và hỏi cung bị can
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
KHỞI TỐ BỊ CAN VÀ HỎI CUNG BỊ CAN
1. Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
2. Quyết định khởi tố bị can ghi rõ: thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.
Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.
3. Sau khi khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải chụp ảnh, lập danh chỉ bản của bị can và đưa vào hồ sơ vụ án.
4. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.
5. Trong trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi phạm tội chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
6. Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can của mình hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay cho người đã bị khởi tố. Việc giao nhận các quyết định nói trên phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
Điều 127. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
1. Khi tiến hành điều tra, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn hành vi phạm tội khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can.
2. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi các quyết định này và tài liệu có liên quan đến việc thay đổi hoặc bổ sung đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
3. Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của mình hoặc quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay cho người đã bị khởi tố. Việc giao nhận các quyết định nói trên phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
Điều 128. Tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm
Khi xét thấy việc bị can tiếp tục giữ chức vụ gây khó khăn cho việc điều tra thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can tạm đình chỉ chức vụ của bị can. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức này phải trả lời bằng văn bản cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã kiến nghị biết.
1. Khi triệu tập bị can, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng.
2. Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cho cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can.
Khi nhận giấy triệu tập, bị can phải ký nhận, có ghi rõ ngày, giờ nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập bị can; nếu bị can không ký nhận thì phải lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập bị can; nếu bị can vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho một người đã thành niên trong gia đình để ký xác nhận và chuyển cho bị can. Bị can đang bị tạm giam được triệu tập thông qua Ban giám thị trại tạm giam.
3. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.
4. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập bị can. Việc triệu tập bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.
Điều 130. Áp giải bị can tại ngoại
1. Quyết định áp giải bị can ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can; tội danh mà bị can đã bị khởi tố; thời gian, địa điểm bị can phải có mặt.
2. Người thi hành quyết định áp giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
3. Không được áp giải bị can vào ban đêm.
1. Việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó.
Trước khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Việc này phải được ghi vào biên bản.
Nếu vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can tự viết lời khai của mình.
2. Không hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
3. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể hỏi cung bị can. Việc hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.
4. Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 299 hoặc Điều 298 của Bộ luật hình sự.
Điều 132. Biên bản hỏi cung bị can
1. Biên bản hỏi cung bị can phải được lập theo quy định tại Điều 95 và Điều 125 của Bộ luật này.
Mỗi lần hỏi cung đều phải lập biên bản. Biên bản phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời. Nghiêm cấm Điều tra viên tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can.
2. Sau khi hỏi cung, Điều tra viên đọc lại biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trong trường hợp có bổ sung và sửa chữa biên bản thì bị can và Điều tra viên cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang của biên bản. Trong trường hợp bị can tự viết lời khai thì Điều tra viên và bị can cùng ký xác nhận tờ khai đó.
Nếu việc hỏi cung được ghi âm thì sau khi hỏi cung, phải phát lại để bị can và Điều tra viên cùng nghe. Biên bản phải ghi lại nội dung việc hỏi cung, bị can và Điều tra viên cùng ký xác nhận.
Trong trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì Điều tra viên phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết được quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch. Người phiên dịch và bị can cùng ký vào từng trang của biên bản hỏi cung.
3. Khi hỏi cung có mặt người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can thì Điều tra viên phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện hợp pháp cùng ký vào biên bản hỏi cung.
Trong trường hợp người bào chữa được hỏi bị can thì trong biên bản phải ghi đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can.
4. Trong trường hợp Kiểm sát viên hỏi cung bị can thì phải thực hiện theo quy định của Điều này.
1. Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
2. Quyết định khởi tố bị can ghi rõ: thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.
Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.
3. Sau khi khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải chụp ảnh, lập danh chỉ bản của bị can và đưa vào hồ sơ vụ án.
4. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.
5. Trong trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi phạm tội chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
6. Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can của mình hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay cho người đã bị khởi tố. Việc giao nhận các quyết định nói trên phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
1. Khi tiến hành điều tra, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn hành vi phạm tội khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can.
2. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi các quyết định này và tài liệu có liên quan đến việc thay đổi hoặc bổ sung đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
3. Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của mình hoặc quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay cho người đã bị khởi tố. Việc giao nhận các quyết định nói trên phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
Khi xét thấy việc bị can tiếp tục giữ chức vụ gây khó khăn cho việc điều tra thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can tạm đình chỉ chức vụ của bị can. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức này phải trả lời bằng văn bản cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã kiến nghị biết.
1. Khi triệu tập bị can, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng.
2. Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cho cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can.
Khi nhận giấy triệu tập, bị can phải ký nhận, có ghi rõ ngày, giờ nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập bị can; nếu bị can không ký nhận thì phải lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập bị can; nếu bị can vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho một người đã thành niên trong gia đình để ký xác nhận và chuyển cho bị can. Bị can đang bị tạm giam được triệu tập thông qua Ban giám thị trại tạm giam.
3. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.
4. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập bị can. Việc triệu tập bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.
1. Quyết định áp giải bị can ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can; tội danh mà bị can đã bị khởi tố; thời gian, địa điểm bị can phải có mặt.
2. Người thi hành quyết định áp giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
3. Không được áp giải bị can vào ban đêm.
1. Việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó.
Trước khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Việc này phải được ghi vào biên bản.
Nếu vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can tự viết lời khai của mình.
2. Không hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
3. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể hỏi cung bị can. Việc hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.
4. Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 299 hoặc Điều 298 của Bộ luật hình sự.
1. Biên bản hỏi cung bị can phải được lập theo quy định tại Điều 95 và Điều 125 của Bộ luật này.
Mỗi lần hỏi cung đều phải lập biên bản. Biên bản phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời. Nghiêm cấm Điều tra viên tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can.
2. Sau khi hỏi cung, Điều tra viên đọc lại biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trong trường hợp có bổ sung và sửa chữa biên bản thì bị can và Điều tra viên cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang của biên bản. Trong trường hợp bị can tự viết lời khai thì Điều tra viên và bị can cùng ký xác nhận tờ khai đó.
Nếu việc hỏi cung được ghi âm thì sau khi hỏi cung, phải phát lại để bị can và Điều tra viên cùng nghe. Biên bản phải ghi lại nội dung việc hỏi cung, bị can và Điều tra viên cùng ký xác nhận.
Trong trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì Điều tra viên phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết được quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch. Người phiên dịch và bị can cùng ký vào từng trang của biên bản hỏi cung.
3. Khi hỏi cung có mặt người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can thì Điều tra viên phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện hợp pháp cùng ký vào biên bản hỏi cung.
Trong trường hợp người bào chữa được hỏi bị can thì trong biên bản phải ghi đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can.
4. Trong trường hợp Kiểm sát viên hỏi cung bị can thì phải thực hiện theo quy định của Điều này.
Chapter X: INITIATION OF CRIMINAL PROCEEDINGS AGAINST THE ACCUSED AND INTERROGATION OF THE ACCUSED
Article 126.- Initiation of criminal proceedings against the accused
1. When having sufficient grounds to determine that persons have committed criminal acts, the investigating body shall issue decisions to initiate criminal proceedings against the accused.
2. A decision to initiate criminal proceedings against the accused shall contain the time and place of its issuance; full name and position of its issuer; full name, birth date, occupation and family conditions of the accused; which offense the accused is charged with, under which articles of the Penal Code; time and place of commission of the offense, and other circumstances of the offense.
If the accused is charged with many different offenses, the decision to initiate criminal proceedings against him/her must contain the title of each offense and the applicable articles of the Penal Code.
3. After initiating proceedings against the accused, investigating bodies must take photographs and compile personal records of the accused and put them in the case files.
4. Within 24 hours after issuing the decisions to initiate criminal proceedings against the accused, the investigating bodies must send them to the procuracies of the same level for consideration and approval. Within three days after receiving such decisions, the procuracies must issue decisions to approve or cancel them and immediately send their decisions to the investigating bodies.
5. Where they detect that there are offenders against whom criminal proceedings have not yet been initiated, the procuracies shall request the investigating bodies to issue the decisions to initiate criminal proceedings against such offenders.
After receiving the files and investigation conclusions, if the procuracies detect other offenders in the cases against whom criminal proceedings have not yet been initiated, the procuracies shall issue decisions to initiate criminal proceedings against the accused. Within 24 hours after issuing such decisions, the procuracies must send them to the investigating bodies for investigation.
6. The investigating bodies must immediately hand their decisions or the procuracies’ decisions to initiate criminal proceedings against the accused or such to the accused and explain on their rights and obligations prescribed in Article 49 of this Code. After receiving the procuracies’ decisions to approve or cancel the decisions to initiate criminal proceedings against the accused, the investigating bodies must immediately hand them to the persons against whom criminal proceedings are initiated. The handing and receipt of these decisions must be recorded in the minutes prescribed in Article 95 of this Code.
Article 127.- Change or supplementation of decisions to initiate criminal proceedings against the accused
1. While conducting investigation, if having grounds to determine that the criminal acts committed by the accused do not constitute the offenses for which criminal cases have been instituted against them or there remain other criminal acts, the investigating bodies or procuracies shall issue decisions to change or supplement the decisions to initiate criminal proceedings against the accused.
2. Within 24 hours after issuing the decisions to change or supplement the decisions to initiate criminal proceedings against the accused, the investigating bodies must send their decisions together with documents related to such change or supplementation to the procuracies of the same level for consideration and approval. Within three days after receiving the decisions to change or supplement the decisions to initiate criminal proceedings against the accused, the procuracies must decide to approve or cancel such decisions.
Within 24 hours after issuing the decisions to change or supplement the decisions to initiate criminal proceedings against the accused, the procuracies must send them to the investigating bodies for investigation.
3. The investigating bodies must immediately hand to the accused the decisions to change or supplement their decisions to initiate criminal proceedings against the accused or the procuracies’ decisions to change or supplement their decisions to initiate criminal proceedings against the accused and explain on their rights and obligations prescribed in Article 49 of this Code. After receiving the procuracies’ decisions to approve or cancel the decisions to change or supplement the decisions to initiate criminal proceedings against the accused, the investigating bodies must immediately hand them to the accused. The handing and receipt of the above-said decisions must be recorded in the minutes prescribed in Article 95 of this Code.
Article 128.- Suspension of the accused from their current positions
When deeming that the accused’s continued holding of their positions would cause difficulties to the investigation, the investigating bodies or procuracies shall have the right to propose the agencies or organizations with competence to manage the accused to suspend the accused from their positions. Within seven days after receiving such proposals, these agencies or organizations must reply in writing the proposing investigating bodies or procuracies.
Article 129.- Summoning of the accused
1. When summoning the accused, investigators must send summonses to them. Such summons must contain the full name and residence of the accused, date, hour, and place of his/her presence; the person he/she will meet, and his/her responsibility for non-appearance without plausible reasons.
2. The summonses to the accused shall be sent to the administrations of the communes, wards or townships where the accused reside or to the agencies or organizations where they work. The agencies or organizations receiving the summonses shall have to immediately deliver them to the accused.
Upon receiving the summonses, the accused must sign for certification of the receipt thereof, clearly writing the hour and date of receipt thereon. The deliverers of the summonses must deliver the portions of the summonses containing the signatures of the accused to the summoning bodies; if the accused refuse to sign, the minutes thereof must be made and sent to the summoning bodies; if the accused are absent, the summonses may be handed to an adult member of their families to sign for certification and hand the summonses to the accused. For the accused being in temporary detention, they shall be summoned through the superintending boards of the detention centers.
3. The accused must appear in response to the summonses. If they are absent without plausible reasons or show signs of escape, investigators may issue decisions to escort them.
4. In case of necessity, procurators may summon the accused. The summoning of the accused shall comply with the provisions of this Article.
Article 130.- Escort of the accused on bail
1. A decision to escort the accused shall contain the time and place of its issuance; full name and position of its issuer; full name, birth date and residence of the accused; the offense with which the accused has been charged; the time and the place for the accused to appear;
2. Executors of the escort decisions must read, explain the decisions, and make minutes of the escort as prescribed in Article 95 of this Code.
3. It is forbidden to escort the accused at night.
Article 131.- Interrogation of the accused
1. The interrogation of the accused must be conducted by investigators immediately after the decisions to initiate criminal proceedings against the accused are issued. The accused may be interrogated at the places of investigation or at their residences.
Before conducting the interrogation, investigators must read the decisions to initiate criminal proceedings against the accused and clearly explain to the accused about their rights and obligations prescribed in Article 49 of this Code. This must be recorded in the minutes.
If a case involves many accused, each of them shall be questioned separately and they shall not be allowed to contact one another. The accused may be allowed to write by themselves their statements.
2. It is forbidden to conduct interrogation at night, except for cases where interrogation cannot be delayed, provided that the reasons therefor must be clearly recorded in the minutes.
3. In case of necessity, procurators may interrogate the accused. The interrogation of the accused shall comply with the provisions of this Article.
4. Investigators or procurators who extort statements from the accused or apply corporal punishment to the accused must bear penal liability prescribed in Article 299 or Article 298 of the Penal Code.
Article 132.- Minutes of interrogation of the accused
1. The minutes of interrogation of the accused must be made according to Article 95 and Article 125 of this Code.
A minutes must be made for each time of interrogation. It must contain all statements of the accused, questions and answers. Investigators are strictly forbidden to add, cut or modify by themselves the statements of the accused.
2. After the interrogation, investigators shall read the minutes to the accused or let the accused read them. In case of supplementing or modifying the minutes, the accused and investigators both sign for certification. If the minutes consist of many pages, the accused shall sign every page. Where the accused write their statements by themselves, the investigators and the accused shall sign such written statements for certification.
Should the interrogation is audio-recorded, such records, at the end of the interrogation, must be played back for the accused and the investigators to listen to. The minutes must be recorded with the contents of the interrogation and be signed for certification by the accused and the investigators.
Where the interrogation of the accused is conducted with the aid of interpreters, the investigators must explain the interpreters’ rights and obligations, and also inform the accused of their right to request change of the interpreters. The interpreters and the accused shall both sign every page of the interrogation minutes.
3. When conducting interrogations in the presence of the defense counsels and/or lawful representatives of the accused, the investigators must explain to these persons their rights and obligations in the course of interrogation of the accused. The accused, the defense counsels and/or lawful representatives shall all sign the interrogation minutes.
Where the counsel defenses are allowed to question the accused, the minutes must contain fully the questions of the defense counsels and the answers of the accused.
4. In cases where procurators interrogate the accused, they must observe the provisions of this Article.