Chương XXXVII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Dẫn độ và chuyển giao hồ sơ, tài liệu, vật chứng của vụ án
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
DẪN ĐỘ VÀ CHUYỂN GIAO HỒ SƠ, TÀI LIỆU, VẬT CHỨNG CỦA VỤ ÁN
Điều 343. Dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án
Căn cứ vào các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể:
1. yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước ngoài dẫn độ một người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để chấp hành hình phạt;
2. Thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đang ở trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho quốc gia yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để chấp hành hình phạt.
1. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ chối dẫn độ, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;
c) Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Toà án nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của Bộ luật này;
d) Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở quốc gia yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị.
2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể từ chối dẫn độ, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Theo pháp luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ thực hiện không phải là tội phạm;
b) Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi được nêu trong yêu cầu dẫn độ.
3. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước ngoài đã gửi yêu cầu dẫn độ biết.
Điều 345. Việc chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án
1. Đối với vụ án có người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nếu việc tiến hành tố tụng không thể thực hiện được vì người đó đã ra nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền tố tụng đang thụ lý vụ án có thể chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước ngoài.
2. Khi chuyển giao hồ sơ vụ án cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể chuyển giao cả vật chứng của vụ án.
Điều 346. Việc giao nhận, chuyển giao tài liệu, đồ vật, tiền liên quan đến vụ án
1. Việc giao nhận tài liệu liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ luật này.
2. Việc chuyển giao đồ vật, tiền liên quan đến vụ án ra ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ vào các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể:
1. yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước ngoài dẫn độ một người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để chấp hành hình phạt;
2. Thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đang ở trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho quốc gia yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để chấp hành hình phạt.
1. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ chối dẫn độ, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;
c) Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Toà án nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của Bộ luật này;
d) Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở quốc gia yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị.
2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể từ chối dẫn độ, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Theo pháp luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ thực hiện không phải là tội phạm;
b) Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi được nêu trong yêu cầu dẫn độ.
3. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước ngoài đã gửi yêu cầu dẫn độ biết.
1. Đối với vụ án có người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nếu việc tiến hành tố tụng không thể thực hiện được vì người đó đã ra nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền tố tụng đang thụ lý vụ án có thể chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước ngoài.
2. Khi chuyển giao hồ sơ vụ án cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể chuyển giao cả vật chứng của vụ án.
1. Việc giao nhận tài liệu liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ luật này.
2. Việc chuyển giao đồ vật, tiền liên quan đến vụ án ra ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chapter XXXVII:EXTRADITION AND TRANSFER OF DOSSIERS, DOCUMENTS AND EXHIBITS OF CASES
Article 343.- Extradition in order to examine penal liability or execute judgments
Basing themselves on the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to on the principle of reciprocity, the bodies with procedure-conducting competence of the Socialist Republic of Vietnam may:
1. Request the foreign authorities with corresponding competence to extradite persons who have committed criminal acts or convicted under legally valid judgments to the Socialist Republic of Vietnam for being examined for penal liability or serving their penalties.
2. Extradite foreigners who have committed criminal acts or convicted under legally valid judgments, who are being in the territory of the Socialist Republic of Vietnam, to the requesting nations for being examined for penal liability or serving their penalties.
Article 344.- Refusal to extradite
1. The bodies with procedure-conducting competence of the Socialist Republic of Vietnam may refuse to extradite persons in one of the following cases:
a/ The persons requested to be extradited are citizens of the Socialist Republic of Vietnam;
b/ Under the provisions of the laws of the Socialist Republic of Vietnam, the persons requested to be extradited cannot be examined for penal liability or serve penalties as the statute of limitations therefor has expired or for other lawful reasons.
c/ The persons requested to be extradited for penal liability examination have been convicted by the courts of the Socialist Republic of Vietnam under legally valid judgements for the criminal acts stated in the extradition requests or the cases have been ceased under the provisions of this Code;
d/ The persons requested to be extradited are residing in Vietnam for reasons of being possibly ill-treated in the extradition-requesting countries on the grounds of racial discrimination, religion, nationality, ethnicity, social status or political views.
2. The bodies with procedure-conducting competence of the Socialist Republic of Vietnam may refuse to extradite in one of the following cases:
a/ Under the criminal legislation of the Socialist Republic of Vietnam, the acts taken by the persons requested to be extradited do not constitute offenses;
b/ The persons requested to be extradited are being examined for penal liability in Vietnam for the acts stated in the extradition requests.
3. The bodies with procedure-conducting competence of the Socialist Republic of Vietnam which refuse to extradite under the provisions of Clause 1 and Clause 2 of this Article shall have to notify such to the foreign authorities with corresponding competence, which have sent the extradition requests.
Article 345.- Transfer of files and exhibits of criminal cases
1. For cases involving foreigners who have committed offenses on the territory of the Socialist Republic of Vietnam, if the procedure cannot be conducted because such persons have left the country, the bodies with procedure-conducting competence which are handling the cases may transfer the case files to the Supreme People’s Procuracy for carrying out the procedures to transfer them to the foreign authorities with corresponding competence.
2. When transferring the case files to the foreign authorities with corresponding competence, the bodies with procedure-conducting competence of the Socialist Republic of Vietnam may transfer also exhibits of the cases.
Article 346.- Delivery, receipt and transfer of documents, objects and money related to criminal cases
1. The delivery and receipt of documents related to criminal cases shall comply with the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to and the provisions of this Code.
2. The transfer of objects and money related to criminal cases out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall comply with the laws of the Socialist Republic of Vietnam.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực