Lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây

Trả lời Câu 14 trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách Ngữ văn 10.

1 876 lượt xem


Giải Soạn văn 10 - Chân trời sáng tạo: Bài 5: Nghệ thuật truyền thống

Câu 14 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây:

Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ mà theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

Đề b. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.

Trả lời:

Dàn ý đề a

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

2. Thân bài

Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

+ Hình ảnh “tiếng suối”: Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối.

+ Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc. Một không gian thiên nhiên huyền ảo vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh.

- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

+ Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.

+ Biện pháp tu từ: So sánh.

- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

+ Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”

+ Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. à chân thực, giản dị.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của chủ đề.

Dàn ý đề b

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng vị tha, suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của vị tha trong cuộc sống

II. Thân bài:

1. Giải thích

- Vị tha là gì? Vị tha là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân.

- Lòng vị tha là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người, không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.

2. Bàn luận:

a) Biểu hiện của lòng vị tha

* Trong công việc: đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùn đẩy công việc cho người khác. Khi gặp thất bại không đổ lỗi cho người khác.

* Trong quan hệ với mọi người: sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác.

b) Vai trò, ý nghĩa của lòng vị tha

* Đối với bản thân: Lòng vị tha giúp ta sống bình an và thanh thản tâm hồn, giúp môi trường sống thân thiện, cuộc sống chung có chất lượng hơn, được mọi người yêu mến, nể trọng.

* Đối với xã hội

- Lòng vị tha có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn.

- Lòng vị tha là động lực xây nên những giá trị khoa học và nghệ thuật đóng góp cho con người.

c) Bàn luận mở rộng

- Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết sống cho bản thân mình, dửng dưng, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại.

- Phê phán việc làm từ thiện nhưng không phải xuất phát từ tấm lòng mà là để nổi tiếng.

d) Bài học nhận thức và hành động

- Rèn luyện đức tính vị tha bằng cách luôn tự hỏi bản thân đã làm gì cho người khác trước khi cho bản thân mình.

- Biết tha thứ cho người khác và cũng tha thứ cho bản thân mình.

- Biết lắng nghe cũng như biết chia sẻ với người khác những điều không vừa ý.

III. Kết bài:

- Khái quát lại vấn đề:  Lòng vị tha chính là viên ngọc quý không ngừng tỏa sáng trong tâm hồn của con người, rất cần phải gìn giữ cẩn thận.

Xem thêm các bài giải Soạn văn lớp 10 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 149 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên...

Câu 2 trang 149 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Nêu tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu...

Câu 3 trang 149 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc...

Câu 4 trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Theo bạn, vì sao cách giải thích của người xưa về đặc điểm...

Câu 5 trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Theo bạn, hai nhân vật anh hùng Đăm Săn...

Câu 6 trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Theo bạn, trong Đăm Săn đi chinh phục nữ thần...

Câu 7 trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau về đề tài...

Câu 8 trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Phát biểu suy nghĩ của bạn về nhân vật Thị Mầu...

Câu 9 trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Nêu tác dụng của việc lồng ghép yếu tố miêu tả...

Câu 10 trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ...

Câu 11 trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Xác định chủ thể trữ tình, cách ngắt nhịp, gieo vần...

Câu 12 trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Xác định chủ thể trữ tình, cách ngắt nhịp, gieo vần...

Câu 13 trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Nếu một số điểm khác nhau đáng lưu ý trong cách tìm ý...

1 876 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: