Giải Toán 10 Bài 13 (Kết nối tri thức): Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm
Với giải bài tập Toán lớp 10 Bài 13: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10 Bài 13.
Giải bài tập Toán 10 Bài 13: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm
Mở đầu
Quan sát mẫu số liệu trên, có thể đánh giá được phương pháp học tập nào hiệu quả hơn không?
Lời giải:
Ta có thể đánh giá được phương pháp học tập nào hiệu quả hơn bằng cách tính toán các số đặc trưng (số trung bình cộng, số trung vị, tứ phân vị) cho mỗi mẫu số liệu rồi so sánh chúng với nhau.
Dưới đây phương pháp sử dụng số trung bình cộng:
Tổng điểm khảo sát Tiếng Anh của lớp A là:
2 + 7 + 6 + 3 + 9 + 8 + ... + 5 + 5 + 4 + 5 + 7 + 7 = 148 (điểm)
Tổng điểm khảo sát Tiếng Anh của lớp B là:
6 + 7 + 6 + 4 + 7 + 9 + ...+ 9 + 6 + 7 + 6 + 7 + 5 = 157 (điểm)
Trung bình cộng điểm khảo sát Tiếng Anh của lớp A là:
148 : 25 = 5,92 (điểm)
Trung bình cộng điểm khảo sát Tiếng Anh của lớp B là:
157 : 25 = 6,28 (điểm).
Vì 6,28 > 5,92 nên điểm trung bình của lớp B cao hơn điểm trung bình của lớp A.
Vậy phương pháp học tập được áp dụng ở lớp B hiệu quả hơn phương pháp được áp dụng ở lớp A.
1. Số trung bình và trung vị
HĐ 1 trang 78 Toán 10 Tập 1: Tính trung bình cộng điểm khảo sát Tiếng Anh của mỗi lớp A và B.
Lời giải:
Tổng điểm khảo sát Tiếng Anh của lớp A là:
2 + 7 + 6 + 3 + 9 + 8 + ... + 5 + 5 + 4 + 5 + 7 + 7 = 148 (điểm)
Tổng điểm khảo sát Tiếng Anh của lớp B là:
6 + 7 + 6 + 4 + 7 + 9 + ... + 9 + 6 + 7 + 6 + 7 + 5 = 157 (điểm)
Trung bình cộng điểm khảo sát Tiếng Anh của lớp A là:
148 : 25 = 5,92 (điểm)
Trung bình cộng điểm khảo sát Tiếng Anh của lớp B là:
157 : 25 = 6,28 (điểm)
Vậy trung bình cộng điểm tiếng Anh lớp A là 5,92 và lớp B là 6,28.
Lời giải:
Ta thấy điểm trung bình của lớp B cao hơn điểm trung bình của lớp A (vì 6,28 > 5,92).
Vậy phương pháp học tập được áp dụng ở lớp B hiệu quả hơn phương pháp được áp dụng ở lớp A.
Hãy tính thời gian chạy trung bình cự li 100 m của các bạn trong lớp.
Lời giải:
Số bạn trong lớp là:
5 + 7 + 10 + 8 + 6 = 36 (bạn).
Thời gian chạy trung bình cự li 100 m của các bạn trong lớp là:
(giây).
Vậy thời gian chạy trung bình cự li 100 m của các bạn trong lớp là khoảng 14,08 giây.
a) Tính thu nhập trung bình của các thành viên trong công ty.
b) Thu nhập trung bình có phản ánh đúng thu nhập của nhân viên trong công ty không?
Lời giải
a) Thu nhập trung bình của thành viên trong công ty là:
(triệu đồng).
Vậy thu nhập trung bình của các thành viên trong công ty khoảng 6,67 triệu đồng.
b) Ta thấy rõ ràng thu nhập của giám đốc cao hơn thu nhập trung bình rất nhiều (cao hơn khoảng 13,3 triệu), còn thu nhập của mỗi nhân viên thì gần với thu nhập trung bình hơn (thấp hơn khoảng 2,67 triệu).
Do đó, thu nhập trung bình không phản ánh đúng thu nhập của nhân viên công ty.
Lời giải:
Số trung bình của mẫu số liệu trên là:
Sắp xếp số liệu trên theo thứ tự không giảm, ta được:
31; 48; 51; 52; 53; 53; 112.
Số giá trị là 7 và là số lẻ nên giá trị chính giữa của mẫu là trung vị.
Do đó, số trung vị của mẫu số liệu trên là 52.
Ta thấy trong mẫu số liệu bài cho thì giá trị 112 cao hơn hẳn các số liệu khác, đây là mẫu số liệu có giá trị bất thường nên không thể dùng số trung bình để đại diện cho chiều dài của 7 con cá voi trưởng thành này.
Vậy trong hai số trên, số đại diện cho chiều dài của 7 con cá voi trưởng thành là số trung vị 52.
2. Tứ phân vị
58 74 92 81 97 88 75 69 87 69 75 77.
Em hãy giúp ban tổ chức xác định các ngưỡng điểm để phân loại thí sinh.
Lời giải:
Sắp xếp dãy số liệu trên theo thứ tự không giảm, ta được:
58; 69; 69; 74; 75; 75; 77; 81; 87; 88; 92; 97.
Mỗi giải có 3 thí sinh nên ta sẽ xếp lần lượt các thí sinh vào các nhóm giải dựa vào số điểm thi của thí sinh như sau:
Nhóm giải tư: 58; 69; 69.
Nhóm giải ba: 74; 75; 75.
Nhóm giải nhì: 77; 81; 87.
Nhóm giải nhất: 88; 92; 97.
Giữa các nhóm giải ta xác định được các ngưỡng điểm để phân loại thí sinh:
∙ Ngưỡng điểm phân loại giữa nhóm giải tư và nhóm giải ba là:
(69 + 74) : 2 = 71,5.
∙ Ngưỡng điểm phân loại giữa nhóm giải ba và nhóm giải nhì là:
(75 + 77) : 2 = 76.
∙ Ngưỡng điểm phân loại giữa nhóm giải nhì và nhóm giải nhất là:
(87 + 88) : 2 = 87,5.
Vậy ba ngưỡng điểm giúp ban tổ chức phân loại thí sinh là: 71,5; 76; 87,5.
Hãy tìm các tứ phân vị cho mẫu số liệu này.
Lời giải:
Ta có: n = 2 + 4 + 6 + 12 + 8 + 3 = 35.
Vì n = 35 là số lẻ nên trung vị Q2 là số ở vị trí số 18
Ta thấy 2 + 4 + 6 < 18 < 2 + 4 + 6 + 12.
Do đó Q2 = 3.
Ta tìm Q1 là trung vị của nửa số liệu bên trái Q2 (không bao gồm Q2).
Nửa số liệu bên trái Q2 có 17 học sinh nên trung vị là học sinh thứ 9.
Ta thấy 2 + 4 < 9 < 2 + 4 + 6.
Do đó Q1 = 2.
Ta tìm Q3 là trung vị của nửa số liệu bên phải Q2 (không bao gồm Q2)
Nửa số liệu bên phải Q2 có 17 học sinh nên trung vị là học sinh thứ 9 trong 17 học sinh và là học sinh thứ 9 + 18 = 27 trong 35 học sinh.
Ta thấy 2 + 4 + 6 + 12 < 27 < 2 + 4 + 6 + 12 + 8.
Do đó Q3 = 4.
Vậy tứ phân vị cho mẫu số liệu này là Q1 = 2; Q2 = 3, Q3 = 4.
3. Mốt
38 39 39 38 40 41 39 39 38 39 39 39 40 39 39.
a) Tính cỡ giày trung bình. Số trung bình này có ý nghĩa gì với cửa hàng không?
b) Cửa hàng nên nhập cỡ giày nào với số lượng nhiều nhất?
Lời giải:
a) Bảng tần số:
Cỡ giày trung bình:
Số trung bình này không có ý nghĩa gì với cửa hàng vì một cửa hàng thì thường quan tâm đến cỡ giày được bán nhiều nhất.
b) Cỡ giày số 39 là cỡ giày nhiều khách nam đi nhất trong tổng số người được chọn nên cửa hàng nên nhập cỡ giày này.
Lời giải:
* Xét lớp A:
Bảng tần số:
Trung bình cộng điểm khảo sát Tiếng Anh của lớp A là:
Vì n = 25 nên trung vị: số thứ 13.
Ta thấy: 2 + 2 + 2 + 5 + 2 = 13.
Do đó trung vị là 6.
Từ bảng tần số, ta thấy điểm 7 xuất hiện nhiều nhất (6 lần).
Do đó mốt của số liệu là 7.
* Xét lớp B:
Bảng tần số:
Trung bình cộng điểm khảo sát Tiếng Anh của lớp B là:
Vì n = 25 nên trung vị: số thứ 13.
Ta thấy 2 + 2 + 4 + 5 = 13.
Do đó trung vị là 6.
Từ bảng tần số, ta thấy điểm 7 xuất hiện nhiều nhất (7 lần).
Do đó mốt của số liệu là 7.
Ta thấy:
+ Điểm trung bình của lớp B cao hơn điểm trung bình của lớp A (vì 6,28 > 5,92).
Do đó phương pháp học tập được áp dụng ở lớp B hiệu quả hơn phương pháp được áp dụng ở lớp A.
+ Số trung vị của hai dãy số liệu là bằng nhau nên nếu dùng số trung vị thì hiệu quả học tập của hai phương pháp này là như nhau.
+ Mốt của hai dãy số liệu là bằng nhau nên nếu dùng mốt thì hiệu quả học tập của hai phương pháp này là như nhau.
Bài tập
a) Số điểm mà năm vận động viên bóng rổ ghi được trong một trận đấu:
b) Giá của một số loại giày (đơn vị nghìn đồng):
350 300 650 300 450 500 300 250
c) Số kênh được chiếu của một số hãng truyền hình cáp:
Lời giải:
a) Số điểm mà năm vận động viên bóng rổ ghi được trong một trận đấu:
9 8 15 8 20
Số trung bình:
Trung vị:
Mẫu số liệu sắp xếp theo thứ tự không giảm, ta được:
8; 8; 9; 15; 20
Ta có n = 5 là số lẻ nên trung vị là 9.
∙ Mốt:
Ta thấy số 8 là số có tần số lớn nhất (xuất hiện 2 lần).
Do đó mốt của số liệu là 8.
∙ Tứ phân vị:
+ Tìm Q2.
Ta có trung vị là 9 nên Q2 = 9.
+ Tìm Q1.
Nửa số liệu bên trái là: 8 8
Trung vị của mẫu này là: (8 + 8) : 2 = 8
Do đó Q1 = 8.
+ Tìm Q3.
Nửa số liệu bên phải là: 15 20
Trung vị của mẫu này là: (15 + 20) : 2 = 17,5.
Do đó Q3 = 17,5.
Vậy số trung bình là 12; trung vị là 9; mốt là 8; Q1 = 8; Q3 = 17,5.
b) Giá của một số loại giày (đơn vị nghìn đồng):
350 300 650 300 450 500 300 250
∙ Số trung bình:
∙ Trung vị:
Mẫu số liệu sắp xếp theo thứ tự không giảm ta được:
250; 300; 300; 300; 350; 450; 500; 650.
Ta có n = 8 là số chẵn nên trung vị là trung bình cộng của hai số chính giữa.
Số trung bình cộng của hai giá trị ở chính giữa là:
(300 + 350) : 2 = 325.
Do đó trung vị là 325.
∙ Mốt:
Ta thấy số 300 là số có tần số cao nhất (xuất hiện 3 lần).
Do đó mốt của dãy số liệu là 300.
∙ Tứ phân vị:
+ Tìm Q2.
Ta có trung vị là 325.
Do đó Q2 = 325.
+ Tìm Q1.
Vì n chẵn nên nửa số liệu bên trái là: 250 300 300 300
Trung vị của mẫu này là: (300 + 300) : 2 = 300
Do đó Q1 = 300.
+ Tìm Q3.
Vì n chẵn nên nửa số liệu bên phải là: 350 450 500 650
Trung vị của mẫu này là: (450 + 500) : 2 = 475
Do đó Q3 = 475.
Vậy số trung bình là 387,5; trung vị là 325; mốt là 300; Q1 = 300; Q3 = 475.
c) Số kênh được chiếu của một số hãng truyền hình cáp:
36 38 33 34 32 30 34 35
∙ Số trung bình:
∙ Trung vị:
Sắp xếp theo thứ tự không giảm: 30 32 33 34 34 35 36 38
Ta có n = 8 là số chẵn nên trung vị là trung bình cộng của hai số chính giữa.
Hai số chính giữa là 34 và 34.
Do đó trung vị là: (34 + 34) : 2 = 34.
∙ Mốt:
Ta thấy số 34 là số có tần số cao nhất (xuất hiện 2 lần).
Do đó mốt của dãy số liệu là 34.
∙ Tứ phân vị:
+ Tìm Q2.
Ta có trung vị là 34.
Do đó Q2 = 34.
+ Tìm Q1.
Vì n chẵn nên nửa số liệu bên trái là: 30 32 33 34
Trung vị của mẫu này là: (32 + 33) : 2 = 32,5
Do đó Q1 = 32,5.
+ Tìm Q3.
Vì n chẵn nên nửa số liệu bên phải là: 34 35 36 38
Trung vị của mẫu này là: (35 + 36) : 2 = 35,5
Do đó Q3 = 35,5.
Vậy số trung bình là 34; trung vị là 34; mốt là 34; Q1 = 32,5; Q3 = 35,5.
a) Số mặt trăng đã biết của các hành tinh:
b) Số đường chuyền thành công trong một trận đấu của một số cầu thủ bóng đá:
c) Chỉ số IQ của một nhóm học sinh:
80 102 83 103 108 94 110 106 104 100.
d) Các sai số trong một phép đo:
10 15 18 15 14 13 42 15 12 14 42.
Lời giải:
a) Sắp xếp lại số liệu:
0 0 1 2 13 27 34 63
Mẫu số liệu đã cho có số liệu tăng dần, do đó ta nên dùng số trung bình để đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu này.
Số trung bình của mẫu số liệu là:
.
Ta không dùng trung vị vì Me = (2 + 13) : 2 = 7,5, giá trị này chênh lệch nhiều so với các số liệu ở nửa bên phải.
b) Các số liệu bài cho không chênh lệch quá lớn với nhau nên ta chọn số trung bình làm số đặc trưng đo xu thế trung tâm.
Số đường chuyền trung bình là:
.
c) Các số liệu bài cho không chênh lệch quá lớn với nhau nên ta chọn số trung bình làm số đặc trưng đo xu thế trung tâm.
Chỉ số IQ trung bình của nhóm học sinh là:
d) Mẫu số liệu đã cho có đa số các sai số là giống nhau, riêng giá trị 42 lớn hơn hẳn các giá trị khác, đây được xem là giá trị bất thường nên ta chọn số trung vị là số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu đã cho.
Sắp xếp dãy số liệu đã cho theo thứ tự không giảm ta được:
10; 12; 13; 14; 14; 15; 15; 15; 18; 42; 42
Vì dãy số liệu có 11 số nên trung vị của mẫu là Me = 15.
a) Tìm số trung bình, mốt, các tứ phân vị của mẫu số liệu trên.
b) Giải thích tại sao tứ phân vị thứ nhất và trung vị trùng nhau.
Lời giải:
a)
∙ Số trung bình:
Trung bình số lượng học sinh giỏi Quốc gia của 10 trường Trung học phổ thông là:
∙ Mốt:
Trong dãy số liệu đã cho, số 0 là số xuất hiện với tần số lớn nhất (7 lần).
Do đó mốt của mẫu số liệu là 0.
∙ Trung vị:
Sắp xếp dãy số liệu trên theo thứ tự không giảm là:
0; 0; 0; 0; 0; 0; 0; 4; 6; 10.
Vì n = 10 là số chẵn nên Q2 là trung bình cộng của hai giá trị chính giữa:
Q2 = (0 + 0) : 2 = 0.
∙ Tứ phân vị:
Ta tìm Q1 là trung vị của nửa số liệu bên trái Q2:
0; 0; 0; 0 ;0.
Do đó Q1 = 0.
Ta tìm Q3 là trung vị của nửa số liệu bên phải Q2:
0; 0; 4; 6; 10.
Do đó Q3 = 4.
Vậy số trung bình là 2; mốt là 0, tứ phân vị là Q1 = 0; Q2 = 0; Q3 = 4.
b) Tứ phân vị thứ nhất và trung vị trùng nhau vì mật độ của mẫu số liệu tập trung hết ở nửa trái của trung vị, mẫu số liệu bên trái có số liệu bằng 0 hết.
Lời giải:
Dãy số liệu sắp xếp theo thứ tự không giảm là:
20 120; 20 120; 21 315; 23 405; 37 546.
Số chỗ ngồi trung bình của một sân vận động được sử dụng trong Giải Bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam là:
Vì n = 5 là số lẻ nên số trung vị của dãy số liệu là số chính giữa là: 21 315.
Số 20 120 là số xuất hiện nhiều nhất nên mốt của số liệu là 20 120.
Nếu bớt đi số liệu chỗ ngồi của Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, ta có:
Số chỗ ngồi trung bình của một sân vận động được sử dụng trong Giải Bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam là:
Dãy số liệu sắp xếp theo thứ tự không giảm là:
20 120; 20 120; 21 315; 23 405.
Vì n = 4 là số chẵn nên số trung vị của dãy số liệu là trung bình cộng hai giá trị chính giữa là: (20 120 + 21 315) : 2 = 20 717,5.
Số 20 120 là số xuất hiện nhiều nhất nên mốt của số liệu là 20 120.
Vậy khi bỏ bớt đi số liệu chỗ ngồi của Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình thì số trung bình và trung vị bị thay đổi còn mốt vẫn giữ nguyên.
Lý thuyết Bài 13: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm
1. Số trung bình và trung vị
a) Số trung bình
Số trung bình (số trung bình cộng) của mẫu số liệu x1, x2,..., xn, kí hiệu là được tính bằng công thức:
Ví dụ: Kết quả thống kê số điểm đạt được sau mỗi lần bắn của một xạ thủ được ghi lại trong bảng sau:
7 |
9 |
8 |
9 |
7 |
10 |
9 |
9 |
7 |
8 |
Tính điểm số trung bình qua các lần bắn của xạ thủ.
Hướng dẫn giải
Đếm số phát súng xạ thủ đã bắn trong bảng trên, ta thấy xạ thủ đã bắn tổng cộng là 10 phát. Ta suy ra n = 10.
Lần thứ nhất xạ thủ bắn được 7 điểm. Do đó ta có x1 = 7.
Lần thứ hai xạ thủ bắn được 9 điểm. Do đó ta có x2 = 9.
Tương tự, ta được x3 = 8, x4 = 9, x5 = 7, x6 = 10, x7 = 9, x8 = 9, x9 = 7, x10 = 8.
Suy ra, điểm số trung bình qua các lần bắn của xạ thủ là:
(điểm)
Chú ý:
Trong trường hợp mẫu số liệu cho dưới dạng bảng tần số thì số trung bình được tính theo công thức:
trong đó mk là tần số của giá trị xk và n = m1 + m2 +...+ mk.
Ví dụ: Kết quả điều tra về số con của một số hộ gia đình trong một tổ dân phố được ghi lại trong bảng sau:
Số con |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
Số hộ gia đình |
4 |
4 |
8 |
3 |
1 |
Hỏi trung bình mỗi hộ gia đình trong tổ dân phố có bao nhiêu con?
Hướng dẫn giải
Tổng số hộ gia đình là: n = 4 + 4 + 8 + 3 + 1 = 20 (hộ gia đình).
Trung bình mỗi hộ gia đình trong tổ dân số có số con là:
(con)
Ý nghĩa: Số trung bình là giá trị trung bình cộng của các số trong mẫu số liệu, nó cho biết vị trí trung tâm của mẫu số liệu và có thể dùng để đại diện cho mẫu số liệu.
b) Trung vị
Trong trường hợp mẫu số liệu có giá trị bất thường (rất lớn hoặc rất bé so với đa số các giá trị khác), người ta không dùng số trung bình để đo xu thế trung tâm mà dùng trung vị.
Để tìm trung vị (kí hiệu là Me) của một mẫu số liệu, ta thực hiện như sau:
+ Sắp xếp các giá trị trong mẫu số liệu theo thứ tự không giảm.
+ Nếu số giá trị của mẫu số liệu là số lẻ thì giá trị chính giữa của mẫu là trung vị. Nếu là số chẵn thì trung vị là trung bình cộng của hai giá trị chính giữa của mẫu.
Ví dụ: Theo dõi thời gian giải một bài toán của 4 học sinh, giáo viên nhận thấy có 2 em giải bài toán trong 2 phút; 1 em giải bài toán trong 3 phút và 1 em giải bài toán trong 7 phút. Hãy tìm số trung bình và trung vị của mẫu số liệu trên.
Hướng dẫn giải
+ Số trung bình là: (phút)
+ Trung vị:
Sắp xếp số liệu theo thứ tự không giảm:
Dãy trên có hai giá trị chính giữa lần lượt là 2 và 3.
Vậy trung vị của mẫu số liệu là: .
Nhận xét: Trong mẫu số liệu được sắp xếp trên, số phần tử ở bên trái trung vị và số phần tử ở bên phải trung vị bằng nhau và bằng 2. Một học sinh giải bài toán mất 7 phút cao hơn hẳn số trung bình, đây chính là giá trị bất thường. Nếu ta thay thời gian giải bài toán của học sinh giải mất 7 phút thành 8; 9; 10;... (phút) thì trung vị vẫn không thay đổi trong khi số trung bình sẽ thay đổi.
Ý nghĩa: Trung vị không bị ảnh hưởng bởi giá trị bất thường trong khi số trung bình bị ảnh hưởng bởi giá trị bất thường. Vì vậy, khi mẫu số liệu có giá trị bất thường, người ta thường dùng trung vị đại diện cho các số liệu thống kê.
Ví dụ: Đo chiều cao (đơn vị cm) của 9 học sinh lớp 10A và được kết quả như bảng sau:
149 |
153 |
155 |
153 |
150 |
188 |
148 |
151 |
150 |
Tìm số trung bình và trung vị của mẫu số liệu trên. Trong hai số đó, số nào phù hợp hơn để đại diện cho chiều cao của 9 học sinh lớp 10A?
Hướng dẫn giải
+ Số trung bình là:
(cm)
+ Trung vị:
Sắp xếp số liệu theo thứ tự không giảm:
Vậy trung vị của mẫu số liệu là: 151 (cm).
+ Giữa hai số trung bình và số trung vị như trên, số trung vị bằng 151 (cm) phù hợp hơn để đại diện cho chiều cao của 9 học sinh lớp 10A vì trong mẫu số liệu có một em học sinh có chiều cao 188cm, đây là giá trị bất thường.
2. Tứ phân vị
Tứ phân vị dùng để xác định ngưỡng để phân loại các số liệu có trong mẫu số liệu.
Để tìm các tứ phân vị của mẫu số liệu có n giá trị, ta làm như sau:
+ Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm.
+ Tìm trung vị. Giá trị này là Q2.
+ Tìm trung vị của nửa số liệu bên trái Q2 (không bao gồm Q2 nếu n lẻ). Giá trị này là Q1.
+ Tìm trung vị của nửa số liệu bên phải Q2 (không bao gồm Q2 nếu n lẻ). Giá trị này là Q3.
Q1, Q2, Q3 được gọi là các tứ phân vị của mẫu số liệu.
Chú ý: Q1 được gọi là tứ phân vị thứ nhất hay tứ phân vị dưới, Q3 được gọi là tứ phân vị thứ ba hay tứ phân vị trên.
Ý nghĩa: Các điểm Q1, Q2, Q3 chia mẫu số liệu đã sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn thành bốn phần, mỗi phần đều chứa 25% giá trị.
Ví dụ: Hàm lượng Protein (đơn vị gam) trong 100g của một số loại thực phẩm được cho trong bảng sau:
8,6 |
7,9 |
4,1 |
6,1 |
27,5 |
4 |
0,9 |
7,9 |
3,2 |
1,7 |
1,1 |
1,5 |
0,8 |
1,2 |
1,5 |
2 |
0 |
0,7 |
2,2 |
24,2 |
Hãy tìm các tứ phân vị. Các tứ phân vị này cho ta thông tin gì?
Hướng dẫn giải
Sắp xếp các giá trị đã cho theo thứ tự không giảm:
+ Vì n = 20 là số chẵn nên Q2 là trung bình cộng của hai giá trị chính giữa. Do đó:
Q2 = (2 + 2,2) : 2 = 2,1.
+ Ta tìm Q1 là trung vị của nửa số liệu bên trái Q2:
Vì lúc này n = 10 là số chẵn nên Q1 là trung bình cộng của hai giá trị chính giữa. Do đó:
Q1 = (1,1 + 1,2) : 2 = 1,15.
+ Ta tìm Q3 là trung vị của nửa số liệu bên phải Q2:
Vì lúc này n = 10 là số chẵn nên Q3 là trung bình cộng của hai giá trị chính giữa. Do đó:
Q3 = (6,1 + 7,9) : 2 = 7.
Vậy các tứ phân vị của mẫu số liệu là Q1 = 1,15; Q2 = 2,1; Q3 = 7.
Các tứ phân vị cho ta hình ảnh phân bố của mẫu số liệu. Khoảng cách từ Q1 đến Q2 là 2,1 – 1,15 = 0,95 trong khi khoảng cách từ Q2 đến Q3 là 7 – 2,1 = 4,9. Điều này cho thấy mẫu số liệu tập trung với mật độ cao ở bên trái của Q2 và mật độ thấp ở bên phải của Q2.
3. Mốt
Mốt của mẫu số liệu là giá trị xuất hiện với tần số lớn nhất.
Ý nghĩa: Có thể dùng mốt để đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu khi mẫu số liệu có nhiều giá trị trùng nhau.
Ví dụ: Kết quả thống kê điểm số bài kiểm tra giữa kỳ của một số học sinh lớp 10B được cho trong bảng sau:
3 |
5 |
6 |
7 |
7 |
7 |
8 |
8 |
9 |
10 |
Tìm mốt cho mẫu số liệu này.
Hướng dẫn giải
Số học sinh đạt điểm 3: 1 học sinh.
Số học sinh đạt điểm 5: 1 học sinh.
Số học sinh đạt điểm 6: 1 học sinh.
Số học sinh đạt điểm 7: 3 học sinh.
Số học sinh đạt điểm 8: 2 học sinh.
Số học sinh đạt điểm 9: 1 học sinh.
Số học sinh đạt điểm 10: 1 học sinh.
Vì số học sinh đạt điểm 7 là lớn nhất (có 3 học sinh) nên mốt của mẫu số liệu này là 7.
Nhận xét:
+ Mốt có thể không là duy nhất. Chẳng hạn, với mẫu số liệu sau:
6 9 5 9 9 7 5 5 9 5
Ta thấy các số 5; 9 đều xuất hiện với số lần lớn nhất (4 lần) nên mẫu số liệu này có hai mốt là 5 và 9.
+ Khi các giá trị trong mẫu số liệu xuất hiện với tần số như nhau thì mẫu số liệu không có mốt. Chẳng hạn, với mẫu số liệu sau:
6 8 6 7 8 6 7 7 8
Ta thấy các giá trị 6; 7; 8 trong mẫu số liệu đều xuất hiện với tần số như nhau (3 lần) nên mẫu số liệu này không có mốt.
+ Mốt còn được định nghĩa cho mẫu dữ liệu định tính (dữ liệu không phải là số). Ví dụ trong buổi biểu quyết chọn một trong ba bạn Hoa, Bình, Tú làm bí thư của lớp 10C, bạn thư ký của lớp đã tổng kết được kết quả biểu quyết như sau:
Tên bạn được chọn |
Hoa |
Bình |
Tú |
Số phiếu |
18 |
12 |
10 |
Trong mẫu dữ liệu này, số phiếu chọn “bạn Hoa” nhiều nhất, được gọi là mốt.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 14: Các số đặc trưng. Đo độ phân tán
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - KNTT
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Global success
- Bài tập Tiếng Anh 10 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Global success đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 10 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết KTPL 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Kết nối tri thức