Chương XX Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung, nếu có.
1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý.
2. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định.
3. Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét những vật chứng có liên quan trong vụ án.
Điều 208. Công bố những lời khai tại Cơ quan điều tra
1. Nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên không được nhắc hoặc công bố lời khai của họ tại Cơ quan điều tra trước khi họ khai tại phiên tòa về những tình tiết của vụ án.
2. Chỉ được công bố những lời khai tại Cơ quan điều tra trong những trường hợp sau đây:
a) Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa có mâu thuẫn với lời khai của họ tại Cơ quan điều tra;
b) Người được xét hỏi không khai tại phiên tòa;
c) Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.
1. Hội đồng xét xử phải hỏi riêng từng bị cáo. Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ tọa phiên tòa phải cách ly họ. Trong trường hợp này, bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trước và có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó.
2. Bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
3. Kiểm sát viên hỏi về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội bị cáo. Người bào chữa hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên toà có quyền đề nghị với chủ toạ phiên toà hỏi thêm về những tình tiết liên quan đến họ.
4. Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án.
Điều 210. Hỏi người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ
Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của những người đó trình bày về những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
1. Hội đồng xét xử phải hỏi riêng từng người làm chứng và không để cho những người làm chứng khác biết được nội dung xét hỏi đó.
2. Khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án. Chủ tọa phiên toà yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự có thể hỏi thêm người làm chứng.
3. Nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì chủ tọa phiên toà có thể yêu cầu cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi.
4. Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.
5. Trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm an toàn cho người làm chứng và những người thân thích của họ, Hội đồng xét xử phải quyết định thực hiện biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật.
1. Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiên tòa.
Khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được. Việc xem xét tại chỗ phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
2. Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa có quyền trình bày những nhận xét của mình về vật chứng. Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm về những vấn đề có liên quan đến vật chứng.
Nếu xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ án. Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên toà có quyền trình bày nhận xét của mình về nơi đã xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ án.
Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm những người tham gia phiên toà về những vấn đề có liên quan đến những nơi đó.
Việc xem xét tại chỗ phải được lập biên bản theo thủ tục chung quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
Điều 214. Việc trình bày, công bố các tài liệu của vụ án và nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức
Nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức về những tình tiết của vụ án do đại diện của cơ quan, tổ chức đó trình bày; trong trường hợp không có đại diện của cơ quan, tổ chức đó tham dự thì Hội đồng xét xử công bố nhận xét, báo cáo tại phiên tòa.
Các tài liệu đã có trong hồ sơ vụ án hoặc mới đưa ra khi xét hỏi đều phải được công bố tại phiên tòa.
Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa có quyền nhận xét về những tài liệu đó và hỏi thêm những vấn đề có liên quan.
1. Người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định.
2. Tại phiên tòa, người giám định có quyền giải thích bổ sung trên cơ sở kết luận giám định.
3. Nếu người giám định vắng mặt, thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định.
4. Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định.
5. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.
Khi nhận thấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa xem họ có yêu cầu xét hỏi vấn đề gì nữa không. Nếu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục việc xét hỏi.
Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung, nếu có.
1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý.
2. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định.
3. Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét những vật chứng có liên quan trong vụ án.
1. Nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên không được nhắc hoặc công bố lời khai của họ tại Cơ quan điều tra trước khi họ khai tại phiên tòa về những tình tiết của vụ án.
2. Chỉ được công bố những lời khai tại Cơ quan điều tra trong những trường hợp sau đây:
a) Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa có mâu thuẫn với lời khai của họ tại Cơ quan điều tra;
b) Người được xét hỏi không khai tại phiên tòa;
c) Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.
1. Hội đồng xét xử phải hỏi riêng từng bị cáo. Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ tọa phiên tòa phải cách ly họ. Trong trường hợp này, bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trước và có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó.
2. Bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
3. Kiểm sát viên hỏi về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội bị cáo. Người bào chữa hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên toà có quyền đề nghị với chủ toạ phiên toà hỏi thêm về những tình tiết liên quan đến họ.
4. Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án.
Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của những người đó trình bày về những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
1. Hội đồng xét xử phải hỏi riêng từng người làm chứng và không để cho những người làm chứng khác biết được nội dung xét hỏi đó.
2. Khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án. Chủ tọa phiên toà yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự có thể hỏi thêm người làm chứng.
3. Nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì chủ tọa phiên toà có thể yêu cầu cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi.
4. Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.
5. Trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm an toàn cho người làm chứng và những người thân thích của họ, Hội đồng xét xử phải quyết định thực hiện biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật.
1. Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiên tòa.
Khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được. Việc xem xét tại chỗ phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
2. Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa có quyền trình bày những nhận xét của mình về vật chứng. Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm về những vấn đề có liên quan đến vật chứng.
Nếu xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ án. Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên toà có quyền trình bày nhận xét của mình về nơi đã xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ án.
Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm những người tham gia phiên toà về những vấn đề có liên quan đến những nơi đó.
Việc xem xét tại chỗ phải được lập biên bản theo thủ tục chung quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
Nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức về những tình tiết của vụ án do đại diện của cơ quan, tổ chức đó trình bày; trong trường hợp không có đại diện của cơ quan, tổ chức đó tham dự thì Hội đồng xét xử công bố nhận xét, báo cáo tại phiên tòa.
Các tài liệu đã có trong hồ sơ vụ án hoặc mới đưa ra khi xét hỏi đều phải được công bố tại phiên tòa.
Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa có quyền nhận xét về những tài liệu đó và hỏi thêm những vấn đề có liên quan.
1. Người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định.
2. Tại phiên tòa, người giám định có quyền giải thích bổ sung trên cơ sở kết luận giám định.
3. Nếu người giám định vắng mặt, thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định.
4. Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định.
5. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.
Khi nhận thấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa xem họ có yêu cầu xét hỏi vấn đề gì nữa không. Nếu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục việc xét hỏi.
Chapter XX: PROCEDURES FOR INQUIRY AT COURT SESSIONS
Article 206.- Reading of indictments
Before inquiring, procurators shall read the indictments and present additional opinions, if any.
1. The trial panels must determine fully all circumstances of each fact and each offense in the cases in a rational inquiring order.
2. When inquiring each person, the presiding judge shall put questions first, then procurators, defense counsels and defense counsels of interests of the involved persons. Participants in the court sessions shall also have the right to request the presiding judges to ask more questions about the circumstances required to be clarified. Experts may ask questions about matters related to the expert examination.
3. While inquiring, the trial panels shall examine related exhibits in the cases.
Article 208.- Announcement of statements at investigating bodies
1. If the persons inquired are present at the court sessions, the trial panels and procurators must not repeat or announce their statements at the investigating bodies before they give their statements on the circumstances of the cases at the court sessions.
2. Statements taken at the investigating bodies shall only be announced in the following cases:
a/ Statements of the persons inquired at the court sessions are contradictory to theirs at the investigating bodies;
b/ Inquired persons refuse to give statements at the court sessions;
c/ The persons to be inquired are absent or deceased.
Article 209.- Inquiry of defendants
1. The trial panels must inquire each defendant separately. If the statements of this defendant may affect those of another, the presiding judge must isolate them. In this case, the isolated defendants shall be informed of the statements of the previous defendants and have the right to put questions to such defendants.
2. Defendants shall present their opinions on the indictments and circumstances of the cases. The trial panels shall further inquire about insufficient or contradictory points in the defendants’ statements.
3. Procurators shall inquire about circumstances of the cases which are related to the accusation or exculpation of defendants. Defense counsels shall inquire about circumstances related to the defense, defense counsels of the interests of the involved parties shall inquire about circumstances related to the protection of interests of the involved parties. Participants at court sessions shall have the right to propose the presiding judges to further ask about circumstances related to them.
4. If defendants refuse to answer questions, the trial panels, procurators, defense counsels and defense counsels of the interests of the involved parties shall continue to inquire other persons and examine exhibits and documents related to the cases.
Article 210.- Inquiry of victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases or their lawful representatives
Victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases or their lawful representatives shall give their statements on circumstances of the cases which are related to them. Then, the trial panels, procurators, defense counsels and defense counsels of the interests of the involved parties shall inquire further about insufficient or contradictory points in their statements.
Article 211.- Inquiry of witnesses
1. The trial panels must inquire each witness separately and not let other witnesses know the contents of such inquiry.
2. While inquiring witnesses, the trial panels must ask questions to clarify their relationships with the defendants and involved parties in the cases. The presiding judges shall request witnesses to state clearly the circumstances of the cases they know, then inquire further about those insufficient or contradictory points in their testimonies. Procurators, defense counsels, defense counsels of the interests of the involved parties then may further ask the witnesses.
3. If witnesses are minor, the presiding judges may seek the help of their parents, mentors or teachers in inquiring them.
4. After giving their testimonies, witnesses shall stay on in the courtrooms for possible further inquiry.
5. In case of necessity to ensure safety for witnesses and their relatives, the trial panels must decide to apply measures to protect them according to law.
Article 212.- Examination of exhibits
1. Exhibits, photos or minutes certifying exhibits shall be presented for examination at court sessions.
When necessary, the trial panels may together with procurators, defense counsels and other participants in court sessions, come to examine on the spot exhibits which cannot be brought to the court sessions. The on-spot examination must be recorded in a minutes according to the provisions of Article 95 of this Code.
2. Procurators, defense counsels and other participants in court sessions shall have the right to present their remarks on exhibits. The trial panels may inquire further about matters related to exhibits.
Article 213.- On-spot examination
When deeming it necessary, the trial panels may together with procurators, defense counsels and other participants in court sessions come to examine the scenes of offenses or other places related to the cases. Procurators, defense counsels and other participates at court sessions shall have the right to present their remarks on the scenes of offenses or other places related to the cases.
The trial panels may inquire other participants in court sessions further about matters related to such places.
The on-spot examination must be recorded in a minutes according to general procedures prescribed in Article 95 of this Code.
Article 214.- Presentation and announcement of documents of the cases and comments and reports of agencies or organizations
Comments and reports of agencies or organizations on circumstances of the cases shall be presented by the representatives of such agencies or organizations; if no representatives of such agencies or organizations are present, the trial panels shall announce such comments and reports at the court sessions.
Documents contained in the case files or just presented during the inquiry shall all have to be announced at court sessions.
Procurators, defendants, defense counsels and other participants in court sessions shall have the right to give their remarks on such documents and inquire further about related matters.
Article 215.- Inquiry of experts
1. Experts shall present their conclusions on the matters assigned to them for expertise.
2. At court sessions, experts shall have the right to give additional explanations on the basis of the expertise conclusions.
3. If experts are absent, the presiding judges shall announce the expertise conclusions.
4. Procurators, defense counsels and other participants in court sessions shall have the right to give remarks on the expertise conclusions, inquire about unclear or contradictory matters in such conclusions.
5. When deeming it necessary, the trial panels shall decide to solicit additional expertise or re-expertise.
Article 216.- Termination of inquiry
When deeming that all circumstances of the cases have been examined fully, the presiding judges shall ask procurators, defendants, defense counsels and other participants in the court sessions whether they request to inquire about any matters. If any of them makes such a request and deeming that such request is justifiable, the presiding judges shall decide to continue the inquiry.