Phân tích nét độc đáo của các từ ngữ được sử dụng trong câu thơ

Trả lời Câu 5 trang 15 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách Ngữ văn 10.

1 1537 lượt xem


Giải Soạn văn 10 - Chân trời sáng tạo: Bài 6: Nâng niu kỉ niệm

Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích nét độc đáo của các từ ngữ được sử dụng trong câu thơ:

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

                                                        (Quang Dũng)

Trả lời:

- Câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” có những nét độc đáo sau trong cách sử dụng từ ngữ:

+ Điệp từ “dốc” được đặt ở đầu hai vế gợi cảm giác những con đường dốc nối tiếp nhau.

+ Từ ngữ giàu chất tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm diễn tả sự hiểm trở và độ cao ngất trời của núi rừng Tây Bắc.

+ Từ láy thăm thẳm vốn được dùng chỉ độ sâu hay xa đến mức hút tầm mắt, nhìn không thấy đâu là cùng là tận. Từ “thăm thẳm” khi kết hợp với từ “dốc” gợi cảm giác dốc lên hoặc xuống sâu hun hút, không thể nhìn thấy đỉnh hay đáy, địa hình dốc dựng đứng.

Xem thêm các bài giải Soạn văn lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Chỉ ra và sửa lại lỗi về trật tự từ trong các câu sau...

Câu 2 trang 15 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Bạn hãy tìm hai câu sai về trật tự từ trên một tờ báo...

Câu 3 trang 15 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Chàng lẳng lặng ngồi dậy, tì trên cửa sổ...

Câu 4 trang 15 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Nhận xét về việc sắp xếp trật tự các vế trong câu sau...

Câu 6 trang 15 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Đọc đoạn thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến và thực hiện...

1 1537 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: