Chương XVII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Chuẩn bị xét xử
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều 176. Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử ;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.
Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Điều 177. Áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, trừ việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án quyết định.
Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ luật này.
Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Điều 178. Nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ:
1. Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo;
2. Tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát áp dụng đối với hành vi của bị cáo;
3. Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
4. Xử công khai hay xử kín;
5. Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết, nếu có;
6. Họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên toà; họ tên Kiểm sát viên dự khuyết, nếu có;
7. Họ tên người bào chữa, nếu có;
8. Họ tên người phiên dịch, nếu có;
9. Họ tên những người được triệu tập để xét hỏi tại phiên toà;
10. Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên toà.
Điều 179. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây:
a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;
b) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác;
c) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Những vấn đề cần điều tra bổ sung phải được nêu rõ trong quyết định yêu cầu điều tra bổ sung.
2. Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết.
Trong trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu bổ sung và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án.
Điều 180. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án
Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 160 của Bộ luật này; ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 107 của Bộ luật này hoặc khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên toà.
Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 164 của Bộ luật này.
Điều 181. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Nếu xét thấy có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 của Bộ luật này hoặc có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo theo quy định tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự, thì Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án.
Điều 182. Việc giao các quyết định của Tòa án
1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa, chậm nhất là mười ngày trước khi mở phiên tòa.
Trong trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử và bản cáo trạng được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo.
2. Quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án phải được giao cho bị can, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo; những người khác tham tố tụng thì được gửi giấy báo.
3. Quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
4. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn phải được gửi ngay cho bị can, bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, trại tạm giam nơi bị can, bị cáo đang bị tạm giam.
Điều 183. Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa
Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.
1. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử ;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.
Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, trừ việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án quyết định.
Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ luật này.
Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ:
1. Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo;
2. Tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát áp dụng đối với hành vi của bị cáo;
3. Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
4. Xử công khai hay xử kín;
5. Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết, nếu có;
6. Họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên toà; họ tên Kiểm sát viên dự khuyết, nếu có;
7. Họ tên người bào chữa, nếu có;
8. Họ tên người phiên dịch, nếu có;
9. Họ tên những người được triệu tập để xét hỏi tại phiên toà;
10. Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên toà.
1. Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây:
a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;
b) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác;
c) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Những vấn đề cần điều tra bổ sung phải được nêu rõ trong quyết định yêu cầu điều tra bổ sung.
2. Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết.
Trong trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu bổ sung và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án.
Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 160 của Bộ luật này; ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 107 của Bộ luật này hoặc khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên toà.
Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 164 của Bộ luật này.
Nếu xét thấy có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 của Bộ luật này hoặc có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo theo quy định tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự, thì Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án.
1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa, chậm nhất là mười ngày trước khi mở phiên tòa.
Trong trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử và bản cáo trạng được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo.
2. Quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án phải được giao cho bị can, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo; những người khác tham tố tụng thì được gửi giấy báo.
3. Quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
4. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn phải được gửi ngay cho bị can, bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, trại tạm giam nơi bị can, bị cáo đang bị tạm giam.
Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.
Chapter XVII: TRIAL PREPARATION
Article 176.- Trial preparation time limits
1. After receiving the case files, the judges assigned to preside over the court sessions shall have to study the files, settle complaints and requests of the participants in the procedure and perform other tasks necessary for opening court sessions.
2. Within thirty days for less serious offenses, forty five days for serious offenses, two months for very serious offenses and three months for especially serious offenses, counting from the date of receipt of the case files, the judges assigned to preside over court sessions must issue one of the following decisions:
a/ To bring the case for trial;
b/ To return the file for additional investigation;
c/ To cease or suspend the case.
For complicated cases, the presidents of courts may decide to prolong the trial preparation time limits for no more than fifteen days for less serious offenses and serious offenses, and for no more than thirty days for very serious offenses and especially serious offenses. Such prolongation must be immediately notified to the procuracies of the same level.
Within fifteen days after issuing decisions to bring the cases for trial, the courts must open court sessions; where they have plausible reasons, the courts may open court sessions within thirty days.
For the cases returned for additional investigation, within fifteen days after receiving back the files, the judges assigned to preside over the court sessions must issue decisions to bring the cases for trial.
Article 177.- Application, change or cancellation of deterrent measures
After receiving the case files, the judges assigned to preside over the court sessions shall have the right to decide to apply, change or cancel deterrent measures, excluding the application, change or cancellation of the temporary detention measure, which shall be decided by the presidents or vice-presidents of courts.
The time limits for temporary detention for trial preparation shall not exceed the trial preparation time limits defined in Article 176 of this Code.
For defendants in temporary detention but the time limit for their temporary detention expires on the date of opening the court sessions, if deeming their continued temporary detention necessary in order to complete the trial, the courts shall issue orders on temporary detention till the closing of the court sessions.
Article 178.- Contents of decisions to bring cases for trial
A decision to bring a case for trial must contain:
1. The full name, birth date, birth place, occupation and residence of the defendant;
2. The title of the offense and articles of the Penal Code applied by the procuracy to the act committed by the defendant;
3. The date, hour and venue of opening the court session;
4. Public or closed-door trial;
5. The full names of the judge, jurors and court clerk; the full names of alternate judge and jurors, if any;
6. The full name of the procurator to participate in the court session; the full name of the alternate procurator, if any;
7. The full name of the defense counsel, if any;
8. The full name of the interpreter, if any;
9. The full names of persons summoned for questioning at the court session;
10. Exhibits to be presented for examination at the court session.
Article 179.- Decisions to return files for additional investigation
1. Judges shall issue decisions to return files to procuracies for additional investigation in the following cases:
a/ Where important evidences in the cases need to be further examined, which cannot be supplemented at the court session;
b/ Where there are grounds to believe that the defendant has committed another offense or there is another accomplice;
c/ Where serious violations of the procedure are detected.
The matters required to be additionally investigated must be clearly stated in the decisions requesting the additional investigation.
2. If the additional investigation results lead to the cessation of the cases, the procuracies shall issue decisions to cease the cases and notify the courts thereof.
In cases where the procuracies cannot supplement the matters as requested by the courts and keep their prosecution decisions unchanged, the courts shall still proceed with the trial.
Article 180.- Decisions to suspend or cease cases
Judges shall issue decisions to cease cases when there are grounds prescribed in Article 160 of this Code; issue decisions to cease cases when there is one of the grounds prescribed in Clause 2 of Article 105 and Points 3, 4, 5, 6 and 7 of Article 107 of this Code, or when the procuracies withdraw the entire prosecution decisions before the opening of court sessions.
Where a case involves many accused or defendants while the grounds for suspension or cessation of the case do not relate to all of the accused or defendants, the case may be suspended or ceased for each of them.
A decision to cease a case must contain the contents specified in Clause 3, Article 164 of this Code.
Article 181.- Withdrawal of prosecution decisions by procuracies
If deeming that there is one of the grounds prescribed in Article 107 of this Code or there are grounds to exempt the accused or defendants from penal liability under the provisions of Article 19, Article 25, and Clause 2 of Article 69 of the Penal Code, the procuracies shall withdraw prosecution decisions before the opening of court sessions and propose the courts to cease the cases.
Article 182.- Handing of court decisions
1. Decisions to bring the cases for trial must be handed to the defendants, their lawful representatives and defense counsels at least ten days before the opening of court sessions.
In case of adjudicating defendants in absentia, the decisions to bring the cases for trial and indictments shall be handed to the defendants’ defense counsels or lawful representatives; such decisions must be also posted up at the head offices of the administrations of the communes, wards or townships where the defendants reside or at their last working places.
2. The courts’ decisions to suspend or decisions to cease the cases must be handed to the accused or defendants, defense counsels, victims, lawful representatives of the accused or defendants; other participants in the procedure shall be informed thereof in writing.
3. Decisions to bring the cases for trial, decisions to cease the cases, decisions to suspend the cases must be immediately sent to the procuracies of the same level.
4. Decisions to apply, change or cancel deterrent measures must be immediately sent to the accused or defendants, the procuracies of the same level, detention centers where the accused or defendants are being held.
Article 183.- Summoning of persons to be questioned at court sessions
Basing themselves on the decisions to bring the cases for trial, judges shall summon persons who need to be questioned at court sessions.