Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 11

Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 11 Bài 35.

1 15,572 02/02/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 11 Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác

Bài giảng Hóa 11 Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác

A - Benzen và đồng đẳng

I - Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, cấu tạo

1. Dãy đồng đẳng của benzen

- Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là CnH2n – 6 (n ≥ 6).

2. Đồng phân, danh pháp

- Cách đọc tên theo danh pháp hệ thống:

Tên = số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + benzen

Lưu ý:

+ Đánh số trên vòng sao cho tổng vị trí nhánh trên vòng là nhỏ nhất.

+ Nếu 2 nhóm thế trên vòng benzen ở vị trí: 1,2 – ortho; 1,3 – meta; 1,4 – para.

Thí dụ:

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1): có tên thông thường là toluen, tên thay thế là metylbenzen.

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1): có tên thông thường là p-xilen, tên thay thế là 1,4-đimetylbenzen (p-đimetylbenzen).

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Bảng 1: Tên và hằng số vật lí của một số hiđrocacbon thơm đầu dãy đồng đẳng

- Từ C8H10 trở đi có các đổng phân về vị trí tương đối của các nhóm ankyl xung quanh vòng benzen và về cấu tạo mạch cacbon của mạch nhánh.

3. Cấu tạo

- Công thức cấu tạo của benzen (C6H6) là:

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Các hiđrocacbon thơm đều là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường, chúng có nhiệt độ sôi tăng theo chiều tăng của phân tử khối.

- Các hiđrocacbon thơm ở thể lỏng có mùi đặc trưng, không tan trong nước và nhẹ hơn nước, có khả năng hoà tan nhiều chất hữu cơ.

III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

    Các đồng đẳng của benzen có tính chất của vòng benzen và có tính chất của mạch nhánh ankyl.

1. Phản ứng thế

a) Thế nguyên tử H của vòng benzen

* Phản ứng với halogen

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

- Nếu cho các ankylbenzen phản ứng với brom trong điều kiện có bột sắt sẽ thu được hỗn hợp sản phẩm thế brom chủ yếu vào vị trí para và ortho so với nhóm ankyl:

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

* Phản ứng với axit nitric

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

* Quy tắc thế: Các ankylbenzen dễ tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen hơn benzen và sự thế ưu tiên ở vị trí ortho và para so với nhóm ankyl.

b) Thế nguyên tử H của mạch nhánh

- Nếu đun toluen hoặc các ankylbenzen với brom, sẽ xảy ra phản ứng thế nguyên tử H của mạch nhánh tương tự ankan.

Thí dụ:

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

2. Phản ứng cộng

a) Cộng hiđro

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

b) Cộng clo

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

3. Phản ứng oxi hoá

a) Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn

- Benzen và các ankylbenzen không làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường.

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Hình 1: Benzen và toluen không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường

- Khi đun nóng, benzen không làm mất màu dung dịch thuốc tím nhưng ankylbenzen làm mất màu dung dịch thuốc tím

Thí dụ: Toluen làm mất màu dung dịch kali pemanganat.

Phương trình hóa học:

C6H5 – CH3 + 2KMnO4 to C6H5 – COOK + 2MnO2↓ + KOH + H2O

b) Phản ứng oxi hoá hoàn toànLý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

B - Một vài hiđrocacbon thơm khác

I. Stiren

1. Cấu tạo và tính chất vật lí

- Công thức phân tử: C8H8

- Công thức cấu tạo:

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

- Stiren (còn gọi là vinylbenzen) là chất lỏng không màu, sôi ở 146oC, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

2. Tính chất hoá học

a) Phản ứng với dung dịch brom

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

b) Phản ứng với hiđro

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

c) Phản ứng trùng hợp

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

II. Naphtalen

1. Cấu tạo và tính chất vật lí

- Công thức phân tử: C10H8

- Phân tử naphtalen có cấu tạo phẳng:

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

- Naphtalen (băng phiến) là chất rắn, nóng chảy ở 80oC, tan trong benzen, ete,... và có tính thăng hoa.

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

2. Tính chất hoá học

- Naphtalen không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường.

- Naphtalen có tính chất hóa học tương tự benzen.

a) Phản ứng thế

- Naphtalen tham gia phản ứng thế tương tự benzen, nhưng phản ứng xảy ra dễ dàng hơn và thường ưu tiên thế vào vị trí số 1.

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

b) Phản ứng cộng

- Khi có chất xúc tác, naphtalen cộng hiđro tạo ra đecalin:

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

C - Ứng dụng của một số hiđrocacbon thơm

- Benzen và toluen là nguyên liệu rất quan trọng cho công nghiệp hoá học.

- Nguồn cung cấp benzen, toluen chủ yếu là từ nhựa than đá và từ sản phẩm đề hiđro đóng vòng hexan, heptan tương ứng.

Lý thuyết Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác

Câu 1: Trong phân tử X có vòng benzen. X không tác dụng với brom khi có mặt bột Fe, còn khi tác dụng với brom đun nóng tỉ lệ 1:1 tạo thành dẫn xuất monobrom duy nhất nên tên của X là

A. Benzen

B. Hexametyl benzen

C. Toluen

D. o - Xilen

Đáp án: B

Giải thích:

X là hexametyl benzen:

- Khi có mặt Fe không thế vào nhân vì không còn H

- Thế Br2 phía ngoài vòng thu được sản phẩn duy nhất là:

Trắc nghiệm Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Câu 2: Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là:

A. Brom (dd). 

B. Br2 (Fe).

C. KMnO4 (dd).

D. Br2 (dd) hoặc KMnO4(dd).

Đáp án: C

Giải thích: 

Thuốc thử phù hợp là KMnO4 (dd):

- Mất màu ngay ở nhiệt độ thường  stiren

- Mất màu khi đun nóng  toluen

- Không mất màu ở bất kì điều kiện nào  benzen

Câu 3: A có công thức phân tử là C8H8, tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường tạo ra ancol 2 chức. 1 mol A cộng tối đa với bao nhiêu mol H2 (Ni, to) và bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch?

A. 4 mol H2; 1 mol brom.

B.  3 mol H2; 1 mol brom.

C. 3 mol H2; 3 mol brom.

D. 4 mol H2; 4 mol brom.

Đáp án: A

Giải thích:

C8H8 có k = 2.88+22 = 5 tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường tạo ra ancol 2 chức  có chứa 1 nối đôi ngoài vòng và 1 vòng benzen

 Chỉ cộng tối đa 4 mol H2 (3π trong vòng + 1π ngoài vòng) và 1 mol Br2 trong dung dịch (chỉ cộng vào 1π ngoài vòng)

Câu 4: Một hỗn hợp X gồm 2 aren A, R đều có M < 120, tỉ khối của X đối với C2H6 là 3,067. CTPT và số đồng phân của A và R là

A. C6H6 (1 đồng phân); C7H8 (1 đồng phân).

B. C7H8 (1 đồng phân); C8H10 (4 đồng phân).

C. C6H6 (1 đồng phân); C8H10 (2 đồng phân).

D. C6H6 (1 đồng phân); C8H10 (4 đồng phân).

Đáp án: D

Giải thích:

Theo đề bài: MX = 3,067.30 = 92

Đặt công thức chung của X là  Cn¯H2n¯6

MX=14n¯6=92n¯=7

 1 chất là C6H6 và chất còn lại có số C > 7

 Loại A và B

Loại C do C8H10 có 4 đồng phân:

Trắc nghiệm Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Câu 5: Cho 100 ml benzen (D = 0,879 g/ml) tác dụng với một lượng vừa đủ brom lỏng (có mặt bột sắt, đun nóng) thu được 80 ml brombenzen (D = 1,495 g/ml). Hiệu suất brom hóa đạt là

A. 67,6%.

B. 73,49%.

C. 85,3%.

D. 65,35%

Đáp án: A

Giải thích: 

Ta có:

benzen = 100.0,879 = 87,9 gam

 n benzen = 87,978=1,127  mol

brom benzen = 80.1,495 = 119,6 gam

 n brom benzen = 119,6157=0,762  mol

H=0,7621,127.100%=67,6%

Câu 6: Đề hiđro hoá etylbenzen ta được stiren; trùng hợp stiren ta được polistiren với hiệu suất chung 80%. Khối lượng etylbenzen cần dùng để sản xuất 10,4 tấn polisitren là:

A. 13,52 tấn.

B. 10,6 tấn.

C. 13,25 tấn.

D. 8,48 tấn.

Đáp án: C

Giải thích:

Sơ đồ phản ứng:

Trắc nghiệm Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Do hiệu suất chỉ đạt 80% nên lượng etylbenzen thực tế cần dùng là:

m=10,680.100 = 13,25 tấn

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp A gồm benzen, toluen, etyl benzen thu được 0,15 mol CO2 và 0,12 mol H2O. Tìm x ?

A. 0,01

B. 0,05

C. 0,06 

D. 0,02

Đáp án: A

Giải thích:

C6H6C6H5CH3CH3C6H4CH3C6H5C2H5ankylBenzen

Cn¯H2n¯6(k=4)

Cn¯H2n¯6+O2,ton¯CO2+(n¯3)H2OnA=x=nCO2nH2O3

=0,150,123=0,01mol

Hoặc sử dụng công thức:

nCn¯H2n¯6=nCO2nH2Ok1

=0,01 mol

Câu 8: Lượng clobenzen thu được khi cho 15,6 gam C6H6 tác dụng hết với Cl2 (có mặt bột Fe) với hiệu suất phản ứng đạt 80% là :

A. 14 gam.

B. 16 gam.

C. 18 gam.

D. 20 gam.

Đáp án: C

Giải thích:

nC6H6=15,678=0,2  mol

nC6H6(phan  ung)=0,2.80100=0,16  mol

C6H6 + Cl2 to,Fe C6H5Cl + HCl

0,16             →        0,16
mC6H5Cl = 0,16 . 112,5 = 18(g)

Câu 9: Hỗn hợp gồm 1 mol C6H6 và 1,5 mol Cl2. Trong điều kiện có mặt bột Fe, to, hiệu suất 100%. Sau phản ứng thu được chất gì ? bao nhiêu mol ?

A. 1 mol C6H5Cl; 1 mol HCl; 1 mol C6H4Cl2.

B. 1,5 mol C6H5Cl; 1,5 mol HCl; 0,5 mol C6H4Cl2.

C. 1 mol C6H5Cl; 1,5 mol HCl; 0,5 mol C6H4Cl2.

D. 0,5 mol C6H5Cl; 1,5 mol HCl; 0,5 mol C6H4Cl2.

Đáp án: D

Giải thích:

nCl2nC6H6=1,5 phản ứng tạo hỗn hợp hai sản phẩm là C6H5Cl và C6H4Cl2

PTHH:

Trắc nghiệm Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Theo đề bài ta có:

nC6H6= x + y = 1 (1)

nCl2 = x + 2y = 1,5 (2)

Giải (1) và (2) thu được x = y = 0,5 mol

Như vậy sau phản ứng thu được: 0,5 mol C6H5Cl; 0,5 mol C6H4Cl2 và 1,5 mol HCl

Câu 10: Một hợp chất hữu cơ X có vòng benzen có CTĐGN là C3H2Br và M = 236. Gọi tên hợp chất này biết rằng hợp chất này là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C6H6 và Br2 (xúc tác Fe).

A. o- hoặc p-đibrombenzen.

B. o- hoặc p-đibromuabenzen.

C. m-đibromuabenzen.

D. m-đibromben

Đáp án: A

Giải thích:

Đặt CTPT của hợp chất X là (C3H2Br)n

suy ra

(12.3+2+80).n = 236

 n = 2.

Do đó công thức phân tử của X là C6H4Br2.

Vì hợp chất X là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C6H6 và Br2 (xúc tác Fe) nên theo quy tắc thế trên vòng benzen ta thấy X có thể là o-đibrombenzen hoặc p-đibrombenzen (vì Br là nhóm thế loại 1 nên nguyên tử Br còn lại sẽ vào vị trí o- hoặc p-).

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 36: Luyện tập: Hiđrocacbon thơm

Lý thuyết Bài 37: Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên

Lý thuyết Bài 38: Hệ thống hóa về hiđrocacbon

Lý thuyết Bài 39: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon 

Lý thuyết Bài 40 : Ancol

1 15,572 02/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: