Lý thuyết Xicloankan (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 11

Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 Bài 26: Xicloankan ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 11 Bài 26.

1 3649 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Hóa 11 Bài 26: Xicloankan

Bài giảng Hóa 11 Bài 26: Xicloankan

I. Cấu tạo

- Xicloankan là những hiđrocacbon no có mạch vòng (một hoặc nhiều vòng).

- Một số xicloankan đơn giản có công thức cấu tạo và tên gọi như bảng sau:

Lý thuyết Hóa 11 Bài 26: Xicloankan | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Bảng 1: Tên thay thế và một vài hằng số vật lí của xicloankan đơn giản

- Công thức phân tử chung của các xicloankan đơn vòng là CnH2n với n 3.

- Tên của các xicloankan đơn vòng không nhánh được gọi bằng cách ghép từ xiclo vào tên của ankan mạch không nhánh có cùng số nguyên tử cacbon.

Thí dụ:

Lý thuyết Hóa 11 Bài 26: Xicloankan | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

II. Tính chất hóa học

1. Phản ứng thế

- Tương tự ankan, nguyên tử hiđro trong phân tử xicloankan có thể bị thế bởi nguyên tử halogen khi chiếu sáng hoặc đun nóng.

Thí dụ:

Lý thuyết Hóa 11 Bài 26: Xicloankan | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

2. Phản ứng công mở vòng

- Xiclopropan, xiclobutan và xicloankan vòng 3 hoặc 4 cạnh có phản ứng cộng với hiđro (đun nóng có niken làm xúc tác) giống anken.

Thí dụ:

Lý thuyết Hóa 11 Bài 26: Xicloankan | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

- Riêng xiclopropan và các xicloankan vòng 3 cạnh còn tác dụng được với brom hoặc axit.

Thí dụ:

 Lý thuyết Hóa 11 Bài 26: Xicloankan | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)        

- Các xicloankan vòng lớn (năm, sáu ... cạnh) không tham gia phản ứng cộng mở vòng.

3. Phản ứng tách

- Các xicloankan cũng bị tách hiđro (đehiđro hóa) giống như các ankan.

Thí dụ:

 Lý thuyết Hóa 11 Bài 26: Xicloankan | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

4. Phản ứng oxi hóa

- Giống như ankan, các xicloankan khi cháy đều tỏa nhiệt:

Thí dụ:

2C3H6 + 9O2t°6CO2 + 6H2O

III. Điều chế

- Xicloankan được lấy chủ yếu từ việc chưng cất dầu mỏ. Ngoài ra, một số xicloankan còn được điều chế từ ankan.

Thí dụ:

Lý thuyết Hóa 11 Bài 26: Xicloankan | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

IV. Ứng dụng

- Các xicloankan cũng được dùng làm nhiên liệu, làm dung môi hoặc làm nguyên liệu điều chế các chất khác.

Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 26: Xicloankan

Câu 1: Monoxicloankan có công thức chung là: 

A. CnH2n (n ≥ 3) 

B. CnH2n (n ≥ 2)

C. CnH2n (n > 3)

D. CnH2n−2 (n ≥ 3)

Đáp án: A

Giải thích: Monoxicloankan có công thức chung là C2H2n (n ≥ 3)

Câu 2: (A) là chất nào trong phản ứng sau đây?

A + Br2 → Br-CH2-CH2-CH2-Br

A. propan.

B. 1-brompropan.

C. xiclopropan.

D. A và B đều đúng.

Đáp án: C

Giải thích: Các xicloankan vòng 3 cạnh có khả năng cộng mở vòng với brom ở điều kiện thường.

Câu 3: Trong các nhận xét sau, nhận xét đúng là: 

A. Các chất chỉ có liên kết đơn đều là xicloankan

B. Các xicloankan không chỉ có liên kết đơn

C. Các monoxicloankan đều có công thức phân tử là CnH2n

D. Các chất có công thức phân tử là CnH2n đều là xicloankan

Đáp án: C

Giải thích: 

A. Sai vì các chất chỉ có liên kết đơn có thể là ankan, ancol no,..

B. Sai vì xicloankan chỉ có liên kết đơn.

C. Đúng. Các monoxicloankan đều có công thức phân tử là CnH2n (n  3)

D. Sai vì anken cũng có công thức phân tử CnH2n.

Câu 4: Đun hỗn hợp khí A gồm propan và xiclopropan đi vào dung dịch brom sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây:

A. Màu của dung dịch nhạt dần, không có khí thoát ra.

B. Màu của dung dịch nhạt dần và có khí thoát ra.

C. Màu của dung dịch mất hẳn, không còn khí thoát ra.

D. Màu của dung dịch không đổi.

Đáp án: B

Giải thích:

Màu của dung dịch nhạt dần do xiclopropan phản ứng làm mất màu dung dịch brom.

Khí propan không phản ứng thoát ra ngoài.

Câu 5: Trong các tên gọi xicloparafin, tên gọi nào sai?

A. Xiclan 

B. Hiđrocacbon no mạch vòng

C. Naphtalen

D. Xicloankan

Đáp án: C

Giải thích: Naphtalen là một hiđrocacbon thơm bao gồm hai vòng benzen hợp nhất.

Câu 6: Khi đốt hỗn hợp gồm ankan và xicloankan, thu được CO2 và H2O. Chọn câu đúng trong các câu sau?

A. Số mol COvà số mol H2O thu được là bằng nhau

B. Số mol CO2 thu được nhiều hơn số mol H2O và phần nhiều hơn chính là số mol của ankan

C. Số mol CO2 thu được ít hơn số mol H2O và phần nhiều hơn của H2O chính là số mol của ankan

D. Số mol CO2 thu được nhiều hơn số mol H2O và phần nhiều hơn chính là số mol của xicloankan

Đáp án: C

Giải thích:

Đốt cháy xicloankan thu được nH2O=nCO2

Đốt cháy ankan thu được

nH2O>nCO2; nankan nH2OnCO2

Câu 7: Có hai lọ riêng biệt không màu không nhãn là propan và xiclopropan. Có thể dùng cách nào sau đây để nhận biết chúng?

A. Dẫn mỗi khí vào hai lọ riêng biệt đựng clo và chiếu sáng

B. Dẫn mỗi khí vào hai lọ riêng biệt có oxi và đốt

C. Dẫn mỗi khí vào hai lọ riêng biệt chứa nước brom

D. Dẫn mỗi khí vào hai lọ riêng biệt đựng brom khan và đun nóng

Đáp án: C

Giải thích: Dẫn mỗi khí vào hai lọ riêng biệt chứa nước brom xiclopropan làm mất màu dung dịch brom, propan không làm mất màu dung dịch brom.

Câu 8: Oxi hóa hoàn toàn 0,224 lít (đktc) xicloankan X thu được 1,760g khí CO2. Biết X làm mất màu dung dịch brom. X là:

A. metylxiclobutan

B. xiclopropan

C. xiclobutan

D. metylxiclopropan.

Đáp án: D

Giải thích:

nCO2 = 1,760 : 44 = 0,04 mol

nX = 0,224 : 22,4 = 0,01 mol

Số nguyên tử cacbon trong X là:

n = nCO2nX = 0,040,01 = 4

X làm mất màu dung dịch brom

→ X có vòng 3 cạnh tham gia phản ứng cộng mở vòng với brom.

Câu 9: Có những chất sau: xiclopropan, xiclobutan, metylxiclopropan, xiclopentan. Những chất nào có khả năng làm mất màu nước brom ở điều kiện thường.

A. xiclopropan và metylxiclopropan

B. xiclopropan và xiclobutan

C. xiclopropan

D. xiclopropan, xiclobutan và metylxiclopropan.

Đáp án: A

Giải thích:

Các xicloankan vòng 3 cạnh có khả năng làm mất màu nước brom ở điều kiện thường

Các xicloankan vòng lớn (5, 6,... cạnh) không tham gia phản ứng cộng với nước brom để mở vòng.

→ Xiclobutan không có khả năng làm mất màu nước brom ở điều kiện thường.

Câu 10: Hỗn hợp khí A chứa một ankan và một monoxicloankan. Tỉ khối của A đối với hiđro là 25,8. Đốt cháy hoàn toàn 2,58 g A rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 g kết tủa. Công thức phân tử của các chất trong hỗn hợp A là

A. C4H8 và C3H6

B. C4H10 và C3H8

C. C4H8 và C3H8

D. C4H10 và C3H6

Đáp án: C

Giải thích:

nCO2=nBaCO3

35,46197 = 0,18 mol

MA = 25,8.2 = 51,6 (g/mol)  

→  nA = 2,5851,6 = 0,05 mol

mH = 2,58 – 0,18.12 = 0,42 gam

→  = 0,21 mol

→ nankan = 0,21 – 0,18 = 0,03 mol

→ nxicloankan = 0,02 mol;

Đặt CTPT của ankan và xicloankan lần lượt là:

CnH2n+2 và CmH2m

Ta có:

0,02n + 0,03m = 0,18

⇔ 2n + 3m = 18

→ n = 3 và m = 4

→ Hỗn hợp A gồm C3H8 và C4H8

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 27: Luyện tập: Ankan và xicloankan

Lý thuyết Bài 1: Sự điện li

Lý thuyết Bài 2: Axit, bazo và muối

Lý thuyết Bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ

Lý thuyết Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

1 3649 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: