Lý thuyết Hệ thống hóa về hiđrocacbon (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 11

Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 Bài 38: Hệ thống hóa về hiđrocacbon ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 11 Bài 38.

1 10739 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Hóa 11 Bài 38: Hệ thống hóa về hiđrocacbon

Bài giảng Hóa 11 Bài 38: Hệ thống hóa về hiđrocacbon

I. Hệ thống hóa về hiđrocacbon

Bảng 1: Tóm tắt về một số loại hiđrocacbon quan trọng

 

Ankan

Anken

Ankin

Ankylbenzen

Công thức phân tử

CnH2n +2 (n ≥ 1)

CnH2n (n ≥ 2)

CnH2n – 2 (n ≥ 2)

CnH2n – 6 (n ≥ 6)

Đặc điểm cấu tạo phân tử

- Chỉ có liên kết đơn C – C, C – H.

- Có đồng phân mạch cacbon.

- Có một liên kết đôi C = C.

- Có đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí liên kết đôi và đồng phân hình học.

- Có một liên kết đôi C ≡ C.

- Có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí liên kết ba.

- Có vòng benzen.

- Có đồng phân mạch cacbon của nhánh ankyl và đồng phân vị trí tương đối của các nhóm ankyl.

Tính chất vật lí

- Ở điều kiện thường, các hợp chất từ C1 – C4 là chất khí; ≥ C5 là chất lỏng hoặc rắn.

- Không màu.

- Không tan trong nước

Tính chất hóa học

- Phản ứng thế (halogen).

- Phản ứng tách.

- Phản ứng oxi hóa.

- Phản ứng cộng (H­2, Br2, HX, …)

- Phản ứng trùng hợp.

- Phản ứng oxi hóa.

- Phản ứng cộng (H2, Br2, HX, …).

- Phản ứng thế H liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của liên kết ba đầu mạch.

- Phản ứng oxi hóa.

- Phản ứng thế (halogen, nitro).

- Phản ứng cộng.

- Phản ứng oxi hóa mạch nhánh.

Ứng dụng

Làm nhiên liệu, nguyên liệu, dung môi.

Làm nguyên liệu

Làm nguyên liệu

Làm dung môi, nguyên liệu

* Phương trình minh họa tính chất hóa học:

1. Ankan

a) Phản ứng thế

CH4 + Cl2 as CH3Cl + HCl

b) Phản ứng tách

CH3 – CH2 – CH3 to,xt CH3 – CH = CH2 + H2

CH3 – CH2 – CH3 to,xt CH4 + CH2 = CH2

c) Phản ứng oxi hóa

          CH+ 2O2 to CO2 + 2H2O

2. Anken

a) Phản ứng cộng

CH2 = CH2 + H2 Ni,to CH3 – CH3

b) Phản ứng trùng hợp

nCH2 = CH2 xtto,p (– CH2 – CH2 –)n

c) Phản ứng oxi hóa

3CH2=CH2 + 4H2O + 2KMnO4 → 3HO–CH2–CH2–OH + 2MnO2↓ + 2KOH

3. Ankin

a) Phản ứng cộng

CH ≡ CH + 2H2 Ni,to CH3 – CH3

b) Phản ứng thế bằng ion kim loại

CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag – C ≡ C – Ag↓ + 2NH4NO3

c) Phản ứng oxi hóa

- Phản ứng cháy:

2C2H2 + 5O2 to 4CO2 + 2H2O

- Làm mất màu dung dịch thuốc tím.

4. Ankylbenzen

a) Phản ứng thế

Lý thuyết Hệ thống hóa về hiđrocacbon | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

b) Phản ứng cộng

Lý thuyết Hệ thống hóa về hiđrocacbon | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

c) Phản ứng oxi hóa

C6H5 – CH3 + 2KMnO4 to C6H5 – COOK + 2MnO2↓ + KOH + H2O

II. Sự chuyển hóa giữa các loại hiđrocacbon

Lý thuyết Hệ thống hóa về hiđrocacbon | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 38: Hệ thống hóa về hidrocacbon thiên nhiên

Bài 1: Ankin là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là

A. CnH2n+2 (n ≥ 1).

B. CnH2n (n ≥ 2).

C. CnH2n-2 (n ≥ 2). 

D. CnH2n-6 (n ≥ 6).

Đáp án: C

Giải thích:

Ankin là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là CnH2n-2 

(n ≥ 2).

Bài 2: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Trong hợp chất hữu cơ nguyên tử các nguyên tố liên kết với nhau đúng hóa trị theo một trật tự xác định

B. Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có chứa cacbon và hidro có thể chứa axit, nito, lưu huỳnh…

C. Các phản ứng hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau 

D. Hai chất hơn kém nhau một hoặc nhiều nhóm CH2 chưa chắc đã là đồng đẳng của nhau

Đáp án: B

Giải thích: B sai vì hợp chất hữu cơ chỉ nhất thiết chứa C, có thể không có H.

Bài 3: Khi cho toluen phản ứng với Br2 (có mặt Fe, toC) theo tỉ lệ 1:1 về số mol, sản phẩm chính thu được có tên là

A. benzyl clorua 

B. 2,4-đibromtoluen

C. p-bromtoluen và o-bromtoluen

D. m-bromtoluen                                                  

Đáp án: C

Giải thích: 

Toluen (C6H5CH3) có nhóm thế CH3-, khi phản ứng với Br2 (1:1) sẽ ưu tiên tạo thành o-bromtoluen và p-bromtoluen

Bài 4: Khi cho isopren tác dụng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ 1:1 có thể thu được bao nhiêu sản phẩm đibrom (kể cả đồng phân hình học)

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Đáp án: A

Giải thích:

Các sản phẩm có thể thu được là:

CH2 = C (CH3) - CHBr - CH2Br 

CH2Br - C(CH3)Br - CH = CH2    

CH2Br - C(CH3) = CH - CH2Br (cis - trans) 

Bài 5: Cho các hidrocacbon: eten; axetilen; benzen; toluen; isopentan; stiren. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4 là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

Đáp án: A

Giải thích:

Các chất làm mất màu dung dịch KMnO4 là 4 chất: eten; axetilen; toluen; stiren

Lưu ý: Toluen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.

Bài 6: Trong các dồng phân mạch hở có cùng công thức phân tử C5H8 có bao nhiêu chất khi cộng H2 tạo sản phẩm isopentan:

A. 3

B. 5

C. 2

D. 4

Đáp án: A

Giải thích:

Độ bất bão hòa k = (2.5 + 2 – 8) : 2 = 2

+ TH1: 1 liên kết ba

CH3 – CH(CH3) – C ≡ CH

+ TH2: 2 liên kết đôi

CH2 = C(CH3) – CH = CH3

CH3 – C(CH3) = C = CH2

→ Có 3 chất thỏa mãn đề bài

Bài 7: Hiđrat hóa anken (có xúc tác) thu được một ancol duy nhất có công thức C4H9OH. Anken là:

A. 2-metylbut-2-en

B. but-2-en

C. 2-metylpropen

D. but-1-en

Đáp án: B

Giải thích:

But-2-en có cấu tạo đối xứng, khi cộng nước thu được 1 ancol duy nhất:

CH3-CH=CH-CH3 + H2xt,to CH3-CH(OH)-CH2-CH3

Bài 8: Hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon mạch hở, có thể là ankan, anken, ankin, ankadien. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. X không thể gồm:

A. ankan và anken                                         

B. 2 anken                                                                                     

C. ankan và ankin                                          

D. ankan và ankadien

Đáp án: A

Giải thích:

Hỗn hợp gồm ankan và anken khi đốt cháy hoàn toàn sẽ thu được nCO2<nH2O.

Hỗn hợp X không thể gồm ankan và anken

Bài 9: Để đơn giản ta xem một loại xăng là hỗn hợp của pentan - hexan có tỷ khối hơi so với H2 là 38,8. Cần trộn hơi xăng và không khí (20% thể tích là O2) theo tỷ lệ thể tích như thế nào để đốt cháy vừa đủ và hoàn toàn xăng

A. 1:43

B. 1:40

C. đáp án khác

D. 1:35

Đáp án: A

Giải thích:

Đặt công thức của hỗn hợp có dạng là CnH2n+2

hh = 2.38,8 → 14n + 2 = 77,6

→ n = 5,4

Giả sử nhh = 1 mol

nCO2=5,4  molnH2O=6,4  mol

BTNT O:

2nO2=2nCO2+nH2O

nO2=8,6  mol

nkk=nO220.100=43  mol

→ Vhh : Vkk = 1 : 43

Câu 10: Dẫn hỗn hợp X gồm 0,05 mol C2H2, 0,1 mol C3H4 và 0,1 mol H2 qua ống chứa Ni nung nóng một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm 7 chất. Đốt cháy hoàn toàn Y bằng O2 dư rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 700 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z. Tổng khối lượng chất tan trong Z là

A. 35,8

B. 45,6

C. 38,2

D. 40,2

Đáp án: D

Giải thích:

Đốt cháy Y cũng là cháy X

BTNT “C”  

nCO2=2nC2H2+3nC3H4=0,4

Lại có: nCO2<nNaOH<2nCO2

→Hấp thụ sản phẩm cháy vào NaOH  tạo 2 muối Na2CO3 và NaHCO3

Trong đó:

nNa2CO3=nOHnCO2 = 0,3 mol

nNaHCO3 = 0,4 – 0,3 = 0,1 mol

m chất tan trong Z = 0,3.106 + 0,1.84 = 40,2g

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 39: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon 

Lý thuyết Bài 40 : Ancol

Lý thuyết Bài 41: Phenol

Lý thuyết Bài 42: Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol

Lý thuyết Bài 44: Anđehit – Xeton

1 10739 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: