Giải Toán 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tổng và hiệu của hai vectơ

Với giải bài tập Toán lớp 10 Bài 8: Tổng và hiệu của hai vectơ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10 Bài 8. 

1 5,601 25/09/2024
Tải về


Giải bài tập Toán 10 Bài 8: Tổng và hiệu của hai vectơ

Mở đầu

Mở đầu trang 51 Toán 10 Tập 1: Một con tàu chuyển động từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông với vận tốc riêng không đổi. Giả sử vận tốc dòng nước là không đổi và đáng kể, các yếu tố bên ngoài khác không ảnh hưởng đến vận tốc thực tế của tàu. Nếu không quan tâm đến điểm đến thì cần giữ lái cho tàu tạo với bờ sông một góc bao nhiêu để tàu sang bờ bên kia được nhanh nhất?

Một con tàu chuyển động từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông với vận tốc (ảnh 1)

Lời giải

Một con tàu chuyển động từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông với vận tốc (ảnh 1)

Sau bài học này ta sẽ giải quyết bài toán này như sau:

Ta biểu thị hai bờ sông là hai đường thẳng song song d1, d2 (H.4.17).

Giả sử tàu xuất phát từ Ad1 và bánh lái luôn được giữ để tàu tạo với bờ một góc α.

Gọi vr vn lần lượt là vận tốc riêng của tàu và vận tốc dòng nước.

Gọi M, N là các điểm sao cho vr=AM,vn=MN.

Khi đó tàu chuyển động với vectơ vận tốc thực tế là v=vr+vn=AM+MN=AN.

Gọi B, C tương ứng là giao điểm của AN, AM với d2.

Tàu chuyển động thẳng từ A đến B với vận tốc thực tế là AN, do đó thời gian cần thiết để tàu sang được bờ d2ABAN=ACAM.

Mặt khác, AM=vr không đổi nên ACAM nhỏ nhất AC nhỏ nhất ACd2AMd2.

Vậy để tàu sang được bờ bên kia nhanh nhất, ta giữ bánh lái để tàu luôn vuông góc với bờ.

1. Tổng của hai vecto

Giải Toán 10 trang 51 Tập 1

HĐ 1 trang 51 Toán 10 Tập 1: Với hai vectơ a,b cho trước, lấy một điểm A và vẽ các vectơ AB=a,BC=b. Lấy một điểm A' khác A cũng vẽ các vectơ A'B'=a,B'C'=b. Hỏi hai vectơ AC,A'C' có mối quan hệ gì?

Tài liệu VietJack

Lời giải

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

HĐ 2 trang 51 Toán 10 Tập 1: Cho hình bình hành ABCD. Tìm mối quan hệ giữa hai vectơ AB+AD AC.

Cho hình bình hành ABCD. Tìm mối quan hệ giữa hai vectơ (ảnh 1)

Lời giải

Cho hình bình hành ABCD. Tìm mối quan hệ giữa hai vectơ AB + AD và vecto AC (ảnh 1)

Giải Toán 10 trang 52 Tập 1

HĐ 3 trang 52 Toán 10 Tập 1:

a) Trong Hình 4.14a, hãy chỉ ra vectơ a+b và vectơ b+a.

b) Trong Hình 4.14b, hãy chỉ ra vectơ a+b+c và vectơ a+b+c.

Trong Hình 4.14a, hãy chỉ ra các vectơ  và vecto . (ảnh 1)

Lời giải

+ Trong Hình 4.14a ta có: a+b=AB+BC=ACb+a=AD+DC=AC.

+ Trong Hình 4.14b ta có: a+b+c=AC+CD=AD a+b+c=AB+BD=AD.

Luyện tập 1 trang 52 Toán 10 Tập 1: Cho hình thoi ABCD với cạnh có độ dài bằng 1 và BAD^=120°. Tính độ dài của các vectơ CB+CD,DB+CD+BA

Cho hình thoi ABCD với cạnh có độ dài bằng 1 và góc BAD = 120 độ. Tính độ dài của các vecto (ảnh 1)

Lời giải

Cho hình thoi ABCD với cạnh có độ dài bằng 1 và góc BAD = 120 độ. Tính độ dài của các vecto (ảnh 1)

+ Tứ giác ABCD là hình thoi nên ABCD cũng là hình bình hành

Do đó CB+CD=CA (quy tắc hình bình hành)

CB+CD=CA=CA

ABCD là hình thoi nên AB = BC và AC là tia phân giác BAD^ (tính chất hình thoi)

BAC^=CAD^=BAD^2=120°2=60°

Xét ΔABC có AB = BC và BAC^=60°

ΔABC đều

AC = AB = BC = 1

Suy ra CB+CD=1.

+ Ta có:

DB+CD+BA=CD+DB+BA=CD+DB+BA=CB+BA=CA

(quy tắc ba điểm).

DB+CD+BA=CA=CA=1

Vậy độ dài của các vectơ CB+CD DB+CD+BA đều bằng 1.

2. Hiệu của hai vecto

HĐ 4 trang 52 Toán 10 Tập 1: Thế nào là hai lực cân bằng? Nếu dùng hai vectơ để biểu diễn hai lực cân bằng thì hai vectơ này có mối quan hệ gì với nhau?

Thế nào là hai lực cân bằng? Nếu dùng hai vectơ để biểu diến hai lực cân bằng thì hai (ảnh 1)

Lời giải

Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

Ví dụ: Hai đội kéo co cùng kéo sợi dây. Nếu hai đội mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng lên dây hai lực cân bằng. Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ đứng yên.

Thế nào là hai lực cân bằng? Nếu dùng hai vectơ để biểu diến hai lực cân bằng thì hai (ảnh 1)

Hai vectơ F1 F2 biểu diễn cho hai vectơ cân bằng thì hai vectơ này có chung gốc, cùng phương, ngược hướng và có độ lớn (hay độ dài) bằng nhau.

Giải Toán 10 trang 53 Tập 1

Luyện tập 2 trang 53 Toán 10 Tập 1: Cho tứ giác ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, CD và O là trung điểm của MN. Chứng minh rằng OA+OB+OC+OD=0.

Lời giải

Cho tứ giác ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB (ảnh 1)

Gọi E và F lần lượt là điểm đối xứng với O qua M và N.

Suy ra M là trung điểm của AB và EO; N là trung điểm của DC và OF.

Khi đó các tứ giác OAEB và OCFD là các hình bình hành

OA+OB=OE (quy tắc hình bình hành trong hình bình hành OAEB)

OD+OC=OF (quy tắc hình bình hành trong hình bình hành OCFD).

OA+OB+OC+OD=OE+OF

Vì O là trung điểm của MN nên OM = ON, mà OM = ME, ON = NF.

Do đó OE = OF.

Suy ra hai vectơ OE OF có cùng độ dài và ngược hướng nên chúng là hai vectơ đối nhau, do đó OE+OF=0

OA+OB+OC+OD=0.

Giải Toán 10 trang 54 Tập 1

Vận dụng trang 54 Toán 10 Tập 1: Tính lực kéo cần thiết để kéo một khẩu pháo có trọng lượng 22 148N (ứng với khối lượng xấp xỉ 2 260kg) lên một con dốc nghiêng 30° so với phương nằm ngang (H.4.18). Nếu lực kéo của mỗi người bằng 100 N thì cần tối thiểu bao nhiêu người để kéo pháo?

Chú ý: Ta coi khẩu pháo chịu tác động của ba lực: trọng lực P (có độ lớn P=22148N, có phương vuông góc với phương nằm ngang và hướng xuống dưới), phản lực W (có độ lớn W=Pcos30°, có phương vuông góc với mặt dốc và hướng lên trên) và lực kéo F(theo phương dốc, hướng từ chân dốc lên đỉnh dốc).

Tính lực kéo cần thiết để kéo một khẩu pháo có trọng lượng 22 148N (ảnh 1)

Lời giải

Do khẩu pháo chịu tác động của ba lực: trọng lực P, phản lực W và lực kéo F. Để kéo được khẩu pháo đi lên ta cần lực kéo F có độ lớn lớn hơn độ lớn của tổng hai lực P W, tức là: F>W+P

Xét hình bình hành OACB có W+P=OC suy ra W+P=OC

Xét ΔOBC vuông tại O, có:

OC=BC.sin30°=Psin30°.

Do đó W+P=OC=P.sin30°=22  148.12=11  074 (N)

F>11074N

Ta có: 11 074 : 100 = 110,74

Nếu lực kéo của mỗi người bằng 100 N thì cần tối thiểu số người để kéo pháo là 111 người.

Vậy ta cần một lực kéo lớn hơn 11 074 N để kéo khẩu pháo đi lên và nếu lực kéo của mỗi người bằng 100 N thì cần tối thiểu 111 người để kéo pháo lên.

Bài tập

Bài 4.6 trang 54 Toán 10 Tập 1: Cho bốn điểm A, B, C, D. Chứng minh rằng:

a) AB+BC+CD+DA=0;

b) ACAD=BCBD;

Lời giải

a) Ta có:

AB+BC+CD+DA=AB+BC+CD+DA=AC+CA=AA=0

(quy tắc ba điểm).

b) Ta có: ACAD=DC (quy tắc hiệu)

BCBD=DC (quy tắc hiệu)

ACAD=BCBD.

Bài 4.7 trang 54 Toán 10 Tập 1: Cho hình bình hành ABCD. Hãy tìm điểm M để BM=AB+AD. Tìm mối quan hệ giữa hai vecto CD CM.

Lời giải

Cho hình bình hành ABCD. Hãy tìm điểm M để vecto BM = vecto AB + vecto AD (ảnh 1)

Vì ABCD là hình bình hành nên AB+AD=AC (quy tắc hình bình hành)

Theo đề bài BM=AB+AD, do đó ta cần tìm điểm M thỏa mãn AC=BM

ACMB là hình bình hành

Vậy điểm M cần tìm là đỉnh thứ tư của hình bình hành dựng trên hai cạnh AB, AC.

Do tứ giác ACMB là hình bình hành

Cho hình bình hành ABCD. Hãy tìm điểm M để vecto BM = vecto AB + vecto AD (ảnh 1)

Bài 4.8 trang 54 Toán 10 Tập 1: Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng a. Tính độ dài các vectơ ABAC,AB+AC.

Lời giải

Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng a. Tính độ dài các vectơ (ảnh 1)

Ta có: ABAC=CB (quy tắc hiệu)

Suy ra ABAC=CB=CB=a.

Gọi D là điểm thoả mãn điều kiện ABDC là hình hình hành.

AB+AC=AD (quy tắc hình bình hành)

AB+AC=AD=AD

Gọi M là giao điểm của AD và BC

M là trung điểm của BC và AD (tính chất hình bình hành)

AM vừa là đường trung tuyến vừa là đường cao của tam giác đều ABC.

Do đó tam giác ABM vuông tại M có AB = a, BM = 12BC=12a, áp dụng định lí Pythagore ta có: AB2 = AM2 + BM2

AM2 = AB2 – BM2 = a212a2=a214a2=3a24

AM=a32
Mà M là trung điểm của AD nên AD = 2AM =2.a32=a3

AB+AC=AD=a3

Vậy ABAC=a AB+AC=a3.

Bài 4.9 trang 54 Toán 10 Tập 1: Hình 4.19 biểu diễn hai lực F1,F2 cùng tác động lên một vật, cho F1=3N,F2=2N. Tính độ lớn của hợp lực F1+F2.

Hình 4.19 biểu diễn hai lực  cùng tác động lên một vật, cho   (ảnh 1)

Lời giải

Hình 4.19 biểu diễn hai lực  cùng tác động lên một vật, cho   (ảnh 1)

Vẽ điểm D sao cho ABCD là hình bình hành trong đó AB biểu diễn F1; AD biểu diễn F2 BAD^=120° (như hình vẽ trên).

Suy ra F1+F2=AB+AD=AC (quy tắc hình bình hành)

Do đó F1+F2=AC=AC

Xét tam giác ABC, áp dụng định lí côsin ta có:

AC2 = AB2 + BC2 – 2.AB.BC.cosABC^

+) AB=AB=F1 F1=3 nên AB = 3

+) Vì ABCD là hình bình hành nên BC = AD (tính chất hình bình hành)

Mà AD = AD=F2=2

Do đó BC = 2.

+) Vì ABCD là hình bình hành nên AD // BC do đó ABC^+BAD^=1800 (hai góc trong cùng phía)

Suy ra ABC^=180°BAD^=180°120°=60°

+) Ta có AC2 = AB2 + BC2 – 2.AB.BC.cosABC^

AC2 = 32 + 22 – 2.3.2.cos 60°

AC2 = 7

AC=7

F1+F2=7

Vậy độ lớn của hợp lực F1+F27(N).

Bài 4.10 trang 54 Toán 10 Tập 1: Hai con tàu xuất phát cùng lúc từ bờ bên này sang bờ bên kia của dòng sông với vận tốc riêng không đổi và có độ lớn bằng nhau. Hai tàu luôn giữ được lái sao cho chúng tạo với bờ cùng một góc nhọn nhưng một tàu hướng xuống hạ lưu, một tàu hướng lên thượng nguồn (hình bên). Vận tốc dòng nước là đáng kể, các yếu tố bên ngoài khác không ảnh hưởng tới vận tốc của các tàu. Hỏi tàu nào sang bờ bên kia trước?

Hai con tàu xuất phát cùng lúc từ bờ bên này sang bờ bên kia của dòng sông với vận tốc (ảnh 1)

Lời giải

Hai con tàu xuất phát cùng lúc từ bờ bên này sang bờ bên kia của dòng sông với vận tốc (ảnh 1)

Ta biểu thị hai bờ sông là hai đường thẳng song song d1, d2

Giả sử tàu 1 xuất phát từ Ad1 đến M (hướng xuống hạ lưu) và bánh lái luôn được giữ để tàu tạo với bờ một góc α.

Giả sử tàu 2 xuất phát từ A'd1 đến M' (hướng lên thượng nguồn) và bánh lái luôn được giữ để tàu tạo với bờ một góc α.

Gọi vr1,vr2 vn lần lượt biểu diễn vận tốc riêng của tàu 1, tàu 2 và vận tốc dòng nước.

+ Gọi B, C là các điểm sao cho vr1=AB,vn=BC.

Khi đó tàu 1 chuyển động với vectơ vận tốc thực tế là v1=vr1+vn=AB+BC=AC.

Vậy tàu 1 chuyển động theo hướng AC với đích đến là điểm N trên bờ d2 và đi với độ lớn v1=AC=AC.

Thời gian để tàu 1 di chuyển sang bờ d2 là t1 = ANAC.

+ Gọi B', C' là các điểm sao cho vr2=A'B',vn=B'C'.

Khi đó tàu 2 chuyển động với vectơ vận tốc thực tế là v2=vr2+vn=A'B'+B'C'=A'C'.

Vậy tàu 2 chuyển động theo hướng A'C' với đích đến là điểm N' trên bờ d2 và đi với độ lớn v2=A'C'=A'C'.

Thời gian để tàu 2 di chuyển sang bờ d2 là t2 = A'N'A'C'.

+ Vì vn=BC=B'C' nên B, B', C, C' thẳng hàng và nằm trên đường thẳng song song với hai đường thẳng d1 và d2.

Khi đó theo định lý Thales, ta có: ANAC=A'N'A'C' hay t1 = t2.

Suy ra hai tàu cần thời gian như nhau để sang được đến bờ bên kia.

Vậy hai tàu sang đến bờ bên kia cùng một lúc.

Lý thuyết Tổng và hiệu của hai vectơ

1. Tổng của hai vectơ

– Cho hai vectơ ab. Lấy một điểm A tùy ý và vẽ AB=a, BC=b. Khi đó vectơ ACđược gọi là tổng của hai vectơ ab và được kí hiệu là a + b.

– Phép lấy tổng của hai vectơ được gọi là phép cộng vectơ.

Tổng và hiệu của hai vectơ

– Quy tắc ba điểm: Với ba điểm bất kì A, B, C, ta có AB+BC=AC .

– Quy tắc hình bình hành: Nếu ABCD là hình bình hành thì AB+BC=AC.

Tổng và hiệu của hai vectơ

– Với ba vectơ; a, b, c tùy ý :

+ Tính chất giao hoán: a+ b= b + a;

+ Tính chất kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c);

+ Tính chất của vectơ–không: a + 0 = 0+ a = a.

Chú ý: Do các vectơ (a + b) + ca + (b + c) bằng nhau, nên ta còn viết chúng dưới dạng a + b + c và gọi là tổng của ba vectơ a, b, c. Tương tự, ta cũng có thể viết tổng của một số vectơ mà không cần dùng dấu ngoặc.

Ví dụ: Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng 1. Tính độ dài của các vectơ BC+DC, AB+DC+BD.

Hướng dẫn giải

Tổng và hiệu của hai vectơ

Khi đó BC+DC = AD+DC = AC.

Suy ra : |BC+DC| = |AC|.

Mặt khác ABCD là hình vuông có các cạnh bằng 1 nên độ dài đường chéo AC = 2.

|AC| = AC, suy ra |AC| = 2.

Do đó |BC+DC| = |AC|= 2.

Ta có: AB+DC+BD = (AB + BD) + DC = AD + DC = AC.

Suy ra |AB+DC+BD| = |AC|=2.

Vậy |BC+DC| = 2; |AB+DC+BD| = 2.

2. Hiệu của hai vectơ

– Vectơ có cùng độ dài và ngược hướng với vectơ a được gọi là vectơ đối của vectơ a. Vectơ đối của vectơ a kí hiệu là –a.

– Vectơ được coi là vectơ đối của chính nó.

– Hai vectơ đối nhau khi và chỉ khi tổng của chúng bằng 0.

– Vectơ a+ (–b) được gọi là hiệu của hai vectơ ab và được kí hiệu là ab. Phép lấy hiệu hai vectơ được gọi là phép trừ vectơ.

– Nếu b+ c= a thì ab = a+ (–b) = c + b+ (–b) = c+ 0 = c.

– Quy tắc hiệu: Với ba điểm O, M, N, ta có MN=MO+ON=OM+ON=ONOM.

Ví dụ: Cho hình bình hành ABCD và một điểm O bất kì. Chứng minh rằng OBOA=OCOD.

Hướng dẫn giải

Áp dụng quy tắc hiệu, ta có OBOA=AB; OCOD=DC.

Mặt khác, vì ABCD là hình bình hành nên AB=DC.

Vậy OBOA=OCOD.

Nhận xét: Trong vật lý, trọng tâm của một vật là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật đó. Đối với một vật mỏng hình đa giác A1A2…An thì trọng tâm của nó là điểm G thỏa mãn GA1+GA2+...+GAn=0.

Ví dụ:

– Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì IA+IB=0

Tổng và hiệu của hai vectơ

– Nếu G là trọng tâm của tam giác ABC thì GA+GB+GC=0.

Tổng và hiệu của hai vectơ

Chú ý:

– Phép cộng tương ứng với các quy tắc tổng hợp lực, tổng hợp vận tốc:

+ Nếu hai lực cùng tác động vào chất điểm A và được biểu diễn bởi các vectơ u1, u2 thì hợp lực tác động vào A được biểu diễn bởi vectơ u1 + u2.

+ Nếu một con thuyền di chuyển trên sông với vận tốc riêng (vận tốc so với dòng nước) được biểu diễn bở vectơ vr và vận tốc của dòng nước (so với bờ) được biểu diễn bởi vectơ vn thì vận tốc thực tế của thuyền (so với bờ) được biểu diễn bởi vectơ vr + vn.

Ví dụ: Con tàu di chuyển từ bờ sông bên này sang bờ sông bên kia với vận tốc riêng không đổi. Vectơ vận tốc thực tế của tàu được biểu thị như sau:

Tổng và hiệu của hai vectơ

Ta biểu thị hai bờ sông là hai đường thẳng d1, d2 song song với nhau. Giả sử tàu xuất phát từ A và bánh lái luôn giữ để tàu tạo với bờ góc α.

Gọi vr, vn lần lượt là vectơ vận tốc riêng của tàu và vận tốc dòng nước.

Khi đó tàu chuyển động với vận tốc thực tế là: v=vr+vn.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 9: Tích của một vecto với một số

Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ

Bài 11: Tích vô hướng của hai vecto

Bài tập cuối chương 4

Bài 12: Số gần đúng và sai số

1 5,601 25/09/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: