Chương XVIII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TÒA
Điều 184. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục
1. Tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng, người giám định, xem xét vật chứng và nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa.
2. Việc xét xử phải tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ.
Điều 185. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm
Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa điều khiển việc xét xử tại phiên tòa và giữ kỷ luật phiên tòa.
Điều 186. Thay thế thành viên của Hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt
1. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.
2. Trong quá trình xét xử, nếu có Thẩm phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử được thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết. Thẩm phán hoặc Hội thẩm dự khuyết phải có mặt tại phiên tòa từ đầu thì mới được tham gia xét xử. Trong trường hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán chủ toạ phiên toà không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên toà và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.
3. Trong trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ toạ phiên toà mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều này thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
Điều 187. Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa
1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải theo thủ tục quy định tại Điều 130 của Bộ luật này; nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
2. Tòa án chỉ có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấy triệu tập hợp lệ.
Điều 188. Giám sát bị cáo tại phiên tòa
1. Bị cáo đang bị tạm giam khi ra phiên tòa chỉ được tiếp xúc với người bào chữa. Việc tiếp xúc với những người khác phải được phép của chủ tọa phiên tòa.
2. Bị cáo không bị tạm giam phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án.
Điều 189. Sự có mặt của Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì hai Kiểm sát viên có thể cùng tham gia phiên tòa. Trong trường hợp cần thiết có thể có Kiểm sát viên dự khuyết.
2. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt, bị thay đổi mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa và báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Điều 190. Sự có mặt của người bào chữa
Người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Nếu người bào chữa vắng mặt Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.
Trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.
Điều 191. Sự có mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ
1. Nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
2. Nếu thấy sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự.
Điều 192. Sự có mặt của người làm chứng
Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Trong trường hợp người làm chứng được Toà án triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải. Thủ tục dẫn giải người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Bộ luật này.
Điều 193. Sự có mặt của người giám định
1. Người giám định tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập.
2. Nếu người giám định vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Điều 194. Thời hạn hoãn phiên tòa
Trong trường hợp phải hoãn phiên tòa theo quy định tại các điều 45, 46, 47, 187, 189, 190, 191, 192 và 193 của Bộ luật này, thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Điều 195. Kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên toà
Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn, nhưng Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án.
Điều 196. Giới hạn của việc xét xử
Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử.
Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
1. Trước khi bắt đầu phiên tòa, Thư ký Tòa án phải phổ biến nội quy phiên tòa.
2. Mọi người ở trong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
3. Mọi người ở trong phòng xử án đều phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án. Những người được Tòa án triệu tập để xét hỏi được trình bày ý kiến và người nào muốn trình bày phải được chủ tọa phiên tòa cho phép. Người trình bày ý kiến phải đứng khi được hỏi, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để trình bày.
4. Những người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập để xét hỏi.
Điều 198. Những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên tòa
Những người vi phạm trật tự phiên tòa thì tùy trường hợp, có thể bị chủ tọa phiên tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ.
Người bảo vệ phiên tòa có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa và thi hành lệnh của chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rối trật tự tại phiên tòa.
Điều 199. Việc ra bản án và các quyết định của Tòa án
1. Bản án của Tòa án quyết định việc bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Bản án phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
2. Quyết định về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, yêu cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và về việc bắt giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản.
3. Quyết định về các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải lập thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
1. Biên bản phiên tòa phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm của phiên tòa và mọi diễn biến ở phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi tuyên án. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa.
2. Những câu hỏi và những câu trả lời đều phải được ghi vào biên bản.
3. Sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó.
4. Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc đại diện hợp pháp của những người đó được xem biên bản phiên tòa, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận.
1. Tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng, người giám định, xem xét vật chứng và nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa.
2. Việc xét xử phải tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ.
Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa điều khiển việc xét xử tại phiên tòa và giữ kỷ luật phiên tòa.
1. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.
2. Trong quá trình xét xử, nếu có Thẩm phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử được thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết. Thẩm phán hoặc Hội thẩm dự khuyết phải có mặt tại phiên tòa từ đầu thì mới được tham gia xét xử. Trong trường hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán chủ toạ phiên toà không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên toà và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.
3. Trong trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ toạ phiên toà mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều này thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải theo thủ tục quy định tại Điều 130 của Bộ luật này; nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
2. Tòa án chỉ có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấy triệu tập hợp lệ.
1. Bị cáo đang bị tạm giam khi ra phiên tòa chỉ được tiếp xúc với người bào chữa. Việc tiếp xúc với những người khác phải được phép của chủ tọa phiên tòa.
2. Bị cáo không bị tạm giam phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án.
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì hai Kiểm sát viên có thể cùng tham gia phiên tòa. Trong trường hợp cần thiết có thể có Kiểm sát viên dự khuyết.
2. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt, bị thay đổi mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa và báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Nếu người bào chữa vắng mặt Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.
Trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.
1. Nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
2. Nếu thấy sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự.
Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Trong trường hợp người làm chứng được Toà án triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải. Thủ tục dẫn giải người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Bộ luật này.
1. Người giám định tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập.
2. Nếu người giám định vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn, nhưng Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án.
Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử.
Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
1. Trước khi bắt đầu phiên tòa, Thư ký Tòa án phải phổ biến nội quy phiên tòa.
2. Mọi người ở trong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
3. Mọi người ở trong phòng xử án đều phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án. Những người được Tòa án triệu tập để xét hỏi được trình bày ý kiến và người nào muốn trình bày phải được chủ tọa phiên tòa cho phép. Người trình bày ý kiến phải đứng khi được hỏi, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để trình bày.
4. Những người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập để xét hỏi.
Những người vi phạm trật tự phiên tòa thì tùy trường hợp, có thể bị chủ tọa phiên tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ.
Người bảo vệ phiên tòa có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa và thi hành lệnh của chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rối trật tự tại phiên tòa.
1. Bản án của Tòa án quyết định việc bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Bản án phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
2. Quyết định về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, yêu cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và về việc bắt giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản.
3. Quyết định về các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải lập thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
1. Biên bản phiên tòa phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm của phiên tòa và mọi diễn biến ở phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi tuyên án. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa.
2. Những câu hỏi và những câu trả lời đều phải được ghi vào biên bản.
3. Sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó.
4. Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc đại diện hợp pháp của những người đó được xem biên bản phiên tòa, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận.
Chapter XVIII: GENERAL PROVISIONS ON PROCEDURES AT COURT SESSIONS
Article 184.- Direct, oral and uninterrupted trial
1. The courts must directly determine the circumstances of the cases by asking questions and listening to opinions of the defendants, victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases, witnesses and experts, examine exhibits and listen to the opinions of the procurators and defense counsels. Judgments shall be based only on the evidences examined at court sessions.
2. The trial must be conducted uninterruptedly, excluding break time.
Article 185.- Composition of first-instance trial panels
A first-instance trial panel shall be composed of one judge and two jurors. For serious and complicated cases, the trial panel may be composed of two judges and three jurors.
For cases where the defendants brought for trial are charged with offenses punishable by death as the highest penalty, the trial panel shall be composed of two judges and three jurors.
The judges presiding over court sessions shall conduct the trial and maintain the court order.
Article 186.- Replacement of trial panel members in special cases
1. The members of trial panels must hear the cases from the beginning to the end.
2. In the course of trial, if a judge or juror discontinues hearing the case, the court may still hear the case with the alternate judge or juror. Only alternate judges and jurors who are present at the court sessions from the beginning may participate in adjudicating the cases. Where a trial panel consists of two judges but the judge presiding over the court session cannot continue hearing the case, the judge being member of the trial panel shall preside over the court session and the alternate judge shall be added to the trial panel as a member.
3. Where there is no alternate judge or juror for replacement or if the presiding judge of a court session must be replaced while there is no substitute judge as prescribed in Clause 2 of this Article, the case must be re-tried from the beginning.
Article 187.- Appearance of defendants at court sessions
1. Defendants must appear at court sessions in response to court summonses; if they are absent without plausible reasons, they shall be escorted according to the procedure prescribed in Article 130 of this Code; if they are absent for plausible reasons, the court sessions must be postponed.
If the defendants suffer from mental diseases or other dangerous diseases, the trial panels shall suspend the cases till the defendants recover from their illnesses.
If the defendants have escaped, the trial panels shall suspend the cases and request the investigating bodies to pursue them.
2. Courts may try the defendants in absentia in the following cases:
a/ The defendant has escaped and his/her pursuit has been in vain;
b/ The defendant stays abroad and cannot be summoned to the court session;
c/ The absence of the defendant causes no obstacle to the trial and he/she has been handed the summons properly.
Article 188.- Supervision of defendants at court sessions
1. Defendants being held in temporary detention, when appearing at court sessions, shall only be allowed to meet with their defense counsels. Their contacts with other persons must be permitted by the presiding judges of the court sessions.
2. Defendants who are not held in temporary detention must be present at the court sessions throughout the period of adjudication.
Article 189.- Appearance of procurators
1. Procurators of the procuracies of the same level must participate in court sessions. For serious and complicated cases, two procurators may together participate in court sessions. In case of necessity, there may be alternate procurators.
2. If procurators are absent or changed while there are no alternate ones for replacement, the trial panels shall postpone court sessions and immediately report thereon to the procuracies of the same level.
Article 190.- Appearance of defense counsels
Defense counsels shall be obliged to participate in court sessions. They may send in advance their written defenses to the courts. If defense counsels are absent, the courts shall still open the court sessions.
Where defense counsels are compulsorily required under the provisions of Clause 2, Article 57 of this Code but they are absent, the trial panels must postpone the court sessions.
Article 191.- Appearance of victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases or their lawful representatives
1. If victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases or their lawful representatives are absent, the trial panels shall decide, on a case by-case basis, to postpone the court session or proceed with the trial.
2. If deeming that the absence of victims, civil plaintiffs or civil defendants would cause obstacles only to the settlement of compensation questions, the trial panels may sequester the compensation for later trial according to civil procedures.
Article 192.- Appearance of witnesses
Witnesses shall participate in court sessions in order to clarify the circumstances of the cases. If an witness is absent but has earlier given his/her statements at the investigating body, the judge presiding the court session shall announce such statements. If a witness to important matters is absent, the trial panel shall decide, on a case-by-case basis, to postpone the court session or proceed with the trial.
If an witness has been subpoenaed by the court but deliberately refuses to appear without plausible reasons and their absence impedes the trial, the trial panel may issue an escort decision. The procedure for escorting witnesses shall comply with the provisions of Article 134 of this Code.
Article 193.- Appearance of experts
1. When being subpoenaed by courts, experts shall participate in court sessions.
2. If experts are absent, the trial panel shall decide, on a case-by-case basis, to postpone the court session or proceed with the trial.
Article 194.- Time limit for postponement of court sessions
For the cases where court sessions must be postponed under Articles 45. 46, 47, 187, 189, 190, 191, 192 and 193 of this Code, the time limit for postponement of court sessions of first-instance trial shall not exceed thirty days, counting from the date of issuance of the decisions to postpone the court sessions.
Article 195.- Withdrawal of prosecution decisions or conclusion on lesser offenses by procurators at court sessions
During court sessions, after inquiring, procurators may withdraw part or whole of the prosecution decsions or conclude on lesser offenses, but the trial panels must try the whole cases.
Courts shall only adjudicate defendants and acts of the offenses which have been prosecuted by the procuracies and decided by the courts to be brought for trial.
Courts may adjudicate defendants according to clauses other than those in the same articles which the procuracies have applied to prosecute them, or for other offenses equal to or lesser than the ones prosecuted by the procuracies.
Article 197.- Internal rules of court sessions
1. Before starting court sessions, the court clerks must announce the internal rules of the court sessions.
2. All people in the courtrooms must show respect for the trial panels, keep order and obey the instructions of the presiding judges.
3. All people in the courtrooms must stand up when the members of the trial panels enter the courtrooms. Those who have been summoned for inquiry may present their opinions provided that their presentation is permitted by the presiding judges. The persons presenting opinions must stand while being questioned, except where they are permitted by the presiding judges to sit and present their statements due to their poor health.
4. Persons aged under 16 years shall not be allowed to enter the courtrooms, except where they are summoned by the courts for inquiry.
Article 198.- Measures against persons violating order at court sessions
Persons who violate order at court sessions shall be warned, fined, forced to leave the court rooms by the presiding judges or arrested on a case-by-case basis.
The security guards of court sessions shall have to keep order at court sessions and execute the orders of the presiding judges to force the persons disturbing order at court sessions to leave the courtrooms or arrest them.
Article 199.- Making court judgments and decisions
1. Court judgments shall decide on whether or not the defendants have committed the offenses, penalties and other judicial measures. Judgments must be discussed and adopted in the deliberation chambers.
2. Decisions to change members of the trial panels, procurators, court clerks, experts, interpreters to transfer the cases, to request additional investigation, to suspend or cease the cases and to arrest or release defendants must be discussed and adopted in the deliberation chambers and made in writing.
3. Decisions on other matters shall be discussed and adopted by the trial panels at the courtrooms, are not required to be made in writing but must be recorded in the minutes of the court sessions.
Article 200.- Minutes of court sessions
1. The minutes of a court session must contain the date, hour and venue of the court session and all developments thereat from commencement of trial to pronouncement of judgment. Apart from being recorded in the minutes, developments at a court session may be audio- and/or video-recorded,
2. All questions and answers must be recorded in the minutes.
3. At the end of court sessions, the judges presiding over the court sessions must examine the minutes and sign them together with the court clerks.
4. Procurators, defendants, defense counsels, victims, civil plaintiffs, civil defendants, persons with interests and obligations related to the cases, defense counsels of the interests of the involved persons or lawful representatives of such persons may read the minutes of the court sessions and have the right to request the writing of amendments and/or supplements in such minutes and certify them with their signatures.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực