Giải Toán 10 (Kết nối tri thức) Bài tập cuối chương 5
Với giải bài tập Toán lớp 10 Bài tập cuối chương 5 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10 Bài tập cuối chương 5.
Giải bài tập Toán 10 Bài tập cuối chương 5
A. Trắc nghiệm
Lời giải:
Cân một bao gạo bằng một cân treo với thang chia 0,2 kg.
Mà trong các phép đo, độ chính xác d của số gần đúng bằng một nửa đơn vị của thước đo.
Khi đó d = 0,1 kg.
Chọn A.
Lời giải:
Ta có độ lệch chuẩn bằng căn bậc hai của phương sai.
Do đó, mẫu nào có phương sai lớn hơn thì có độ lệch chuẩn lớn hơn.
Chọn A.
Bài 5.19 trang 89 Toán 10 Tập 1: Có 25% giá trị của mẫu số liệu nằm giữa Q1 và Q3, đúng hay sai?
Lời giải:
Ta có giá trị Q2 chia mẫu số liệu thành hai phần bằng nhau.
+ Xét nửa số liệu bên trái: giữa Q1 và Q2 là nửa của nửa số liệu bên trái.
+ Xét nửa số liệu bên phải: giữa Q3 và Q2 là nửa của nửa số liệu bên phải.
Do đó có 50% giá trị của số liệu nằm nữa hai giá trị Q1 và Q3.
Vì vậy phát biểu đã cho là sai.
Chọn B.
Bài 5.20 trang 89 Toán 10 Tập 1: Số đặc trưng nào sau đây đo độ phân tán của mẫu số liệu?
Lời giải:
Độ lệch chuẩn đặc trưng cho độ phân tán của mẫu số liệu.
Số trung bình, mốt, trung vị đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu.
Chọn D.
Lời giải:
Nếu An được cộng thêm mỗi môn 0,5 điểm chuyên cần, tức là mỗi số trong dãy số liệu trên đều tăng 0,5.
Do đó, trung vị tăng 0,5 và tứ phân vị cũng tăng 0,5.
Khi cộng thêm mỗi môn 0,5 điểm chuyên cần, tức là tổng điểm 7 môn đó tăng 3,5 điểm.
Ta lấy phần tăng đó chia đều cho 7 thì điểm trung bình tăng 0,5.
Nên độ lệch của mỗi giá trị so với số trung bình vẫn không đổi .
Do đó độ lệch chuẩn không thay đổi.
Chọn C
B. Tự luận
b) Nên dùng khoảng biến thiên hay khoảng tứ phân vị để đo độ phân tán? Vì sao?
Lời giải
a) Trong 5 sinh viên trên, có một sinh viên có mức lương rất thấp so với các sinh viên còn lại (3,5 triệu đồng, thấp hơn rất nhiều so với các giá trị còn lại trong dãy số liệu). Vì vậy, nên dùng trung vị để đo mức lương sau khi tốt nghiệp.
b) Nên dùng khoảng tứ phân vị để đo độ phân tán vì độ phân tán không bị ảnh hưởng bởi giá trị bất thường.
Lời giải
∙ Môn Toán:
Điểm môn Toán của 11 bạn học sinh lớp 10 xếp theo thứ tự không giảm là:
5; 31; 37; 43; 43; 57; 62; 63; 78; 80; 91.
Số trung bình cộng điểm Toán:
Ta có giá trị lớn nhất của mẫu số liệu là 91 và giá trị nhỏ nhất là 5. Khi đó, khoảng biến thiên là: R = 91 – 5 = 86.
Vì n = 11 là số lẻ nên trung vị Q2 = 57.
Nửa bên trái trung vị có 5 giá trị nên tứ phân vị thứ nhất Q1 = 37.
Nửa bên phải trung vị có 5 giá trị nên tứ phân vị thứ ba Q3 = 78.
Suy ra khoảng tứ phân vị là: ΔQ = Q3 – Q1 = 78 – 37 = 41.
Ta có bảng sau:
Phương sai: .
Độ lệch chuẩn: .
∙ Môn Tiếng Anh:
Điểm môn Tiếng Anh của 11 bạn học sinh lớp 10 xếp theo thứ tự không giảm là:
37; 41; 49; 55; 57; 62; 64; 65; 65; 70; 73.
Số trung bình cộng điểm Tiếng Anh:
Ta có giá trị lớn nhất của mẫu số liệu là 73 và giá trị nhỏ nhất là 37. Khi đó khoảng biến thiên là: R' = 73 – 37 = 36.
Vì n = 11 là số lẻ nên trung vị Q'2 = 62.
Nửa bên trái trung vị có 5 giá trị nên tứ phân vị thứ nhất Q'1 = 49.
Nửa bên phải trung vị có 5 giá trị nên tứ phân vị thứ ba Q'3 = 65.
Suy ra khoảng tứ phân vị là: Δ'Q = Q'3 – Q'1 = 65 – 49 = 16.
Ta có bảng sau:
Phương sai: .
Độ lệch chuẩn: .
Nhận xét:
∙ Vì 23,81 > 11,04 nên độ lệch chuẩn của mẫu số liệu điểm môn Toán lớn hơn môn Tiếng Anh.
Do đó, độ phân tán của số liệu điểm môn Toán cao hơn môn Tiếng Anh hay 11 bạn học sinh lớp 10 này học đều môn Tiếng Anh hơn môn Toán.
∙ Vì 86 > 36 nên khoảng biến thiên của mẫu số liệu điểm môn Toán lớn hơn môn Tiếng Anh.
Do đó, độ phân tán của số liệu điểm môn Toán cao hơn môn Tiếng Anh hay 11 bạn học sinh lớp 10 này học đều môn Tiếng Anh hơn môn Toán.
∙ Vì 41 > 16 nên khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu điểm môn Toán lớn hơn môn Tiếng Anh.
Do đó, độ phân tán của số liệu điểm Toán cao hơn môn Tiếng Anh hay 11 bạn học sinh lớp 10 này học đều môn Tiếng Anh hơn môn Toán.
a) Tìm số trung bình và trung vị của mẫu số liệu trên.
b) Giải thích tại sao số trung bình và trung vị lại có sự sai khác nhiều.
c) Nên sử dụng số trung bình hay trung vị đại diện cho dân số của các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ?
Lời giải:
Ta thấy có tất cả 11 tỉnh thành nên n = 11.
Số trung bình của dãy số liệu trên là:
Sắp xếp dãy số liệu trên theo thứ tự không giảm, ta được:
0,81; 0,97; 1,09; 1,19; 1,25; 1,27; 1,79, 1,81; 1,85; 2,01; 7,52.
Vì n = 11 là một số lẻ nên trung vị là số chính giữa là: Q2 = 1,27.
b) Ta thấy 7,52 lệch hẳn so với các số liệu còn lại trong dãy số liệu nên đây là giá trị bất thường của mẫu số liệu. Mà số trung bình thì ảnh hưởng bởi giá trị bất thường.
Do đó, số trung bình và trung vị có sự sai khác nhiều.
c) Do có giá trị 7,52 là giá trị khác biệt so với các giá trị còn lại nên gây ảnh hưởng đến số trung bình.
Do đó, ta nên sử dụng số trung vị để đại diện cho dân số các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.
Đồng bằng sông Hồng: 187 34 35 46 54 57 37 39 23 57 27.
Đồng bằng sông Cửu Long: 33 34 33 29 24 39 42 24 23 19 24 15 26.
b) Tại sao số trung bình của hai mẫu số liệu có sự sai khác nhiều trong khi trung vị thì không?
Lời giải
a)
∙ Đồng bằng sông Hồng: 187 34 35 46 54 57 37 39 23 57 27.
Ta có: n = 11.
Số trung bình:
Sắp xếp số liệu trên theo thứ tự không giảm ta được:
23; 27; 34; 35; 37; 39; 46; 54; 57; 57; 187.
Vì n = 11 là số lẻ nên trung vị Q2 = 39.
Nửa số liệu bên trái có 5 giá trị nên tứ phân vị thứ nhất là: Q1 = 34.
Nửa số liệu bên phải có 5 giá trị nên tứ phân vị thứ ba là: Q3 = 57.
Khoảng tứ phân vị là:
ΔQ = Q3 – Q1 = 57 – 34 = 23.
Ta có giá trị lớn nhất của số liệu là 187 và giá trị nhỏ nhất là 23. Khi đó khoảng biến thiên là: R = 187 – 23 = 164.
Theo quan sát số liệu, ta thấy giá trị 57 có tần số xuất hiện nhiều nhất nên mốt là 57.
Ta có bảng sau:
Phương sai:
Độ lệch chuẩn:
∙ Đồng bằng sông Cửu Long: 33 34 33 29 24 39 42 24 23 19 24 15 26.
Số trung bình của mẫu số liệu:
Sắp xếp số liệu trên theo thứ tự không giảm ta được:
15; 19; 23; 24; 24; 24; 26; 29; 33; 33; 34; 39; 42.
Vì n' = 13 là số lẻ nên trung vị Q'2 = 26.
Nửa số liệu bên trái có 6 giá trị nên tứ phân vị thứ nhất là: Q'1 = (23 + 24):2 = 23,5.
Nửa số liệu bên phải có 6 giá trị nên tứ phân vị thứ ba là: Q'3 = (33 + 34):2 = 33,5.
Khoảng tứ phân vị là:
Δ'Q = Q'3 – Q'1 = 33,5 – 23,5 = 10.
Ta có giá trị lớn nhất của số liệu là 42 và giá trị nhỏ nhất là 15. Khi đó khoảng biến thiên là: R' = 42 – 15 = 27.
Theo quan sát số liệu, ta thấy giá trị 24 có tần số xuất hiện nhiều nhất nên mốt là 24.
Ta có bảng sau:
Phương sai: .
Độ lệch chuẩn: .
b) Số trung bình sai khác vì ở Đồng bằng sông Hồng thì có giá trị bất thường là 187 (cao hơn hẳn so với các giá trị còn lại), còn ở Đồng bằng sông Cửu Long thì không có giá trị bất thường.
Chính giá trị bất thường làm nên sự sai khác đó, còn trung vị không bị ảnh hưởng đến giá trị bất thường nên trung vị ở hai mẫu số liệu không khác nhau quá nhiều.
c) Giá trị bất thường ảnh hưởng đến khoảng biến thiên và độ lệch chuẩn, còn với khoảng tứ phân vị thì không (khoảng tứ phân vị đo 50% giá trị ở chính giữa).
5,5 13,8 10,2 12,2 11,0 7,4 11,4 13,1 12,5 13,4.
a) Tính số trung bình, trung vị, khoảng biến thiên và độ lệch chuẩn của mẫu số liệu trên.
Lời giải:
a) Số trung bình của mẫu số liệu là:
Sắp xếp dãy số liệu theo thứ tự không giảm, ta được:
5,5; 7,4; 10,2; 11,0; 11,4; 12,2; 12,5; 13,1; 13,4; 13,8.
Vì n = 10 là số chẵn nên số trung vị là trung bình cộng của hai giá trị chính giữa:
(11,4 + 12,2) : 2 = 11,8.
Ta có giá trị lớn nhất của số liệu là 13,8 và giá trị nhỏ nhất là 5,5.
Khi đó khoảng biến thiên là: R = 13,8 – 5,5 = 8,3.
Phương sai:
Độ lệch chuẩn:
Vậy số trung bình là 11,05; trung vị là 11, 8; khoảng biến thiên là 8,3 và độ lệch chuẩn là 2,56.
b) Thực hiện làm tròn đến hàng đơn vị cho các giá trị trong mẫu số liệu:
5,5; 7,4; 10,2; 11,0; 11,4; 12,2; 12,5; 13,1; 13,4; 13,8.
Ta được:
6 ; 7; 10; 11; 11; 12; 13; 13; 13; 14.
Làm trò các số liệu trong mẫu:
Sai số tuyệt đối của phép làm tròn này không vượt quá 0,5.
Lý thuyết Tổng hợp lý thuyết chương 5
1. Số gần đúng
Trong nhiều trường hợp, ta không biết hoặc khó biết số đúng (kí hiệu là ) mà chỉ tìm được giá trị xấp xỉ nó. Giá trị này được gọi là số gần đúng, kí hiệu là a.
Chú ý:
Ta có thể sử dụng máy tính cầm tay để tìm giá trị gần đúng của các biểu thức chứa các số vô tỉ như π, ,...
2. Sai số tuyệt đối và sai số tương đối
a) Sai số tuyệt đối
Giá trị phản ánh mức độ sai lệch giữa số đúng và số gần đúng a, được gọi là sai số tuyệt đối của số gần đúng a.
Chú ý:
+ Trên thực tế, nhiều khi ta không biết nên cũng không biết ∆a. Tuy nhiên, ta có thể đánh giá được ∆a không vượt quá một số dương d nào đó.
+ Nếu ∆a ≤ d thì a – d ≤ ≤ a + d, khi đó ta viết = a ± d và hiểu là số đúng nằm trong đoạn [a – d; a + d]. Do đó d càng nhỏ thì a càng gần nên d được gọi là độ chính xác của số gần đúng.
+ Trong các phép đo, độ chính xác d của số gần đúng bằng một nửa đơn vị của thước đo. Chẳng hạn, một thước đo có chia vạch đến xentimét thì mọi giá trị đo nằm giữa 6,5 cm và 7,5 cm đều được coi là 7 cm. Vì vậy, thước đo có thang đo càng nhỏ thì cho giá trị đo càng chính xác.
b) Sai số tương đối
Sai số tương đối của số gần đúng a, kí hiệu là δa, là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và |a|, tức là .
Nhận xét:
Nếu thì ∆a ≤ d, do đó . Nếu càng nhỏ thì chất lượng của phép đo hay tính toán càng cao. Người ta thường viết sai số tương đối dưới dạng phần trăm.
3. Quy tròn số gần đúng
Số thu được sau khi thực hiện làm tròn số được gọi là số quy tròn. Số quy tròn là một số gần đúng của số ban đầu.
Chú ý:
• Đối với chữ số hàng làm tròn:
+ Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nó nhỏ hơn 5;
+ Tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải nó lớn hơn hoặc bằng 5.
• Đối với chữ số sau hàng làm tròn:
+ Bỏ đi nếu ở phần thập phân;
+ Thay bởi các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên.
Nhận xét:
+ Khi thay số đúng bởi số quy tròn đến một hàng nào đó thì sai số tuyệt đối của số quy tròn không vượt quá nửa đơn vị của hàng làm tròn.
+ Cho số gần đúng a với độ chính xác d. Khi được yêu cầu làm tròn số a mà không nói rõ làm tròn đến hàng nào thì ta làm tròn số a đến hàng thấp nhất mà d nhỏ hơn 1 đơn vị của hàng đó.
4. Số trung bình và trung vị
a) Số trung bình
Số trung bình (số trung bình cộng) của mẫu số liệu x1, x2,..., xn, kí hiệu là được tính bằng công thức:
Chú ý:
Trong trường hợp mẫu số liệu cho dưới dạng bảng tần số thì số trung bình được tính theo công thức:
trong đó mk là tần số của giá trị xk và n = m1 + m2 +...+ mk.
Ý nghĩa: Số trung bình là giá trị trung bình cộng của các số trong mẫu số liệu, nó cho biết vị trí trung tâm của mẫu số liệu và có thể dùng để đại diện cho mẫu số liệu.
b) Trung vị
Trong trường hợp mẫu số liệu có giá trị bất thường (rất lớn hoặc rất bé so với đa số các giá trị khác), người ta không dùng số trung bình để đo xu thế trung tâm mà dùng trung vị.
Để tìm trung vị (kí hiệu là Me) của một mẫu số liệu, ta thực hiện như sau:
+ Sắp xếp các giá trị trong mẫu số liệu theo thứ tự không giảm.
+ Nếu số giá trị của mẫu số liệu là số lẻ thì giá trị chính giữa của mẫu là trung vị. Nếu là số chẵn thì trung vị là trung bình cộng của hai giá trị chính giữa của mẫu.
Ý nghĩa: Trung vị không bị ảnh hưởng bởi giá trị bất thường trong khi số trung bình bị ảnh hưởng bởi giá trị bất thường. Vì vậy, khi mẫu số liệu có giá trị bất thường, người ta thường dùng trung vị đại diện cho các số liệu thống kê.
5. Tứ phân vị
Tứ phân vị dùng để xác định ngưỡng để phân loại các số liệu có trong mẫu số liệu.
Để tìm các tứ phân vị của mẫu số liệu có n giá trị, ta làm như sau:
+ Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm.
+ Tìm trung vị. Giá trị này là Q2.
+ Tìm trung vị của nửa số liệu bên trái Q2 (không bao gồm Q2 nếu n lẻ). Giá trị này là Q1.
+ Tìm trung vị của nửa số liệu bên phải Q2 (không bao gồm Q2 nếu n lẻ). Giá trị này là Q3.
Q1, Q2, Q3 được gọi là các tứ phân vị của mẫu số liệu.
Chú ý: Q1 được gọi là tứ phân vị thứ nhất hay tứ phân vị dưới, Q3 được gọi là tứ phân vị thứ ba hay tứ phân vị trên.
Ý nghĩa: Các điểm Q1, Q2, Q3 chia mẫu số liệu đã sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn thành bốn phần, mỗi phần đều chứa 25% giá trị.
6. Mốt
Mốt của mẫu số liệu là giá trị xuất hiện với tần số lớn nhất.
Ý nghĩa: Có thể dùng mốt để đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu khi mẫu số liệu có nhiều giá trị trùng nhau.
Nhận xét:
+ Mốt có thể không là duy nhất. Chẳng hạn, với mẫu số liệu sau:
6 9 5 9 9 7 5 5 9 5
Ta thấy các số 5; 9 đều xuất hiện với số lần lớn nhất (4 lần) nên mẫu số liệu này có hai mốt là 5 và 9.
+ Khi các giá trị trong mẫu số liệu xuất hiện với tần số như nhau thì mẫu số liệu không có mốt. Chẳng hạn, với mẫu số liệu sau:
6 8 6 7 8 6 7 7 8
Ta thấy các giá trị 6; 7; 8 trong mẫu số liệu đều xuất hiện với tần số như nhau (3 lần) nên mẫu số liệu này không có mốt.
+ Mốt còn được định nghĩa cho mẫu dữ liệu định tính (dữ liệu không phải là số). Ví dụ trong buổi biểu quyết chọn một trong ba bạn Hoa, Bình, Tú làm bí thư của lớp 10C, bạn thư ký của lớp đã tổng kết được kết quả biểu quyết như sau:
Tên bạn được chọn |
Hoa |
Bình |
Tú |
Số phiếu |
18 |
12 |
10 |
Trong mẫu dữ liệu này, số phiếu chọn “bạn Hoa” nhiều nhất, được gọi là mốt.
7. Khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị
a) Khoảng biến thiên
Khoảng biến thiên, kí hiệu là R, là hiệu số giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trong mẫu số liệu.
Ý nghĩa: Khoảng biến thiên dùng để đo độ phân tán của mẫu số liệu. Khoảng biến thiên càng lớn thì mẫu số liệu càng phân tán.
Nhận xét: Sử dụng khoảng biến thiên có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán song khoảng biến thiên chỉ sử dụng thông tin của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất mà bỏ qua thông tin từ tất cả các giá trị khác. Do đó, khoảng biến thiên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các giá trị bất thường.
b) Khoảng tứ phân vị
Khoảng tứ phân vị, kí hiệu là ∆Q, là hiệu số giữa tứ phân vị thứ ba và tứ phân vị thứ nhất, tức là:
∆Q = Q3 – Q1.
Về bản chất, khoảng tứ phân vị là khoảng biến thiên của 50% số liệu chính giữa của mẫu số liệu đã sắp xếp.
Ý nghĩa: Khoảng tứ phân vị cũng là một số đo độ phân tán của mẫu số liệu. Khoảng tứ phân vị càng lớn thì mẫu số liệu càng phân tán.
Chú ý: Một số tài liệu gọi khoảng biến thiên là biên độ và khoảng tứ phân vị là độ trải giữa.
8. Phương sai và độ lệch chuẩn
Khoảng biến thiên chỉ sử dụng thông tin của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của mẫu số liệu (bỏ qua thông tin của tất cả các giá trị khác). Khoảng tứ phân vị chỉ sử dụng thông tin của 50% số liệu chính giữa. Có một vài số đặc trưng khác đo độ phân tán sử dụng thông tin của tất cả các giá trị trong mẫu số liệu. Hai trong số đó là phương sai và độ lệch chuẩn.
Cụ thể với mẫu số liệu x1, x2,..., xn, nếu gọi số trung bình là thì với mỗi giá trị xi, độ lệch của nó so với giá trị trung bình là xi – .
• Phương sai là giá trị .
• Căn bậc hai của phương sai, s = , được gọi là độ lệch chuẩn.
Chú ý: Người ta còn sử dụng đại lượng để đo độ phân tán của mẫu số liệu:
.
Ý nghĩa: Nếu số liệu càng phân tán thì phương sai và độ lệch chuẩn càng lớn.
9. Phát hiện số liệu bất thường hoặc không chính xác bằng biểu đồ hộp
Trong mẫu số liệu thống kê, có khi ta sẽ gặp phải những giá trị quá lớn hoặc quá nhỏ so với đa số các giá trị khác. Những giá trị này được gọi là giá trị bất thường. Chúng xuất hiện trong mẫu số liệu có thể do nhầm lẫn hay sai sót nào đó. Ta có thể dùng biểu đồ hộp để phát hiện những giá trị bất thường này.
Các giá trị lớn hơn Q3 + 1,5 . ∆Q hoặc bé hơn Q1 – 1,5 . ∆Q được xem là giá trị bất thường.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - KNTT
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Global success
- Bài tập Tiếng Anh 10 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Global success đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 10 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết KTPL 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Kết nối tri thức