Chương XXIII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: Tính chất của xét xử phúc thẩm và quyền kháng cáo, kháng nghị
Số hiệu: | 19/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 06/01/2004 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
TÍNH CHẤT CỦA XÉT XỬ PHÚC THẨM VÀ QUYỀN KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ
Điều 230. Tính chất của xét xử phúc thẩm
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Điều 231. Những người có quyền kháng cáo
Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
Người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
Người được Toà án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ không có tội.
Điều 232. Kháng nghị của Viện kiểm sát
Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
Điều 233. Thủ tục kháng cáo và kháng nghị
1. Người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo.
Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
2. Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị bằng văn bản, có nêu rõ lý do. Kháng nghị được gửi đến Tòa án đã xử sơ thẩm.
Điều 234. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị
1. Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án.
2. Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thị trại tạm giam nhận được đơn.
1. Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng.
2. Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán để xét lý do kháng cáo quá hạn. Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn.
Điều 236. Thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị
1. Việc kháng cáo, kháng nghị phải được Toà án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị.
2. Người được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Toà án cấp phúc thẩm. ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
Điều 237. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị
1. Những phần của bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 255 của Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ bản án thì toàn bộ bản án chưa được đưa ra thi hành.
2. Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị cho Tòa áp cấp phúc thẩm trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị.
Điều 238. Bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị
1. Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo hoặc Viện kiểm sát có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị.
2. Trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.
Điều 239. Kháng cáo, kháng nghị những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
1. Thời hạn kháng nghị đối với các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là bảy ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là mười lăm ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
2. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
Điều 240. Hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị
Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
Người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
Người được Toà án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ không có tội.
Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
1. Người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo.
Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
2. Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị bằng văn bản, có nêu rõ lý do. Kháng nghị được gửi đến Tòa án đã xử sơ thẩm.
1. Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án.
2. Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thị trại tạm giam nhận được đơn.
1. Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng.
2. Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán để xét lý do kháng cáo quá hạn. Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn.
1. Việc kháng cáo, kháng nghị phải được Toà án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị.
2. Người được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Toà án cấp phúc thẩm. ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
1. Những phần của bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 255 của Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ bản án thì toàn bộ bản án chưa được đưa ra thi hành.
2. Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị cho Tòa áp cấp phúc thẩm trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị.
1. Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo hoặc Viện kiểm sát có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị.
2. Trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.
1. Thời hạn kháng nghị đối với các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là bảy ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là mười lăm ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
2. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Chapter XXIII: NATURE OF APPELLATE TRIAL AND RIGHTS TO APPEAL AND PROTEST
Article 230.- Nature of appellate trial
Appellate trial means the re-trial of the cases or the review of first-instance decisions by immediate superior courts when the first-instance judgments or decisions in such cases are appealed or protested against before they become legally valid.
Article 231.- Persons entitled to appeal
Defendants, victims and their lawful representatives shall have the right to appeal against first-instance judgments or decisions.
Defense counsels shall have the right to appeal in order to protect the interests of minors or persons with physical or mental defects.
Civil plaintiffs, civil defendants and their lawful representatives shall have the right to appeal against part of the judgments or decisions, which is related to damage compensation.
Persons with interests and obligations related to the cases and their lawful representatives shall have the right to appeal against part of the court judgment or decisions, which is related to their interests and obligations.
Defense counsels of the interests of minors or persons with physical or mental defects shall have the right to appeal against part of the court judgments or decisions, which is related to the interests and obligations of the persons whom they protect.
Persons who are declared not guilty by the courts shall have the right to appeal against part the first-instance judgments declaring them not guilty regarding the reasons for such declaration.
Article 232.- Protests by procuracies
The procuracies of the same level and the immediate superior procuracies shall have the right to protest against first-instance judgments or decisions.
Article 233.- Procedures for lodging appeals and protests
1. Appellants must send their written appeals to the courts which have conducted first-instance trial or to the courts of appeal. If the defendants are under temporary detention, the superintendence boards of the detention centers must guarantee the defendants to exercise their right to appeal.
Appellants may also present their appeals directly to the courts which have conducted first-instance trials. The courts must make minutes of such appeals as prescribed in Article 95 of this Code.
2. The procuracies of the same level or immediate higher procuracies shall lodge written protests, clearly stating the reasons therefor. Written protests shall be addressed to the courts which have conducted first-instance trials.
Article 234.- Time limits for lodging appeals and protests
1. The time limit for lodging appeals is fifteen days after the date of pronouncement of judgments. For defendants or involved parties absent at the court sessions, the time limit for lodging appeals is counted from the date the copies of the judgments are handed to them or posted up.
The time limit for the procuracies of the same level to lodge protests is fifteen days and for immediate higher procuracies is thirty days, counting from the date of pronouncement of the judgments
2. If written appeals are sent by post, the date of such appeals shall be the date of the postmarks affixed by the sending post offices on the envelops. Where written appeals are sent via the superintendence boards of the detention centers, the date of such appeals shall be the date the superintendence boards of the detention centers receive such written appeals.
1. Late appeals may be accepted if plausible reasons can be given.
2. The courts of appeal shall set up trial panels each consisting of three judges to consider the reasons for late appeals. Such trial panels shall have the right to decide to accept or reject late appeals.
Article 236.- Notification of appeals or protests
1. Appeals and protests must be notified in writing by the courts of first instance to the procuracies of the same level and participants in the procedure within seven days after their receipt.
2. Persons notified of the appeals or protests shall have the right to send their written opinions on the contents of such appeals or protests to the courts of appeal. Their opinions shall be included in the case files.
Article 237.- Consequences of appeals and protests
1. Parts of the judgments, which are appealed or protested against, shall not be executed, except for the cases prescribed in Clause 2, Article 255 of this Code. When the whole judgments are appealed or protested against, the whole judgments shall not be executed.
2. The courts of first instance must send the case files and appeals or protests to the courts of appeal within seven days after the expiry of the time limit for lodging appeals or protests.
Article 238.- Supplementation, change and withdrawal of appeals or protests
1. Before the opening of or during the appellate-court sessions, the appellants or procuracies shall have the right to supplement or change their appeals or protests, provided that such supplementation or change must not aggregate the situation of the defendants; or to withdraw part or the whole of their appeals or protests.
2. In cases where the whole appeals or protests are withdrawn at the court sessions, the appellate trial must be ceased. First-instance judgments shall become legally valid from the date the courts of appeal issue decisions to cease the appellate trial.
Article 239.- Appeals and protests against decisions of the courts of first instance
1. The time limit for the procuracies of the same level to protest against decisions of the courts of first instance is seven days and for immediate higher procuracies fifteen days, counting from the date of issuance of such decisions.
2. Decisions of the courts of first instance to suspend or cease the cases may be appealed against within seven days, counting from the date the persons with the right to appeal receive such decisions.
Article 240.- Validity of courts’ first-instance judgments or decisions which are not appealed or protested against
The courts’ first-instance judgments and decisions and parts thereof which are not appealed or protested against, shall become legally valid from the expiry date of the time limit for lodging appeals or protests.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực