Xác định luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích và quan điểm

Trả lời Câu 1 trang 113 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách Ngữ văn 10.

1 2976 lượt xem


Giải Soạn văn 10 - Chân trời sáng tạo: Bài 9: Khát vọng độc lập và tự do

Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xác định luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích và quan điểm của người viết trong các văn bản nghị luận đã học dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Soạn bài Ôn tập lớp 10 trang 113 Tập 2 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

       Văn bản

Yếu tố

Hịch tướng sĩ

Nam quốc sơn hà- Bài thơ thần…

Tôi có một giấc mơ

Luận điểm

- Luận điểm 1: Nêu những tấm gương trung nghĩa sẽ được lưu danh muôn thuở

- Luận điểm 2: Nêu tình cảnh hiện tại của nước nhà

- Luận điểm 3: Dựa trên cơ sở đã nêu, phân tích những sai lầm của binh sĩ và hậu quả phân tích lẽ phải cần theo và ích lợi.

- Luận điểm 4: Kết luận, khẳng định rằng binh sĩ cần chuyên tâm học theo Binh thư yếu lược.

 

-Luận điểm 1: Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.

-Luận điểm 2: Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ.

-Luận điểm 3: Câu thơ thứ ba nêu sự việc “nghịch lỗ lai xâm phạm”, chỉ rõ sự ngang ngược của giặc ngoại xâm.

-Luận điểm 4: Câu kết bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân ta nhất định thắng, quân giặc nhất định thua.

 

-Luận điểm 1: Người da đen bị

đối xử bất công

-Luận điểm 2: những người đấu tranh không được phép hành động sai lầm.

-Luận điểm 3: khi người da đen được đối xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại.

 

Lí lẽ và bằng chứng

 

- Lí lẽ 1: từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào cũng có, được lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ.

+ Bằng chứng 1: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cảo Khanh, Nguyễn Văn Lập, Xích Tu Tư.

….

- Lí lẽ 4.1: học theo sách Binh thư yếu lược là theo đạo thần chủ.

- Lí lẽ 4.2:mối thù không đội trời chung với giặc không cho phép binh tướng lơ là, cần học Binh thư yếu lược để tiêu diệt kẻ thù, bảo vệ bờ cõi, đó cũng là chân lí, lẽ phải để "rửa nhục", “đứng trong trời đất”.

- Lí lẽ: tiếng nói khẳng định sông núi nước Nam là “vua Nam ở”. Chữ “đế” cao hơn chữ “vương”

- Lí lẽ 1: Mỗi quốc gia dân tộc tồn tại và phát triển đều có cội nguồn truyền thống và mang quy luật tất yếu.

- Lí lẽ 2: Cách nói “định phận tại thiên thư” thể hiện nhận thức chung về sự phân định rõ ràng dứt khoát về bờ cõi nước Nam - Dẫn chứng: Ngữ khí phản vấn, đặt câu hỏi “Như hà” chỉ rõ sự phi lí, phi nghĩa của ngoại bang đồng thời gián tiếp khẳng định thế đứng và tính chất chính nghĩa của vua tôi nước Nam.

- Dẫn chứng: Cách đối ứng, cách gọi quân giặc là “nhữ đẳng” bộc lộ thái độ khinh khi, căm thù không đội trời chung… kẻ nuôi tham vọng xâm lược sẽ phải trả giá, gieo gió gặp bão, phải chứng kiến và chấp nhận chuốc lấy bại vong “thủ bại hư” …

 

- Lí lẽ 1: Một trăm năm trước, Lincon đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ. Nhưng một trăm năm sau người da đen vẫn chưa được tự do.

- Dẫn chứng1: Người da đen vẫn bị thít chặt trong gang cùm của luật cách li ... là kẻ lưu vong ngay trên quê hương mình

- Lí lẽ 2: Không được để cho cuộc phản kháng sa vào bạo loạn. Tinh thần chiến đấu mới vừa trào sôi... chỗ ngờ vực tất cả người da trắng.

- Dẫn chứng 2: Có rất nhiều người da trắng đã nhận ra vận mệnh của họ gắn liền với vận mệnh của người da đen, tự do của

họ không thể tách rời với tư do của người da đen.

- Lí lẽ 3: Giấc mơ bắt nguồn sâu thăm trừ trong

giấc mơ của nước Mỹ (niềm tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi

người)

- Dẫn chứng 3: Không bao giờ hài lòng khi: Người da đen vẫn còn là những nạn nhân của vấn nạn bạo lực từ cảnh sát. - Người da đen Mi-xi-xi-pi không có quyền bầu cử

Mục đích viết

Thuyết phục binh sĩ và người đọc sau này về quan điểm của tác giả.

 

Thuyết phục người đọc về quan điểm của người viết về bài thơ Nam quốc sơn hà.

 

Khẳng định quyền bình đẳng của người da đen và kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.

Quan điểm

Các tướng sĩ có trách nhiệm là việc làm theo lẽ phải, theo chính nghĩa, xuất phát từ cơ sở trách nhiệm của đấng nam nhi với Tổ quốc; từ cơ sở tuân theo đạo thần - chủ, từ lợi ích của cá nhân và dòng tộc của từng binh sĩ.

Nam quốc sơn hà là một bài thơ có giá trị, khẳng định chân lí độc lập của dân tộc.

Cần đấu tranh trước tình trạng người da đen không được đối xử công bằng.

Xem thêm các bài giải Soạn văn lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu 2 trang 113 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Các yếu tố biểu cảm có tác dụng như thế nào trong các văn bản...

Câu 3 trang 113 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Việc nhận biết, liên hệ bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội...

Câu 4 trang 113 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Khi viết bài luận về bản thân, bạn cần lưu ý điều gì...

Câu 5 trang 113 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Hãy trình bày một số lỗi liên kết văn bản thường gặp...

Câu 6 trang 113 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Ghi lại một số kinh nghiệm bạn rút ra được sau khi thực hiện...

Câu 7 trang 113 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Bạn hãy tham quan một bảo tàng, di tích lịch sử ở địa phương...

1 2976 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: